Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, February 4, 2015

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) - MẦU NHIỆM CỦA TÂM ĐỊNH TUỆ





Mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ


May mắn nhất của đời người là biết được và thụ hưởng được những mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ. Tâm Định Tuệ là tâm linh tối thượng của vũ trụ, tiềm ẩn ở mỗi con người và trong tất cả chúng sinh. (Toàn thể vũ trụ là biểu hiện của Tâm Thức).

Định là dừng lại những nghĩ tưởng của tâm vô minh - tức là vọng tưởng (để giải thoát tâm não khỏi trạng thái bị quy định). Tuệ là ánh sáng thấy biết-tịch lặng (vô niệm) của tâm.
“Định tức Tuệ-Tuệ tức Định” là Viên Giác. Viên Giác là Tâm Linh Tối Thượng, là Chân-Thiện-Mĩ, là Thượng Đế, là Phật Tính, là Chân Ngã.

Năng lực thực hành Định Tuệ là sự nghiệp cao quý nhất của đời người. Năng lực đó bất kì ai cũng có thể đạt được ít nhiều, nếu biết học tập theo các nền minh triết tâm linh, theo các tôn giáo thánh thiện, theo đạo Phật.

Để có năng lực đó, đơn giản nhất là tự tri; hoặc quán hơi thở, hoặc chú tâm thầm niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”, với ý thức chuyển hoá dần những tâm tưởng mang năng lượng xấu ác, phiền não, si mê; chuyển hoá vì tự lợi-lợi tha. (Người tin tưởng năng lực cứu khổ cứu nạn của Bồ tát Quán Thế Âm - một vị cổ Phật - có thể theo hoặc không theo đạo Phật, nhưng cần học hỏi thêm Phật pháp).

Tâm Định Tuệ bao trùm vũ trụ. Ai thực hành phát triển năng lực Định Tuệ là mang thiện ích lớn cho mình, cho thân nhân còn sống hay đã từ giã kiếp người, cho tất cả chúng sinh, cho đạo lí giác ngộ tối thượng của vũ trụ.

Thực hành Định Tuệ mang nội hàm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả”. 
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Idoc.vn).

Thực hành phát triển năng lực Định Tuệ là một công trình Đại thừa (vì sự nghiệp chung) quan trọng. Ai thành tâm thực hành là có sự giúp đỡ, gia trì của các bậc giác ngộ, của các vị thiện thần hộ pháp. Các vị thiện thần hộ pháp giúp đỡ nhiều mặt, kể cả hoàn cảnh cuộc sống, phương tiện tồn tại. (Nhiều học giả hiện đại, có trình độ uyên thâm về vật lí lượng tử, lí giải điều này rất hay).

Nghiệp là diễn trình gieo nhân-gặt quả (quả báo) của hành vi thân khẩu ý. Theo nhiều nhà khoa học thì nghiệp cũng mang năng lượng; mọi hiện tượng và toàn cơ thể vũ trụ là những dòng chảy năng lượng; năng lượng tâm thần là dạng năng lượng cơ bản nhất… Thực hành Định Tuệ có công năng chuyển nghiệp, cải thiện nghiệp riêng và nghiệp chung. (Khoa học đã phát hiện ảnh hưởng của năng lượng tâm ý đến thế giới vật chất bên ngoài, đến môi trường sống, đến những ngưòi và những nơi rất xa…).

Nhiều nghiên cứu y học và sinh học cho thấy rằng, thực hành Định Tuệ làm thay đổi cấu trúc não, cải thiện sức khoẻ bộ não, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ toàn diện. Đặc biệt, sự thực hành sẽ kích thích tuyến tùng tạo đủ lượng melatonin cần thiết cho sự phòng chống ung thư. Nhiều trường hợp thực hành Định Tuệ và cầu nguyện chân chính đã chiến thắng bệnh nan y.

Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục. Sau khi từ bỏ thân xác tạm bợ này, sẽ không phải chui rúc vào các nẻo si mê đầy đau khổ phiền não; sẽ không phải làm thân ngạ quỷ vất vưởng chốn mồ mả hay các nơi thờ cúng.

Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ hội tụ ở mình mọi giá trị, mọi chất lượng cuộc sống đích thực, không ảo tưởng phù phiếm. Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ biết tôn quý mọi phương tiện thăng hoa trí tuệ-tâm linh của người khác, không kì thị tôn giáo - không “hơn thua, cao thấp”. Đó là tâm Đại thừa chân chính.

