Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, January 11, 2012

Cáp Xuân Tú - CHẠP MÃ


Chạp mã là cách gọi dân dã của người làng tôi – Làng Trà Lộc. Theo tiếng phổ thông hay văn hoa một tý gọi là tảo mộ. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, lúc đã xong việc cấy lúa vụ đông xuân, thời gian nông nhàn thì các họ tộc, chi phái trong làng tập trung con cháu đi chạp mã. 


Đây là nghĩa vụ thiêng liêng mà con dân trong làng phải thực hiện. Đây cũng là dịp để con cháu sau một năm làm lụng vất vả quay về tụ hội. Đây cũng là dịp anh em có thể gặp nhau đông nhất chứ đến ngày Tết ai cũng bận rộn những công việc riêng, mỗi người mỗi đường.


Những người đang ở trong làng đi làm ăn nơi khác, đến dịp này phải sắp xếp công việc dành ra vài ba ngày. Kẻ ở xa quê cũng lặn lội trở về; không những người ở các địa phương xung quanh tỉnh Quảng Trị luôn nhớ ngày chạp mã mà những người tha phương tận miền Nam như Xuyên Mộc, Long Khánh, Bắc Ruộng… cũng tìm về thăm quê trong dịp này. Vì vậy mà những ngày chạp mã cả làng vui hơn cả ngày Tết. Nhà nào cũng có bà con ở xa về, anh em trong gia đình hàn huyên tâm sự, bà con lâu ngày có dịp hỏi han chuyện nhà, những người đồng trang đồng lứa mở thêm mấy bữa nhậu rôm rang khắp làng.




CHẠP MÃ HỌ
 

Đối với họ Cáp của tôi, đi chạp mã họ bao giờ cũng vào sáng Mười bốn tháng Chạp. Họ có 3 ngôi mộ tổ nên cả họ làm chốc lát là xong. Hơn nữa mộ tổ được xây cất thành lăng rất lớn nên việc đắp đất, làm cỏ không còn vất vả như xưa.

Ngày xưa khi tôi còn niên thiếu, được về làng theo cha đi chạp mã họ là một điều vinh hạnh vì chạp mã tổ họ chỉ dành cho những người trung niên trở lên.

Tôi phải thức dậy từ sớm, đêm trước phải đạp xe đạp về ở lại. Trời mùa Đông, không quen dậy sớm nên thấy rét và cay xè con mắt nhưng vì thích thú nên tôi tỉnh táo ngay, lục đục ra bể nước đánh răng rửa mặt. Nhà bác chưa có điện chỉ có đèn dầu tù mù cùng với ánh lửa hắt ra từ bếp đun rơm mà bác gái đang ngồi nấu cơm. Bác gái dậy từ lâu rồi, bác nấu xong cám cho heo, làm mâm bánh đúc rồi quay sang nấu cơm để chúng tôi ăn sáng.


Tôi vác cái trang. Cha và bác vác cuốc. Bác trưởng họ mới được cầm rựa để phát cây và bác cầm thêm ba thẻ hương. Đạp xe từ làng đến mộ tổ họ gần 3 cây số. Mộ tổ nằm bên bờ trằm, trong rú Giàng. Sương sớm chưa tan. Gió bắc thổi nhẹ đem theo hơi nước lạnh buốt. Bầy le le vịt nước đang ăn sớm ngoài trằm tiếng kêu ríu rít. Tôi đến nơi đã thấy các chú, các bác có mặt khá đầy đủ. Bác trưởng họ vào thắp hương rồi ra lệnh cho mọi người cùng làm. Người thì lên nấm làm cỏ rồi vớt đất ở dưới chân đắp lên nấm. Người thì làm sạch cỏ xung quanh mộ và đường đi. Mộ tổ to đường kính 8 đến 9 mét, cao gần một mét nên việc đắp cát lên hơi khó. Nhưng mỗi người một tay, làm nhanh lắm. Vừa làm, các bác vừa nói chuyện râm ram. Chuyện nhiều nhất vẫn là những chuyện của quá khứ.


Công đoạn dùng trang là công đoạn sau cùng. Lúc đó tôi dùng trang để làm bằng mặt cát trên mộ, trên đường đi. Tôi là dân cầm bút, cày đường nhựa nên làm không thể nào phẳng đuợc. Bác để cho tôi trang qua rồi bác trang lại. Mặt cát phẳng lỳ như ủi.


