Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, May 11, 2017

NGƯỜI ĐI, NGƯỜI Ở - Thơ Trần Mai Ngân





NGƯỜI ĐI, NGƯỜI Ở

Người đi quên chuyện chúng mình
Tôi còn ở lại thình lình cũng quên
Con sông dòng nước thênh thênh
Nhớ quên, quên nhớ lênh đênh chẳng về...

Người đi sao bước não nề
Đôi chân nằng nặng mệt mề dặm xa
Tôi như viên đá hoá ra
Nghìn năm im lặng, nhạt nhoà chính tôi!

Người đi, tôi ở... với tôi
Lục Bình đứng lại hay trôi phương nào
Sáng nay lời gió thì thào
Người đi, tôi ở... ai nào có vui!

                       Trần Mai Ngân

READ MORE - NGƯỜI ĐI, NGƯỜI Ở - Thơ Trần Mai Ngân

NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 19) - Nguyễn Ngọc Kiên


                   


                  NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ 
                TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 19)                                       

(54) 沉鱼落雁[Trầm ngư lạc nhạn] (chim sa cá  lặn), 羞花闭月[tu hoa bế nguyệt] (hoa nhường nguyệt thẹn)
Tứ đại mỹ nhân (chữ Hán: 四大美人); là cụm từ dùng để tả 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý phi.
Sắc đẹp của họ được mô tả qua 4 cụm ngữ tu từ nổi tiếng để tả mỹ nhân, theo thứ tự là "Trầm ngư" (沉鱼; cá chìm sâu dưới nước); "Lạc nhạn" (落雁; chim nhạn sa xuống đất); "Bế nguyệt" (閉月; mặt Trăng phải giấu mình) và "Tu hoa" (羞花; khiến hoa phải xấu hổ).
Các tài liệu lịch sử về họ cũng bị ảnh hưởng nhiều do một số truyền thuyết và lời đồn dân gian. Họ nổi tiếng và được gọi là tứ đại mỹ nhân do sắc đẹp và ảnh hưởng của họ đối với các vị Hoàng đế Trung Quốc và làm thay đổi lịch sử Trung Quốc. Tất cả bốn người mỹ nhân đều có những kết thúc không có hậu hoặc vẫn còn là bí ẩn. Số phận họ đúng như các câu dân gian "Phụng nhân bạc mạng" (phục vụ và cống hiến hết sức cho dân nhưng kết cục khổ) và "Hồng nhan bạc mệnh" (có sắc đẹp thì số xấu).
Xa xưa, người Trung Hoa và các nước đồng văn Đông Á đều dùng cụm ngữ "Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa" (Cá lặn chim sa, nguyệt thẹn hoa nhường) để mô tả hình dung về mỹ nhân.
Hoa (花), từ xưa là danh từ tiêu biểu để hình dung về người đẹp, cho nên đẹp như hoa, đẹp như trăng là tả dung mạo phi phàm; cá bơi trong nước, chim bay trên cao, là hình dung sự rung động của người thường khi thấy mĩ nhân, cho nên ví liên quan đến cá, chim là ý chỉ dung mạo hơn người.
Đây là một số các chữ nổi tiếng để nói về bốn nàng mỹ nhân.[1] Nguồn gốc chính xác của những câu này hiện nay vẫn còn gây tranh cãi.
西施沉魚[Tây Thi trầm ngư ] (Tây Thi làm cá lặn)
昭君落雁 [Chiêu Quân lạc nhạn] (Chiêu Quân làm lạc nhạn)
貂嬋閉月[Điêu Thuyền bế nguyệt]( Trăng phải núp Điêu Thuyền)
貴妃羞花 [Qúi Phi tu hoa] (Hoa cũng nhường Quý Phi)
Có nghĩa là: Nếu Tây Thi có nét đẹp làm cá phải lặn (Trầm Ngư), Vương Chiêu Quân khiến chim nhạn mãi ngắm nhìn quên bay nên rơi rớt (Lạc Nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải khép, núp vào mây (Bế Nguyệt, bế ở đây là khép cửa, ngừng), thì Dương Quý Phi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa, tu là xấu hổ, e thẹn).
Trầm ngư
Nàng Tây Thi sống ở thời Xuân Thu, là một người con gái nước Việt, làm nghề dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ). Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.
Một hôm, nàng cùng các thôn nữ khác đến bên sông giặt giũ như thường lệ. Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Trầm Ngư"' (沉鱼).
Nổi tiếng xinh đẹp, nàng gặp gỡ và yêu mến một đại thần nước Việt là Phạm Lãi, một trọng thần của Việt vương Câu Tiễn. Khi nước Việt bị Ngô vương Phù Sai đánh bại và bắt Việt vương làm con tin, Phạm Lãi đã dùng kế mỹ nhân để giúp Việt vương. Tây Thi được chọn là một trong các mỹ nhân tiến cho Ngô vương, và nàng đã khiến Ngô vương say đắm, thả Việt vương về. Sau khi quay về, Việt vương đã gầy dựng binh lực, đánh bại Ngô vương, trở thành một giai thoại nổi tiếng trong lịch sử thời Xuân Thu.
