Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, October 9, 2012

QUÊ XƯA - Nguyễn Thanh Xuân họa thơ Lê Thiên Minh Khoa

Chiều Hải Hòa


QUÊ XƯA
Nguyễn Thanh Xuân

Quê kiểng tôi nghèo ai biết đâu
Chăn đơn gió thốc trắng đêm thâu
Gió lùa cháy mặt kêu chi khổ
Nước đạp treo chân biết mấy sầu
Lúa lũ cuốn trôi, trôi quá xót
Người tràn theo vớt, vớt thêm đau
Âm thầm chịu đựng đời cơ cực
Từ lúc trẻ thơ đến bạc đầu.

Hà Nội
                                            Mùa lũ  2012
                                                   NTX


                                     

CẢM HOÀI
Lê Thiên Minh Khoa
  
Có phải đi rồi đi mãi đâu !
Người đi để lại những đêm thâu
Mòn khuya chỉ một mình em thức
Nhầu tóc còn bao nửa sợi sầu
Nhìn ngọn Chứa Chan chan chứa nhớ
Trông dòng Thương Bạc bạc thương đau
Chừ tang thương quá, thương thương lắm
Chưa thấy trùng dương đã trắng đầu!


                      LTMK
Bà Rịa - VT
 


READ MORE - QUÊ XƯA - Nguyễn Thanh Xuân họa thơ Lê Thiên Minh Khoa

GẶP NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ KỂ CHUYỆN NGÀY VỀ TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ - Bút ký của Nguyễn Hồng Trân

Trong đoàn quân kéo về tiếp quản Thủ đô Hà Nội vào ngày 10-10-1954, có anh lính Phan Thanh Bồng từ chiến trường Điện Biên thắng lợi trở về trong niềm hân hoan và vinh dự nhất trong đời anh.

Anh Bồng là người  thôn Thượng  Xá, thuộc xã Hải Thượng, Hải Lăng, Quảng Trị. Hồi ấy anh Bồng mới 21 tuổi, nay đã thành ông già 79 tuổi, nhưng tôi thấy bác vẫn còn khỏe và minh mẫn kể chuyện cho tôi nghe một cách hứng thú, vui vẻ và đầy tự hào về cuộc đời lính cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống giặc Pháp. Bác Bồng đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ  rồi được trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội và làm việc ở đây rồi nghỉ hưu cho đến bây giờ (2012) là gần 60 năm.
Vào cuối tháng 9 năm nay, tôi đến thăm bác (là một người bà con bên ngoại của tôi) đang cư trú tại nhà E4 khu Thanh Xuân Bắc, Hà Nội.
Nhân dịp sắp đến ngày kỷ niệm 58 năm ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954—10-10-2012), tôi được tiếp chuyện với bác Bồng và nghe bác kể lại mấy nét thăng trầm về cuộc đời bộ đội của  bác trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thời giặc Pháp và chuyện niềm vui của bác khi được cùng đoàn quân ta kéo về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
Bác Bồng đã kể rằng bác vào thiếu sinh quân từ lúc mới 13, 14 tuổi, sau đó vào bộ đội  (hồi đó gọi là Vệ quốc đoàn) thuộc tiểu đoàn 15, Trung đoàn 95 (thuộc tỉnh Quảng Trị).  Đến năm 1952- 1953, bác  được điều ra chiến trường Tây Bắc thuộc Trung đoàn 88 Sư đoàn 308 và tham gia chiến đấu với giặc tại vùng Tây Bắc và Thượng Lào. Sau đó bác theo Sư đoàn 308 về tham gia chiến dịch Điên Biên Phủ [ĐBP] đánh đồn Độc Lập, vây Mường Thanh, diệt vị trí Pắc Xíu. ..    Bác vừa là một người lính chiến đấu vừa là một họa sĩ chiến trường, bác đã  phác họa lên dược những hình ảnh sinh động kịp thời các chiến sĩ  trong chiến hào đang hừng hực tinh thần chiến đấu dũng cảm. Có lần các chiến sĩ giải tù binh Pháp đi ngang qua, bác liền lấy bút chì ra phác họa cấp tốc một số  chân dung tù binh Pháp đang sợ sệt và lủi thủi cúi đầu đi vội vàng về khu trại giam tù binh dã chiến ở phía sau chiến trường.
Sau chiến dịch ĐBP thắng lợi vào tháng 5 năm 1954, tinh thần của các chiến sĩ quân ta vô cùng phấn khởi, bừng bừng khí thế thắng khắp các chiến trường. Sau thất bại nặng nề ở Việt Nam, Chính phủ Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve vào tháng 7 năm 1954 - đình chiến tại Việt Nam.
Tôi thân mật hỏi kỹ bác Bồng về những ngày chuẩn bị quân ta kéo về tiếp quản Thủ đô:
“Xin bác cho biết đôi nét về tinh thần của bộ đội ta ở đơn vị bác chuẩn về tiếp quản Thủ đô Hà Nội và những cảm xúc của bác trong những ngày về tận trong lòng Hà Nội?”
Bác Bồng cười rất tươi rồi nói ngay:
“Sau khi có thông báo cho các đơn vị quân đội ta sẽ về tiếp quản Hà Nội vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, lúc ấy  những người lính chúng tôi hân hoan vui mừng đến tột độ. Nhiều đơn vị quân đội mấy tháng trước đã tổ chức liên hoan văn nghệ vừa để ăn mừng chiến thắng Điện Biên Phủ vừa là để đón mừng ngày quân ta chiến thắng sắp trở về tiếp quản Thủ đô. Các đơn vị quân ta chuẩn bị về Hà Nội hồi đó gồm có  mấy Sư đoàn…   Tôi (Phan Thanh Bồng) thuộc  Trung đoàn 88, Sư đoàn 308.
Lúc ấy cả núi rừng Việt Bắc cũng như các vùng miền núi Liên khu III, Liên khu IV, đều vang lên hùng tráng bài ca “TIẾN VỀ HÀ NỘI” của nhạc sĩ Văn Cao, thậm chí cả trong miền Nam cũng đã biết và thuộc bài đó rồi. Mọi người từ cán bộ chỉ huy cho đến toàn quân lính ai cũng phấn khởi và tỏ lòng khen ngợi nhạc sĩ  Văn Cao. Họ nói với nhau rằng, sao Văn Cao có linh hồn âm nhạc tài tình quá!  Nhạc sĩ đã sáng suốt tiên đoán có ngày đoàn quân sẽ tiến về Hà Nội mà lại đặt bài ca này rất  hay, rất khí thế bừng bừng và đặt sớm trước  5 năm (sáng tác từ 1949). Bây giờ thì ước mong và tiên đoán của nhạc sĩ Văn Cao đã thành sự thật 100%.  Bài ca hát lên thật là hùng tráng! Ai cũng hát say mê, sôi nổi hát đi hát lại nhiều lần trong một ngày cái thời vinh quang đó.
Xin trích đoạn bài ca “TIẾN VỀ HÀ NỘI” để chúng ta cùng nhớ lại và hình dung những giờ phút hào hùng ấy:
Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về
 …..
 Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về
Cả cuộc đời tươi vui về đây…