Dạm trưa thì tất cả đinh họ quay về nhà thờ để cúng tế. Các bác lên hương đèn, khấn vái đúng theo nghi lễ. Tiếng trống tiếng chiên gióng lên vang động cả làng. 


Ba bàn hương án đặt ở ba gian nhà. Nhà thờ họ làm theo kiểu nhà bánh ít, 3 gian 2 chái. Cột lim láng bóng. Kèo cột được khắc chạm rồng phượng, hoa văn rất tinh vi.


Một không khí trang nghiêm khó tả. Khói hương trầm nghi ngút. Các bác lạy nhiều lắm, tôi không thể đếm hết.


Lễ cúng xong là con cháu hưởng lộc. Chiếu hoa trải thành ba hàng. Mọi người ngồi mâm theo thứ bậc. Chính giữa gian thờ là các bậc cao niên và cao chức. Có lần tôi cũng được ngồi với các bác ở đó. Mâm cỗ lúc nào cũng đơn giản là đồ xôi và thịt heo. Mấy o (cô) khéo xáo xôi thật. Xôi khô mà dẻo và thơm lại ăn kèm với thịt heo chắm nước mắm biển mặn mặm cay cay của ớt nữa, thật tuyệt vời. Cái cảm giác ấy làm tôi luôn nhớ mãi, mong được về vào ngày chạp mã họ để được thưởng thức món dân dã ấy. Thêm vài tép rượu gạo, câu chuyện các bác, các chú, các anh cứ xoay quanh. Từ chuyện làm ăn, học hành, đến chuyện góp tiền xây dựng nhà thờ hoặc xây lăng… 




CHẠP MÃ PHÁI


...Đó là chuyện chạp mã họ. Còn chạp mã phái có nhiều chuyện để nói nữa. 


Những năm trước đây, các gia đình trong làng chủ yếu làm nông, trồng lúa nên thanh niên trai tráng nhiều, đã định từ xưa chạp mã phái là ngày Mười Ba tháng Chạp – tức là trước chạp mã họ một ngày. Nhưng bây giờ, con cháu đi làm công chức, cán bộ Nhà nước, đi ra khỏi làng làm ăn khá nhiều nên các bác phải chọn ngày Chủ nhật gần ngày Rằm nhất để chạp mã. Như vậy mới có nhiều con cháu trở về.


Mồ mã trong phái thì nhiều lắm, nằm rải khắp rú làng. Nhưng tất cả cũng quy lại bám xung quanh bờ trằm, kéo từ bên phía Đông cho đến bên phía Tây. Ngày xưa, các cụ tổ lo giữ đất làng nên mộ của ông tổ phái hoặc cao tằng cố tổ đều nằm biên giới với các làng xã khác như chôn lên tận động Cát Tiên, sát xã Hải Vĩnh. Đi xe máy phải gửi lại ở xóm Phường – sát với truông cát, sau đó đi bộ vào tận sâu phía trong. Từ đó lên đến đám mộ xa nhất cũng gần 4 cây số, đi theo đường mòn chỉ có cát và cây bụi lúp xúp. Mùa này mà trời nắng thì còn dễ đi chứ trời mưa như mấy hôm nay thì khá vất vả. Đi chen qua bụi cây nước mưa đọng trên là rơi cả vào người ướt hết.


Những năm sau này kinh tế khá giả nên các nóc nhà con cháu về xây lăng hoặc cuốn nấm mộ nên công việc đở vất vả hơn. Mộ chôn truông cát, về mùa nắng gió Lào thổi cho cát bay cát chạy hết làm nấm mộ lệch về phía dưới gió. Nên trước khi đắp lại nấm mộ thì phải đo lại tâm. Theo thói quen, làng tôi ngoài việc chôn bia ở đầu, người ta còn trồng thêm một cây chổi hay cây gió ở phía dưới chân. Đây chính là 2 mốc chuẩn của nấm mộ.