Về kết cụccủa Tây Thi, có rất nhiều dị bản. Có thuyết cho là nàng tự sát cùng Ngô vương, có thuyết cho rằng nàng bị vợ của Câu Tiễn giết vì sợ trở thành mầm họa làm loạn đất nước, như việc nàng đã khiến nước Ngô bị diệt. Nhưng truyền thuyết nổi tiếng nhất là nàng đã cùng Phạm Lãi chu du đến Ngũ Hồ, sống cuộc đời ẩn dật.
Lạc nhạn
Nàng Vương Chiêu Quân sống dưới thời nhà Tây Hán[3], con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy (秭归), Nam Quận (南郡), nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Chiêu Quân nhập cung làm cung nhân của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, nhưng không được Hoàng đế biết đến.
Khi Thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà đến cầu thân, Hoàng đế đã chọn 1 cung nhân, phong làm công chúa và gả kết thân với Thiền vu, thiếu nữ ấy chính là Chiêu Quân. Tương truyền khi Chiêu Quân đến đại điện làm lễ, Nguyên Đế đã sửng sốt trước vẻ đẹp của nàng nhưng không thể thu hồi thành mệnh. Nàng xuất giá đi Hung Nô trong sự luyến tiếc của Hán Nguyên Đế.
Câu chuyện về Chiêu Quân được gọi Chiêu Quân xuất tái (昭君出塞) trở thành một điển tích nổi tiếng trong thi ca Trung Quốc về sau. Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. bấy giờ nàng được xưng tụng là "Lạc nhạn" (落雁).
Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.
Bế nguyệt
Nàng Điêu Thuyền là một nhân vật được La Quán Trung hư cấu trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Theo truyện, nàng Điêu Thuyền sống vào thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ 3[4], là con gái nuôi của Tư đồ Vương Doãn. Khi đó, triều đình Đông Hán bị suy thoái do sự chuyên quyền của Đổng Trác, một người hung bạo, phá hoại cương thường, bị người đương thời gọi là Quốc tặc.
Giai thoại kể rằng, khi Điêu Thuyền ra ngoài trời đêm bái trăng thì mây kéo đến che khuất mặt trăng. Vương Doãn cho là lạ, lại muốn làm tôn lên vẻ đẹp của con gái, nên nói phao lên rằng Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải giấu mình. Từ đó, nàng được mọi người xưng tụng nhan sắc là "Bế nguyệt" (闭月).
Tư đồ Vương Doãn đa mưu túc trí, dùng "liên hoàn kế", mượn Điêu Thuyền khiến Đổng Trác và con nuôi là Lữ Bố mê mẩn nàng, muốn chiếm đoạt nàng. Vương Doãn ra kế gả nàng cho Đổng Trác làm thiếp, sau đó chọc tức Lữ Bố, khiến Bố đang tâm muốn giết Trác để giành lại Điêu Thuyền. Cuối cùng, vào năm 192, Đổng Trác bị Lữ Bố giết hại.
Kết cục của Điêu Thuyền không thật sự rõ ràng, rất nhiều dị bản khác nhau trong dân gian. Trong tiểu thuyết, sau khi Đổng Trác bị giết, Điêu Thuyền lặng lẽ rời đi, không rõ kết cục.
Tu hoa
Nàng Dương Ngọc Hoàn, một thiếu nữ sống vào thời nhà Đường. Nàng là người Thục Quận (nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận Hòa Âm thuộc Trung Đông, có tổ tiên là Dương Uông Chi (楊汪之), một hậu duệ hoàng tộc nhà Tùy. Khi đến tuổi trưởng thành, nổi tiếng vì sắc đẹp tuyệt trần, nàng được cưới cho Thọ vương Lý Mạo, con trai của Vũ Huệ phi, sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Vũ Huệ phi qua đời, Đường Huyền Tông ngày đêm đau buồn, nhưng rồi Huyền Tông mau chóng vơi đi khi nhìn thấy con dau là Dương Ngọc Hoàn trong lễ tang của Huệ phi. Nàng được Huyền Tông say mê, và Hoàng đế quyết tâm đoạt từ tay con trai, đưa vào cung. Không lâu sau, Ngọc Hoàn được phong làm Quý phi.
Tương truyền, một hôm Quý phi đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?". Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "Tu hoa" (羞花).
Năm 756, Loạn An Sử nổ ra, Dương Quý phi cùng Đường Huyền Tông phải rời khỏi Trường An. Khi đến Mã Ngôi, quân sĩ thấy anh trai Quý phi là Dương Quốc Trung tham tàn hiểm ác, bèn hợp giết đi và ép Huyền Tông phải xử tử Dương Quý phi. Nàng bị Huyền Tông sai người thắt cổ. Sau khi chết, xác Quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp.
Đặc trưng
Dựa theo các tác phẩm Trung Quốc, Tứ Đại Mỹ Nhân, mỗi người đều có những đặc trưng riêng. Ví dụ điển hình vào năm 2008, nhà văn Kỷ Liên Hải (紀連海) viết một quyển sách nói về Tứ Đại Mỹ Nhân với tựa đề "Kỷ Liên Hải khen chê Tứ Đại Mỹ Nhân" (紀連海嘆說四大美人). Trích dẫn một phần trong quyển sách là "西施腳大,昭君肩溜,貂蟬耳小,貴妃腋臭" nghĩa là Tây Thi chân to, Vương Chiêu Quân vai xệ, Điêu Thuyền tai nhỏ, Dương Quý Phi nách hôi.