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về
Như đài hoa đón chào nở năm cánh đào
Ôi phố phường Hà Nội xưa yêu dấu!
Khi đoàn quân tiến về là đêm tan dần
Như mùa xuân xuống cành đường nghe gió về
Hà Nội bừng tiến quân ca!...

Bác Bồng say sưa nói tiếp: “Vào sáng ngày 10-10- 1954, quân ta trùng trùng tiến vào Thủ đô như sóng. Năm cửa ô Hà nội đã mở rộng đón chào đoàn quân trở về. Sư đoàn chúng tôi đi trên xe nhà binh từ sân bay Bạch Mai qua dọc đường Nam Bộ, qua phố Trường Thi ra bờ hồ Hoàn Kiếm, vòng qua Hàng Bông đến Cửa Nam rồi lên đường Cột cờ …
 Đồng bào thủ đô ngày hôm ấy y phục chỉnh tề, đẹp đẽ, tay cầm cờ hoa, reo vui, tưng bừng hoan hô bộ đội tiến về Hà Nội. Các chiến sĩ quân đội thì vui tươi sung sướng vô cùng. Lúc đó nhiều người như tôi rất ngỡ ngàng lần đầu tiên đã được tận mắt nhìn thấy cảnh vật và con người Thủ đô của Tổ quốc Việt Nam thật là đẹp!
Sau ngày 10-10 năm ấy, chúng tôi được lưu trú lại tại nội thành Hà Nội trong một tháng để thực hiện nhiệm vụ quân quản Thành phố. Tiếp đó đơn vị chúng tôi rút về đóng ở Thanh Trì, sau đó di chuyển đi nơi khác...”
Nghe bác Bồng kể như vậy tôi rất hứng thú và cảm thấy vui sướng vinh dự thay cho bác và tôi liền hỏi thêm:
“Xin bác cho biết những suy nghĩ của bác về những ngày trở về Thủ đô?”
Bác Bồng suy nghĩ một lúc rồi nói:
“Biết nói thế nào cho hết được cảm xúc trào lên của mình trong những ngày giờ vinh quang ấy! Thực ra lúc được về tiếp quản Thủ đô Hà Nội ai cũng có một tâm trạng có vui, có buồn cả, mà vui nhiều hơn buồn. Vui vì đất nước hết chiến tranh, hòa bình được lập lại, nhiều người lính và sĩ quan được vinh dự về giải phóng Thủ đô và chung sống giữa lòng dân một cách đầm ấm chan hòa trong cuộc sống bình yên, nhưng cũng cảm thấy buồn buồn vì nghĩ lại các đồng đội có nhiều chiến sĩ đã bỏ mình trên các chiến trường mà không nhìn thấy được ngày hòa bình của Tổ quốc. Mặt khác, cũng cảm thấy buồn vì đất nước đang tạm thời chia cắt chưa được hưởng trọn vẹn nền độc lập thống nhất đất nước. Nhiều anh em bộ đội cũng như tôi quê ở phía Nam giới tuyến sông Hiền Lương đều có chung một tâm tư như vậy”.
Bác Bồng ngừng giây lát rồi nói chầm chậm:
“Tôi còn nhớ một hình ảnh rất cảm động là có một anh bạn tôi- Trần Văn Bình- người Hà Nội cùng đơn vị tôi, vì vết thương nặng còn đau đớn dai dẳng trong thân mình, do đó phải điều trị trong quân y viện nên không được cùng đoàn quân trở về Thủ đô trong ngày tiếp quản. Vì vậy anh rất buồn và nắm tay tôi cười vui rồi nói: “Cho mình gửi lời chào Hà Nội nhé. Quê hương ơi lâu quá rồi chưa về gặp lại!...” Anh bạn ấy đưa cho tôi bức ảnh của anh chụp ở Hà Nội ngày xưa và anh đề phía sau ảnh: “Thằng Bình của bố mẹ đây, con bị ốm chưa về dịp này được. Con vẫn còn sống, bố mẹ cứ yên lòng. Bây giờ mẹ bố mẹ cứ nhìn các anh bộ đội cụ Hồ vui khỏe trở về Hà Nội là coi như có con đang về bên bố mẹ đấy, bố mẹ nhé! ”.