Trời mưa không mang áo mưa thì ướt, mà mang vào thì lại nóng. Khi đi trời lạnh mang nhiều áo, cuốc vài nhát cả người nóng lên. Mồ hôi đổ ra không thoát được cứ thấm chặt vào trong các lớp áo quần. Rồi cát lại bán lên cuốc, lên quần, lên áo. Thực ra, không có ai phàn nàn điều này.


Các bác lớn tuổi cầm con rựa, cầm thêm mấy bó hương và con cúi rơm để giữ lửa thắp hương thắp thuốc lá. Lũ trẻ con mang vác trang. Còn lại mang cuốc. Rú truông dạo này kiểm lâm huyện không cho chặt tỉa nên càng năm càng um tùm. Một năm về được một lần nên không cẩn thận thì lạc ngay.


Xen kẻ giữa công việc là những câu chuyện, những lời thăm hỏi. Đặc biệt là những câu chuyện về người đã khuất. Chuyện tốt cũng có, chuyện xấu cũng có. Các bác luôn nhắc nhở cẩn thận từng ngôi mộ, mộ này của ai, con cháu họ thế nào… có lẽ như vậy con cháu mới nhớ hết từng ngôi mộ của dòng họ mình. Các bác luôn nhắc đến những ngôi mộ nằm tách biệt, riêng lẻ, bởi vì dễ quên và con cháu cũng ít về.


Số mộ nhiều nên thường phải làm hết một ngày. Xong phần làm mộ con cháu quay về nhà thờ phái để làm lễ và tất nhiên là ăn cổ. So với mâm cổ nhà thờ họ, thì mâm cổ phái sung túc hơn, rôm rả hơn. Kinh phí mỗi trai phái phải nộp. Anh em chúng tôi ở xa về bao giờ cũng có thêm tiền cúng phái ngoài khoản tiền nghĩa vụ phải nộp. Cũng vì thường là muốn cho câu chuyện rộn rả, lâu một chút thì phải có chất xúc tác. Ngày xưa kham khổ uống rượu gạo do bà con trong làng nấu, bây giờ thì dùng toàn bia Huda thôi. Mâm ngày xưa rau củ nhiều bây giờ thì thịt tràn mâm. Có một món truyền thống không hề vắng là cá lóc kho khô bắt cong. Cá lóc được kho với nước mắm biển và gia vị qua ít nhất 10 lần lửa, một ngày được đem ra kho một lần. Thịt cá khô xơ thành sợi ăn riêng với cơm trắng thì ngon tuyệt.


Anh em cùng phái mới xa mấy đời nên thân nhau lắm. Thấy cảnh con cháu sum vầy, vui vẻ các bác vui mừng ra mặt. Các bác luôn động viên con cháu học hành, làm ăn và không quên bày tỏ ước nguyện của mình muốn làm cái gì đó cho ông bà tiên tổ như xây lại nhà thờ, quy tập mộ… Tất nhiên kết thúc lúc nào cũng bằng một cuộc họp toàn trai phái để hoạch định cho các ông việc sắp tới.
Riêng tôi cứ mỗi mùa chạp mã tôi càng thấy yêu lắm quê mình dù nơi ấy tôi không sinh ra và không lớn lên, vì nơi ấy là quê cha đất tổ, nơi tổ ấm tràn đầy tình thương bà con cô bác họ hàng. Ôi quê tôi…


09.01.2012
Cáp Xuân Tú
capxuantu@gmail.com


READ MORE - Cáp Xuân Tú - CHẠP MÃ

Huy Uyên - QUẢNG TRỊ VỀ THÔI


HUY UYÊN
Qung tr v thôi


V
thôi sao bun như mun khóc
em m
t phương và anh mt phương
bên đó có đò ch
đi nước
còn bên anh c
mt tri bun.

H
n hò chi em gi vương vn
quỳnh v
ri thoáng hơi th đêm
em đi bi
ết bao gi quay li
đ
riêng anh tìm mãi bóng mình.

Giá đ
i hai ta bun hơn núi
khi chia tay đ
mt cây rng
em m
t bước anh đau mt bước
đ
tim người bao xiết rưng rưng.

Khi b
đi mà sao không nói
h
n hò ri cũng lãng quên thôi
anh đau th
ương đưa tay vy gi
gi
a thinh không mt đam mây tri.