Tây Thi được biết tới là bị đau ngực, tuy nhiên nỗi đau làm mặt nàng đẹp hơn bao giờ hết. Một số người nói nàng có chân to hơn bình thường. Dương Quý Phi thì được nói tới rằng bị thân có mùi hôi, nàng thường tìm cách gỡ bỏ mùi bằng cách dùng bột thơm trong khi tắm.  Điêu Thuyền thì bị đồn là có một bên tai to, một bên tai nhỏ.  Vương Chiêu Quân thì được nhắc tới với một bên vai cao, một bên thấp.
Các thuyềt khác về Tứ đại mỹ nhân
Vì Điêu Thuyền chỉ là nhân vật hư cấu, có ý kiến cho rằng nên thay bằng Triệu Phi Yến, nổi tiếng với sắc đẹp thân thể uyển chuyển, nhẹ như chim yến. Vì thế, danh sách đó là: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Triệu Phi Yến và Dương Thái Chân.
Tứ đại mỹ nhân còn có thuyết khác rằng: "Tiếu Bao Tự; bệnh Tây Thi; ngận Đát Kỷ; túy Dương phi", tức nói đến: Bao Tự, Tây Thi, Đát Kỷ và Dương Quý phi. Cả 4 người này đều nổi tiếng về việc khiến một triều đại bị hủy hoại, khiến vị quân vương si mê đến nỗi tiêu tan sự nghiệp.
Năm 1909, tại Cam Túc, phát hiện một bức tranh thời Nam Tống xưng là "Tứ mĩ đồ" (四美图). Theo đó, có 4 mỹ nữ gồm: Lục Châu, Vương Chiêu Quân, Triệu Phi Yến và Ban Cơ.
Thi sĩ nhà Minh là Trương Nguyên Khải (张元凯) có viết thơ ngâm về Tứ đại mỹ nhân, theo đó: Minh phi, Phi Yến, Văn Quân và Lục Châu; gọi là Cổ đại Tứ mỹ nhân.
(55) 地灵人杰 [địa linh nhân kiệt] (địa linh nhân kiệt)
Thành ngữ này có xuất xứ từ bài thơ 滕王閣序 [ Đằng Vương Các tự] của Vương Bột  thi sĩ thời Sơ Đường. Trong đó có đoạn:
滕王閣序 
南昌故郡,洪都新府。 
星分翼軫,地接衡廬。 
襟三江而帶五湖,控蠻荊而引甌越。 
物華天寶,龍光射牛鬥之墟; 
人傑地靈,徐稚下陳蕃之榻。 
雄州霧列,俊采星馳, 
臺隍枕夷夏之交,賓主盡東南之美。 
都督閻公之雅望,綮戟遙臨; 
宇文新州之懿范,襜帷暫駐。 
十旬休暇,勝友如雲; 
千里逢迎,高朋滿座。 
騰蛟起鳳,孟學士之詞宗; 
紫電青霜,王將軍之武庫。 
家君作宰,路出名區; 
童子何知,躬逢勝餞。 
Đằng Vương các tự 
Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ. 
Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư. 
Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt. 
Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư; 
Nhân kiệt địa linh, Từ Trĩ hạ Trần Phồn chi tháp. 
Hùng châu vụ liệt, tuấn thái tinh trì, 
Đài hoàng chẩm Di Hạ chi giao, tân chủ tận đông nam chi mỹ. 
Đô đốc Diêm công chi nhã vọng, khể kích dao lâm; 
Vũ Văn tân châu chi ý phạm, xiêm duy tạm trú. 
Thập tuần hưu hạ, thắng hữu như vân; 
Thiên lý phùng nghinh, cao bằng mãn toạ. 
Đằng giao khởi phụng, Mạnh học sĩ chi từ tông; 
Tử điện thanh sương, Vương tướng quân chi võ khố. 
Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu; 
Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn. 
(Đây là) quận cũ Nam Xương; phủ mới Hồng Đô. 
Sao chia ngôi Dực, ngôi Chẩn; đất nối núi Hành, núi Lư. 
Như cổ áo của ba sông, vòng đai của năm hồ; khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt. 
Vẻ rực rỡ của vật chính là đồ quý báu của trời; ánh sáng vằn rồng chiếu lên khu vực sao Đẩu sao Ngưu. 
Bậc hào kiệt nơi người do khí linh tú của đất mà có; nhà cao sĩ Từ Trĩ hạ chiếc giường treo của Trần Phồn. 
Chốn hùng châu như sương mù giải giăng; nguời anh tuấn như ngôi sao rong ruổi. 
Đài, hào nằm gối lên giao giới vùng Di, Hạ; khách, chủ đều là những vẻ đẹp miền đông, nam. 
Tiếng tăm tốt của đô đốc Diêm Bá Tự cùng với những khải kích đi đến miền xa. 
Quan thái thú Vũ Văn Quân, là mô phạm của châu mới, tạm dừng xe tại chốn này. 
Mười tuần nhàn rỗi, bạn tốt như mây. 
Ngàn dặm đón chào, bạn hiền đầy chỗ. 
Giao long vượt cao, phụng hoàng nổi dậy, đó là tài hoa của Mạnh học sĩ, ông tổ của từ chương. 
Tia chớp tía, hạt sương trong, đó là tiết tháo của Vương tướng quân, nhà cai quản võ khố. 
Nhân gia quân làm quan tể tại Giao Châu, tôi đi thăm miền nổi tiếng đó. 
Kẻ đồng tử này đâu biết có việc chi, hân hạnh gặp buổi tiệc linh đình.
“Địa linh nhân kiệt” trong tiếng Trung Quốc cũng như trong tiếng Việt chỉ nơi sinh ra người kiệt xuất, hoặc đã đi qua. Mặt khác cũng đã thành nơi danh thắng.
Nó có thể làm vị ngữ, định ngữ ca ngợi quê hương của người nào đó.
Tiếng Anh nói là: place propitious for giving birth to great men