Sau mấy tuần thì cả đơn vị biết tin anh ấy đã qua đời trên 20 tuổi. Chúng tôi ai cũng bùi ngùi đau xót và thương tiếc cho hoản cảnh của anh ấy…”
Tôi lại tiếp tục tìm hiểu thêm về sự nghiệp của bác Bồng sau khi giải ngũ. Tôi Hỏi:
“Thưa bác, sau ngày giải ngũ thì bác làm gì và đời sống ra sao? Gia đình vợ con thế nào?”.
Bác Bồng vừa uống cà phê vừa chậm rải trả lời:
“Về cuộc đời của tôi sau khi giải ngũ quân đội thì cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Tôi là một họa sĩ, là người thích hoạt động văn hóa- nghệ thuật nên đầu năm 1957 tôi chuyển ngành sang công tác ở đội chiếu bóng lưu động số 3. Năm 1958, tôi được đi thực tập làm phim hoạt họa tại Matcơva. Sau đó về nước thì làm đạo diễn phim hoạt hình. Năm 1972, tôi được cử đi học Đại học Mỹ thuật. Về sau thì tôi chuyên đi sâu vẽ tranh về các đề tài thuộc Quân đội và Văn hóa-Xã hội. Cũng có một số bức tranh của tôi được tham dự triển lãm. Tôi nghĩ rằng tôi đã cố gắng làm được một số việc nhỏ để đóng góp cho đời cũng cảm thấy vui rồi. Quá trình hoạt động cách mạng của tôi cũng không có gì nổi trội lắm, cũng như bao nhiều người khác thôi. Tôi cũng được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hạng nhất.
Còn chuyện gia đình vợ con thì tôi đã có vợ và 2 con trai và có cháu đích tôn đã vào Đại học năm 2 rồi. Thế là cũng coi như sự nghiệp và gia đình là tạm yên tâm. Hiện nay tôi chẳng có điều gì phải ân hận cả, chỉ mong sao cho cuộc sống được an bình, con cháu có công ăn việc làm để bảo đảm đời sống. Được như thế là mãn nguyện mà không đòi hỏi gì hơn”.
Tôi nói với bác : “ Nguyện vọng của bác chắc sẽ thành hiện thực”. Kính chúc bác được sức khỏe, vui vẻ và thuận lợi trong đời sống.
                             
Hà Nội, cuối tháng 9 năm 2012
Nguyễn Hồng Trân
READ MORE - GẶP NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ KỂ CHUYỆN NGÀY VỀ TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ - Bút ký của Nguyễn Hồng Trân

Huy Uyên - PHÙ - DUNG TỪ


Hái chi đóa hoa phù-dung
em về bên ấy có buồn
ngữa tay tìm đường sinh-mệnh
cả đời trắng sợi sắc không.

Ngày đi mây cũng bay đi
bên sông nước chảy mắt người
em nở về chi chốn cũ
trên cầu chỉ bóng mình tôi.

Đêm qua ngọn đèn hiu hắt
cay nồng ấm lạnh môi hôn
ai kia giữa trời đứng hát
giữa thinh không giọng quá buồn.

Rồi hoa cũng tím nhạt phai
tim anh mãi có bao giờ
đỏ như màu hoa buổi trước
cháy đi! nỗi nhớ tim ơi.

Hoa rồi có còn ở lại
bên thành cầu xưa bóng ai
bơ vơ đổ dài tưởng tiếc
người ấy - ờ xa lắm rồi.

Đêm nghe tin em đi rồi
buồn buồn cầm ly rượu cũ
nhớ nhau bao đêm tâm sự
chuyện tình cay đắng đầy vơi.

Rồi hoa rồi bướm rồi sông
em yêu xiết bao lòng biển
anh yêu núi xưa khôn cùng
cho dù dòng đời tan biến
giữa đám hoa phù-dung, không!


HUY UYÊN

READ MORE - Huy Uyên - PHÙ - DUNG TỪ