Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, January 3, 2019

SINH NHẬT THI HÀO NGUYỄN DU - Nguyên Lạc





SINH NHẬT THI HÀO NGUYỄN DU

Hôm nay ngày 3 tháng 1 là ngày sinh của thi hào Nguyễn Du (1766).
Để tưởng niệm ngài, Nguyên Lạc tôi post lại vài bài thơ ngắn chữ Hán của ông và bản phóng dịch

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ NGUYỄN DU
Sinh: 3 tháng 1, 1766, Bích Câu, Thăng Long.
Mất: 16 tháng 9, 1820 (54 tuổi) Huế.
Bút danh: Tố Như, Thanh Hiên, Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ.
Nguyễn Du đã để lại một di sản văn chương đồ sộ với những tác phẩm kiệt xuất, ở thể loại nào ông cũng đạt được sự hoàn thiện ở trình độ cổ điển.
Thơ chữ Hán: Nguyễn Du có 3 tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, và Bắc hành tạp lục.
Thơ chữ Nôm: Nguyễn Du có hai kiệt tác Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát.

II. PHÓNG DỊCH VÀI CÂU THƠ NGUYỄN DU

1.
Nguyên tác
Nhất sinh từ phú tri vô ích,
Mãn giá cầm thư đồ tự ngu.
(Mạn hứng - Nguyễn Du)

Phóng dịch:
Một đời thơ phú ích chi
Sách đàn đầy giá chắc gì là khôn?

2.
Nguyên tác
Phụ tọa nhàn song tửu nhãn khai
Lạc hoa vô số hạ thương đài
(Đối tửu - Nguyễn Du)

Phóng dịch:
Bên song im ngất cùng ly nhớ
Mắt lệ người nhìn lá thu rơi!

3.
Nguyên tác
Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
(Thu chí 1 - Nguyễn Du)

Phóng dịch:
Cố hương còn có chờ người
Vầng trăng ngày cũ vẫn ngời bến xưa ?

4.
Nguyên tác
Cố quốc sơn hà khan lạc nhật,
Tha hương thân thế thác phù vân
(THU NHẬT KÝ HỨNG - Nguyễn Du)

Phóng dịch:
Quê hương ngút mắt chiều phương ấy
Chở hết mây ơi nỗi sầu này

5.

Nguyên tác
Trù trướng thâm tiêu cô đối ảnh
Mãn sàng trê vũ bất kham thinh
(TỐNG NHÂN - Nguyễn Du)

Phóng dịch:
Đêm thăm thẳm sầu riêng với bóng
Chiếu chăn nhầu mưa động thốn tâm

6.

Nguyên tác

Phu tọa nhàn song tửu nhãn khai
Lạc hoa vô số hạ thương đài
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi
             (Đối tửu - Nguyễn Du)

Phóng dịch:
Tựa song. mắt rượu. ngùi trông
Hoa rơi lả tả. phủ lòng thảm xanh !
Sống. không cạn chén trọn tình
Chết. ai tri kỷ rượu nghiêng rưới mồ ?

7.

KÝ MỘNG

Nguyên Lạc xin mạn phép dịch thoát bốn câu cuối (toàn bài 24 câu) gây cảm xúc nhất riêng mình,coi như niềm trân trọng và tưởng nhớ đến người xưa. Có gì các bậc cao nhân bỏ qua cho !

Nguyên tác
...
Mỹ nhân bất tương kiến
Nhu tình loạn như ti
Không ốc lậu tà nguyệt
Chiếu ngã đan thường y.
                 (Nguyễn Du)

Dịch thoát

GHI QUA MỘNG

Giai nhân. Người hỡi đâu rồi?
Tình sầu loạn mối. rối bời như tơ
Nhà không. xuyên ánh trăng mờ
Chiếu qua áo mỏng. thấu ta nỗi niềm !
                                   (Nguyên Lạc)

Ngày đầu năm mới 2019 Nguyên Lạc tôi kính nhớ đến ngài cùng lòng trân quý một thiên tài nước Việt thân yêu.