 (56) 道听途说[Đạo thính đồ thuyết]  chỉ tin đồn nhảm, hoang đường không có căn cứ. 
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ Luận ngữ - Dương hóa. Truyện xảy ra vào thời Chiến Quốc hơn 2000 năm trước , Có một người tên là Ngải Tử. Một hôm, khi anh ta đang đi trên đường thì gặp một người hay kháo chuyện tên là Mao Không . Mao Không với vẻ rất bí mật nói Ngải Tử rằng , " Này, anh có biết không ? Có một nhà nọ nuôi được một con vịt, không biết trời xui ma khiến thế nào mà nó rặn ra được một trăm quả trứng ". Ngải Tử nghe vậy lắc đầu nói . " Làm gì có chuyện đó ". Mao Không nói : " Thế nhỡ ra là hai con vịt cùng đẻ thì sao ? Ngải Tử vẫn không tin . Mao Không thấy vậy lại nói tăng số lượng vịt đẻ lên, mà không hề giảm số lượng trứng vịt xuống . Nhưng anh ta nói thế nào thì Ngải Tử vẫn lắc đầu nguây nguẩy . Một lát sau , Mao Không lại nói với Ngải Tử rằng : "Này anh có biết không ? tháng trước trên trời bỗng rơi bịch xuống một cục thịt rộng hơn 10 trượng , dài 30 trượng ". Nhưng Ngải Tử vẫn không tin, Mao Không lại đổi giọng nói: " Thế cục thịt chỉ dài 10 trượng ,rộng 10 trượng thì sao? ". Ngải Tử đã cảm thấy rất khó chịu không muốn nghe nữa mới hỏi lại rằng : Trên đời này làm gì có cục thịt dài 10 trượng, rộng 10 trượng ? Hơn nữa lại rơi từ trên trời xuống , chẳng lẽ anh tận mắt nhìn thấy sao ? Vừa nãy anh nói về vịt đẻ ,vậy xin hỏi anh là vịt nhà ai ? Còn cục thịt rơi xuống ấy thì rơi ở chỗ nào ? Mao Không bị hỏi dồn cứ há hốc miệng, đứng đực người ra chẳng biết nói sao, mãi sau anh ta mới hạ thấp giọng xoa dịu rằng , " Thì tôi cũng chỉ nghe người ta nói vậy thôi , chứ có nhìn thấy đâu ." 
Ngải Tử nghe xong, liền cười phá lên nói, "Đã không nhìn thấy thì anh cũng đừng cố mà "Rặn" nó ra cho phí hơi sức". Nói xong, anh ta quay lại nói với các học trò của mình rằng: "Các em chớ có học kháo truyện vỉa hè như người này". 
                              (Theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc)

