( Hỡi hành giả bên bờ biển
xanh, hãy tìm ra viên Ngọc
nằm ngoài vỏ sò Không và Thời! (Hafiz)
Trong một
ngày đậm đông tháng trước, trên đường từ Đà Nẵng
ra Đại học Huế để
làm việc với Phân khoa Luật, tôi thấy như mình đang đi qua
hai cõi. Từ
một nơi nắng nhẹ, ấm
mát của sông Đà, biển Non Nước, bên này rặng
Hải Vân, chỉ cần đi qua khỏi
đèo là mây mù bao phủ, mưa phùn, gió
bấc cuộn lấy núi rừng,
sông biển, con người xứ Huế.
Khi xe vừa ra khỏi hầm đèo, nhìn xuống
thị trấn Lăng Cô, tôi nói với người lái xe chở
tôi, một Giáo sư luật từ miền
Bắc, rằng theo tôi thì Lăng Cô có lẽ là thị trấn
đẹp nhất Việt Nam. Vị
Giáo sư thì cho rằng
Đà Lạt mới đẹp. Tôi bảo
vị ấy, “Hãy xem kìa!”
Chúng tôi ghé vào một
quán cà phê bên bờ biển để nhìn núi, nhìn mây. Trong lúc chờ cà phê nhỏ giọt vào ly, chúng tôi ra đứng trên một
đồi cát cao, nhìn về phía đông và nam. Mây,
biển, hồ, núi xanh bao phủ lẫn nhau tạo
nên một nét huyền diệu, hùng vĩ. Đẹp
lạ lùng. Vị Giáo sư bây giờ nói lên, “Bây giờ tôi mới thấy
là Lăng Cô đẹp thật, dù tôi đã lái xe đi qua đây
gần như hằng tuần!” Có những
cái đẹp hiển nhiên cần phải được
nhắc nhở người ta mới
nhận thấy được.
Ở đây
có nhiều khu resorts nằm ẩn trong các rặng
phi lao, dừa biển. Một số đang được
xây cất dang dở. Cơn suy thoái
kinh tế mấy năm qua đã làm những dự án nghỉ
dưỡng này dừng lại. Nhìn xuống
bên kia quốc lộ, các ngôi nhà, tiệm, khách sạn, theo kiến trúc tỉnh nhỏ Việt
Nam cũng còn đang vươn lên từ
nghèo khó, cũng đang dang dở,
mang nhiều nét thô sơ và đơn giản. Nhìn lên trên núi cao
vời, nhìn xuống phố thị
bên đường, một đằng thì siêu thực
như mây trời,
một đằng thì tất bật, luộm
thuộm như cảnh đồng ruộng
đầu mùa.
Thiên nhiên như một ân
huệ tinh thần đến từ
cao; con người như là cơ năng ý chí
thân xác từ dưới thấp. Có lẽ
rằng xứ Lăng Cô đang là nơi đồng quy của hai hướng. Từng
lớp lớp thanh niên ở đây đã từ bỏ, giã từ
trời đất này mà ra đi, để rồi cuối
cùng cũng mong tìm về với khoảng nước
non đất trời này. Tôi cảm thức như rằng đây
là một vùng đất tinh thần, vừa linh thiêng, vừa
huyền hoặc lạ lùng, dù là trên đường
quốc lộ vẫn đang tràn ngập
tiếng xe cộ bụi đời
chật vật. “Nature allows man
the vicarious grasping of Truth.” Nếu
không có núi biển kia,
cái gì sẽ cứu vớt những
tâm hồn đơn sơ đầy vật vã này?