V
thôi em v thôi da diết
áo ai bay kín gió ngang tr
i
v
ết thương xưa chy hoài tưởng tiếc
day d
t chi ni ngm ngùi trôi.

Bi
ết em ri chiu nay v thôi
nh
ư lá bay đi như là mây
anh, anh mãi đau đòi thú
em xao xuy
ến ơi bóng mt người...
 
Huy Uyên
 
0903583673 

Lesinh.lesinh@yahoo.com


READ MORE - Huy Uyên - QUẢNG TRỊ VỀ THÔI

Hữu Bằng Sơn giới thiệu tập thơ LỬA ĐÊM của Trương Nguyễn


Lửa Đêm

(Tập thơ của Trương Nguyễn, Hội viên hội Văn Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu, NXB Văn Nghệ TP.Hồ Chí Minh – 2006)

      Cách nay khoảng vài năm, có lần Trương Nguyễn tâm sự: Mình tên thật là Nguyễn Trương. Đặt bút làm thơ từ những năm đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước. Nhưng xem cái bút danh Nguyễn Trương không mấy sáng sủa, viết thì nhiều mà được in thì ít nên mình thử đảo Nguyễn Trương thành Trương Nguyễn xem sao? Không ngờ những bài thơ ký tên Trương Nguyễn lại được đăng đều đều, thế là mình lấy họ thành tên và tên thành họ!

      “Lửa đêm” là tập thơ thứ ba của Trương Nguyễn. Tập thơ dày dặn, được in trên giấy trắng, tốt – có in một số phụ bản tranh nghệ thuật, một số ca khúc phổ thơ của Trương Nguyễn. Vậy là hội đủ thơ – văn – nhạc – họa!

      Giáo đầu tập Lửa Đêm, Trương Nguyễn viết: “Khi cảm xúc bị dồn nén đến tận cùng thì chính lúc ấy bao nhiêu đường nét âm thanh, ngôn ngữ bỗng rùng mình thoát xác...”

      Niệm Khúc – bài thơ đầu tập gồm sáu khúc nỗi niềm và một khúc ước: “Ước gì tôi mãi được úp mặt vào chiếc lưng trần khép nắng của cha và bầu sữa ngọt thơm của mẹ. Ước gì” Chỉ có vậy thôi mà bao người cứ phải mơ phải ước! Cõi người cắc cớ đến thế sao?

      “Trong đêm tối mênh mông/ Tôi xin làm ngọn lửa? Thắp lên điều tan vỡ? Những khát khao yêu thương”.

      Xưa nay người ta ước là ngọn gió, vạt nắng, đám mây, thậm chí là lưỡi gươm, mũi giáo...Ngọn lửa Trương Nguyễn ước không phải để sưởi ấm, không để xua đi bóng đêm mà để thắp lên điều tan vỡ!

      Chưa dừng lại đó Trương Nguyễn còn “Ước được làm nén nhang/ Đốt trong đêm trầm mặc/  Cháy thiêu bao điều ác/ Mỗi tấm lòng hanh thông”.

      “Ta ngắm chưa tròn trăng đã khuyết/ Dầu hao – Đĩa cạn tối dày thêm/ Một lần em đến như sương tuyết/ Nắng đã lên đâu bóng cuối thềm?” (Huyễn).

      Đọc lướt, bài thơ 4 câu này nghe có vẽ thi sĩ. Nhưng thử đọc thêm một lần nữa người đọc dễ nhận ra người viết cũng tính toán được – mất với cuộc đời. Ngắm trăng – gặp độ trăng khuyết! Ngắm nắng – gặp lúc bóng cuối thềm! Cái ý, cái tứ này phảng phất đâu đó trong hò, vè miền Nghệ Tĩnh “...Anh đến tìm hoa thì hoa kia đã nở! Anh đến bến đò thì đò đã sang sông! Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng...” Chả nhẽ bể dâu cuộc đời lại dồn trong Trương Nguyễn nhiều oái ăm đến thế! Và TrươngNguyễn gọi đó làm cảm xúc, làm cảm hứng thi ca? Trương tìm đến nàng thơ mỗi khi “cảm xúc bị dồn nén đến tận cùng”

      Cám cảnh thay cái phận nghèo, xưa nay cái nghèo làm cho con người ta hèn! Trương Nguyễn cũng tỏ ra biết thân biết phận: “Thôi đành thôi cứ vậy/ Năm sau xuân có đến/ Ta đi mua sắm nhiều”!