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu: "Đạo thính đồ thuyết" để chỉ tin đồn nhảm, hoang đường, chẳng có chút căn cứ nào

READ MORE - NHỮNG THÀNH NGỮ CÓ XUẤT XỨ TỪ THƠ CỔ ĐIỂN VÀ ĐIỂN CỐ (Kì 19) - Nguyễn Ngọc Kiên

NGHỀ ĐÀO RÁC - Truyện ngắn của Thủy Điền



  
   NGHỀ ĐÀO RÁC

   Mặt trời vừa đứng bóng, hắn bảo: Thôi, hôm nay có bao nhiêu ăn bao nhiêu, nghỉ xã hơi một chút, hút điếu thuốc, hớp bụng nước rồi đào tiếp, cứ như mấy lần trước tham công, tiếc việc về bị đau bụng hoài.
      Vì nhà nghèo, cơm không đủ no, áo cũng không đủ ấm, gia đình chẳng có dư xu nào để đi học, nên từ lúc năm tuổi là hắn bắt đầu theo cha đi đào rác để kiếm sống. Hồi đầu hắn chỉ đi theo sau để lượm lặt những bao mũ cũ phụ cha và dần dần lớn lên ông sắm cho cái Bồ cào nhỏ để tập bươi, móc lần lần, rồi ngày tháng đi qua hắn đã trở thành chuyên nghiệp và kiêm luôn ông chủ một bãi rác nhỏ.
      Mỗi ngày hắn ra bãi cùng cha thật sớm để chận trước những xe rác từ các nơi đỗ về để lụm lặt một số hàng có thể bán được khá tiền và sau khi không còn xe rác nữa hai cha con hắn bắt đầu đi xa hơn để đào tiếp.
      Công việc đào rác phải nói rất mệt nhọc, luôn luôn phải dùng sức để đào. Kết quả tùy thuộc vào rủi , may. Có hôm trúng mánh đào được rất nhiều hàng như: Nhôm và sắt vụn. Có hôm chỉ được một ít bao mũ cũ. Bởi thế ngày nào làm được nhiều thì phải để dành cho những ngày thất bát. Nói chung nghề đào rác của hắn rủi thì nhiều, may thì ít, nên cuộc sống cứ vất vả mãi. Nhưng vì quen từ nhỏ nên hắn không thể bỏ mà đi làm việc khác được.
      Có những lúc tìm được khá nhiều hàng, vì tham công, tiếc việc, hắn quên mất giấc nghỉ trưa và ngược lại với những lúc không tìm được hàng hắn cố gắng hết sức để được lợi tức trong ngày rồi cũng quên ăn luôn, chờ cho đến khi nào xong việc thì mới ăn. Nên khi ăn xong hắn thường hay bị trở bụng và phải nằm ngoài bãi một hồi lâu mới trở lại bình thường.
      Sau mười mấy năm làm nghề đào rác, cha hắn qua đời. Hắn nhiều lần định nghỉ và đi tìm việc khác để sống. Nhưng rồi nói thì nói, ngày mai thức dậy hắn cũng vác Bồ cào đi đào tiếp, cứ thế và cứ thế- thời gian qua nhanh thật, mới đây mà hắn đã ba mươi sáu tuổi đời, chẳng vợ con, ngày hai buổi gắn bó với cái Sở rác to lớn nầy.
      Một hôm đang làm quá mệt mà cũng chẳng có kết quả gì, hắn nghĩ hôm nay xem như đói rồi. Dù biết sẽ đói nhưng hắn suy nghĩ. Kệ, tới đâu thì tới, ngưng việc ngồi giải lao một tí, hút vài điếu thuốc, uống ly nước rồi làm tiếp còn như kiểu nầy chắc có ngày sẽ vùi thây nơi đống rác hoang tàn nầy quá.
      Có nhiều đêm hắn tự hỏi ? Chẳng lẽ trời sinh mình ra- lớn lên chỉ biết làm cái nghề đào rác nầy để sống sao ta. Khốn nạn thật. Và, số hắn dường như là như thế.
                                                                         Thủy Điền
                                                                         08-05-2017

