Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, January 3, 2020

PHONG KIỀU DẠ BẠC - Phiếm luận 2 - Chu Vương Miện




Phong Kiều Dạ Bạc
*Phiếm Luận 2
CHU VƯƠNG MIỆN

Bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” từ thời nhà Trung Đường, từ thế kỷ thứ 9 đến bây giờ, tròm trèm trên 12 thế kỷ, vì là bài thơ tuyệt tác cuả Thi hào Trương Kế, nên có nhiều giai thoại văn chương, nhiều ý kiến cuả học giả Trung Quốc và Việt Nam. Ngày trước thì bài thơ được cắt nghiã và hiểu ngắn gọn như thế này, nhưng vài trăm năm sau thì lại được cắt nghiã và hiểu theo nghiã khác, rồi mơí đây lại hiểu theo cách khác nữa. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giả thuyết của các học giả Trung Quốc và Việt Nam cho thêm phần phong phú, còn chuyện đúng hoặc là sai thì giờ này cũng chưa rõ ràng minh bạch. Cũng không phải là toán học 1 cộng 1 là 2, xin được ghi ra đây bài thơ ‘ “Phong kiều dạ bạc”:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
[Trương Kế thơì Trung Đường]
Vấn đề đặt ra chỉ có hai từ “Ô Đề” và “Sầu Miên” thì có thảo luận, trao đổi, tranh cãi, ngoài ra thì cũng vẫn y như cũ.
-Từ xưa cho đến hôì tiền chiến [ trước năm 1945] qua bản dịch cuả cụ Tản Đà thì hai câu thơ đầu được dịch là “Trăng tà tiếng quạ kêu sương, lửa chài cây bến sầu riêng giấc hồ”, danh từ “ô đề “được chuyển dịch là” tiếng quạ kêu” từ sầu miên là “giấc hồ”.
-Sau năm 1954, qua sự tham khảo tại chỗ cuả học giả, giáo sư Nhật Bản và tân học giả Trung Quốc thì được hiểu như sau:
-Ô Đề là thôn Ô Đề,Sầu MiênSầu Miên Sơn, có nghiã ngày xưa chỉ là âm thanh cuả con quạ kêu, và giấc mơ thì bây giờ trở thành điạ danh thôn Ô ĐềNuí Sầu Miên, xin đựợc ghi lại cho rõ nghĩa qua tác phẩm cuả tác giả Trịnh Hảo Tâm “Ký Sự Du Lịch Trung Quốc” và “8 ngày ở Trung Quốc” cuả tác giả Thái Quốc Mưu, thì vị trí cuả chuà Hàn San tọạ lạc ngay thị trấn Cầu Phong [tức Phong Kiều] thuộc thành CôTô, Tô Châu, Giang Tô cũ. Thị trấn này nằm trên đất liền ở giữa hai nhánh sông đào cuả kinh Đại Vận Hà [kinh này dài trên ngàn dậm nối từ Hoàng Hà đến Dương tử Giang], bên phải là cây cầu Phong kiều, đi qua cây cầu này là dẫy cây phong, rồi đến thành Cô Tô cuả nứớc Ngô [tức Ngô Phù Sai], đi tiếp khoảng 5 dậm nữa là phố Tô Châu. Còn phiá bên trái là qua Giang Thôn Kiều, qua cầu này đến một thôn trang goị là Thôn Kiều, mà ngày xưa có lẽ là Thôn Ô Đề? Qua một bài có tính cách tổng hợp bài thơ “phong kiều dạ bạc” của một tác giả tôi quên mất tên đăng trên nguyệt san văn học Khơỉ Hành cuả thi sĩ Viên Linh, có chụp mấy chiếc hình cây cầu và nữ thi sĩ Thu Nhi đứng trên cây cầu, ngay thành cầu Phong Kiều, nội dung bài này như sau:
-Bài thơ cuả Thi hào Trương Kế quá tuyệt vời, nên ngươì đời sau vì ngưỡng mộ tiên sinh, nên từ Ô Đề vốn là tiếng quạ kêu, được mang đặt tên cho cái xóm bên kia cầu Giang Kiều la Xóm Ô Đề, đại loại như ở Lâm An có xóm Ngưu Gia Thôn, và giấc “sầu miên” thành ra ngọn núi Sầu Miên, câu sau này không chuẩn vì tính từ chuà Hàn San là trọng tâm, thì đi về bốn phiá Đông Tây nam bắc khoảng 50 dậm đường đất [gần 100 cây số] thì không có một ngọn nuí nào cả.
Nhìn vào trong bản đồ Trung Quốc, Hàn San Tự thuộc Cô Tô, ngoại thành Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô vốn là Nam Kinh, vốn xưa kia là kinh đô nước Ngô Việt, còn Hàng Châu tức tỉnh Triết Giang [Chiết Giang] ở dưới là vùng đất thuộc nước Việt cuả Việt Vương Câu Tiễn, ở giưã hai tỉnh này về phiá bên trái [tức là phiá Tây] là tỉnh An Huy và Giang Tây [vốn là đất cuả nước Sở cũ].
