Truyện ngắn của Tâm Giao Nguyễn Văn Tương
Dân gian hể thấy ai có máu dê thì gọi là thầy Đề. Bởi thế người ta gọi ông là thầy Đề riết rồi quen, quên luôn ông tên thật là gì. Riêng ông nghĩ thế nào thì chẳng ai biết, có điều ông không giận hay bực bội gì với cái tên ấy.
Dáng người khỏe, cao trung bình, tóc
luôn luôn rẻ đường ngôi láng mượt với dầu brillantine, trán cao hơi trợt nhìn
có vẽ lanh lợi nhưng lém lém một tí! Cằm vuông, miệng rộng và đặc biệt là cái
môi không dày nhưng đều, không có khóe nên trông như một vòng tròn bị bóp dẹp
lại một chút. Vợ đẹp con khôn bầy đàn, nhưng tại cái tính ưa léng phéng, đôi
khi lại hại ông.Về phương diện tướng số nói rằng cái miệng ấy có tài ngoại
giao.
Ông không làm ngoại giao mà chỉ là một viên chức nhỏ, thư kí văn phòng của một huyện. Cái tướng tốt ấy phát triển khá lắm. Miệng mồm ông dẽo quẹo. Trong mọi câu chuyện tranh luận giữa bạn bè, ông luôn chuyển bại thành thắng. Phải chi ông dùng tài nầy đúng chỗ thì đường công danh ông chắc có thơm hơn để vợ con ông nhờ. Ông lại dùng tài nầy vào việc dê gái, mà gái của ông là mấy bà quá lứa lỡ thì hay góa chồng lúc còn xuân sắc. Ông ghẹo hay đáo để. Đã ra đòn là thắng, địch thủ chắc chắn ngã đo ván … trên giường!
Ông không làm ngoại giao mà chỉ là một viên chức nhỏ, thư kí văn phòng của một huyện. Cái tướng tốt ấy phát triển khá lắm. Miệng mồm ông dẽo quẹo. Trong mọi câu chuyện tranh luận giữa bạn bè, ông luôn chuyển bại thành thắng. Phải chi ông dùng tài nầy đúng chỗ thì đường công danh ông chắc có thơm hơn để vợ con ông nhờ. Ông lại dùng tài nầy vào việc dê gái, mà gái của ông là mấy bà quá lứa lỡ thì hay góa chồng lúc còn xuân sắc. Ông ghẹo hay đáo để. Đã ra đòn là thắng, địch thủ chắc chắn ngã đo ván … trên giường!
Chuyện kể rằng: có lần đi công tác xa bằng một chuyến đò dọc, con đò đi mất một ngày một đêm mới đến chợ Phiên ở Cam Lộ. Khách đi đò đủ tầng lớp, đặc biệt là khách hàng buôn bán đường dài. Già có mà trẻ cũng có, sồn sồn thì nhiều nhất. Suốt ngày, ăn nghỉ, ngủ tại chỗ, lúng túng đủ điều, bởi thế người đem mọi chuyện đông tây nam bắc ra kể. Cái việc nầy thì thầy Đề tài tình lắm. Ông kể hay và có duyên, cái duyên “gù” gái mà, nên được nhiều người nể phục. Trong khi nói, ông để ý một cô mặt hoa da phấn nhưng tuổi đời như đã xế. Ông chép miệng nhủ thầm: Cái ngữ ấy mà đổi con mụ nhà quê của mình rồi thêm đôi trâu cày ông cũng khoái, người gì láng mượt. Có chồng con hay không có ngốc mà hỏi, ông đâu quan tâm việc ấy. Ông lân la lại gần để săn bắt đối tượng y như con cọp đã để ý con hoẳng béo tốt đang trong tầm vồ của nó.
Trời tối dần, ông càng lân la lại gần sát bên, Ôi con mẹ trông mát rượi, êm đáo để! Mọi người chuyện trò về khuya mệt mỏi lăn ra ngủ tay cứ lùa, chân cứ gạt qua lại làm sao kiếm ra được cái đằm đủ rộng để ngã cái thân mình là tốt rồi, không cần biết ngủ kế bên mình là ai. Bởi thế người xưa có câu hò:
-Trồng trầu trồng lộn dây tiêu,
Con đi đò dọc mẹ liều con hư…
Hay:
-Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Con đi mua ngọn nghe ai không về.
Thì có nghe những miệng mồm như ông Đề chắc quên đường về!
Con đi mua ngọn nghe ai không về.
Thì có nghe những miệng mồm như ông Đề chắc quên đường về!
Ngọ nguậy làm sao như vô tình nhưng mang đầy chủ ý, ông thầy Đề lại ngủ kế bên người đẹp cả ngày ông hâm mộ. Càng về khuya, chỉ có hai người chèo đò mũi và lái là còn thức và hai tay đua nhịp nhàng cùng mái chèo.Trăng thanh gió mát, không khí yên ắng, chỉ còn tiếng róc rách xé nước của mái chèo. Âm thanh nhè nhẹ và đều đều làm cho ai nấy cũng trĩu nặng bờ mi và khép dần, chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành, say sưa cùng tiếng hò lãnh lót đối đáp của các chủ đò ngược xuôi. Bỗng một người trở mình và có tiếng la hốt hoảng của một phụ nữ.