Tâm Định Tuệ là ông chủ minh triết hoà bình, là trí tuệ vô sư, là trí tuệ siêu việt của chính mình. Tâm Định Tuệ là cực lạc thiên đường, là mái ấm tinh thần, là quê hương tâm linh vĩnh hằng. Tâm Định Tuệ là kho chứa vô tận công đức và phước đức; là năng lực sáng tạo thuận hợp Chân-Thiện-Mĩ; là cội nguồn của đạo đức nhân văn đích thực, của từ bi bác ái. Tâm Định Tuệ là tinh thần tự do tự tại. Tâm Định Tuệ là chốn tiêu dao cùng bạn lữ minh triết khắp vĩnh hằng.

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)


READ MORE - Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) - MẦU NHIỆM CỦA TÂM ĐỊNH TUỆ

ĐÊM GIAO THỪA - thơ Hồng Tâm





ĐÊM GIAO THỪA

Xuân về trên khắp quê hương
Nghe rộn rã tiếng nói cười rất trẻ
Xuân hãy mang an lành cho nhân thế
Ngọn cỏ đùa trong nắng mới long lanh

     
Chỉ riêng tôi có những ước mong
Cầu chúa xuân mang nhiều hạnh phúc
Tôi cầu xin đừng thổi ước mơ vụt tắt
Ước mơ những người nghèo
Vì họ không có mùa xuân

    
Muôn nẻo đời nhọc nhằn giấc mưu sinh
Cái đói đang lo cái no nghĩ tới
Họ chỉ mong cơm ngày hai buổi
Vài gói mì tôm khi cái Tết cận kề

    
Xuân về rồi khắp nẻo đường quê
Phố vàng hoa rực muôn màu sắc
Trong tiết xuân người người họp mặt
Nâng cạn ly, mừng tuổi cho nhau

     
Đời vẫn còn muôn vạn nỗi đau
Những đứa trẻ cần vòng tay người mẹ
Tôi  lắng nghe thì thầm nhỏ nhẹ
"Con mồ côi, mẹ giờ ở nơi đâu"

   
Đêm giao thừa trời đất xôn xao
Chiếc lá xanh cựa mình trong gió

 Hồng Tâm
( Lý Thị Minh Tâm - Bến Cầu - Tây Ninh )

                        From: <lyminhly456@gmail.com>


READ MORE - ĐÊM GIAO THỪA - thơ Hồng Tâm

Thơ Trúc Thanh Tâm: MUÔN DẶM TÌNH QUÊ 12 / LẦN XA NÚI SẬP





Hội An


MUÔN DẶM TÌNH QUÊ 12

34. EM HÀ ĐÔNG

Chập chờn bóng khói hình sương
Ta nghe trời đất tỏa hương quanh đời
Đêm nay giữa phố lạ người
Hà Đông em vẫn mặn mòi riêng ta !

35. TÌNH HỘI AN

Thời gian chầm chậm phía xa
Sông xưa bến cũ phôi pha nỗi buồn
Nói gì cho hết yêu thương
Mai xa phố cổ Hội An trả người !

36. ĐÊM RƯỢU CẦN

Hoa Ban nở rộ núi đồi
Ta lang bạt giữa nụ cười bao dung
Tình Dao, nghĩa Thái quen thân
Đêm chưa muốn sáng rượu cần cong môi !

TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )




LẦN XA NÚI SẬP

Em ơi, có nhớ tình thơ
Nắng hồng ngày cũ bên bờ sông quê
Tiếng ve âu yếm gọi hè
Thư tình mực tím đường về trao tay

Xa rồi Núi Sập nghiêng mây
Gió mênh mang gió chẻ hai vạt buồn
Đâu rồi ánh mắt em thương
Tình trên lối rẽ héo hon duyên đời

Đèn đêm tôi với đơn côi
Thời gian sót lại những lời yêu xưa
Trên cành lá đếm hạt mưa
Nhớ em chỉ tiếng gió lùa qua hiên !

Tháng 2. 2015
TRÚC THANH TÂM
( Châu Đốc )



From: tructhanhtaam@yahoo.com
READ MORE - Thơ Trúc Thanh Tâm: MUÔN DẶM TÌNH QUÊ 12 / LẦN XA NÚI SẬP

CỚ GÌ? - thơ Trần Ngọc Hưởng




Cớ gì?