*
Bây giờ xin bàn thêm về chữ Tàu tiếng Tàu, chỉ rất sơ sài mà thôi, không dám đi xa vì không có chuyên môn, và tuyệt đối cũng không dám lạm bàn về chuyện dịch thơ Đường, ngườì Hán tộc, chỉ chiếm đa số ở Trung Quốc, ngoài ra còn có ngươi Hồi, người Tạng, người Mông, người Mãn. Ngay người Hán cũng chia ra là ngườì Quảng, người Tiều, ngươì Hẹ.... Trước thời nhà Tần, thì biên giơí cuả ngươì Hán chỉ giơí hạn ở bên này và bên kia sông Hoàng Hà, người Hán gọi Hà là sông, trồng lúa mì, cao lương trên đồi khô, đất cao, nên chuyên nuôi bò “gọi là Hoàng Ngưu”, giã lúa mì ra bột, làm bánh ăn gọi là bánh bao, dào cháo quẩy, lúc đó không ăn cơm, sau đó thì dân Hán phát triển, sinh sôi nẩy nở, chiếm đất về phương Nam cuả dân Bách Việt. Dân Bách Việt chuyên sống về nông nghiệp, trồng lúa nước nên dùng trâu, ở vào hai bên Dương Tử Giang là một bên Hoa Hạ, một bên Hoa Nam, không có dùng bò để cày cấy, mà dùng trâu, đó là vùng An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây. Phuớc Kiến và Lưỡng Quảng, khi chiếm xong những vùng đất này, thì ngươì Hán vẫn dùng chữ Giang là sông như cũ, còn con trâu thì goị là thuỷ ngưu, có nơi goị là thanh ngưu, thuỷ không có nghiã là nước, và thanh cũng không có nghiã là xanh, chẳng qua là tiếng Việt cũng chia ra tiếng Nam, tiếng Bắc thế thôi.
Bây giờ nói cho gọn ghẽ và dễ hiểu, là ngay tỉnh Quảng Ngãi, có một điạ danh là Châu Ổ, tên này là tên Chàm cũ, còn tên Việt là quận Bình Sơn, nhưng ai đi qua đây, ngoại trừ du khách, và những người không biết thì mơí kêu là quận Bình Sơn, ngoài ra là Châu Ổ cả. Cũng như thành phố Hồ Chí Minh là chỉ có ở trên giấy tờ hành chánh mà thôi, thực tế vẫn là thành phố Sài Gòn, nên không có gì lấy làm lạ là chốn Hàng Châu, Triết Giang vốn là nước Việt cũ, goị từ “Minh Nguyệt“ là “chim Minh Nguyệt” và “Hoàng Khuyển” là “con sâu Hoàng Khuyển” vì vùng này là toàn ngươì Việt, còn Hàn San Tự ở Cô Tô là ngoại thành Tô Châu ngày trước là kinh đô nước Ngô [Ngô Phù Sai] cũng là dân Bách Việt, thì những danh từ [hoặc địa danh] đã có sẵn chưa hẳn là do ngươì Hán đặt ra. Biết đâu những danh từ đó đã có sẵn từ hồi xửa hồi xưa  cuả ngươì Bách Việt còn truyền lại thành ra từ “Ô Đề”, từ “Sầu Miên”, chúng ta nếu có thì giờ thì tra cưú lại sách vở, cho rõ ràng hơn vì chỉ sau đó 100 năm, thơì Ngũ Đại, thì nước Việt, và nước Ngô lại trung hưng tồn tại thêm 100 năm nưã, mới bị nhà Tống của Triệu Khuông Dẫn thống nhất.
Và để kết thúc bài viết ngắn gọn này, chúng tôi thiết nghĩ thi ca vốn bay bổng như sương khoí, nặng về cảm, không nặng về lý, thành ra có rất nhiều ngoại lệ, ngoại hạng, chả hạn :
-Gió đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
hoặc :
-Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Gà chỉ gáy vào ban sáng, ban ngày đôi khi cũng có gáy vu vơ chút đỉnh, nhưng thi sĩ đôi khi viết “canh gà” cũng chả sao, và chuông chuà chỉ thỉnh vào ban ngày, vào những ngày đại lễ, nhưng vì hai thầy trò sư cụ, làm thơ bí vận mãi đến khuya mới thông, làm đủ bốn câu thơ, nên sư cụ sai đồ đệ thỉnh chuông để mừng công, và hai thầy trò đều làm xong mỗi ngươì một bài thơ thì thỉnh một hồi chuông ban đêm để tạ ơn Trời Phật cũng không sao.