      “ Bóng chiều nhẹ/ Chầm chậm xuống mỗi ngày/ Giọng nói cười thật khẽ/ Không gian bây giờ vẫn thế/ Lá rũ buồn quanh sân/...Chiếc lá vàng rơi/ Trơcành.../ Khô nhánh.../ Hỏi ai còn tha thiết với mùa xuân?" – (Cây mai lẻ bạn)...

      Phần nhiều trong “Lửa đêm” là chuỗi buồn được Trương Nguyễn kết nối thành thơ! Ừ thì cứ cho là thế, nhưng không biết sao khi đã “thẩm thấu” hết lượt “Lửa Đêm” người đọc cứ ngờ ngợ về khả năng trong cách thể hiện của Trương! Hay những nỗi buồn kia chưa đến độ bị “dồn nén" đến tận cùng” ! Nên...Bóng đã cuối thềm mà nắng vẫn chưa lên!

      Hy vọng thơ Trương Nguyễn sẽ có những khởi sắc hơn trong chặng tiếp.
                                                                                  

                                                                HỮU BẰNG SƠN
READ MORE - Hữu Bằng Sơn giới thiệu tập thơ LỬA ĐÊM của Trương Nguyễn

Nguyễn Hữu Liêm – TRẦM TƯ VỚI SÓNG BIỂN LĂNG CÔ



 ( Hi hành gi bên b bin xanh, hãy tìm ra viên Ngc nm ngoài v sò Không và Thi! (Hafiz)


Trong một ngày đậm đông tháng trước, trên đường từ Đà Nẵng ra Đại học Huế để làm việc với Phân khoa Luật, tôi thấy như mình đang đi qua hai cõi.  Từ một nơi nắng nhẹ, ấm mát của sông Đà, biển Non Nước, bên này rặng Hải Vân, chỉ cần đi qua khỏi đèo là mây mù bao phủ, mưa phùn, gió bấc cuộn lấy núi rừng, sông biển, con người xứ Huế.  Khi xe vừa ra khỏi hầm đèo, nhìn xuống thị trấn Lăng Cô, tôi nói với người lái xe chở tôi, một Giáo sư luật từ miền Bắc, rằng theo tôi thì Lăng Cô có lẽ là thị trấn đẹp nhất Việt Nam. Vị Giáo sư thì cho rằng Đà Lạt mới đẹp.  Tôi bảo vị ấy, “Hãy xem kìa!”

Chúng tôi ghé vào một quán cà phê bên bờ biển để nhìn núi, nhìn mây.  Trong lúc chờ cà phê nhỏ giọt vào ly, chúng tôi ra đứng trên một đồi cát cao, nhìn về phía đông và nam.  Mây, biển, hồ, núi xanh bao phủ lẫn nhau tạo nên một nét huyền diệu, hùng vĩ.  Đẹp lạ lùng.  Vị Giáo sư bây giờ nói lên, “Bây giờ tôi mới thấy là Lăng Cô đẹp thật, dù tôi đã lái xe đi qua đây gần như hằng tuần!”  Có những cái đẹp hiển nhiên cần phải được nhắc nhở người ta mới nhận thấy được.

Ở đây có nhiều khu resorts nằm ẩn trong các rặng phi lao, dừa biển.  Một số đang được xây cất dang dở.  Cơn suy thoái kinh tế mấy năm qua đã làm những dự án nghỉ dưỡng này dừng lại.  Nhìn xuống bên kia quốc lộ, các ngôi nhà, tiệm, khách sạn, theo kiến trúc tỉnh nhỏ Việt Nam cũng còn đang vươn lên từ nghèo khó, cũng đang dang dở, mang nhiều nét thô sơ và đơn giản.  Nhìn lên trên núi cao vời, nhìn xuống phố thị bên đường, một đằng thì siêu thực như mây trời, một đằng thì tất bật, luộm thuộm như cảnh đồng ruộng đầu mùa. 