Cớ gì hẹn đến kiếp sau,
Sao mình chẳng nhận yêu nhau kiếp này!
Hai người cách một gang tay,
Bắc cầu dải yếm bao ngày hoài mong


Cớ gì đố lá diêu bông,
Xui anh vào cuộc sắc không kiếm tìm.
Mịt mờ điệu lý tầm duyên,
Tỏ mờ hư ảnh mấy miền nổi trôi.


Cớ gì một ánh nhìn thôi,
Một bàn tay, một bờ môi … thế mà
Người ta vẫn của người ta,
Và anh vẫn mãi mãi là … của anh


Cớ gì cây rút ruột xanh,
Hoa hồn nhiên vặn mãi mình mà tươi.
Hướng luôn về phía lứa đôi,
Mà ai ngày tháng mồ côi mỗi mình.


Cớ gì mà mãi nín thinh,
Cho gần gũi mấy cũng thành xa xôi.
Chuyến xe chỉ mỗi em ngồi,
Chỗ bên để trống lâu rồi đó em!

                          Trần Ngọc Hưởng


From:  <mrtranvansau@gmail.com>
READ MORE - CỚ GÌ? - thơ Trần Ngọc Hưởng

TÀ ÁO TRẮNG - Bích Long - Video: La Thụy

READ MORE - TÀ ÁO TRẮNG - Bích Long - Video: La Thụy

CHÙM THƠ VŨ MIÊN THẢO


                  Tác giả Vũ Miên Thảo


 RỪNG VÀ TA CUỐI NĂM                                                 

Hai tám
Tân Hòa đêm nhớ phố
mắt ướt sương
Nhỏ thui thủi một mình
đi chợ Tết, hẹn em giờ đã lỡ
giữa rừng già
ta chỉ biết…lặng thinh!

Bài tình ca
rừng đêm nghe ta hát
gió hòa âm, sol trưởng chợt trầm mê
Dầu Tiếng ơi! Xin đừng run sóng bạc
thôi thúc chi
ba mươi Tết Ta về!

Dù hai tám
đất vàng hoa Tết rụng
áo vàng em năm trước vẫn tươi màu
giao thừa phố
đêm cuối mùa tận hưởng
ngày còn duyên
ta cứ mãi còn nhau

Chiều ba mươi
chòi rừng ta thu xếp
ba lô. áo gió giày đi rừng
hai chậu lan rừng mang về hết
một tặng bạn thân, một gửi “người dưng”
  
Đã Tết năm lần
về chiều ba mươi
thắt thỏm ngóng chờ, mắt em ướt
hối hả gió dồn, hồn ta sướt mướt
em sẽ cười, đon đã dấu son môi

Nhớ nhà
nhớ phố
và nhớ em
cũng không thể bỏ rừng hiu quạnh
em thui thủi
nhưng có trường, có bạn
đêm một mình, rừng khóc!
chẳng người quen
  
Vậy nhé!
cứ chờ thêm hai tối
ta gặp khi đèn hội
phố hoa đăng
chợ Tết nhớ đừng mua hoa Tết
chẳng hoa nào …
đẹp nết như Phong Lan!   

                Vũ Miên Thảo


VIẾT VỀ DÒNG SÔNG HÒ HẸN

Vàm Cỏ của nhau tím màu hoa sông                                                 
dịu mát chiều hôm tình xanh ngọc                                                   
bờ Bắc nhớ bờ Nam áo hồng gội tóc                                                 
cho đôi bờ thơm ngan ngát hương lòng                          

Vàm Cỏ của nhau xanh trời hò hẹn                                               
bốn mùa lui tới chạm mùa thương                                               
bờ Bắc một ngày hoa thắm bến                                                   
bờ Nam trẫy hội đưa- đón má môi hường
đôi bờ chung con nước xanh trong                                                    
nhụy nở hoa khai chồi trổ mộng                                                        
cành thủy chung gió mùa reo với sóng                                               
khúc xuân nồng :                                                                         
Vàm Cò Đông ơi!                                                                              
Vàm Cỏ Đông!

                           Vũ Miên Thảo


CUNG MI THỨ MÙA ĐÔNG

Hết năm!
tờ thời gian ghi ngày tháng xa người
quặn niềm đau cát bụi
lốc lịch còn một tờ chờ đợi…
Hoạ Mi về rừng
bấc rung cành đơn côi

Hết năm!
những tàng cây quên mất tuổi tên
vườn ngậm sương mù
the thắt nhớ
mong người về
mai mùa xưa muộn nở
giao thừa
rượu nhạt
đắng môi quen

Hết năm!
ra phố
gặp nụ cười nhăn nhó
đối bóng gương đời
xin hỏi
phải là tôi?!
vài giờ cuối đông
hoa tàn
vung vãi phố
góc hẹp lặng lờ những đoá mồ côi

Hết năm!
phút cuối cùng bài hát mùa đông
cung mi thứ
trầm buồn theo tiếng lá
em không về
Hoạ Mi ơi!
xa lạ!
xuân sắc hương
vẫn ăm ắp nỗi se lòng!?

             Vũ Miên Thảo

THÁNG GIÊNG….MỘT MÌNH  


Đông đã cuối, khoe sắc hoa cười bướm
đêm  ba mươi, hương xuân tràn khắp chốn
hồn thanh tân rạo rực đón em về

Đông đã cuối, chiều nay mưa nuối tiếc
chuyện tình yêu dăm giọt nhớ mồ côi
sao người vẫn xa vời Mai đã Tết  

Đông đã hết, trời xanh trong sắc thắm
mùa nhân duyên oanh yến líu lo mừng
người không về ta và Tết cũng dững dưng

Đông từ giã, sao người không hội ngộ
vườn lạnh vắng, lá ru buồn với gió
chắc tại tháng giêng nên ta cứ một mình

                                      Vũ Miên Thảo


 CHỚM ĐÔNG NGHE BIỂN NHỚ ...

Im nghe một chút đông về
sương ru lá
nhớ sơn khê bóng người
mộng vừa đi đã chơi vơi
đêm chưa nửa
đã mẫn mùi hắt hiu
vừa xa
tay đếm mấy chiều
xứ người nghe biển hát liêu xiêu ngày
chớm mùa
năm ngón tay gầy
co ro lạnh
nắm không đầy dấu yêu!
gió xua hơi cũ lêu bêu
âm vang mùa nhớ về theo biển gào
xa trông loáng thoáng Hòn Khô (1)
hòn Chồng mất giữa chồm cao sóng vờn

Xa người
thêm nữa chon von
ngoài ta
đông, có ai còn nhớ ai?

                        Vũ Miên Thảo

(Nha Trang chớm đông 2004)
(10-2004 /10-2013)
(1) Núi Cô Tiên)

-----------------------------------
Tên  thật  VÕ TẤN LỘC – Hội VHNT Tây Ninh
Dđ: 01662408920
Đ/c : Hộp thư số 15/ Bưu điện huyện Hòa Thành Tây Ninh

READ MORE - CHÙM THƠ VŨ MIÊN THẢO

THẦY ĐỀ - Truyện ngắn của Tâm Giao Nguyễn Văn Tương






THẦY ĐỀ

Truyện ngắn của Tâm Giao Nguyễn Văn Tương
         
Dân gian hể thấy ai có máu dê thì gọi là thầy Đề. Bởi thế người ta gọi ông là thầy Đề riết rồi quen, quên luôn ông tên thật là gì. Riêng ông nghĩ thế nào thì chẳng ai biết, có điều ông không giận hay bực bội gì với cái tên ấy.
         
Dáng người khỏe, cao trung bình, tóc luôn luôn rẻ đường ngôi láng mượt với dầu brillantine, trán cao hơi trợt nhìn có vẽ lanh lợi nhưng lém lém một tí! Cằm vuông, miệng rộng và đặc biệt là cái môi không dày nhưng đều, không có khóe nên trông như một vòng tròn bị bóp dẹp lại một chút. Vợ đẹp con khôn bầy đàn, nhưng tại cái tính ưa léng phéng, đôi khi lại hại ông.Về phương diện tướng số nói rằng cái miệng ấy có tài ngoại giao.
         
Ông không làm ngoại giao mà chỉ là một viên chức nhỏ, thư kí văn phòng của một huyện. Cái tướng tốt ấy phát triển khá lắm.  Miệng mồm ông dẽo quẹo. Trong mọi câu chuyện tranh luận giữa bạn bè, ông luôn chuyển bại thành thắng. Phải chi ông dùng tài nầy đúng chỗ thì đường công danh ông chắc có thơm hơn để vợ con ông nhờ. Ông lại dùng tài nầy vào việc dê gái, mà gái của ông là mấy bà quá lứa lỡ thì hay góa chồng lúc còn xuân sắc. Ông ghẹo hay đáo để. Đã ra đòn là thắng, địch thủ chắc chắn ngã đo ván … trên giường!
          