Chợt như tôi cảm thấy mình bay cao vào mây trên đỉnh núi – và tự nói cho mình nghe. Hãy nhìn đó! Thiên nhiên và con người như là sự đồng hiến thân của Ý Niệm Tuyệt Đối, “the logos becoming flesh.” Tôi nghĩ đến Hegel, Tân ước. Và Hoa Nghiêm. Khi Pháp tính trải hiện qua không gian, vũ trụ thành hình; khi Ý Niệm trở trăn trong thời gian, lịch sử chuyển động. Tất cả chỉ là những hiện tượng Tâm thức mà con người là giới kịch sĩ bi tráng. Ta khao khát, vật lộn với chính mình để trải thân trong lịch sử, tiến hóa qua thiên nhiên và thân xác, tìm lối đi ra khỏi cơn tha hóa lạc loài trong hiện tượng sinh hữu nghìn trùng.
Trong tiếng gió, tôi nghe mơ hồ vang tiếng gọi Tự Do và Giải Thoát. Tất cả như những cơn gầm phẫn nộ, ầm ầm của từng đợt sóng biển Thái Bình liên tục vỗ vào bờ không ngừng nghỉ. Từng vết bùn dưới ruộng kia, từng hạt cát bên bờ sông nọ, từng viên đá trên rặng núi cao, từng cây dương liễu cong mình dưới gió, từng con thú run lạnh bên vườn, và tất cả cái khối nhân loại tràn trề và triền miên gian nan này - vâng, tất cả, một tổng thể “lạc loài trong kiếp luân hồi” đang gào thét trong khổ đau, đang mải mê quay cuồng, để tìm về chân trời Tự Do. Ta thấy được điều đó ở mọi nơi và cả trong chính ta!
Một ly
cà phê thật đậm sau, tôi lại rơi xuống trần gian. Một
mình đi ra đứng bên cây dương liễu cằn cỗi,
già nua, cong mình dưới
gió đông bắc từ biển, tôi đưa tay đụng
vào thân cây cằn cỗi của “hắn”.
Tôi thấy như mình đang
nắm tay một ông già xứ Quảng, da mặt
thân hình hắn nhăn nheo,
vươn tay ra níu áo tôi, nở
nụ cười đầy tâm sự.
Tôi nhớ đến một ý niệm
học được trong trường đạo Rosicrucian rằng,
“Man is the inverted plant” - Con người
là thân cây đảo ngược. Cây nhận thực phẩm
từ dưới rễ; người
từ bên trên mặt. Cây phô trương cơ phận sinh sản ngửa ra với
trời; con người giấu kín hướng
về phía dưới. Ôi ông già dương liễu ơi, ta với người cùng chia trái đất,
nhưng đi về
hai hướng. Xương sống ta với ngươi đều thẳng đứng nhưng lại đi
hai ngả. Ta đi lên kêu trời; ngươi đi xuống mò đất. Hai chúng ta cần bộ
xương sống nằm ngang của thú vật để
cấu thành một điệp trúc trần
gian. Hèn gì ta thấy
như đang thiếu
cái gì đó, sâu thẳm, vô
cùng. Ta nhớ những con thú của cõi động vật
giữa bao la trời đất này.
Chỉ
có bên muông thú thì ta mới
tìm ra ngã tư thập tự trong tâm thức đầy mâu thuẫn
này.
Gần
quán cà phê có một đám thợ đang xây một con đường đi dạo
bằng đá bên đồi cát. Những thợ nề,
thợ mộc đang chuyển cát đá thành cảnh quan. Chỉ có con người mới có tự
do ý chí chuyển hóa đất đá thành cái đẹp cho ý thức. Tất cả phải
chuyển động về chân trời
Tự Do. Kể cả sỏi
đá, đất cát ngàn trùng
kia. Hằng tỷ tỷ “Hằng
hà sa số” đều phải đứng
dậy mà đi. Qua bàn
tay con người lao động, qua ý thức thẩm mỹ,
nhân loại phải hoàn tất dự án Tự
Do vô vàn này. Tất
cả phải sống lại,
phải đứng lên từ cõi chết, để
cái Đẹp, cái Thiện, và Sự Thật
được hoàn tất trong sự tương giao, từ tính vô tri của đất đá, vô cảm
của cỏ cây, đến sự
khổ đau đầy hồn nhiên của
cõi người. Mỗi viên đá mà con ngươi đắp lên thành con đường chính là mỗi nấc thang tiến
hóa được hoàn tất.
Hoặc là
con người phải có chủ đích và đứng
dậy để tìm Tự Do cho mình hay là họ sẽ
mãi đọa đày trong vô thức như cây cỏ, sỏi đá kia. Chỉ
có chúng ta qua hành trình làm người
mới có kinh nghiệm cuộc đời
– cây cỏ, muông thú, cát
đất không có lịch sử, không khổ
đau, dù đang cùng chung đường
cứu cánh. Nhưng mà, tôi
tự nhủ, con người Việt Nam, như một góc
nhân loại ở xứ miền
Trung này, như tôi đây, còn cả
một xa lộ dài đằng đẵng,
đầy khổ đau nằm chờ
trước mặt, trải dài về
chân trời Giải Thoát. Sẽ còn nhiều gian truân lắm bạn ạ.
Cái đất nước và con người miền Trung này, họ
còn thô sơ lắm, với tâm thức còn dính quá sâu trong cõi
thấp vật thể. Họ
sẽ phải được văn minh hóa qua con đường và phương tiện vật chất trước
đã. Khối tâm thức Việt Nam, ôi thân yêu hỡi những
anh chàng nhà quê mới lên
tỉnh, phải tiêu thụ và giải tỏa
hết cái năng lực dục thức,
trước khi lý tính và ý
chí cõi cao hơn được
làm chủ sự sống. Vâng, dân tộc này đang là của
thân xác trong cõi dục thức. Chúng ta đang cùng
nhau trăn trở, ngụp bơi trong một thời quán tiến
hóa xác thể sắc tướng để
mong được thoát ra ngoài
khoảng không gian nặng ẩm này.
Trưa đến,
chúng tôi về tới Phân khoa Luật, Đại học
Huế. Ra đây lần này, tôi tham dự thỉnh giảng
môn Logic và Tư duy phản
biện. Về với miền
đầy cảm xúc, the realm of feeling, của đất Thần
kinh, sông Hương, núi Ngự,
của con người với giọng
nói ngọt nhẹ, tôi mong góp chút gì bằng năng thức từ cõi lý tính, the realm of rationality - ôi biết đâu, tôi vọng tưởng - nhằm
giúp quân bình tâm hồn Huế, vốn đầy
ắp trong tôi. Biết đến bao giờ,
Huế và miền Trung mới bước qua cõi cảm
xúc ngập tràn để được vượt
thoát. Tôi nhớ đến Pythagoras, một triết gia Hy lạp
2.500 năm trước, đã bắt buộc đệ
tử phải học toán trước
khi truyền dạy bí mật huyền
nhiệm. Muốn tiến lên cõi tinh thần
con người trước hết phải
đi qua cõi lý tính.To be spiritual is to be rational. Chỉ có lý tính mới
cứu Huế ra một lịch
sử triền miên đầy cảm xúc - và khổ
đau, Huế ạ!
Tác giả
(thứ 3 từ trái) cùng các thầy cô Phân khoa Luật Huế. Ảnh:
NHL.
Khoa Luật
bây giờ rất khác với trước 1975. Giọng
nói thầy cô không còn đặc Huế như thưở trước. Tâm hồn dịu dàng của
Huế đang được khuấy động
bởi những con người năng động với giọng
nói sắc bén hơn của thầy cô từ
phía Bắc. Trường Luật đang được
xây dựng trên một khu đất ở
ngoại ô. Cơ sở vật chất
vẫn còn đang trong giai
đoạn bắt đầu. Các thầy
cô chân tình đón tiếp
chúng tôi, vui vẻ chia sẻ, làm việc, trao đổi những trăn trở,
suy tư. Tất cả đều nhắn
nhủ và mong các cựu sinh viên, các thầy cô Khoa Luật của Huế
trước 1975, dù ở phương xa nào, dù có
chính kiến khác biệt về chuyện
đất nước, hãy cùng về tiếp tay với
các thầy cô hôm nay mà
xây dựng Phân khoa Luật cho Huế ngày mai. Nhìn các khuôn mặt ngây thơ, chất phác của sinh viên luật khoa trong lớp học, tôi có cảm
tưởng thế hệ mới
của các em như là một mảnh đất
hạn hán kiến thức và kỹ
năng pháp lý đang chờ cơn mưa thời đại đến
từ các phương trời.
Sáng sớm
tôi đi ra góc phố, co ro
ngồi bên vĩa hè, trong cơn mưa lạnh, ăn tô bún Huế cay và nóng để mà cảm thức
xứ Huế. Trước 1975, người
xứ Quảng đã đến đây, mang cám dỗ
cho dân Thần kinh với chiếc bánh cách mạng
đầy máu xương.
Nay thì người Bắc và Thanh Nghệ đang thách thức tâm hồn Huế
bằng con đường thực dụng
thời đại. Nhưng chắc là Huế còn lâu mới
thay đổi – như tô bún giò
rất nặng hương vị trong một buổi sáng mưa phùn, gió bấc
ngập tràn ẩm ướt cả
tuần nay, sẽ vẫn còn đó dưới
gốc cây nơi từng góc phố. Với cơn mưa rét buốt
này, với giọng nói, với thức ăn cay xé lưỡi
này, chắc Huế sẽ còn nhiều
gian truân lắm. “Oh the
Truth that prunes and purges!” Tôi mong Huế
sẽ còn nhiều bình an.
Hai ngày sau, tôi lên xe đò rời
cơn mưa dầm dề, không dứt
của Huế để trở
lại Đà Nẵng. Vừa qua khỏi
đèo Phú Gia, thì thị trấn Lăng Cô lại hiện ra ngay trước
mắt. Lạ thật, chỉ
qua một dãy núi mà khác
biệt vô vàn. Trời trong, mây cao. Một chàng sinh viên mời tôi về làng để
ở qua đêm. Buổi chiều, chúng tôi bơi chiếc
thuyền ra đầm lớn, câu cá, bắt
cua đồng, bẫy tôm. Đem cá tôm về
ngồi bên vỉa hè tranh, bên bờ sông, đốt nhúm củi tre, nướng con cua đồng chín vàng lên trong cơn gió đầu năm, tỏa khói tràn cay trong mắt. Đồng ruộng
Phú Lộc, Chân Mây bao la
trước mắt. Khi chén rượu đế Kim Long hâm nóng đưa lên môi, ôi cả một chân trời
mời gọi. Đêm nằm co lại với
chiếc chăn mỏng trên chiếc giường tre trong mái nhà tranh giữa ruộng đồng,
gió bấc rét từng cơn thổi vào từ Phá Tam Giang, tôi thấy mình như tan loãng vào không gian núi đồi
hoang dã ngút ngàn. Làm thế
nào để vươn thoát
chính mình ra khỏi
thời gian để cho không gian này mãi còn lại với ta?
Mỗi
lần đi qua đây, mỗi lần về
với bạn hữu, dân quê, trong khói tre, mái tranh, ly rượu gạo nếp
làng thôn, là một mối ân huệ vô cùng. Thắp
nén hương trước
bàn thờ tổ tiên bên đầm Lăng Cô vào một chiều cuối
năm, tôi nghĩ đến con người như là những cỗ xe tiến
hóa cho tâm thức. Xứ Lăng Cô và con người miền Trung giao thoa trong tâm tưởng, như sự xuyên thấu tràn ý nghĩa tương phản, giữa nỗi
bất an và hòa bình, trong
gian truân và hạnh phúc
mà mỗi chúng ta buộc phải kinh qua.
Núi biển
kia, hỡi Lăng Cô: I
shall come again and receive you unto myself!
NHL
Nguồn:
daophatngaynay.com
No comments:
Post a Comment