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

         Nguyên Lạc 01/2019
(cựu SV đại học Cần Thơ 68-72)
............
*
@. PHỤ LỤC

Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên là Đoạn Trường Tân Thanh tức “Khúc Ca Mới Đứt Ruột”. Tôi xin dẫn chứng chuyện này để xác minh RẦU ĐỨT RUỘT/ BUỒN ĐỨT RUỘT là khả thi.
Có một chứng bệnh liên hệ mật thiết với “rầu thúi ruột”, “buồn đứt ruột”:

Thò tay mà ngứt ngọn ngò,
Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ.

Thương yêu, thất tình, sầu đau đến độ “buồn đứt ruột”, buồn đến độ ruột đứt ra từng đoạn, từng khúc, từ Hán gọi là “đoạn trường”. Chứng buồn rầu đứt ruột này khởi sự từ chứng “rầu thúi ruột”. Chúng ta thường than thở là rầu thúi ruột, buồn thúi ruột, buồn nẫu ruột, buồn não lòng, buồn đứt ruột… Chứng này không những thấy trong văn chương bình dân ca dao tục ngữ mà con thấy trong văn chương bác học, đặc biệt nhất là trong truyện Kiều của Nguyễn Du, vì thế để nói hết ý, trong bài này tôi xin trích dẫn thêm truyện Kiều.

Não lòng thay, bấy hóa công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha…
                              (Nguyễn Du - Kiều)

hay:

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
                              (Nguyễn Du - Kiều)

Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên là Đoạn Trường Tân Thanh tức “Khúc Ca Mới Đứt Ruột”. Có thật sự buồn đến nỗi ruột đứt ra từng đoạn từng khúc không? Xin thưa là có. Đứt ruột “đoạn trường” dựa vào sự thật là trong thiên nhiên có một loài khỉ có tình mẫu tử rất tuyệt vời. Khỉ mẹ rất yêu thương con. Vì một lý do gì đó, khỉ con bị chết mà còn thấy xác, khỉ mẹ ngồi ôm xác con cho tới khi xác con rữa thối. Các con khỉ khác trong bầy phải lén rình cướp lấy xác đem dấu đi. Nếu con bị bắt mất, khỉ mẹ ngồi ôm hai bầu sữa, buồn rầu, bỏ ăn, bỏ uống cho tới chết. Đem xác khỉ mẹ mổ bụng ra, thấy ruột khỉ mẹ đứt ra từng đoạn, từng khúc. Vì thế cho nên mới có câu “Buồn đứt ruột” hay đoạn trường là vậy.

"Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ" - BS Nguyễn Xuân Quang:
https://bacsinguyenxuanquang.wordpress.com/
...................
*
@. Mời đọc
DỊCH THOÁT THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU - Nguyên Lạc
http://www.art2all.net/…/nguyenlac_dichthoatthochuhancuangu…
Nguyên Lạc: DỊCH THOÁT THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU (1)
http://t-van.net/?p=33327
BÀI THƠ THU CHÍ CỦA NGUYỄN DU - Nguyên Lạc
http://www.art2all.net/…/nguyenlac_baithothuchicuanguyendu.…

READ MORE - SINH NHẬT THI HÀO NGUYỄN DU - Nguyên Lạc

MƠ ƯỚC TẬT NGUYỀN - Thơ Kha Tiệm Ly



                                        Nhà thơ Kha Tiệm Ly



MƠ ƯỚC TẬT NGUYỀN

Những niềm đau bất chợt
Thường len lén vào đời
Giọt buồn nào em rớt
Giọt lệ nào ta rơi?

Dù biết là ảo mộng,
Dù ai nhớ, ai quên.
Dù biết là vô vọng
Ta vẫn mãi đi tìm!