Chuyện kể rằng: có lần đi công tác xa bằng một chuyến đò dọc, con đò đi mất một ngày một đêm mới đến chợ Phiên ở Cam Lộ. Khách đi đò đủ tầng lớp, đặc biệt là khách hàng buôn bán đường dài. Già có mà trẻ cũng có, sồn sồn thì nhiều nhất. Suốt ngày, ăn nghỉ, ngủ tại chỗ, lúng túng đủ điều, bởi thế người đem mọi chuyện đông tây nam bắc ra kể. Cái việc nầy thì thầy Đề tài tình lắm. Ông kể hay và có duyên, cái duyên “gù” gái mà, nên được nhiều người nể phục. Trong khi nói, ông để ý một cô mặt hoa da phấn nhưng tuổi đời như đã xế. Ông chép miệng nhủ thầm: Cái ngữ ấy mà đổi con mụ nhà quê của mình rồi thêm đôi trâu cày ông cũng khoái, người gì láng mượt. Có chồng con hay không có ngốc mà hỏi, ông đâu quan tâm việc ấy. Ông lân la lại gần để săn bắt đối tượng y như con cọp đã để ý con hoẳng béo tốt đang trong tầm vồ của nó.
         
Trời tối dần, ông càng lân la lại gần sát bên, Ôi con mẹ trông mát rượi, êm đáo để! Mọi người chuyện trò về khuya mệt mỏi lăn ra ngủ tay cứ lùa, chân cứ gạt qua lại làm sao kiếm ra được cái đằm đủ rộng để ngã cái thân mình là tốt rồi, không cần biết ngủ kế bên mình là ai. Bởi thế người xưa có câu hò: 
         -Trồng trầu trồng lộn dây tiêu,
         Con đi đò dọc mẹ liều con hư…
Hay:
        -Mẹ già cuốc đất trồng khoai
        Con đi mua ngọn nghe ai không về.
Thì có nghe những miệng mồm như ông Đề chắc quên đường về!
         
Ngọ nguậy làm sao như vô tình nhưng mang đầy chủ ý, ông thầy Đề lại ngủ kế bên người đẹp cả ngày ông hâm mộ. Càng về khuya, chỉ có hai người chèo đò mũi và lái là còn thức và hai tay đua nhịp nhàng cùng mái chèo.Trăng thanh gió mát, không khí yên ắng, chỉ còn tiếng róc rách xé nước của mái chèo. Âm thanh nhè nhẹ và đều đều làm cho ai nấy cũng trĩu nặng bờ mi và khép dần, chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành, say sưa cùng tiếng hò lãnh lót đối đáp của các chủ đò ngược xuôi. Bỗng một người trở mình và có tiếng la hốt hoảng của một phụ nữ.
          -Tay ai? Ai có máy lửa kẹc lên coi, mau lên, tui bắt được tay người mô đang mò tui.
          - Ừ mau lên kẹc máy lên coi tay ai. Ông Đề cũng hùa la theo.
Khi sáng đèn lên mọi người nhao nhao:
          -Tay ai, tay ai…? Đêm khuya đi mò bậy bạ!
Mọi người tò mò hỏi :
          -Tay ai … tay ai…?
Cô gái cầm bàn tay lạ đưa lên.
          -Tay ai ?...Ủa, té ra là tay tui. Ông Đề nói tỉnh queo.
 
           Tình huống mang đầy kịch tính khiến mọi người nín chẳng được, bèn cười xòa sảng khoái. Thế là ông Đề gở được một bàn thua trông thấy.
          
Về văn thơ, thầy Đề cũng xứng đáng là một văn nhân. Chỉ mới tốt nghiệp pờ-ri-me nhưng ông nói tiếng Phờ-răng-xe ngọt xớt, đúng sai gì thì chẳng ai biết. Nhưng ông làm thơ cổ hay câu đối thì có tiếng trong vùng, người ta thường nhờ thầy Đề viết câu đối. Có lần một người bạn đồng liêu bị bạo bệnh qua đời, để lại bà vợ mơn mởn xuân xanh với vài mụn con nhỏ. Ngày đi đám ma bạn mình, thầy Đề điếu hai câu đối bằng chữ nho chính tay ông viết, nét chữ rồng bay phượng múa, chủ nhà rất quý và treo trang trọng ngay căn giữa cho oai, dẫu rằng bà mù tịt cán mai, chữ Việt còn đọc chưa thông nói gì chữ nho! Đối rằng:
"Sống gởi nạc, thác gởi xương, cám cảnh thương anh thiên cổ trước!
Trẻ chưa qua, già chưa tới, vãng lai thăm chị bách niên sau".
          
