|
Lê Hứa Huyền Trân |
THA
THỨ VÀ CHẤP NHẬN
Lê
Hứa Huyền Trân
Vài
tiếng bát vỡ, những chiếc cốc bay thẳng vô tường và
rơi xuống văng tung tóe, tôi ngồi thu mình lại, cố nhét
mình đằng sau tấm phản to bảng giống như sợ dù chỉ
chiếc bóng mình lọt ra thôi cũng có gì đó nguy hiểm
lắm. Tôi không dám khóc ré lên kể cả khi ba tôi đánh
má ngay trước mặt, cả khi má tôi ngã vật ra nó cũng
không dám chạy lại đỡ . Ừ thì tôi nhát, nhưng tôi sợ
nhiều hơn, một đứa nhóc 7,8 tuổi không thể làm gì cho
má trước uy lực của ba.
Nhà
tôi nghèo, cái nhà tranh vách đất ở giữa cái xóm nghèo
dẫu không thể làm tôi nghèo hơn nhưng cũng đủ khiến
tôi biết cuộc sống đang ngày càng cơ cực. Ba tôi hay
đốn gỗ trộm trên rừng rồi đi bán, chừng Nhà nước
bắt đầu có chiến dịch với bọn lâm tặc thì những
tên “lâm tặc nhỏ” như ba cũng thành kẻ mất việc,
thế là ổng ở nhà. Phàm những người quá rảnh rỗi
bắt đầu sinh tật. Má tôi đi làm thợ hồ. Đàn bà mà
đi thợ hồ là cùng cực lắm. Trước thì má bán rau
ngoài chợ nhưng chẳng được mấy năm đồng, ba mất
việc sinh rượu chè bê tha thì má tôi oằn thêm gánh
nặng. Rau rác ngoài chợ ít tiền thế là má theo chân chú
Bảy đi làm thợ. Nhiều lúc đi học ngang qua chỗ má làm,
tôi thấy má oằn mình với đống gạc quá cổ hay vôi
vữa dính đầy người kì cọ mãi không ra. Nhưng ba thì
dường như không hiểu cho nỗi cơ cực đó, cứ rượu
chè suốt ngày, dường như tôi biết nhận thức thì đã
thấy ba và chai rượu bên cạnh cứ như thủ túc, khi say
thì ba bắt đầu đánh đập má ,trách má vô dụng không
nuôi được gia đình, rồi cả sinh ra chỉ mụn con gái
duy nhất là tôi…
Tôi
đâu cao thượng tới mức nhìn thấy ba mình như thế mà
không căm, không ghét. Tôi chưa lớn nhưng cũng đủ hiểu
như thế nào là sai. Cứ mỗi lúc ba đánh đập má không
thương tiếc xong là lại ngủ vùi, chỉ có má lê lết
lại một góc nằm còn tôi sẽ đi lấy chai cao bằng những
bước chân thật nhỏ cố không gây ra tiếng động lại
cho má.
-
Sao má cứ chịu đựng như thế? Ổng có làm gì trong nhà
đâu mà cứ nói má vô dụng, con không chịu được!
-
Không được nói thế về ba nghe chưa con? - Rồi má ôm
tôi vào lòng- Con còn nhỏ lắm, không hiểu được chuyện
người lớn đâu. Ba là đàn ông trong nhà mà sức yếu,
không đi làm được, người ta nói ra nói vào, ba cũng
buồn khổ lắm nên tánh ổng dễ nóng, má con mình phải
hiểu và thông cảm cho ba nghen con.
Tôi
không hiểu như thế nào là sức yếu mà có thể nện má
trận nào trận nấy nhừ tử thế kia. Tôi cũng không hiểu
và thông cảm gì được cho ba khi ba như thế. Tôi chỉ
biết sâu trong lòng tôi, có cái gì đó của sự đổ vỡ
tình cảm giảnh cho đấng sinh thành mình và lâu dần điều
đó tôi nghĩ là sự oán ghét. Và tôi càng khẳng định
tôi ghét ba kể từ khi má ra đi. Thế là khi tôi lên mười
má bỏ nhà ra đi thật. Không hiểu tại sao tôi không
khóc,cũng không trách má. Việc má ra đi cũng là lẽ tất
nhiên, chỉ có điều tôi không hề oán giận khi má không
dẫn tôi theo. Cứ như tôi biết sẽ có ngày tất cả
những người quanh tôi đều bỏ tôi đi. Tôi giống má
như tạc, ba cứ mỗi lần nhìn tôi là lại đánh, có lần
thừa sống thiếu chết làm bà con chòm xóm đưa lên trạm
y tế, có mấy lần công an cũng đến nhà “thăm hỏi”, nhưng tôi không bỏ ba tôi mà đi, tôi còn quá bé, mà tôi
cũng không dám. Ghét nhưng tôi không dám. Tôi chỉ biết
cuộn mình trân trân nhìn ba khi ba vút roi xuống người
tôi, rồi lăn lên giường ngủ say. Cứ mỗi lần như thế,
trên trang nhật kí của tôi lại có thêm một dòng “không
thể nào tha thứ”.
Tôi
cứ lớn dần lên như thế, trong đòn roi của ba tôi, và
trong cái gánh nặng nít nôi phải lo hai miệng người. Không
được học cái chữ nhưng tôi cũng kiếm được tấm
chồng tử tế. Gần 30 tôi mới lên xe hoa, con gái lỡ thì
không được quyền chọn lựa hôn nhân nhưng dường như
số tôi may mắn. Anh đã qua một đời vợ nên anh biết
tôn trọng, nâng niu tôi lắm. Tôi đi khỏi nhà thì không
quay lại thăm ba lấy một lần. Mà cũng không phải đợi
đến khi lấy chồng tôi mới xa ba tôi, khi tôi tròn 20,
lúc tôi đang yêu say đắm chàng sinh viên nghèo cứ ôm cây
ghita ra trước nhà tôi hát. Một lần ba tôi say, bắt được
đập nát cây đàn của anh chàng cũng là lúc tình cảm
mới chớm của hai người bị đập nát. Thế là tôi bỏ
nhà đi, nói bỏ đi nhưng tôi cũng chỉ ở cách nhà ba tôi
vài ba căn, thi thoảng gửi tiền về nhét qua khe cửa.
Rồi
tôi đẻ cháu, cũng là lúc tôi hay tin ba tôi ốm. Tôi suy
nghĩ nhiều, không biết có nên về thăm hay không. Trong
thâm tâm tôi những trận đòn roi vụt qua chưa khi nào
thôi ám ảnh. Tôi thèm tiếng mẹ chứ không phải nhìn
mẹ bị đánh mà mình bất lực, cũng không phải đứa
trẻ mười tuổi phải nhìn những đứa bạn khác cha mẹ
đủ đầy mà tủi thân không dám rơi nước mắt. Tôi
thèm được đến trường cho hay biết cãi chữ, cho mở
mang trí thức chứ không phải để những đứa trong xóm
gọi tôi là đồ vô học, đồ không mẹ. Tôi thèm được
yêu một cách chân thành chứ không phải tình yêu bị sỉ
nhục và người tôi yêu bị tổn thương bởi những lần
phá bĩnh. Thế nên dù chồng tôi có khuyên can cỡ nào tôi
cũng nhất quyết không đi thăm hay thậm chí tạt ngang.
Tôi
đi làm về, nhìn đứa con trong nôi đang nhè nhẹ ngủ còn
anh thì nằm ngủ ngay cạnh đứa con, trong lòng xúc động
mạnh. Tôi bỗng nhớ về kí ức một thời xa, xa lắm,
bàn tay to bè đặt nhẹ lên bụng tôi vì tôi đau, bàn tay
ấy to hơn cả gương mặt tôi nên rất lúng túng khi muốn
sờ lên trán tôi xem tôi sốt như thế nào. Tôi nhớ không
rõ cả lúc mẹ tôi đi, còn tôi thì khóc thút thít, lần
đầu tiên và duy nhất đến khi mệt lả ngoài sân, nhưng
không hiểu tại sao khi tỉnh dậy đã thấy nằm trên
giường. Tôi nhớ cả lúc khi tôi mới sinh cháu, có ai đó
đứng trước cổng cứ nhìn vào lấp ló, tôi đã biết
là ai, chỉ là tôi không đủ dũng cảm để tha thứ.
Trong
tim tôi dấy lên chút cảm xúc gì đó mà tôi không rõ,
người ta hay nói “một giọt máu đào hơn ao nước lã”,
muốn trở thành người dưng với người thân thương có
phải quá khó không, tôi không biết. Đi ngang qua góc nhà
quen cũng gần chục năm rồi chưa ghé lại, ngửi thấy mùi
hương hoa quỳnh thơm ngát một góc sân, và bên trong, bóng
người đàn ông nằm bên giường bệnh và cái cũi em bé
còn đang đóng dang dở, tôi nhận ra tha thứ cũng là điều
gì đó không quá tệ, tôi khẽ gọi nhẹ "ba ơi”…
***
Hạnh
phúc không chỉ là con người ta cảm nhận được từ
những điều người ta mang tới cho mình. Hạnh phúc còn
là biết thứ tha cho những người thân yêu. Tới tận bây
giờ khi đã đón ba về phụng dưỡng chưa bao giờ tôi
cảm thấy ân hận, trong tim tôi chưa phút nào ngừng dấy
lên những xúc cảm không thể nói thành lời, đơn giản
giờ đây ở bên những người là máu thịt của mình,
tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tha thứ, là một phần
của hạnh phúc mà hiện giờ tôi đang có. Và ít ra trong
khoảng thời gian còn lại của hai cha con, ít ra tôi cũng
biết được, ở một phần nào đó trong trái tim ông tôi
là người con gái mà ông yêu thương nhất, điều mà nếu
tôi không chấp nhận hay đối diện tôi đã đánh mất
đi.
Tác
giả : Lê Hứa Huyền Trân
Hội
viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định
Mọi
thư từ phúc đáp xin chuyển về địa chỉ : Lê Hứa
Huyền Trân, Hội VHNT Tỉnh Bình Định, 103 Phan Bội Châu,
thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Sđt
: 0972076980