Chén tình nào thơm ngát
Em dành riêng cho ai
Chén tình nào chua chát
Ta chìm trong cơn say!

Được chút tình ngây ngất,
Để làm duyên với đời.
Em nỡ vò tan nát,
Làm đau trái tim côi!

Giấu lệ buồn thổn thức
Chôn ước mơ tật nguyền.
Cả khung trời kí ức
Rơi vào trong đêm đen!

               Kha Tiệm Ly

READ MORE - MƠ ƯỚC TẬT NGUYỀN - Thơ Kha Tiệm Ly

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt) - Nguyên Lạc





QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt)
                            (Bài 4)
                                                Nguyên Lạc 

C. GIẢI ĐOÁN QUẺ

"Quẻ vạch đã lập, liền có lành dữ vì là Âm Dương đi lại giao thác ở trong. Thời của nó thì có tiêu đi, lớn lên khác nhau: cái lớn lên là chủ, cái tiêu đi là khách; việc của nó hoặc có nên chăng khác nhau, cái nên là thiện, cái chăng là ác. Theo chỗ chủ khách thiện ác mà phân biệt thì sự lành, dữ sẽ rõ. Vì vậy nói rằng: Tám Quẻ định sự lành dữ. Sự lành dữ đã quyết định không sai, thì dùng nó để dựng các việc, nghiệp lớn sẽ từ đó sinh ra. Đó là thánh nhân làm ra Kinh Dịch, dạy dân xem bói, để mở cái ngu của thiên hạ, để định cái chí của thiên hạ, để làm nên các việc của thiên hạ, là thế. Có điều từ Phục Hy về trước chỉ có sáu vạch, chưa có văn tự truyền được; rồi đến Văn vương Chu công mới đèo thêm lời, cho nên nói rằng: “Thánh nhân đặt quái xem Tượng, đèo Lời vào để tỏ lành dữ”. Khi Quẻ chưa vạch, nhân xem pháp tượng tự nhiên của trời đất mà vạch ra; đến lúc Quẻ đã vạch rồi, thì quẻ nào riêng có Tượng của quẻ ấy. Tượng nghĩa là có chỗ giống giống, cho nên thánh nhân mới theo tượng đó mà đặt ra tên. Văn vương coi hình tượng của quái thể mà làm Thoán từ. Chu công coi sự biến đổi của quái hào, mà làm Hào từ, cái Tượng của sự lành dữ lại càng rõ rệt." (Ngô Tất Tố)
Như đã biết ở trên, Thoán từ và Hào từ  quá đơn giản, ít ai hiểu, nên người đời sau phải chú thích thêm,  tổng hợp thành bản Thập dực. . Thập  dực  còn được gọi là Thập  truyện (truyện là giải thích). Đại truyện giải thích Thoán từ,  Tiểu truyện giải thích Hào từ.
Sau khi lập được quẻ, ta đối chiếu với Kinh Dịch để tìm ra quẻ tương ứng. Căn cứ  vào lời lẽ của quẻ trong Kinh (Thoán từ,  Hào từ và Thập  truyện) ta có thể xác định được cát hung họa phúc, đồng thời tìm ra biện pháp đối ứng.

Một số thuật ngữ cần biết:

Tứ Đức: Đọc các quẻ, chúng ta sẽ gặp những chữ này: nguyên, hanh, lợi, trinh, mà Chu Dịch gọi là tứ đức, có thể hiểu là bốn đặc tính của các quẻ.

Ý nghĩa thông thường của tứ đức đó như sau:
- Nguyên là đầu tiên, lớn, trùm mọi điều thiện.
- Hanh là hanh thông, thuận tiện, tập hợp các điều hay.
- Lợi là nên, thỏa thích, hòa hợp các điều phải.
- Trinh là chính, bền chặt, gốc của mọi việc.

