Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, January 3, 2020

PHONG KIỀU DẠ BẠC - Phiếm luận 2 - Chu Vương Miện




Phong Kiều Dạ Bạc
*Phiếm Luận 2
CHU VƯƠNG MIỆN

Bài thơ “Phong Kiều dạ bạc” từ thời nhà Trung Đường, từ thế kỷ thứ 9 đến bây giờ, tròm trèm trên 12 thế kỷ, vì là bài thơ tuyệt tác cuả Thi hào Trương Kế, nên có nhiều giai thoại văn chương, nhiều ý kiến cuả học giả Trung Quốc và Việt Nam. Ngày trước thì bài thơ được cắt nghiã và hiểu ngắn gọn như thế này, nhưng vài trăm năm sau thì lại được cắt nghiã và hiểu theo nghiã khác, rồi mơí đây lại hiểu theo cách khác nữa. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giả thuyết của các học giả Trung Quốc và Việt Nam cho thêm phần phong phú, còn chuyện đúng hoặc là sai thì giờ này cũng chưa rõ ràng minh bạch. Cũng không phải là toán học 1 cộng 1 là 2, xin được ghi ra đây bài thơ ‘ “Phong kiều dạ bạc”:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
[Trương Kế thơì Trung Đường]
Vấn đề đặt ra chỉ có hai từ “Ô Đề” và “Sầu Miên” thì có thảo luận, trao đổi, tranh cãi, ngoài ra thì cũng vẫn y như cũ.
-Từ xưa cho đến hôì tiền chiến [ trước năm 1945] qua bản dịch cuả cụ Tản Đà thì hai câu thơ đầu được dịch là “Trăng tà tiếng quạ kêu sương, lửa chài cây bến sầu riêng giấc hồ”, danh từ “ô đề “được chuyển dịch là” tiếng quạ kêu” từ sầu miên là “giấc hồ”.
-Sau năm 1954, qua sự tham khảo tại chỗ cuả học giả, giáo sư Nhật Bản và tân học giả Trung Quốc thì được hiểu như sau:
-Ô Đề là thôn Ô Đề,Sầu MiênSầu Miên Sơn, có nghiã ngày xưa chỉ là âm thanh cuả con quạ kêu, và giấc mơ thì bây giờ trở thành điạ danh thôn Ô ĐềNuí Sầu Miên, xin đựợc ghi lại cho rõ nghĩa qua tác phẩm cuả tác giả Trịnh Hảo Tâm “Ký Sự Du Lịch Trung Quốc” và “8 ngày ở Trung Quốc” cuả tác giả Thái Quốc Mưu, thì vị trí cuả chuà Hàn San tọạ lạc ngay thị trấn Cầu Phong [tức Phong Kiều] thuộc thành CôTô, Tô Châu, Giang Tô cũ. Thị trấn này nằm trên đất liền ở giữa hai nhánh sông đào cuả kinh Đại Vận Hà [kinh này dài trên ngàn dậm nối từ Hoàng Hà đến Dương tử Giang], bên phải là cây cầu Phong kiều, đi qua cây cầu này là dẫy cây phong, rồi đến thành Cô Tô cuả nứớc Ngô [tức Ngô Phù Sai], đi tiếp khoảng 5 dậm nữa là phố Tô Châu. Còn phiá bên trái là qua Giang Thôn Kiều, qua cầu này đến một thôn trang goị là Thôn Kiều, mà ngày xưa có lẽ là Thôn Ô Đề? Qua một bài có tính cách tổng hợp bài thơ “phong kiều dạ bạc” của một tác giả tôi quên mất tên đăng trên nguyệt san văn học Khơỉ Hành cuả thi sĩ Viên Linh, có chụp mấy chiếc hình cây cầu và nữ thi sĩ Thu Nhi đứng trên cây cầu, ngay thành cầu Phong Kiều, nội dung bài này như sau:
-Bài thơ cuả Thi hào Trương Kế quá tuyệt vời, nên ngươì đời sau vì ngưỡng mộ tiên sinh, nên từ Ô Đề vốn là tiếng quạ kêu, được mang đặt tên cho cái xóm bên kia cầu Giang Kiều la Xóm Ô Đề, đại loại như ở Lâm An có xóm Ngưu Gia Thôn, và giấc “sầu miên” thành ra ngọn núi Sầu Miên, câu sau này không chuẩn vì tính từ chuà Hàn San là trọng tâm, thì đi về bốn phiá Đông Tây nam bắc khoảng 50 dậm đường đất [gần 100 cây số] thì không có một ngọn nuí nào cả.
Nhìn vào trong bản đồ Trung Quốc, Hàn San Tự thuộc Cô Tô, ngoại thành Tô Châu, thuộc tỉnh Giang Tô vốn là Nam Kinh, vốn xưa kia là kinh đô nước Ngô Việt, còn Hàng Châu tức tỉnh Triết Giang [Chiết Giang] ở dưới là vùng đất thuộc nước Việt cuả Việt Vương Câu Tiễn, ở giưã hai tỉnh này về phiá bên trái [tức là phiá Tây] là tỉnh An Huy và Giang Tây [vốn là đất cuả nước Sở cũ].