Một hôm có người bà con xa về ghé thăm, đọc hai câu đối của ông Đề thì giật mình thấy nội dung đen tối, hoảng hốt bảo bà chủ nhà gở ra đốt đi. Ông giải thích đó là hai câu đối ghẹo bà chủ … Đại khái như sau: “Sống chết thì nương nhau, thương anh đã chết trước, chị nhà còn trẻ, tui vãng lai thăm chị nối lại phần đời còn lại”, nghĩa là muốn phần đời còn lại –từ khi anh bạn chết- ông sẽ đi lại chung sống với bà đến bạc đầu! Thế nầy thì thầy Đề quá đáng lắm rồi.
          
Cũng bởi cái tội thấy mồi là đi không đứt, chẳng phân biệt phải quấy gì cả, con thú thì mắc bẩy, người thì mang họa vào thân.
          
Số là trong huyện có một ông nghè rất tiếng tăm. Ông Nghè làm sui với ông Bố chánh Quảng Điền. Nhưng không may người con trai xấu số của ông Nghè đã ra đi sớm, để lại cô con dâu mượt mà dễ thương, chỉ mới sinh một đứa con. Của ngon, gái một con trông mòn con mắt là thế nhưng trong vùng, chẳng ai dám léng phéng vì cái uy ghê gớm của ông nghè. Ông nghè là anh ruột của ông huyện. Ông Đề biết thế nhưng cầm lòng không được. Ngày ngày, cô con dâu của ông nghè đi chợ ngang cơ quan là ông Đề lân la làm quen, khi thì gởi mua giúp gói thuốc, khi thì chai rượu… Không biết ông Đề nói gì, riết rồi cá cắn câu nhờ cái miệng dẻo quẹo, và kết quả cuối cùng là ông đã gởi cho bà một cái bầu! Ông nghè phát điên vì mất mặt với bà con, tức giận vì thầy Đề đã dám giởn mặt ông. Bạn đồng liêu ai cũng ngán, thấp thỏm lo cho ông Đề. Chuyến nầy chết là cái chắc! Nhưng ông thì vẫn chiếc kính trắng tinh nghịch nhếch mép cười cười như chẳng có gì xảy ra. Ông chỉ nói đơn giản rằng bụng làm dạ chịu chớ phàn nàn chi ai.
          
Bẳng đi chừng nửa tháng sau, bạn bè thấy ông Đề sửa soan hành trang lên vùng sâu nước độc Ba Lòng, trên tay cầm sứ vụ lệnh thuyên chuyển nhiệm sở với lý do kỉ luật để ngày ngày vui với khỉ gió… Từ đấy không biết ông Đề đã tởn cái tội ăn trái cấm hay chưa?

                                            Tâm Giao Nguyễn Văn Tương


READ MORE - THẦY ĐỀ - Truyện ngắn của Tâm Giao Nguyễn Văn Tương

PHAN PHỤNG THẠCH - thơ Chu Vương Miện






PHAN PHỤNG THẠCH
[1942 - 1973]

tuổi già sao giống những ngày mưa
gió lốc xôn xao mấy xóm dừa
chữ nghĩa mấy rầy sao loạng quạng
lâu rồi xa lắm chả còn thư 
bạn nằm ngơi nghỉ 42 năm
ta sống lao đao cả miền nam
bây giờ xô dạt sang Mỹ quốc
nhìn lên vẫn một mẩu trăng rằm 
sống thác chả qua là cái số
ngắn dài đêm vẫn đủ năm canh
số bạn ở gần nơi nguyên quán
số ta thì loạn chốn dừng chân
trên 40 năm chả gặp nhau 
bạn nơi nghĩa địa làng Đạo Đầu
cây mận năm xưa còn hoa trái
hay cũng cùng người thoát khổ đau?
lấu quá không làm thơ làng xã
Ngô Xá Trung An lại Xóm Bầu
ta đi từ lúc 13 tuổi
ngoảnh nơi Hồng Quảng thấy gì đâu?
có buổi qua Hành Hoa ba bến
đồng lúa trời cao lẫn mấy mầu 
bao nhiêu kỷ niệm theo chiến nạn
chả còn gì? còn những đẩu đâu?
một bữa dừng chân nơi Chợ Cạn
nhìn qua Mỵ Thủy sóng bạc đầu
ngược lên chợ Sải về Thạch Hãn
nơi quê nghèo vẫn muôn thủa còn nhau
                                               
                                      chu vương miện

READ MORE - PHAN PHỤNG THẠCH - thơ Chu Vương Miện