Hà Nội qua thơ của những
thi nhân và trong dân gian nhiều
không kể hết: Cũng giống như bóng trăng trong tâm khảm mọi
người, đậm tình và giầu hương sắc.
Trải qua bao thế hệ, đã trở
thành trung tâm tụ hội chính trị, văn hoá xã hội cùng tình cảm ý chí dân tộc.
Cụ Nguyễn Du trên đường
đi sứ qua Thăng Long
(1813), xúc động mà hoài
cảm về những kỷ
niệm xưa:
Núi Tản, sông Lô vẫn núi sông,
Bạc đầu còn được
thấy Thăng Long...
Người đẹp thưở
xưa nay bế trẻ,
Bạn chơi thưở
nhỏ trở thành ông.
Từ kỷ niệm
riêng tới chung với đất nước,
lòng cụ bồi hồi:
Thành
mới trăng xưa bóng tỏ mờ
Thăng
Long nghìn trước chốn kinh đô,
Dấu xưa khuất
lấp đường xe ngựa
Điện mới xô bồ
nhịp trúc tơ.
( Thành
Thăng Long )
Còn nữ sỹ Hồ
Xuân Hương lại ngợi ca tiên cảnh
ở Tây Hồ:
Phong
cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa...
Trấn Bắc rêu phong vẫn
ngấn thờ,
Nọ vực trâu vàng trăng lạt
bóng,
Kìa
non Phượng Đất khói tuôn mờ.
( Chơi Tây Hồ nhớ bạn
)
Á Nam Trần Tuấn Khải
(1894-1983) chơi ở thành Cổ Loa, lòng gợi nhớ tới
sự tích thời Thục An Dương
Vương và bi tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ:
Thành
quách còn mang tiếng Cổ Loa
Trải bao gió táp với mưa sa,
Nỏ
thiêng hờ hững dây oan buộc,
Giếng ngọc vơi
đầy giọt lệ pha.
( Chơi thành Cổ Loa )
Nhà thơ Nguyễn Khuyến
dẫu 30 năm xa cách, vắng bóng , mà lòng vẫn khôn nguôi nhớ về hồ
Hoàn Kiếm:
Ba chục năm trời cảnh vắng
ta,
Hồ Gươm dấu
cũ đã phai nhoà...
Chiếc én tìm về quên lối cũ,
Đàn cò
tối đậu lẫn sương
mờ.
( Hồ Hoàn Kiếm )
Vũ Trấn Quốc cùng thời
với cụ Cao Bá Quát đã ngợi ca cảnh phường
Bích Câu:
Thành
Tây có cảnh Bích Câu,
Cỏ hoa góp lại một bầu
xinh sao,
Đua
chen thu cúc xuân đào,
Lựu phun lửa hạ, mai chào gió đông.
( Cảnh Bích Câu )
Nhưng kinh đô Thăng Long trong
tâm khảm các nhà thơ thời trước
không chỉ được ngợi ca phong cảnh
đẹp, mà còn ghi nhiều dấu ấn
chống ngoại xâm - Trần Quang Khải (1241-1294) viết trên đường đưa vua về
kinh đô:
Bến Chương Dương
cướp giáo giặc
Cửa Hàm Tử bắt
quân Hồ.
( Phò tá về kinh )
Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Ông từng làm thơ,
vừa để huấn dụ
vừa khích lệ lòng tự hào dân tộc
của ba quân:
Nam Quốc sơn hà Nam đế
cư,
Tiệt nhiên định phận tại
thiên thư.
Thời tiền chiến
- Hình ảnh Hà Nội cũng rất gắn bó trong nỗi
tình thơ của các thi nhân. Họ ghi lại những
tâm trạng, những kỷ niệm
vui, buồn... trong cuộc đời ở
nơi phố phường. Nhà thơ
Vũ Hoàng Chương sau bao
năm tháng phiêu bạt trở về phố
cũ, lòng ông vẫn xốn xang:
Ôi chốn ngày xưa vai sánh vai...
Hồ Gươm sóng lụa
bờ tơ liễu...
Thấp thoáng hè qua đài phượng rụng,
Lào
rào thu muộn lá xoan rơi.
Nửa kiếp lênh đênh dừng
phố cũ,
Tình
thơm mộng nhỏ tóc buông vai.
( Phố cũ )
Tản Đà thì mô tả trong đêm ở hồ Tây:
Hiu hắt hồ Tây chiếc
lá rơi
Đêm
thu vằng vặc bóng theo người,
Mảnh tình xẻ nửa ngây vì nước
Tri kỷ trông lên đứng tận trời.
( Tây Hồ vọng
nguyệt )
Trần Huyền Trân thả
nỗi niềm về những
ngày tháng sống lận đận trong cái túp lều
bên hồ Cống Trắng, ở
phố Khâm Thiên. Lòng tri
kỷ với phố mà vẫn
buồn man mác:
Tôi ở lều gianh Cống
Trắng này
Chạnh
lòng cá nhảy với chim bay,
Đêm sầu kẽo kẹt
ngư bà thức
Giăng
phải hồn tôi một lưới
đầy.
( Mưa đêm lều vó )
Nhà thơ Thế Lữ
đứng giữa đêm giao thừa Hà Nội trước
năm 1945, than cho kẻ phải sống lang thang bụi
đời:
Lê gót
mòn trên đá,
Ngẩng đầu trông cơn
gió thổi
Lá
vàng rơi lác đác
Cùng rơi theo loạt nước đọng
trên cành,
Những cây khô đã chết cả mầu
xanh...
Hỡi người bạn!
Anh định về đâu đó?
( Con người vơ vẩn
)
Nhà giáo và cũng
là một nhà thơ Vũ Đình Liên lại hoạ cảnh
một Ông Đồ thường ngồi
bên phố, viết câu đối thuê cho khách:
Nhưng mỗi năm mỗi
vắng,
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn
không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
( Ông Đồ )
Nguyễn Bính nói về cảnh chia ly của
những người trên sân ga:
Những cuộc chia lìa khởi
tự đây...
Những chiếc khăn mầu
thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn
ở đâu hơn ở chốn
này?
( Những bóng người trên sân ga )
Nhưng Hà Nội trước
kia không phải chỉ có buồn như
thế. Nữ thi sỹ Anh Thơ
đã mô tả về nỗi lòng rạo
rực về một cảnh
đêm Hà Nội:
Căn
phòng ta thênh thang hai cửa
sổ
Mây trắng đi qua, sông Hồng thả gió,
Mỗi năm mùa hè, tắt điện đón trăng khuya...
( Căn phòng ta )
Thơ ngợi ca về
Hà Nội trong hai cuộc kháng chiến cũng rất nhiều. Hồi
đánh Pháp, Nguyễn Đình
Thi đã không nén nổi xúc
động khi đứng giữa Thủ
đô đã được giải phóng:
Hà Nội chiều nay mưa
tầm tã
Ta lại về đây giữa
phố xưa...
Ông reo lên như muốn vỡ
tung tim:
Ta đứng khóc giữa trời mưa
hắt
Leng
keng chuông xe điện đổ hồi
Lòng
ta bỗng như dòng suối mát
Ta đã
về đây Hà Nội ơi!
( Ngày về )
Những năm đánh Mỹ nhà thơ Nguyễn
Mỹ đã viết về cảnh
chia ly ở Hà Nội nhưng khác hoàn toàn cảnh
sầu thảm xưa kia, bởi
vì cuộc chia ly này Hà Nội đã tiễn người
đi chiến đấu để giữ
nước:
Đó là
cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi
như cánh nhạn lai hồng
Tôi
nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng
trong nắng vườn hoa...
Và nhà thơ kết luận:
Như chưa hề
có cuộc chia ly!
