Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đi thâm nhập thực tế vào miền giới tuyến tạm thời vào năm 1957. Nơi đây có con sông Hiền Lương làm ranh giới hai miền Nam Bắc. Nhìn cảnh tượng đất nước bị chia đôi, gia đình ly biệt, vợ chồng xa nhau với bao nhớ nhung, chờ đợi…, nhạc sĩ quặn lòng, xúc cảm và đã gửi tâm hồn vào ca khúc của mình một cách thống thiết, sâu lắng, đau thương nhưng có niềm hy vọng. Đó là bài “Câu hò bên bờ Hiền Lương”
Ngay câu đầu tiên của bài ca như hiện lên một bức tranh buồn
vương man mác với bao niềm thương nhớ hướng về Nam:
“Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về,
Mắt đượm tình quê, đôi mắt đượm tình quê…”
Tiếp đó nhạc sĩ đã tạo ra một không gian trầm lắng có cảnh
thuyền buồm trên sông với văng vẳng giọng hò thắm tình chung thủy của những cặp
vợ chồng xa nhau cách trở:
Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòng,
Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòng,
Bỗng trong sương mờ, không gian trầm lắng nghe câu hò:
Hò ơi! Ơ hơ ơ thuyền ơi! Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Nhắn ai gìn giữ câu nguyền:
trong cơn bão tố vững
bền lòng son”.
Lời ca câu hò đó là nói lên tình cảm của phái nữ bên kia sông đang ngóng trông, chờ đợi và muốn nhắn nhủ, nhắc nhau điều tâm ước thề nguyền với nhau lúc chia tay…
Lời ca câu hò đó là nói lên tình cảm của phái nữ bên kia sông đang ngóng trông, chờ đợi và muốn nhắn nhủ, nhắc nhau điều tâm ước thề nguyền với nhau lúc chia tay…
Nhạc sĩ hình dung những người vợ ở bên bờ Nam ngày đêm mong
chồng như những cái bến đợi thuyền về neo đậu. Thế rồi cứ đem lời tâm sự nhắn
gửi thiết tha một lòng chung thủy với những người chồng ra Bắc tập kết mà không
biết bao giờ được gặp lại.
Sau đó, tác giả lại liên tưởng đến tâm trạng của những người
chồng xa cách khi nghe giọng hò tha thiết ấy của những người vợ, người yêu đang
mong mỏi chờ trông:
“Ôi câu hò chiều nay, sao nghe nặng tình ai!
“Ôi câu hò chiều nay, sao nghe nặng tình ai!
Hay là em bên ấy trong phút giây nhớ nhung trào sôi,
Gửi lời tin theo gió qua mấy câu thiết tha hò ơi!...”
Ôi, sao mà da diết, quặn lòng đến thế! Nghe câu hò mà phán đoán, hình dung người thương yêu đang tuôn trào nổi nhớ vào không gian thầm lắng từng phút, từng giây…
Ôi, sao mà da diết, quặn lòng đến thế! Nghe câu hò mà phán đoán, hình dung người thương yêu đang tuôn trào nổi nhớ vào không gian thầm lắng từng phút, từng giây…
Thế rồi tiếp đó, những người chồng, người yêu lại tìm cách
nhắn gửi bao lời tâm tình, cảm động qua sông núi, mây gió, chim trời bay về quê
hương miền Nam ruột thịt:
“Trông qua rặng Trường Sơn, miền quê xa tắp chân trời,
Mây lặng lờ trôi, mây đen lặng lờ trôi.
Xa xa một đàn chim, so mây giang cánh lưng trời,
Hỡi chim hãy dừng cho ta gửi đến phương xa vời…”
Những câu hò nói lên tình cảm sắt son chung thủy của vợ
chồng là sức mạnh để đem lại niềm tin cho nhau đến ngày hội ngộ:
“Hò ơi, dù
cho bến cách sông ngăn,
Dễ gì chặn được duyên anh với nàng!...
Xé mây cho sáng trăng vàng,
Khai sông nối bến, cho chàng về em.”
Và nhạc sĩ Hoàng Hiệp cũng đã gửi gắm lòng mình như những
người trong cuộc có chung hoàn cảnh chia ly qua mấy câu ca cuối cùng đầy xúc
động và mang tính triết lý chân thực của tình yêu:
“Ôi câu hò chiều nay, sao nghe nặng tình ai!
Nơi miền quê xa vắng, em có nghe thấu chăng lòng anh?
Tình này ta xây đắp nên thủy chung không bao giờ phai!...”
Nguyễn Hồng Trân
(Đại học Huế)
(Đại học Huế)
Phước Vĩnh, tp. Huế,
năm Tân Mão, 2011
năm Tân Mão, 2011