Thiên nhiên như một ân huệ tinh thần đến từ cao; con người như là cơ năng ý chí thân xác từ dưới thấp.  Có lẽ rằng xứ Lăng Cô đang là nơi đồng quy của hai hướng.  Từng lớp lớp thanh niên ở đây đã từ bỏ, giã từ trời đất này mà ra đi, để rồi cuối cùng cũng mong tìm về với khoảng nước non đất trời này.  Tôi cảm thức như rằng đây là một vùng đất tinh thần, vừa linh thiêng, vừa huyền hoặc lạ lùng, dù là trên đường quốc lộ vẫn đang tràn ngập tiếng xe cộ bụi đời chật vật.  “Nature allows man the vicarious grasping of Truth.”  Nếu không có núi biển kia, cái gì sẽ cứu vớt những tâm hồn đơn sơ đầy vật vã này?

Chợt như tôi cảm thấy mình bay cao vào mây trên đỉnh núi – và tự nói cho mình nghe. Hãy nhìn đó!  Thiên nhiên và con người như là sự đồng hiến thân của Ý Niệm Tuyệt Đối, “the logos becoming flesh.” Tôi nghĩ đến Hegel, Tân ước.  Và Hoa Nghiêm.  Khi Pháp tính trải hiện qua không gian, vũ trụ thành hình; khi Ý Niệm trở trăn trong thời gian, lịch sử chuyển động.  Tất cả chỉ là những hiện tượng Tâm thức mà con người là giới kịch sĩ bi tráng.  Ta khao khát, vật lộn với chính mình để trải thân trong lịch sử, tiến hóa qua thiên nhiên và thân xác, tìm lối đi ra khỏi cơn tha hóa lạc loài trong hiện tượng sinh hữu nghìn trùng. 

Trong tiếng gió, tôi nghe mơ
hồ vang tiếng gọi Tự Do và Giải Thoát.  Tất cả như những cơn gầm phẫn nộ, ầm ầm của từng đợt sóng biển Thái Bình liên tục vỗ vào bờ không ngừng nghỉ.  Từng vết bùn dưới ruộng kia, từng hạt cát bên bờ sông nọ, từng viên đá trên rặng núi cao, từng cây dương liễu cong mình dưới gió, từng con thú run lạnh bên vườn, và tất cả cái khối nhân loại tràn trề và triền miên gian nan này - vâng, tất cả, một tổng thể “lạc loài trong kiếp luân hồi” đang gào thét trong khổ đau, đang mải mê quay cuồng, để tìm về chân trời Tự Do.  Ta thấy được điều đó ở mọi nơi và cả trong chính ta!

Một ly cà phê thật đậm sau, tôi lại rơi xuống trần gian. Một mình đi ra đứng bên cây dương liễu cằn cỗi, già nua, cong mình dưới gió đông bắc từ biển, tôi đưa tay đụng vào thân cây cằn cỗi của “hắn”. Tôi thấy như mình đang nắm tay một ông già xứ Quảng, da mặt thân hình hắn nhăn nheo, vươn tay ra níu áo tôi, nở nụ cười đầy tâm sự.  Tôi nhớ đến một ý niệm học được trong trường đạo Rosicrucian rằng, “Man is the inverted plant” - Con người là thân cây đảo ngược.  Cây nhận thực phẩm từ dưới rễ; người từ bên trên mặt.  Cây phô trương cơ phận sinh sản ngửa ra với trời; con người giấu kín hướng về phía dưới.  Ôi ông già dương liễu ơi, ta với người cùng chia trái đất, nhưng đi về hai hướng. Xương sống ta với ngươi đều thẳng đứng nhưng lại đi hai ngả. Ta đi lên kêu trời; ngươi đi xuống mò đất.  Hai chúng ta cần bộ xương sống nằm ngang của thú vật để cấu thành một điệp trúc trần gian.  Hèn gì ta thấy như đang thiếu cái gì đó, sâu thẳm, vô cùng.  Ta nhớ những con thú của cõi động vật giữa bao la trời đất này.  

Chỉ có bên muông thú thì ta mới tìm ra ngã tư thập tự trong tâm thức đầy mâu thuẫn này.
Gần quán cà phê có một đám thợ đang xây một con đường đi dạo bằng đá bên đồi cát.  Những thợ nề, thợ mộc đang chuyển cát đá thành cảnh quan. Chỉ có con người mới có tự do ý chí chuyển hóa đất đá thành cái đẹp cho ý thức.  Tất cả phải chuyển động về chân trời Tự Do.  Kể cả sỏi đá, đất cát ngàn trùng kia.  Hằng tỷ tỷ “Hằng hà sa số” đều phải đứng dậy mà đi.  Qua bàn tay con người lao động, qua ý thức thẩm mỹ, nhân loại phải hoàn tất dự án Tự Do vô vàn này.  Tất cả phải sống lại, phải đứng lên từ cõi chết, để cái Đẹp, cái Thiện, và Sự Thật được hoàn tất trong sự tương giao, từ tính vô tri của đất đá, vô cảm của cỏ cây, đến sự khổ đau đầy hồn nhiên của cõi người.  Mỗi viên đá mà con ngươi đắp lên thành con đường chính là mỗi nấc thang tiến hóa được hoàn tất.

Hoặc là con người phải có chủ đích và đứng dậy để tìm Tự Do cho mình hay là họ sẽ mãi đọa đày trong vô thức như cây cỏ, sỏi đá kia.  Chỉ có chúng ta qua hành trình làm người mới có kinh nghiệm cuộc đời – cây cỏ, muông thú, cát đất không có lịch sử, không khổ đau, dù đang cùng chung đường cứu cánh.  Nhưng mà, tôi tự nhủ, con người Việt Nam, như một góc nhân loại ở xứ miền Trung này, như tôi đây, còn cả một xa lộ dài đằng đẵng, đầy khổ đau nằm chờ trước mặt, trải dài về chân trời Giải Thoát.  Sẽ còn nhiều gian truân lắm bạn ạ.  Cái đất nước và con người miền Trung này, họ còn thô sơ lắm, với tâm thức còn dính quá sâu trong cõi thấp vật thể.  Họ sẽ phải được văn minh hóa qua con đường và phương tiện vật chất trước đã.  Khối tâm thức Việt Nam, ôi thân yêu hỡi những anh chàng nhà quê mới lên tỉnh, phải tiêu thụ và giải tỏa hết cái năng lực dục thức, trước khi lý tính và ý chí cõi cao hơn được làm chủ sự sống.  Vâng, dân tộc này đang là của thân xác trong cõi dục thức.  Chúng ta đang cùng nhau trăn trở, ngụp bơi trong một thời quán tiến hóa xác thể sắc tướng để mong được thoát ra ngoài khoảng không gian nặng ẩm này. 

Trưa đến, chúng tôi về tới Phân khoa Luật, Đại học Huế.  Ra đây lần này, tôi tham dự thỉnh giảng môn Logic và Tư duy phản biện. Về với miền đầy cảm xúc, the realm of feeling, của đất Thần kinh, sông Hương, núi Ngự, của con người với giọng nói ngọt nhẹ, tôi mong góp chút gì bằng năng thức từ cõi lý tính, the realm of rationality - ôi biết đâu, tôi vọng tưởng - nhằm giúp quân bình tâm hồn Huế, vốn đầy ắp trong tôi.  Biết đến bao giờ, Huế và miền Trung mới bước qua cõi cảm xúc ngập tràn để được vượt thoát. Tôi nhớ đến Pythagoras, một triết gia Hy lạp 2.500 năm trước, đã bắt buộc đệ tử phải học toán trước khi truyền dạy bí mật huyền nhiệm.  Muốn tiến lên cõi tinh thần con người trước hết phải đi qua cõi lý tính.To be spiritual is to be rational. Chỉ có lý tính mới cứu Huế ra một lịch sử triền miên đầy cảm xúc - và khổ đau, Huế ạ!



Tác giả (thứ 3 từ trái) cùng các thầy cô Phân khoa Luật Huế. Ảnh: NHL.