( Cuộc chia ly màu
đỏ )
Vũ Quần
Phương mô tả về Hà Nội
trong những ngày tháng chống chiến tranh phá hoại
của Giôn Xơn, để sau 12 ngày đêm lịch
sử Hà Nội đã trở thành lương
tri và phẩm giá loài người:
Cả Hà Nội rung lên, xe xích chạy rung đường,
Đêm ấy tôi nghe những em bé qua tôi
vẫy bàn tay sơ tán.
Bé lên
mười dắt bé lên năm,
Hà Nội toả đi xa những
cô giữ trẻ,
Bệnh nhân đi và thầy thuốc đi theo.
Hà Nội
nhận vào lòng những cỗ pháo phòng không,
Những cỗ xe tên lửa.
( Tâm sự một căn nhà )
Dù xưa hay nay, chiến tranh và hoà bình, đến thời buổi
kinh tế thị trường mở
cửa này... Hà Nội quay chóng mặt - Nhưng Thủ
đô của chúng ta vẫn mãi là một thành phố trữ tình, như
nhà thơ Xuân Diệu đã viết:
Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng
Đường Láng thơm bạc hà kinh giới
Xuống đây, đi với anh đêm trăng.
( Đêm trăng đường Láng )
Thanh Thảo viết:
Gia
đình mình đã sơ tán chưa em,
Chiều thứ bảy
em có về phố nhỏ
Có ngập ngừng trước
khi mở cửa,
Lá sấu rơi xúc động
bên thềm...
Gốc sấu này mòn dấu
em chờ anh.
( Dòng chữ cho em )
Nỗi tình của nhà thơ Tế Hanh thì lại
được ông diễn tả đầy
thi vị:
Thế là Hà Nội vắng em...
Người qua lại tưởng anh tìm bóng cây?
( Hà Nội vắng em )
Tôi cũng có nhiều kỷ niệm
về Hà Nội. Dù Hà Nội đã có bao thay đổi, nhưng vẫn
mãi mãi là những hồi ức như
thưở còn thơ, tựa thể
một ngoại ô xưa... Hơi
hiu hắt mà thơ mộng, có lá sấu
rụng, lá me rơi. Tối tối
những đôi trai gái dắt nhau ra tình tự bên hồ. Những
tiếng xe điện leng keng thưở xa xưa, những
chuyến tàu chạy xình xịch vào ga Hàng Cỏ. Người tiễn
kẻ đi xa, người đón kẻ trở về:
Hà Nội cứ suốt
đời nghe lá rụng
Những ngọn đèn ô cửa
mùa đông
Trái sấu nhỏ bàng hoàng như
kỷ niệm
Nước hồ xanh rêu bám kín Tháp rùa.
Hà Nội cứ rầm
rì trang tình tự
Của những đôi trai gái bên bờ...
Tà áo
trắng em bay một thời thiếu
nữ
Theo
anh hoài đến tận lúc già nua.
Hà Nội mới mà như
là cổ tích
Phía nhà ga đoàn tàu đến rồi đi,
Những giọng nói lẫn
vào lời gió thổi...
Ai trở về... và ai sắp
chia ly?
Đêm
tóc trắng lại nghĩ về Hà Nội
Nằm thở dài, nhớ
quá! Bóng em xưa...
(Nghĩ về Hà Nội - Phạm
Ngọc Thái)
Hà Nội mãi mãi sống trong cõi lòng và trái tim
tha thiết của tôi!
PNT.
thai_quanthanh@ymail.com
Ảnh minh họa:
Công nhân Hà Nội thời kỳ chống chiến tranh phá hoại (1972) - Ảnh: Xuân Liễu
***
thai_quanthanh@ymail.com
Ảnh minh họa:
Công nhân Hà Nội thời kỳ chống chiến tranh phá hoại (1972) - Ảnh: Xuân Liễu
***