READ MORE - NGHỀ ĐÀO RÁC - Truyện ngắn của Thủy Điền

MÙA HẠ Ở HUẾ - Thơ Huy Uyên





MÙA HẠ Ở HUẾ

Mùa hạ và nỗi nhớ em
Con đường dài thêm chân bước
Mắt xưa còn lung linh đen
Mơ xưa đọng sầu nuối tiếc 

Trên đồi Thiên-An thức ngủ
Trăng khuya trốn khuất sau mây
Ngẫn ngơ đón mùa thu về
Bước ai sau đồi qua vội.

Phải em ngậm đầy sương treo
Lá vàng một đời rơi rụng
Chợ bên sông nhìn chiều xuống
Quán xá quê làng liêu xiêu.

Rồi rừng một thời xa vắng
Gió thầm thì trên ngọn cây
Hạnh-phúc người đã ra đi
Để em một đời quên lãng.

Tơ vương tháng ngày đành đoạn
Dịu ngọt quay về dỗ lòng
Tim đau mộng người chín sớm
Tan rồi một cuộc tình chung. 

Huế ngập ngừng, hồn xưa cũ
Nhớ chi một giọng cười buồn
Em đi sân ga vắng khách
Thoáng qua mùa hạ cuối cùng.

Nụ hôn bẽ bàng khói sương
Vội vàng em qua bến khác
Bao năm băng bó vết thương
Cho một người giờ đã mất .

Em để lại mùa ngái ngủ
Để lại chiếc lá cuối cùng
Quên rồi miếu-đền ngày trước
Lệ người giờ có rưng rưng 
(Thôi em từ đó Huế buồn ).

                     Huy Uyên

READ MORE - MÙA HẠ Ở HUẾ - Thơ Huy Uyên

THƠ MÙA PHẬT ĐẢN - Thơ Nguyễn An Bình





THƠ MÙA PHẬT ĐẢN

Hẹn mùa Vésak* cùng về
Nghe kinh dưới cội bồ đề ngàn năm
Hóa thân trong ánh đạo vàng
Cây sala tỏa trăm ngàn sắc hương.

Đi từ tiền kiếp muôn phương
Chân tâm khởi niệm tà dương phận người
Lần tràng hạt đếm luân hồi
Tình trong vô lượng thương đời phù sinh.

Chìm trong muôn cỏi u minh
Con đường tâm đạo chữ tình đa đoan
Hương thiền vọng tiếng chuông ngân
Giọt sương cam lộ trong ngần bao la.

Con thuyền bát nhã ai qua
Cho mùa sen nở đóa hoa vô thường
Nhủ lòng đơm hạt từ tâm
Nương theo cửa phật hương trầm thoảng bay.

                                    Nguyễn An Bình
Viếng chùa Linh Bửu Quận 8, Phật Đản 2017.

.............
*Vésak: mùa Phật Đản THƠ MÙA PHẬT ĐẢN

READ MORE - THƠ MÙA PHẬT ĐẢN - Thơ Nguyễn An Bình