Chu Vương Miện



READ MORE - PHONG KIỀU DẠ BẠC - Phiếm luận 2 - Chu Vương Miện

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT VÀ ĐÔI GIÀY - Truyện ngắn MacDung




CÂU CHUYỆN CÂY BÚT VÀ ĐÔI GIÀY
Truyện ngắn
MACDUNG
                                                           
  Đôi Giày đang rầu rĩ, vì mấy hôm nay thân thể nó rách bươm do phải phục dịch cho những chuyến đi dài hạn. Nó nghĩ mà tủi tấm thân khi thấy đời mình sao thấp hèn, cứ ở mãi dưới chân người, mặc cho ai tha hồ chà lết. Quay đi ngoảnh lại đâu có ai như nó? Quần Áo thì được chải chuốt. Mũ Nón lại ở trên cao. Anh Cặp thì con người kè kè bên cạnh. Cứ nhìn anh Bút là đã phát thèm. Lúc thì được nâng niu gìn giữ trong cặp. Lúc lại được cầm trên tay. Có khi lại được con người trân trọng treo lên túi áo mới sướng cơ chứ!...
Từ hôm phát hiện ra ai ai cũng chiếm phần tiện nghi, Đôi Giày ngày đêm than thở không biết đến khi nào cuộc đời mình mới khá hơn. Lắm hôm nó quá buồn tình đâm ra rầy rà với lũ chuột. Mà lũ chuột với nó có khi nào trở nên hòa thuận. Cứ thấy lúc giày dơ bọn chúng liền xâu vào như là bắt được của. Con nọ nhảy vào, con kia nhảy ra, thi nhau chìa răng ra càm cạp Đôi Giày đang tiều tụy bởi lâu nay chưa được tắm rửa, chải chuốt bằng dầu. Bao nhiêu nỗi uất hận Đôi Giày đành đem ra trút lên lũ chuột. Nó nhiều lần cố dẫm đạp cho bọn chúng biết tay, nhưng vẫn chưa thực hiện được do động tác của bản thân quá thô kệch và chậm trì. Quá thất vọng nó quay sang cau có với Cây Bút.
- Này anh Bút! Lâu nay anh cứ mãi ở trên cao nên không hiểu gì chuyện bàn dân thiên hạ phía dưới. Người ta sống khổ mà anh dửng dưng như không biết gì, sao gọi là tình người. Nếu hôm nào cao hứng, anh nên xuống đây hòa nhập với chúng tôi để nâng cao kiến thức.
Cây Bút đang ở trong miệng túi nghe thấy vậy liền nói:
- Không phải là tôi không muốn xuống, nhưng thân phận mỗi người mỗi khác. Cái số anh là nằm dưới đấy, còn tôi dù muốn dù không phải ở trên cao. Người Ấn Độ có một câu nói rất hay: Nếu ai cũng lên kiệu thì ai là người khiêng kiệu. Vì lẽ đó sinh hoạt của chúng ta khác nhau cũng không có gì ngạc nhiên.
Đôi Giày nghe thấy thế lấy làm bực mình. Không lẽ chỉ có là Bút mới được ở trên cao, còn như nó cứ suốt đời phải ở dưới đất.
- Anh nói đến phân công xã hội, mỗi người mỗi việc là đúng! Nhưng sự phân chia đó là do công việc chứ không phải nhân cách. Đâu phải ai ai khi được chút ít danh phận rồi lại nhìn người bằng nửa con mắt. Tôi không tin việc, là Đôi Giày thì không thể nào ở trên cao được…
Cây Bút cười nói:
- Anh không thể nào thay đổi được việc ấy đâu. Đừng phí công vô ích!
Lời của Cây Bút khiến Đôi Giày càng tức giận thêm. Nó nghĩ trước sau cũng có cách chứng minh số phận con người luôn luôn thay đổi, và giày cũng có lúc ở trên cao được vậy!
Thế là từ hôm đó, lúc vắng người nó lại cố sức trèo lên cái bàn ở giữa nhà. Nếu lên được trên đấy, không phải Đôi Giày đã đúng hay sao…
Nhưng dù Đôi Giày rất cố gắng cũng khó thực hiện được mong muốn. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên, bởi đã là giày thì đâu có chân để trèo lên bàn được. 
Thất vọng, nhưng Đôi Giày không nản chí. Nó ngày đêm suy nghĩ xem có cách nào trèo lên cao được không. Rồi một hôm nó trông thấy bác Mèo, liền nghĩ ra một cách. Không tự leo lên bàn được thì nhờ bác Mèo vậy! 
Thế là Đôi Giày nằn nì ỉ ôi với con mèo già mà ngay cả chuột cũng lờn mặt.
- Bác Mèo ơi! Trông bác thì khỏe lắm, nhưng chắc không đủ sức đem cháu lên bàn đâu.
Con Mèo nghe nói liền nổi tính tự ái:
- Không lẽ ta lại chẳng chiều được một tí ước muốn của cháu sao. Nào để ta bế cháu lên nhé!
Con Mèo đã già nên sức chẳng còn bao lăm. Nó cố mãi mới kéo được Đôi Giày lên cạnh rìa bàn. Nhưng Đôi Giày chưa kịp đắc ý, khoe khoang với Cây Bút thì có người đi vào. Người đàn bà vừa bước vào, thấy đôi giày trên bàn liền quát tháo luôn:
- Mấy đứa trẻ thật là quá quắt. Giày dép như thế này mà đem để trên bàn mới chết chứ!
Nói xong người đàn bà đem Đôi Giày đến kệ dép bỏ vào. Hành động này khiến Đôi Giày buồn xo. Ôi! Nó sắp thành công lại có kẻ phá bĩnh mất rồi. Đành phải nghĩ cách khác vậy!
Loay hoay mất hết mấy hôm, cuối cùng Đôi Giày lại nghĩ ra một cách. Trong nhà có nuôi một chú Chó săn, đây là giống chó rất hay hiếu động. Con Chó thường hay đùa giỡn với những vật dụng linh tinh, có khi chú ta cũng thích đùa nghịch với Đôi Giày. Thế là Đôi Giày nghĩ ra một trò khêu gợi tính hiếu kỳ của con Chó. Đang nằm dưới đất, nó cố lắc mình mấy lượt gây sự tò mò ở con vật. Sau đó thấy không có hiệu quả nó lại nhảy cẫng lên như mắc phong. Chú Chó thấy việc lạ, bắt đầu chú ý đến Đôi Giày. Nó bước đến gần ngửi ngửi lên đôi giày không được mấy sạch. Rồi như bị kích thích bởi cái mùi đặc biệt ấy, con vật lên cơn cuồng nộ, giằng xé và vật nhau với Đôi Giày. Con Chó rất hăng, nó hết vật Đôi Giày sang bên này, lại sang bên kia. Cuối cùng quá hăng tiết nó ném Đôi Giày văng lên cái bàn được đặt kề bên cửa sổ. Đến đây thì mục đích của Đôi Giày đã đạt, nó không muốn dây dưa với con Chó nên quay sang nói chuyện với Cây Bút.
- Nào! Bây giờ thì chúng ta nói chuyện công bằng hơn. Người ở trên cao, kẻ ở dưới đất, đấu khẩu với nhau chẳng thích tí nào. 
Cây Bút bình thản nói:
- Số anh là ở dưới đất, có cố trèo lên đây cũng chẳng được bao lăm. Con người khi phát hiện ra, lại ném anh về chỗ cũ cho xem.
Đôi Giày tỏ ra nghĩ ngợi. “Cây Bút nói đúng đó! Xưa nay mình ở dưới đất, bây giờ trèo lên cao, người ta trông thật chướng lắm. Nếu con người trông thấy, đời nào chịu để cho yên…” 
Nhưng nếu không thử qua, Đôi Giày thật không cam tâm. Cuộc đời xoay chuyển, vật gì có lúc cũng phải đổi thay chứ!