-Tay ai? Ai có máy lửa kẹc lên coi, mau lên, tui bắt được tay người mô đang mò tui.
- Ừ mau lên kẹc máy lên coi tay ai. Ông Đề cũng hùa la theo.
Khi sáng đèn lên mọi người nhao nhao:
-Tay ai, tay ai…? Đêm khuya đi mò bậy bạ!
Mọi người tò mò hỏi :
-Tay ai … tay ai…?
Cô gái cầm bàn tay lạ đưa lên.
-Tay ai ?...Ủa, té ra là tay tui. Ông Đề nói tỉnh queo.
Tình huống mang đầy kịch tính khiến mọi người nín chẳng được, bèn cười xòa sảng khoái. Thế là ông Đề gở được một bàn thua trông thấy.
Về văn thơ, thầy Đề cũng xứng đáng là một văn nhân. Chỉ mới tốt nghiệp pờ-ri-me nhưng ông nói tiếng Phờ-răng-xe ngọt xớt, đúng sai gì thì chẳng ai biết. Nhưng ông làm thơ cổ hay câu đối thì có tiếng trong vùng, người ta thường nhờ thầy Đề viết câu đối. Có lần một người bạn đồng liêu bị bạo bệnh qua đời, để lại bà vợ mơn mởn xuân xanh với vài mụn con nhỏ. Ngày đi đám ma bạn mình, thầy Đề điếu hai câu đối bằng chữ nho chính tay ông viết, nét chữ rồng bay phượng múa, chủ nhà rất quý và treo trang trọng ngay căn giữa cho oai, dẫu rằng bà mù tịt cán mai, chữ Việt còn đọc chưa thông nói gì chữ nho! Đối rằng:
"Sống gởi nạc, thác gởi xương, cám cảnh thương anh thiên cổ trước!
Trẻ chưa qua, già chưa tới, vãng lai thăm chị bách niên sau".
Một hôm có người bà con xa về ghé thăm, đọc hai câu đối của ông Đề thì giật mình thấy nội dung đen tối, hoảng hốt bảo bà chủ nhà gở ra đốt đi. Ông giải thích đó là hai câu đối ghẹo bà chủ … Đại khái như sau: “Sống chết thì nương nhau, thương anh đã chết trước, chị nhà còn trẻ, tui vãng lai thăm chị nối lại phần đời còn lại”, nghĩa là muốn phần đời còn lại –từ khi anh bạn chết- ông sẽ đi lại chung sống với bà đến bạc đầu! Thế nầy thì thầy Đề quá đáng lắm rồi.
Cũng bởi cái tội thấy mồi là đi không đứt, chẳng phân biệt phải quấy gì cả, con thú thì mắc bẩy, người thì mang họa vào thân.
Số là trong huyện có một ông nghè rất tiếng tăm. Ông Nghè làm sui với ông Bố chánh Quảng Điền. Nhưng không may người con trai xấu số của ông Nghè đã ra đi sớm, để lại cô con dâu mượt mà dễ thương, chỉ mới sinh một đứa con. Của ngon, gái một con trông mòn con mắt là thế nhưng trong vùng, chẳng ai dám léng phéng vì cái uy ghê gớm của ông nghè. Ông nghè là anh ruột của ông huyện. Ông Đề biết thế nhưng cầm lòng không được. Ngày ngày, cô con dâu của ông nghè đi chợ ngang cơ quan là ông Đề lân la làm quen, khi thì gởi mua giúp gói thuốc, khi thì chai rượu… Không biết ông Đề nói gì, riết rồi cá cắn câu nhờ cái miệng dẻo quẹo, và kết quả cuối cùng là ông đã gởi cho bà một cái bầu! Ông nghè phát điên vì mất mặt với bà con, tức giận vì thầy Đề đã dám giởn mặt ông. Bạn đồng liêu ai cũng ngán, thấp thỏm lo cho ông Đề. Chuyến nầy chết là cái chắc! Nhưng ông thì vẫn chiếc kính trắng tinh nghịch nhếch mép cười cười như chẳng có gì xảy ra. Ông chỉ nói đơn giản rằng bụng làm dạ chịu chớ phàn nàn chi ai.
Bẳng đi chừng nửa tháng sau, bạn bè thấy ông Đề sửa soan hành trang lên vùng sâu nước độc Ba Lòng, trên tay cầm sứ vụ lệnh thuyên chuyển nhiệm sở với lý do kỉ luật để ngày ngày vui với khỉ gió… Từ đấy không biết ông Đề đã tởn cái tội ăn trái cấm hay chưa?
Tâm Giao
Nguyễn Văn Tương
No comments:
Post a Comment