Và vài chữ khác:  Cát (một quẻ cát) nghĩa là tốt lành.  Hung ngược lại với cát, xấu nhất.  Hối là lỗi, ăn ăn.  Lận là lỗi nhỏ, tiếc. Vô cữu là không có lỗi hoặc lỗi không về ai cả.

1/ Quẻ tĩnh
Khi đọc giải quẻ, nếu trong 6 hào không có hiện tượng hào biến:
-- xem tên quẻ, tượng quẻ, thoán từ, thoán truyện để đoán định.
--  Không xem hào từ.

2/ Quẻ có hào động (hào biến)
Khi trong quẻ có hào động phải căn cứ theo các nguyên tắc sau:

-- xem tên quẻ, tượng quẻ, thoán từ và thoán truyện của quẻ chủ (quẻ gốc)
-- xem hào từ của hào động quẻ chủ
-- xem thoán truyện của quẻ biến

Hào động rất quan trọng vì nó chỉ ra cát hung, được thua, còn mất... và chỉ ra nguyên nhân cùng cách ứng biến. Phải lấy hào từ của nó làm chủ (làm chính) dù nghĩa có ngược với thoán từ, thoán truyện!
Cách chọn hào chủ (hào từ) của các hào động
-- Khi có 1 hào động:  xem hào từ của hào động đó
-- Khi có 2 hào động: Dựa vào hào từ của 2 hào biến trong quẻ biến để đoán định, đồng thời dựa vào hào biến phía trên để làm chủ (hào chủ) nếu 2 hào khác nhau, hào biến phía dưới  làm chủ nếu 2 hào giống nhau.
-- Khi có 3 hào động: Nếu hào biến không bao gồm hào sơ thì lấy quẻ gốc làm chính, nếu hào biến gồm cả hào sơ thì lấy quẻ biến làm chính và xem hào biến ở giữa là chủ.
-- Khi có 4 hào động: Dựa vào hai hào tĩnh (không biến) để đoán định, đồng thời dựa vào hào tĩnh phía dưới làm chủ nếu 2 hào  giống nhau, hào tĩnh phía trên để làm chủ  nếu 2 hào khác nhau
-- Khi có 5 hào động: Dựa vào  hào tĩnh (không biến) của quẻ biến để đoán định.
-- Khi cả 6 hào đều động: Quẻ Càn thì dùng hào từ "dụng cửu", quẻ Khôn thì dùng hào từ "dụng lục" để đoán định. Các quẻ còn lại thì dựa vào quái từ và thoán từ, tượng từ, thoán truyện của quẻ biến để đoán định.

Trong sách bói, lý số, ngoài việc tìm biến quái  người ta còn dùng Quẻ hỗ (Hỗ quái):

Cách lập thành hỗ quái :
- Trừ hào trên cùng, lấy từ hào 5 xuống ( 5,4,3), để lập ngoại quái
- Trừ hào  dưới cùng, lấy từ hào 2 trở lên (2,3,4) để lập nội  quái
Thí dụ:  Quẻ Sơn Hỏa Bí trên (quẻ chủ), hào 5 (âm) là hào động, đổi âm thành dương thành quẻ  biến là  Phong Hỏa Gia Nhân và có quẻ hỗ là Lôi Thủy Giải


      ䷕                     ䷧                         ䷤
  quẻ chủ                       quẻ hỗ                          quẻ biến  
 Sơn Hỏa Bí           Lôi Thủy Giải           Phong Hỏa Gia Nhân 

Nhiệm vụ các quẻ:
-- Quẻ chủ (quẻ gốc) là chủ của sự việc, cũng là giai đoạn đầu
-- Quẻ hỗ là sự hỗ trợ để tìm diễn biến của sự việc, cũng là giai đoạn trung gian.
-- Quẻ biến là chung cuộc, là kết quả.
Phải lấy quẻ chủ làm trung tâm, không được phân tán, xa rời. Khi không cần thiết thì không cần xem quẻ hỗ và quẻ biến.