- Anh xem! Bây giờ tôi được ở cao. Dù cho cuộc đời có ngắn ngủi tôi cũng muốn nở mày, nở mặt một chút với mọi người.
Cây Bút lại cười khúc khích:
- Anh quả là người có nghị lực, cố sức vượt lên trên số phận, nhưng tôi nghĩ chẳng lợi ích gì. Một chút nữa đây, cô bé con ông chủ vào lại ném anh xuống sàn cho xem.
Quả nhiên đúng như lời Cây Bút nói. Cô bé gái vừa trông thấy Đôi Giày liền xuýt xoa luôn miệng:
- Eo ơi! Đôi Giày sao lại nằm ở đây!
Nói xong cô ta lại đem Đôi Giày để xuống sàn nhà…
Tối đêm ấy Đôi Giày buồn bã không sao ngủ được. Nó nghĩ số của mình suốt đời không còn cơ hội vươn lên được. Đi đâu, ở đâu, Đôi Giày vẫn phải ở dưới đất. Nếu giày mà ở trên cao đúng là việc lạ đời…
Nhưng… những lúc đối thoại với Cây Bút nó lại thấy tức anh ách. Cây Bút luôn tự hào là vật cao quý, lúc nào cũng ở trên cao, luôn luôn sạch sẽ với nét “tri thức” vốn có của mình. Vậy còn giày thì để làm gì cơ chứ? Người ta mang nó dưới chân, lê gót khắp nẻo đường, khiến thân thể nó tàn tạ mà chẳng mấy ai tỏ ra thương tiếc. So ra hai thứ: Rõ ràng Cây Bút hơn đứt Đôi Giày!
Một buổi sáng, vừa mở mắt ra Đôi Giày thấy Cây Bút đang nằm cạnh mình. Nó kinh ngạc la lên:
- Sao hôm nay anh lại nằm đây? Không phải chỗ của anh là ở trên cao sao?
Cây Bút bây giờ không còn vẻ kênh kiệu như trước. Nó mệt nhọc nói:
- Không hiểu sao người tôi lâu nay càng lúc càng cứng ra, máu huyết như không chịu chảy, khiến toàn thân khó chịu vô cùng. Ông chủ đêm qua dùng tôi mà không hài lòng chút nào, sau cùng ném tôi ra đây với một lời trách móc: “Bút mà để lâu ngày cũng hư!”
Đôi Giày nghe thấy thế liền cười:
- Cái gì không sử dụng, lâu ngày cũng hư, không riêng gì Cây Bút. Ông ta nói thế thật chưa công bằng…
Tiếng thút thít của Cây Bút lại vang lên:
- Lỗi không phải tại tôi. Đã là bút thì phải thường xuyên được sử dụng. Riêng tôi lại được ông ta mang trên người như một vật trang trí cấp cao, đến lúc cần thì mực khô mất, làm sao dùng được!
Đôi Giày kinh ngạc:
- Thế ông ta mang theo bút làm gì với những chuyến công tác liên miên?
- Anh không hiểu đâu! Nhiều người mang bút như cái mác của “tri thức”, thật ra họ chỉ toàn nói, nói và nói, chứ mấy khi đụng đến bút. Đã vậy mỗi khi cần đến bút, họ lại mắng mỏ: “Đúng là đồ vô tích sự”…!
Đôi Giày nghe xong mới vỡ lẽ ra một việc. Ở đời vật gì đắc dụng thì được sử dụng thường xuyên, không cần phân biệt cao hay thấp. Giày không thể ở trên cao, vì cái số là như vậy. Nhưng bút ở trên cao có khi lại xuống đất vì không còn hữu dụng cho con người. Ở dưới trèo lên không được, nhưng ở trên rơi xuống nằm cùng Đôi Giày là được đấy nhé…!
Và Đôi Giày chợt nghĩ đến một việc nữa. Sở dĩ ông chủ ít khi sử dụng bút, vì biết đâu ông ta nói giỏi hơn viết. Không phải lúc nãy Đôi Giày nghĩ ra rằng: “Cái gì đắc dụng thì được sử dụng thường xuyên” hay sao!?...