*
Bây giờ xin bàn thêm về chữ Tàu tiếng Tàu, chỉ rất sơ sài mà thôi, không dám đi xa vì không có chuyên môn, và tuyệt đối cũng không dám lạm bàn về chuyện dịch thơ Đường, ngườì Hán tộc, chỉ chiếm đa số ở Trung Quốc, ngoài ra còn có ngươi Hồi, người Tạng, người Mông, người Mãn. Ngay người Hán cũng chia ra là ngườì Quảng, người Tiều, ngươì Hẹ.... Trước thời nhà Tần, thì biên giơí cuả ngươì Hán chỉ giơí hạn ở bên này và bên kia sông Hoàng Hà, người Hán gọi Hà là sông, trồng lúa mì, cao lương trên đồi khô, đất cao, nên chuyên nuôi bò “gọi là Hoàng Ngưu”, giã lúa mì ra bột, làm bánh ăn gọi là bánh bao, dào cháo quẩy, lúc đó không ăn cơm, sau đó thì dân Hán phát triển, sinh sôi nẩy nở, chiếm đất về phương Nam cuả dân Bách Việt. Dân Bách Việt chuyên sống về nông nghiệp, trồng lúa nước nên dùng trâu, ở vào hai bên Dương Tử Giang là một bên Hoa Hạ, một bên Hoa Nam, không có dùng bò để cày cấy, mà dùng trâu, đó là vùng An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây. Phuớc Kiến và Lưỡng Quảng, khi chiếm xong những vùng đất này, thì ngươì Hán vẫn dùng chữ Giang là sông như cũ, còn con trâu thì goị là thuỷ ngưu, có nơi goị là thanh ngưu, thuỷ không có nghiã là nước, và thanh cũng không có nghiã là xanh, chẳng qua là tiếng Việt cũng chia ra tiếng Nam, tiếng Bắc thế thôi.
Bây giờ nói cho gọn ghẽ và dễ hiểu, là ngay tỉnh Quảng Ngãi, có một điạ danh là Châu Ổ, tên này là tên Chàm cũ, còn tên Việt là quận Bình Sơn, nhưng ai đi qua đây, ngoại trừ du khách, và những người không biết thì mơí kêu là quận Bình Sơn, ngoài ra là Châu Ổ cả. Cũng như thành phố Hồ Chí Minh là chỉ có ở trên giấy tờ hành chánh mà thôi, thực tế vẫn là thành phố Sài Gòn, nên không có gì lấy làm lạ là chốn Hàng Châu, Triết Giang vốn là nước Việt cũ, goị từ “Minh Nguyệt“ là “chim Minh Nguyệt” và “Hoàng Khuyển” là “con sâu Hoàng Khuyển” vì vùng này là toàn ngươì Việt, còn Hàn San Tự ở Cô Tô là ngoại thành Tô Châu ngày trước là kinh đô nước Ngô [Ngô Phù Sai] cũng là dân Bách Việt, thì những danh từ [hoặc địa danh] đã có sẵn chưa hẳn là do ngươì Hán đặt ra. Biết đâu những danh từ đó đã có sẵn từ hồi xửa hồi xưa  cuả ngươì Bách Việt còn truyền lại thành ra từ “Ô Đề”, từ “Sầu Miên”, chúng ta nếu có thì giờ thì tra cưú lại sách vở, cho rõ ràng hơn vì chỉ sau đó 100 năm, thơì Ngũ Đại, thì nước Việt, và nước Ngô lại trung hưng tồn tại thêm 100 năm nưã, mới bị nhà Tống của Triệu Khuông Dẫn thống nhất.
Và để kết thúc bài viết ngắn gọn này, chúng tôi thiết nghĩ thi ca vốn bay bổng như sương khoí, nặng về cảm, không nặng về lý, thành ra có rất nhiều ngoại lệ, ngoại hạng, chả hạn :
-Gió đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
hoặc :
-Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Gà chỉ gáy vào ban sáng, ban ngày đôi khi cũng có gáy vu vơ chút đỉnh, nhưng thi sĩ đôi khi viết “canh gà” cũng chả sao, và chuông chuà chỉ thỉnh vào ban ngày, vào những ngày đại lễ, nhưng vì hai thầy trò sư cụ, làm thơ bí vận mãi đến khuya mới thông, làm đủ bốn câu thơ, nên sư cụ sai đồ đệ thỉnh chuông để mừng công, và hai thầy trò đều làm xong mỗi ngươì một bài thơ thì thỉnh một hồi chuông ban đêm để tạ ơn Trời Phật cũng không sao.

Chu Vương Miện



No comments: