NĂM TÝ LẠM BÀN CHUYỆN CHUỘT (1)
Nguyên Lạc
Dẫn nhập:
Nhân dịp Xuân về,
Nguyên
Lạc tôi gởi đến các bạn bài LẠM BÀN về Tý/ Thử/ Chuột này cùng với lời chúc an khang và thịnh vượng. Mong các bạn tìm thấy được vài điều lý thú, đáng quan tâm.
Nào, mời các bạn nâng ly cùng hát!
Ngày xuân nâng
chén ta chúc nơi nơi!
…
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui!
…
Nhấc cao ly này!
Hãy chúc ngày mai
sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà!
(Ly rượu mừng – Phạm Đình Chương – 1975)
*
Để vào bài, mời thưởng lãm bài thơ về năm chuột "hết ý" của
"lão niên thi sĩ" Hoàng Xuân Sơn:
N ă m c h u ộ t
Hoang mang với đá tai mèo
Ờ con chuột nhắt/
Cứ trèo
lên/ Xem
A/ Năm
tí rồi sao? hèn
gì lũ nhỏ cứ bon chen/ hà rầm
Mình cứ một tuổi/ dập. bầm
vẫn xuân lai láng/ còn hăm/ động đình
Con chuột/ Be bé/ Xinh xinh
Xin đừng cắn cái dập dình/ Nước/ Nôi
(Hòang Xuân Sơn)
Phần I
TỔNG QUÁT VỀ TÝ/ CHUỘT
VỀ CHỮ TÝ
Năm mới này là năm Canh Tý. Tý là gì? Canh là gì? Ta thử bàn xem:
1. Tý
- Nghĩa Tiếng Nôm: Có vài nghĩa như: Tí tẹo, tí hon; một tí; phong thấp; phong tê liệt; cánh tay ...
- Nghĩa tiếng Hán Việt: Có rất nhiều nghĩa, nhưng nghĩa chúng ta chú ý nhất cho bài viết là nghĩa
này: - Tý 子 đứng đầu Thập Nhị Địa Chi, cầm tinh Thử 鼠 là con Chuột.
Tuổi Tý là con chuột nhà
Bắt vịt bắt gà khoét lỗ đào hang.
(Bài Vè 12 Con Giáp)
- Đứng đầu Thập Nhị Địa
Chi là Tý 子, cầm tinh Thử 鼠 là con Chuột: Vậy năm Tý là năm Chuột, Chuột được gọi một cách văn vẻ là Thử.
Chuột là loại gặm nhấm có xương sống, máu đỏ, sinh con.
Tên khoa học của chuột là Mus musculus thuộc gia đình Muridae.
Tên gọi thông thường của chuột là:
Việt Nam: Chuột; Thử (Hán Việt)
Anh: Rat; Mouse (chuột nhà)
Pháp: Rat; Souris
Trung Hoa: 子 zǐ ; 鼠 Shu (âm
thành Thử)
Nhật Bản: Nezumi (chuột lắc),
Sozoku (chuột lớn)
Hàn: 자
ja
2. Canh: Sơ lược về Can và Chi
a. Can Chi (干支), đôi khi gọi dài
dòng là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông :
b. Thiên Can được xác định và hình thành dựa vào năm Hành, phối hợp âm dương: Giáp(1) ất (2) bính (3) đinh(4) mậu (5) kỷ (6) canh(7) tân (8) nhâm (9) quí (10).
- Số lẻ là dương can (giáp, bính, mậu, canh, nhâm)
- Số chẵn là âm can (ất, đinh, kỷ, tân, quí)
- Ngày lẻ là dương can - thiên về đối ngoại và ngày chẵn được xem là âm can - thiên về đối nội.
c. Địa Chi được tính dựa vào tuổi của mỗi người - tức 12 con giáp và mỗi con giáp ứng với 1 con số: Tý (1), Sửu (2), Dần (3), Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi
(12).
Những Địa chi có số thứ tự là số lẻ được xem là dương chi: Dương
chi chỉ
kết hợp với dương can. Tương tự, Địa chi số chẵn là âm chi và chỉ kết hợp với âm can.
d. Mỗi năm theo Thập Nhị Đại Can tức: Tý, Sửu, Dần, Mẹo Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. chiếu theo
cung Hoàng đạo, chuột là con vật đầu tiên trong 12 con giáp,
chuột
nhỏ bé nhưng thông minh và lém lỉnh.
Cứ 60 năm (Lục thập hoa giáp) ta có năm cùng can chi. Thí dụ: Năm 1960 là năm Canh Tý, năm 1960 + 60 = 2020 cũng là Canh Tý.
3. Canh Tý
Năm 2020 là năm Canh Tý 庚子. Canh là ngôi thứ 7 của Thiên Can. Kể về âm dương ngũ hành thì Canh Tân thuộc Kim là Vàng; còn Tý thuộc Thử 鼠 là con Chuột. Nên
Canh Tý là con Chuột Vàng.
4. Đêm 5 canh, ngày 6 khắc
Năm Tý đứng đầu Thập Nhị Địa Chi, nhưng tháng Tý không phải là tháng Giêng mà là tháng Mười Một, và giờ Tý không phải là buổi sáng đầu ngày mà là nửa đêm từ 11pm cho đến 01 am của ngày hôm sau; theo như câu nói của dân gian là:
Nửa đêm, giờ Tý, canh ba ...
Tháng Tý là tháng 11; giờ Tý từ 23 giờ đến 1 sáng - canh ba
Theo người xưa:
a. Đêm 5 canh: mỗi canh 2 giờ.
- Canh 1: Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ
Tuất/ Canh 2: Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi/ Canh 3: Từ 23 giờ đến 1
giờ sáng tức giờ Tý/ Canh 4: Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu/ Canh 5: Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần/
b. Ngày 6 khắc: mỗi khắc 2 giờ 20 phút.
- Khắc 1: Từ 5 giờ đến 7
giờ 20 sáng/ Khắc 2: Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng/ Khắc 3: Từ 9 giờ 40 đến12 giờ trưa/ Khắc 4: Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa/ Khắc 5: Từ 14 giờ 20 đến16 giờ 40 chiều/ Khắc 6: Từ
16 giờ 40 đến 19 giờ tối.
Nửa đêm giờ Tí canh ba
Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi
- Nửa đêm, giờ tý, canh ba: Đều là thời điểm lúc nửa đêm.
- Con gái, đàn bà, nữ nhi đều nói về một việc:
Vợ tôi là giới nữ.
Đúng là "huề vốn" phải không các bạn?
5. Chuyện vui về tuổi Tý
Còn về tuổi? Bạn đã từng nghe qua chuyện Tuổi
Tý chưa?
Tậng các bạn chuyện vui - hay buồn? - này.
Mời xem.
Chuyện rằng:
"Có một nhà nho thi đỗ, được vua bổ nhậm làm tri huyện ở một huyện nọ. Ông rất thanh liêm, không bao giờ nhận của đút lót; do đó, khi về hưu, ông trở về quê sống rất đạm bạc với người vợ già trong căn nhà nhỏ trên mảnh đất hương quả.
Cuộc sống ngày càng khó khăn, thiếu trước hụt sau. Hàng
ngày, ông ra vào thở vắn than dài. Nhớ mùi thịt béo, nhớ hơi rượu nồng mà ông
thiếu vắng bấy lâu nay. Người vợ nhìn chồng mà đau đứt ruột.
Rồi một buổi nọ, người vợ dọn lên bàn một đĩa thịt gà và một chai rượu tăm. Mùi rượu thịt xông lên làm ông rỏ dãi. Chưa kịp hỏi vợ, ông gắp nhai một miếng thịt, chiêu một hớp rượu rồi khà một tiếng rõ to.
Một luồn sảng khoái rần lên trong người. Ôi hạnh phúc!
Ông tì tì thưởng thức, thoáng chóc đã sạch láng rượu thịt. Xong tiệc, mặt mài hớn hở, ông hỏi bà vợ:
- Đâu mà bà có được điều tuyệt vời này?
- Dạ thưa quan anh, thiếp thành thật không dám giấu giếm. Số là lúc quan anh còn làm tri huyện, một bữa nọ có một thương nhân đến lén gặp thiếp và hỏi tuổi quan anh; hắn nói là sẽ tặng quan anh một món quà đặc biệt cho sinh nhật. Thiếp nói rằng quan anh tuổi Tý. Ngày hôm sau anh ta lén đưa thiếp một con chuột nhỏ bằng vàng. Thiếp vội giấu cho đến tận bây giờ, làm của phòng thân lúc khó khăn. Gần đây, thiếp không đành nhin quan anh rầu buồn, nên mới đem bán nó mua chút rượu thịt và một số gạo thóc dành cho việc ăn uống hàng ngày. Xin quan anh thứ lỗi.
- Chậc chậc, ông nhà nho tặc lưỡi, tiếc quá, tiếc quá!... phải chi bà ...sụt tôi một tuổi, nói tôi ... tuổi Sửu".
Rồi một buổi nọ, người vợ dọn lên bàn một đĩa thịt gà và một chai rượu tăm. Mùi rượu thịt xông lên làm ông rỏ dãi. Chưa kịp hỏi vợ, ông gắp nhai một miếng thịt, chiêu một hớp rượu rồi khà một tiếng rõ to.
Một luồn sảng khoái rần lên trong người. Ôi hạnh phúc!
Ông tì tì thưởng thức, thoáng chóc đã sạch láng rượu thịt. Xong tiệc, mặt mài hớn hở, ông hỏi bà vợ:
- Đâu mà bà có được điều tuyệt vời này?
- Dạ thưa quan anh, thiếp thành thật không dám giấu giếm. Số là lúc quan anh còn làm tri huyện, một bữa nọ có một thương nhân đến lén gặp thiếp và hỏi tuổi quan anh; hắn nói là sẽ tặng quan anh một món quà đặc biệt cho sinh nhật. Thiếp nói rằng quan anh tuổi Tý. Ngày hôm sau anh ta lén đưa thiếp một con chuột nhỏ bằng vàng. Thiếp vội giấu cho đến tận bây giờ, làm của phòng thân lúc khó khăn. Gần đây, thiếp không đành nhin quan anh rầu buồn, nên mới đem bán nó mua chút rượu thịt và một số gạo thóc dành cho việc ăn uống hàng ngày. Xin quan anh thứ lỗi.
- Chậc chậc, ông nhà nho tặc lưỡi, tiếc quá, tiếc quá!... phải chi bà ...sụt tôi một tuổi, nói tôi ... tuổi Sửu".
(Kể theo trí nhớ chuyện tôi đã đọc trước 1975 - Không nhớ tên tác giả)[ trong Chuyện Vui Cuối Tuần - Nguyên Lạc]
VÀI NÉT TỔNG QUÁT VỀ CHUỘT
1.
a. Chuột được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ngoại trừ Nam Băng Châu. Ngay cả Greenland và Iceland là những vùng
băng giá quanh năm cũng có chuột sinh sống. Chuột là loài ăn tạp. Chúng ăn khoai củ, lúa thóc, thảo mộc, thịt, cá và các sinh vật nhỏ khác.
Chuột kiếm ăn ban đêm nhưng thị giác của chuột lại kém. Bù lại thính giác của chuột rất tinh. Khứu giác của chuột rất tốt. Người ta dùng chuột để khám phá bãi mìn, bịnh tật của loài người hay thử nghiệm thuốc. Chuột có thể nghe những tiếng động nhẹ cách xa 10- 15 m dễ dàng. Chuột có bốn chân. Hai chân sau to lớn và mạnh nên chạy và phóng nhảy rất nhanh. Nên mới có nhóm chữ nhanh như chuột lắc.
Trong các loài động vật chuột và thỏ nổi tiếng về khả năng
sinh sản. Một con chuột mới sinh được 02 hay 03 tháng tuổi bắt đầu yêu đương, mang thai và sinh con. Một con chuột cái có thể có từ 24 đến 72 con chuột con trong một năm. Ở Mỹ Châu có lộc thử (deer mouse) mang tên khoa học Peromyscus maniculatus thuộc gia đình Cricetidae sinh 14 lứa trong một năm! Chuột cái vừa sinh đã quan hệ tình dục với chuột đực và mang thai trong vòng 24 giờ đồng hồ sau. Thời kỳ mang thai chỉ kéo dài lối 30 ngày mà thôi. Ba mươi (30) ngày sau có thêm một bầy con khác. Mỗi lứa có từ 04 đến 12 con chuột con.
Tuổi thọ trung bình của chuột xê dịch từ 1 đến 3 năm. Trong thời kỳ động cỡn một chị Chuột có thể ái ân chăn gối với hàng trăm người yêu khác phái trong một đêm. Các chuột con mới sinh không có
lông, mình trần trụi, da mỏng màu đỏ hồng. Vì vậy người Anh gọi các chuột con mới sinh là pinkies.
Vì mắn đẻ nên chuột bị kết án đa dâm.
b. Chuột là loài gặm nhấm, đại cương ta có:
- Chuột nhà nhỏ con nhưng phá hại đồ đạc và gây nhiễm độc cho thức ăn trong nhà đáng kể. Ở các nước Âu- Mỹ chuột nóc nhà Rattus Rattus thường gây cúp điện hay hoả hoạn vì cắn phá các đường dây điện trong nhà.
- Chuột đồng to lớn, sống trong hang và phá hoại mùa màng. Mỗi con chuột ăn tối thiểu 10 ki- lô hoa màu trong năm. Một gia đình chuột 200 con ăn 2,000 ki- lô hoa màu trong năm. Những con số này cho thấy sự phá hại kinh khiếp của Thử tộc. Chuột đồng phá hại ruộng lúa trên đồng bằng sông Cửu Long. Chuột đào hang dưới chân đê
dọc
theo sông Hồng làm cho chân đê yếu khiến dễ bị vỡ gây nạn lụt khủng khiếp vào mùa mưa.
- Chuột cống là chuột thành phố, to lớn nhưng trông nghèo nàn và bẩn thỉu vì sống dưới cống hôi thối và ẩm ướt. Tên khoa học của chuột cống là Rattus
norvegicus thuộc gia đình Muridae. Chuột cống là chuột thành phố. Chúng mang bịnh cho loài người không ít.
- Chuột chù hay chuột xạ là chuột có mỏ nhọn, mắt gần như mù. Loài chuột này mang tên khoa học Sorox palutris thuộc
gia đình Soricidae. Chuột toát mùi xạ khó chịu. Nước miếng chuột xạ có độc chất soricidin được dùng làm thuốc trị cao huyết áp, nhức đầu. Chuột xạ lội và lặn dưới nước rất giỏi nên người Anh gọi chuột xạ là water shrew. Người Việt Nam không thích nhưng không ghét chuột xạ. Người ta tin rằng đêm chuột xạ kêu thì ngày hôm sau sẽ có khách đến nhà. Khách thân quen tùy theo tiếng chuột kêu nhiều hay ít: Nhiều, liên hồi thì khách thân, ít thì khách lạ. Kinh nghiệm bản thân tôi, ở quê luôn đúng.
- Chuột bạch hay chuột Tàu là thân
thuộc
sang trọng trong đại gia đình chuột. Người ta nuôi chuột bạch trong nhà để biểu diễn trong các chiếc đu trong chuồng. Chuột bạch cũng được dùng trong các phòng thí nghiệm. Loài người dùng chuột bạch, cũng như chuột Ấn (Bọ) trong các phòng thí nghiệm để thử nghiệm thuốc. Thử
tộc cũng được dùng để nghiên cứu bịnh Alzheimer, cao huyết áp. Chúng tôi cũng giúp cho các nhà y học sửa chữa dây cột sống bị tổn thương. Người Trung Hoa và Việt Nam dùng các chuột con mới sinh còn đỏ ối để ngâm rượu thuốc. Rượu nầy dành cho các sản phụ mới sinh uống để phục
hồi sức khỏe.
- Bọ có hình dạng như chuột nhưng mập và có bộ lông rất đẹp. Tên khoa học của bọ là Cavia porcellus thuộc gia đình Cavidae. Người ta dùng bọ (Cobaye) trong phòng thí nghiệm để thử thuốc, chẩn đoán bịnh tiểu đường, ho lao, bịnh scurvy vì thiếu sinh tố C, rối loạn khi mang thai v.v...
- Chuột rằn (Zebra mouse) trong sa mạc
Sahara mang tên khoa học Lemniscomys barbarus
thuộc gia đình Muridae ăn trái cây
và sống
trên cây như nhen, sóc chớ không sống trong hang hay cống rãnh. (Theo Phạm Đình Lân)
2.
Chuột sống gần với loài người gọi là chuột nhà Hausmaus/ Mus musculus. Theo tài liệu thời tiền sử từ 10.000
năm trước công nguyên (CN) chuột ở Ấn Độ từ đó đến các vùng các vùng Trung đông Ai Cập 4000 trước CN, Hy Lạp Tây Ban Nha 1000 trước CN và theo tàu buôn hay theo các cây trôi đến các lục điạ khác như Nam Mỹ, Phi châu và
Úc Châu.
Chuột thuộc loại động vật có vú,
đuôi dài 7-10 cm, mũi nhọn và lỗ tai dựng đứng, mắt không
nhìn thấy xa, không phân biệt được màu sắc, bù lại chuột có khả năng cảm nhận mùi vị, thức ăn rất tốt mà không cần ngậm trong miệng, rất thính
tai, do đó khi nghe một tiếng động nhỏ, chuột chạy trốn ngay, các răng cửa dài cứng bé nhọn để gặm nhấm, thân dài từ 7 đến 11 cm nặng 20-25 g, lông thường màu xám nâu, tuy nhiên cũng có loại lông trắng gọi là chuột bạch. Đời sống chính của loài chuột vào ban đêm đi tìm thức ăn, ban ngày lẩn trốn ở trong hang hay chỗ kín. Ngoài thiên nhiên chuột sống từng đàn, chuột leo trèo nhanh có thể bò ngược trên trần nhà, trên dây, nhảy vọt, chạy nhanh, bơi lội và có tài đào đất làm hang để ở, hay làm tổ trên cây, trong các bụi rậm, chuột thuộc loại
ăn tạp, ăn các loại ngũ cốc, rau cỏ non, côn trùng, cua, cá … Chuột có tính đa nghi, thường di chuyển trên đường mòn, hay men theo bờ, nghi ngờ chỗ lạ, thức ăn lạ, chuột nếm thử thức
ăn trước khi ăn nhiều, chuột cũng khôn ngoan, ngậm vào
đuôi nhau để qua sông, chuột ăn cắp trứng gà, phải dùng bốn chân ôm qủa trứng nằm ngửa để con
khác ngậm đuôi mình kéo về hang … Chuột cái có chửa trong vòng 3 tuần đẻ đến 10 con, lúc sinh chuột con chưa mở mắt, điếc,
da trần truồng màu hồng, khoảng 10 ngày sau chuột con mọc đủ lông, 15 ngày mở mắt, nhưng còn nằm trong ổ bú sửa mẹ. Từ 21 ngày chuột con rời bỏ mẹ, tự đi tìm thức ăn, sức nặng khoảng 6 gr. Sau 6 – 8 tuần tuổi
chuột cái có thể tiếp tục sinh sản. Chuột sinh sản rất mau, chuột
luôn gặm nhấm để mài răng, cắn phá làm
hư hại
mùa màng, mỗi ngày một con chuột cống ăn hết 100gr, nếu 1 triệu con ăn
như vậy thì hao tốn hàng chục tấn thực phẩm!
Theo qui luật tự nhiên về cân bằng sinh thái, nên phải có các loại khác sinh ra để trừ khử bớt chuột đó là: mèo, chim cú, qụa, rắn, diều hâu. Bởi vì những con nầy thường săn chuột làm mồi.
(Chuột Trong Đời Sống & Khoa Học Nguyễn Quý Đại)
Theo qui luật tự nhiên về cân bằng sinh thái, nên phải có các loại khác sinh ra để trừ khử bớt chuột đó là: mèo, chim cú, qụa, rắn, diều hâu. Bởi vì những con nầy thường săn chuột làm mồi.
(Chuột Trong Đời Sống & Khoa Học Nguyễn Quý Đại)
(Còn tiếp Phần II)
Nguyên Lạc
...............
Nguồn tham khảo: Vũ Bằng, Hồ Hữu
Tường, Đặng Tiến, Đỗ Chiêu Đức, Nguyễn Quý Đại, Phạm Đình Lân, Nguyễn Viết Tân,
Wikipedia ...