                                  Bình Tân. 19.10.2011.                                                                             MacDung                                             

        
READ MORE - CÂU CHUYỆN CÂY BÚT VÀ ĐÔI GIÀY - Truyện ngắn MacDung

TÌNH YÊU MÙA XUÂN - Thơ Nguyễn Hồng Linh

Nhà thơ Nguyên Hồng Linh



Liên kết ca khúc Tình Yêu Mùa Xuân từ Facebook Hong Linh Nguyen:

https://www.facebook.com/thuson.mai/videos/1846286382076224/



TÌNH YÊU MÙA XUÂN
Nguyễn Hồng Linh




Mai vàng đua nở đầy trên cành
Tung tăng chân sáo vội bước nhanh
Líu lo ca hát chim tung cánh
Một mảnh vườn xuân gió phủ mành

Em bước cùng anh giấc mộng lành
Đào hồng đươm nụ kết mỏng manh
Sắc xuân lưu luyến tình lóng lánh
Xuân nồng khoe sắc giữa trời xanh

Lễ chùa khấn nguyện với lòng thành
Mộng xuân lưu luyến phủ kín quanh
Mưa xuân kết hạt rơi sóng sánh
Đong đầy hạnh phúc màu thiên thanh

Anh đào, cúc, quất dưới nắng hanh
Với tay hái nụ... thôi chẳng đành
Hỡi nụ tầm xuân đang trổ nhánh
Rạo rực xuân tình dáng long lanh.

N.H.L.





READ MORE - TÌNH YÊU MÙA XUÂN - Thơ Nguyễn Hồng Linh