***                                                                              
Để hiểu thêm về phương pháp  đoán quẻ, chúng tôi trích một số mẩu chuyện sau đây để các bạn tham khảo.

1- C. G. Jung bói về việc viết Lời Giới thiệu Kinh Dịch cho bản dịch tiếng Anh
Gieo 3 đồng tiền, ông được quẻ Khảm     với hào 3 động, do đó biến thành quẻ Tỉnh   ䷯ .


                                            

          quẻ Khảm     --->     quẻ Tỉnh

Thoán từ quẻ Khảm bảo: Hai lớp Khảm (tức hai lần hiểm) nhưng có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, cứ tiến đi (hành động) thì được trọng và có công.
Thoán từ quẻ Tỉnh bảo: Giếng đổi ấp chứ không đổi giếng, nước giếng không kiệt mà cũng không thêm, người qua người lại để múc nước giếng. Gần đến nơi (đến giếng) chưa kịp thòng cái gàu xuống mà bể cái bình đựng nước thì xấu.
Cứ theo Thoán từ 2 quẻ đó thì ông nên có đức tin, cứ tiến đi sẽ giúp ích được cho mọi người, như nước giếng. Còn lời khuyên thận trọng đừng để bể cái bình đựng nước thì có vẻ không liên quan gì đến điều ông hỏi cả, có thể bỏ.
Hào từ của hào 3 quẻ Khảm nói hào nầy âm nhu, bất trung, bất chính, ở trên quẻ nội Khảm, tiến lên thì gặp ngoại Khảm, toàn là hiểm cả, cho nên xấu.
Tuy nhiên đó chỉ là mới khởi đầu, chưa biến. Khi biến thành hào 3 quẻ Tỉnh thì hóa tốt, vì Hào từ bảo: Hào này là người có tài, ví như cái giếng nước trong mà không ai múc.
Nếu được dùng  thì sẽ giúp cho mọi người được nhờ. Vậy là công việc làm sẽ có ích. Cái ý hiểm trong hào 3 quẻ  Khảm (quẻ chủ) không liên quan gì đến việc viết Giới thiệu , có thể bỏ.
Nhưng Jung cơ hồ không theo sát ý nghĩa hào 3 khi chưa biến và khi đã biến, chỉ dùng cái ý hào 3 quẻ Tỉnh rồi kết hợp với ý hào 1 cũng quẻ đó là cái giếng cũ, bùn lầy, không ai dùng nữa và đóan rằng nên viết lời Giới thiệu, vì Kinh Dịch “như một cái giếng cổ, bùn lầy lấp cả rồi, nhưng có thể sửa sang mà dùng lại được”. đòan như vậy không thật đúng phép (vì hào 1 quẻ Tỉnh, không phải là hào chủ, đáng lẽ không được dùng để đóan) nhưng có thể tạm chấp nhận được vì vẫn là dùng lời  trong quẻ Tỉnh, không lạc đề hẳn.

2. Tấn Thành Công trở về nước:
Sách Quốc ngữ kể : Tấn Thành Công lưu vong ở Chu. Khi Thành Công trở về Tấn, một người nước Tấn bói xem lành dữ ra sao ? Bói được của Càn (quẻ chủ) ䷀   với hào 1, 2, 3 động, do đó biến thành quẻ Bĩ  
Xem xong kết luận là việc Thành Công về Tấn bất thành.
Quả nhiên là thế. Lập luận như sau :
Càn là trời, là quân (vua), phối với trời là tốt. Nhưng quẻ dưới của Càn biến thành Khôn (là đất, là thần), tức là quân biến thành thần, nên không có kết quả. Quẻ lại có 3 lần biến, nên vua phải 3 lần ra khỏi nước. Lại thêm, Thoán từ: bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai., nên kết luận là  không tốt, bất thành.

3.Trùng Nhĩ về nước :
Sách Quốc ngữ viết : Trùng Nhĩ  (sau này là Tấn Văn Công) muốn về nước làm vua, bói được quẻ  Dự:     với hào 1, 4, 5  động  do đó biến thành quẻ Truân ䷂

Đưa cho thầy bói xem và Tư Không Qu. xem.

Thầy bói cho rằng : Quẻ Truân dưới là Chấn (xe),trên là Khảm (nước, đường bị nứt); tức xe không đi được (Như đã nói, xét Quẻ từ dưới lên trên),  là bế tắc không thông, việc không thành. Tư Không Qu. dựa vào Thoán từ của quẻ Truân là:  nguyên, hanh, lợi, trinh, vật dụng, lợi du vãng, lợi  kiến hầu. Thoán từ quẻ Dự lại viết : Lợi kiến hầu hành sư. Rồi kết luận lợi kiến hầu là được việc  nước,  Trùng Nhĩ nên về nước.  Trùng Nhĩ về nước, làm vua Tấn (và sau này là Bá)

 ***                                                                                   
Trước khi kết thúc, xin các bạn nhớ lại, sau khi lập được quẻ, ta đối chiếu với Kinh Dịch để tìm ra quẻ tương ứng.  Căn cứ  vào lời lẽ của quẻ trong Kinh (Thoán  từ,  Hào từ và Thập truyện) ta có thể xác định được cát hung họa phúc, đồng thời tìm ra biện pháp đối ứng.Nhớ là phải giải đoán từ dưới lên trên, từ Nội Quái lên Ngoại quái!
Đến đây, xin tạm kết thúc những gì tôi đã biết trong quá trình học hỏi, mong các bạn tìm được một vài điều hữu ích. Tạm biệt các bạn!

                                                     Nguyên Lạc

________

Tham Khảo:  Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Wu Wei, Richard Wilhelm, Kiều Xuân Dũng, Đông A Sáng, Internet, Facebook...

***

@. PHỤ CHÚ

 Phương pháp tiến hành lập quẻ Dịch bằng thẻ tre (Có tham khảo và bổ túc từ Đông A Sáng)
1. Vật dụng và nghi thức
a. Các loại thẻ :

-- Dùng 50 cọng cỏ thi (hoặc 50 thẻ tre) dài 25 - 30 cm như đã nói trên, hợp thành một bó, dùng để bói.
-- Dùng 6 thẻ tre dẹp nữa, mỗi thẻ  dài 3 - 4 inch (8 - 10 cm) x ngang 1/2 inch (1,5 cm) tượng trưng 6 hào ( để lập quẻ): trên  1 mặt vẽ nét đứt(- -) tượng trưng âm, màu đen; mặt đối vẽ nét liền (__), tượng trưng  dương, màu đỏ.
-- Dùng 2 đồng tiền để gieo sấp ngữa
b. Những vật dùng để đựng các loại thẻ và cách bài trí :
--  Ống tre hoặc cái tráp, hộp
Dùng cái ống tre hoặc cái tráp (gọi độc), đường kính khoảng 8cm, có nắp đậy, để đựng 50 thẻ.Trước khi bỏ thẻ tre vào ống hoặc tráp thì bọc bên ngoài bằng một tấm lụa điều (tỏ ý tôn trọng), rồi bỏ vào trong một túi lụa màu đen, rồi mới bỏ vào trong ống tre (tráp) và đậy lại.
--  Bình gốm  (hoặc đồng) :
Dùng cái bình bằng gốm để đựng 6 thẻ tre (tượng trưng 6 hào).

c.  Cách bài trí :

Người ta để ống tre (tráp,hộp) sau án thư. Trước cái tráp để  2 đồng tiền (dùng đoán sấp ngữa), trước  2 đồng tiền là bình gốm (hoặc đồng) đựng 6 thẻ, trước bình gốm là lư hương.

d. Các nghi thức :

Thanh tẩy, nghi thức này được tiến hành vào buổi sáng, trước khi điểm tâm; là để bụng trống, tắm rửa sạch sẽ. Thanh tẩy xong, thì thắp hương, thắp đèn (nến). Bày trên hương án 6 thẻ tre tượng trưng (6 hào) thành quẻ Địa Thiên Thái:  
Thắp hương xong, quỳ gối trên tấm nệm, đọc lời khấn: Thiên địa vô ngôn, tôi tin rằng Trời
Đất cảm nhận được tâm thành mà soi sáng cho tôi được rõ nẽo cát hung (tốt, xấu).
Khấn xong, thả hai đồng tiền tròn xuống đất:
-- Nếu một sấp, một ngữa thì có thể tiến hành dự đoán.
-- Nếu cả hai  đều ngữa hoặc đều sấp là chưa được, phải ngồi định tĩnh lần nữa, sau đó lại thả tiếp hai đồng tiền. Nếu  vẫn sấp cả hoặc ngữa cả, thì kết thúc nghi thức, không dự đoán. Phải chờ đến lúc khác.

Tất cả nghi thức trên, vùa bày tỏ sự thành tâm, vừa thể hiện sự tập trung tính thần vào việc dự đoán.

2. Phương pháp tiến hành lập quẻ
a.  Lập nội quái :
1-  rút 1 cọng thẻ trẻ trong bó (50 chiếc) bỏ trở lại vào bình gốm ; biểu thị từ Vô cực chuyển thành Thái cực; thẻ tre tượng trưng Thái cực.

Trong quá trình dự đoán, người ta không đụng đến thẻ tre tượng trưng Thái cực.
2-  chia số thẻ còn lại (49 thẻ) thành hai nhóm ngẫu nhiên.

Nhóm tay trái để sang bên trái bình gốm. Nhóm tay phải đển bên phải bình gốm. Hai nhóm thẻ  biểu thị Lưỡng nghi (Thái cực sinh Lưỡng nghi).
3-  lấy 1 thẻ tre ở nhóm thẻ tre bên phải, kẹp vào giữa ngón tay út và áp út (đeo nhẫn) của tay trái.
4-  rút nhóm thẻ bên phải mỗi lần 2 thẻ, tượng trưng âm – dương. Tiếp tục 4 như lần thế, tượng trưng Tứ tượng. Tổng cộng số thẻ đã rút là 8 thẻ, tượng trưng Bát quái.
5-  tiếp tục rút thẻ như trên. Cho đến khi nhóm thẻ bên phải chỉ còn từ 0 - 7 thẻ
 (tức là không đủ tụ để rút).
Thí dụ : còn 2 thẻ.
6-  lấy 1 thẻ kẹp ở ngón tay út và áp út tay trái, bỏ vào nhóm thẻ bên phải còn lại (2 thẻ); ta được tổng cộng là 3 thẻ.
7-  đối chiếu số thẻ với số của Bát quái, ta tìm ra quẻ, hình quẻ, để lập thành nội quái (hạ quái).
Thí dụ : Đối chiếu, thấy số 3 là quẻ Ly.
8-  đổi nội quái (Càn) quẻ Địa Thiên Thái  (đã xếp trên) thành quẻ Ly vừa chiêm được.

Quẻ Địa Thiên Thái  thành quẻ Địa Hỏa Minh.


                                                                

 Địa Thiên Thái ----> Địa Hỏa Minh Di                              


b.  Lập ngoại quái :

Lấy 49 thẻ gộp lại thành một bó, chia bó này ra làm hai tụ một cách ngẫu nhiên, một tụ để bên phải, một tụ để bên trái bình  gốm. Nhưng lần này lấy nhóm thẻ ở bên trái bình gốm.

Mọi thao tác tương tự như  đã làm với nhóm thẻ bên phải: Nhón 1 thẻ kẹp vào ngón tay út và áp út. Tiến hành rút 4 lần mỗi lần 2 thẻ. Số thẻ còn lại từ 0 – 7 thẻ. Cộng với 1 thẻ kẹp ở ngón tay. Tìm được tổng số. Đối chiếu với số Bát quái. Ta có ngoại quái.