Khoa Luật bây giờ rất khác với trước 1975.  Giọng nói thầy cô không còn đặc Huế như thưở trước.  Tâm hồn dịu dàng của Huế đang được khuấy động bởi những con người năng động với giọng nói sắc bén hơn của thầy cô từ phía Bắc.  Trường Luật đang được xây dựng trên một khu đất ở ngoại ô.  Cơ sở vật chất vẫn còn đang trong giai đoạn bắt đầu. Các thầy cô chân tình đón tiếp chúng tôi, vui vẻ chia sẻ, làm việc, trao đổi những trăn trở, suy tư. Tất cả đều nhắn nhủ và mong các cựu sinh viên, các thầy cô Khoa Luật của Huế trước 1975, dù ở phương xa nào, dù có chính kiến khác biệt về chuyện đất nước, hãy cùng về tiếp tay với các thầy cô hôm nay mà xây dựng Phân khoa Luật cho Huế ngày mai. Nhìn các khuôn mặt ngây thơ, chất phác của sinh viên luật khoa trong lớp học, tôi có cảm tưởng thế hệ mới của các em như là một mảnh đất hạn hán kiến thức và kỹ năng pháp lý đang chờ cơn mưa thời đại đến từ các phương trời.

Sáng sớm tôi đi ra góc phố, co ro ngồi bên vĩa hè, trong cơn mưa lạnh, ăn tô bún Huế cay và nóng để mà cảm thức xứ Huế. Trước 1975, người xứ Quảng đã đến đây, mang cám dỗ cho dân Thần kinh với chiếc bánh cách mạng đầy máu xương.  Nay thì người Bắc và Thanh Nghệ đang thách thức tâm hồn Huế bằng con đường thực dụng thời đại. Nhưng chắc là Huế còn lâu mới thay đổi – như tô bún giò rất nặng hương vị trong một buổi sáng mưa phùn, gió bấc ngập tràn ẩm ướt cả tuần nay, sẽ vẫn còn đó dưới gốc cây nơi từng góc phố. Với cơn mưa rét buốt này, với giọng nói, với thức ăn cay xé lưỡi này, chắc Huế sẽ còn nhiều gian truân lắm. “Oh the Truth that prunes and purges!” Tôi mong Huế sẽ còn nhiều bình an.

Hai ngày sau, tôi lên xe đò rời cơn mưa dầm dề, không dứt của Huế để trở lại Đà Nẵng. Vừa qua khỏi đèo Phú Gia, thì thị trấn Lăng Cô lại hiện ra ngay trước mắt. Lạ thật, chỉ qua một dãy núi mà khác biệt vô vàn. Trời trong, mây cao.  Một chàng sinh viên mời tôi về làng để ở qua đêm.  Buổi chiều, chúng tôi bơi chiếc thuyền ra đầm lớn, câu cá, bắt cua đồng, bẫy tôm.  Đem cá tôm về ngồi bên vỉa hè tranh, bên bờ sông, đốt nhúm củi tre, nướng con cua đồng chín vàng lên trong cơn gió đầu năm, tỏa khói tràn cay trong mắt. Đồng ruộng Phú Lộc, Chân Mây bao la trước mắt.  Khi chén rượu đế Kim Long hâm nóng đưa lên môi, ôi cả một chân trời mời gọi.  Đêm nằm co lại với chiếc chăn mỏng trên chiếc giường tre trong mái nhà tranh giữa ruộng đồng, gió bấc rét từng cơn thổi vào từ Phá Tam Giang, tôi thấy mình như tan loãng vào không gian núi đồi hoang dã ngút ngàn. Làm thế nào để vươn thoát chính mình ra khỏi thời gian để cho không gian này mãi còn lại với  ta? 

Mỗi  lần đi qua đây, mỗi lần về với bạn hữu, dân quê, trong khói tre, mái tranh, ly rượu gạo nếp làng thôn, là một mối ân huệ vô cùng. Thắp nén hương trước bàn thờ tổ tiên bên đầm Lăng Cô vào một chiều cuối năm, tôi nghĩ đến con người như là những cỗ xe tiến hóa cho tâm thức. Xứ Lăng Cô và con người miền Trung giao thoa trong tâm tưởng, như sự xuyên thấu tràn ý nghĩa tương phản, giữa nỗi bất an và hòa bình, trong gian truân và hạnh phúc mà mỗi chúng ta buộc phải kinh qua.

Núi biển kia, hỡi Lăng Cô:  I shall come again and receive you unto myself!

NHL
Nguồn: daophatngaynay.com
READ MORE - Nguyễn Hữu Liêm – TRẦM TƯ VỚI SÓNG BIỂN LĂNG CÔ