Ví dụ : Còn lại 6 + 1 = 7

Đối chiếu với số Bát quái 7 là Cấn. Thay Cấn vào 3 hào (được lập bởi 6 thẻ dẹp) còn lại (ngoại  quái  Khôn quẻ Địa Hỏa Minh)  ta có quẻ :  Sơn Hỏa Bí ䷕

c. Tìm hào động :
Lấy 49 thẻ gộp lại thành một bó, chia bó này ra làm hai tụ một cách ngẫu nhiên, một tụ để bên phải, một tụ để bên trái bình  gốm.
Lấy 1 thẻ tụ thẻ bên  phải, kẹp bên ngón tay áp út và ngón tay út của bàn tay trái .
Rút thẻ trên tụ phải, mỗi lần 2 thẻ (âm – dương), chia thành mỗi nhóm 6 thẻ (tượng trưng 6 hào). Khi trên tụ phải số thẻ còn lại nhỏ hơn 5,lấy số thẻ đó cộng  với thẻ đang kẹp ở tay trái, tổng số chính là hào động.

Số 1 là hào 1 động, số 2 là hào 2 động, số 3 là hào 3 động, số 4 là hào 4 động, số 5 là hào 5 động, số 6 là hào 6 động.
Thí dụ : Sau khi rút còn 4 thẻ + 1 thẻ bên tay trái = 5 là hào 5 động

Nếu hào động là dương thì đổi dương thành âm, nếu hào âm động thì đổi âm thành dương.
Thí dụ :

Từ quẻ Sơn Hỏa Bí trên (quẻ chủ), hào 5 (âm) là hào động, đổi âm thành dương:

Sơn Hỏa Bí ䷕     thành quẻ biến   Phong Hỏa Gia Nhân  

Ta có hai quẻ trùng quái, quẻ đầu là  quẻ chủ (xem sự việc), quẻ sau là quẻ biến (kết quả của sự việc

Quẻ thể và quẻ dụng :

Hào động có tác dụng giúp cho người ta tìm ra quẻ biến, để biết sự biến hóa từ tốt sang xấu hoặc từ tốt sang xấu của sự việc cần đoán. Lại nữa, nó còn quan trọng là phân biệt được quẻ thể và quẻ dụng trong quẻ biến. Thể là bản thân người luận đoán, dụng là công việc cần đoán.

Theo ví dụ vừa nêu trên, hào 5 là hào động, vậy quẻ Cấn ở trên (thượng quái) là quẻ thể; quẻ Ly ở dưới (hạ quái) là quẻ dụng của quẻ biến  Phong Hỏa Gia Nhân.

Người ta phối ngũ hành vào quẻ để biết sinh hay khắc của  quẻ dụng đối với quẻ thể.

Có những trường hợp xảy ra:

1- quẻ thể khắc quẻ dụng là tốt (cát).
2- quẻ dụng khắc quẻ thể là xấu (hung).
3- thể và dụng ngang nhau (tức yếu tố ngũ hành giống nhau, thì thuận lợi.
4-  thể sinh dụng thì bị hao tổn.
5-  dụng sinh thể thì có tin vui.
6-  quẻ dụng trước tốt, sau khi biến thành xấu, là việc trước tốt sau xấu.
7-  quẻ dụng trước xấu, sau khi biến thành tốt, là việc trước xấu sau tốt.
8-  quẻ bị khắc chỗ này nhưng có chỗ khác sinh, biểu thị có sự cứu giúp.
9-  quẻ có chỗ bị khắc nhưng không có chỗ khác sinh (vô sinh), thì không có trợ giúp.                                       

                                          (còn tiếp bài BẤM ĐỘN)

READ MORE - QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN (tt) - Nguyên Lạc