Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, August 5, 2013

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐIÊN - truyện ngắn Đinh Thanh Hải




Ngày ngày ở cái chợ nhỏ của miền núi cao,  có một người đàn bà chừng 25 tuổi lang thang khắp hàng quán. Không kể trời nắng hay trời mưa, người đàn bà điên vẫn lang thang, có lúc cô đi chầm chậm, có lúc lại la hét rồi chạy nhảy, miệng cười la như một đứa bé lên 5. Người đàn bà có đôi mắt ngây dại, vô hồn ...

Sau những lần đi dưới mưa, khuôn mặt của người đàn bà điên lại xinh hẳn lên, mưa xóa nhòa đi những bụi dơ trên khuôn mặt, làn da trắng tươi và cái môi đỏ thắm, mái tóc mượt mà vì dòng nước ... Lúc này người đàn bà ấy thật đẹp, nếu lúc nào người đàn bà ấy cũng như bây giờ, chắc mọi người sẻ không gọi là người đàn bà điên nữa mà sẻ gọi là cô gái điên ... Những ai thấy cô gái sau khi tắm mưa chắc chắn sẻ chậc lười và tiếc thương cho cái số phận của cô: " Sao xinh đẹp thế mà lại bị điên khùng?"

Bà con xóm chợ cũng không biết người đàn bà điên từ đâu đến, chắc cô ấy leo lên một chiếc xe đò nào đó, rồi lưu lạc tới nơi này. Ngày ngày cô sống nhờ sự giúp đỡ của bà con buôn bán ở chợ, có ngày thì đói có ngày lại no ... ngày nào may mắn cô gặp ai đó tốt bụng họ cho chén cơm, tô cháo thì ngày đó cô được no ... Còn những đêm mưa cô đói meo, vật vờ lang thang như vô hồn. Bất cứ ai cho gì thì cô ăn đó, cứ ai đó cho món gì là cô cho vào miệng ăn lấy ăn để, có lúc họ đưa trái khế chua, cô ăn vào và nhăn mặt và nhổ phì xuống đất ... Mà hình như cô ấy cũng có lúc tỉnh lúc điên. Những lúc tỉnh cô vội lấy tay che lại những miếng rách lớn ở ngực, chiếc áo rách phơi ra làn da trắng muốt ... cô thẹn thùng đi khuất phía sau chợ và ngồi đó một mình. Nhưng cái thời gian tỉnh táo của cô thường ít hơn thời gian cô điên  ...

Ban ngày thì cô đi khắp chợ, có khi đi vào khu làng nhỏ quanh chợ ... đám trẻ con chạy theo trêu chọc cô, có đứa còn lấy đá ném làm cô đau phải bỏ chạy ... đám trẻ cứ la toáng lên: Mụ điên, mụ điên ... tiếng trẻ con và tiếng cười man dại của người đàn bà điên rộn vang cả một góc xóm. Những người đi đường thấy cô như vậy vội la đám trẻ: Tụi nhóc kia để cho cô ấy yên ...  Đang đi bất chợt đôi chân trần của cô đạp phải miếng thủy tinh vở làm máu tuôn ra, một bà già bán quán thấy vậy vội chạy đến và nhẹ nhàng cầm tay cô, kéo cô gái vào quán để chăm sóc vết thương, bà vội vàng lấy nước ấm bỏ vào ít hạt muối, rồi bà đưa chân cô ngâm trong đó để sát trùng vết thương ... cô gái rát quá vùng vằng đôi chân, bà già vuốt nhẹ, cô gái mới chịu để yên cho bà rửa vết thương. Rửa chân xong, bà lấy cái khăn lau khô, rồi bà già không ngần ngại xé vạt áo đã sờn cũ để băng vết thương cho cô gái ... Một mái tóc bạc phơ đang lúi cúi giúp cô. hình như mắt cô ấy nhòe đi ... phải chăng cô đã tỉnh ? Vừa băng xong vết thương bà già lấy một gói mì tôm xé ra cho cô ăn sống ...  cô nhận lấy rồi bỏ đi.

Đêm ấy, trời mưa thật to, sấm sét vang rền ... người đàn bà điên nằm co ro ở một góc quán nhỏ, mỗi lần cơn gió thổi qua cô ấy lại run lên bần bật, chiếc áo tả tơi rách phơi bày cả đôi ngực trần tràn trề sức sống của cô gái tuổi đôi mươi, chiếc quần cũng rách nát trong thật thê thảm ... Cô đang nằm co quặp và rên vì quá lạnh, thì bỗng đâu một thân hình to lớn và nồng nặc mùi rượu, gả ôm chầm lấy cô và xé toạc chiếc quần ... Cô gái hoảng sợ và la lớn, hai tay cô chống cự dữ dội, cố gắng đẩy người đàn ông lạ kia ra khỏi người mình, nhưng bàn tay cô không thể nào mạnh hơn kẻ vô tâm đó, hắn như một con thú đói lâu ngày, đang muốn ăn tươi nuốt sống một con thỏ mềm yếu... Tiếng kêu thét của cô đã bị tiếng mưa gió lấn át, chẳng ai có thể nghe tiếng của người đàn ba kêu thét giữa màn đêm đen như mực này ... Sau một hồi la hét và vùng vẫy, cô gái đã kiệt sức và ngất lịm đi, chẳng còn biết những gì đang diễn ra với đời cô .... Người đàn ông kia mặc kệ cô gái ra sao, cứ như con thú đói khát tình dục, lão làm hùng hục trên bụng cô gái đang mê man bất tỉnh ... Sau khi thỏa mãn cái thú tình dục man rợ, lão đứng dậy và vội vàng đi khuất vào xóm nhỏ, bỏ mặc cô gái trần truồng nằm phơi ra giữa chợ lúc trời mưa lạnh giá.

Sáng sớm, những người đi buôn gánh hàng từ bản làng ra chợ bán, họ thấy một người đàn bà nằm trần truồng bên hàng hiên của một quán nhỏ, những vết cào xước trên da thịt cô vẫn còn chưa khô vết máu ... họ xúm quanh xem vì tò mò , và cũng có đôi người đoán được sự tình câu chuyện : Có kẻ đã hãm hiếp người đàn bà điên này ...

Bà già bán quán đi chợ sớm, thấy đám đông bao quanh và bàn tán gì đó, bà đến và lách mọi người để vào xem chuyện gì? Bà há hốc miệng khi nhận ra cô gái điên mà bà vẫn thường cho đồ ăn thức uống đây mà, ôi sao cô ấy lại gặp cơ sự thảm thương như thế này? Bà quỳ xuống và lấy tay đánh thức cô gái điên tỉnh dậy, bà già lay mãi cuối cùng cô ấy cũng tỉnh, vừa mở mắt cô đã hoảng lên khi nhiều người vậy quanh mình, mà trên người lại chẳng có một miếng vải che thân. cô nhìn quanh và tìm đường mà bỏ chạy ... Bà già vội ôm chầm lấy cô và vỗ về, cô gái hình như cảm giác được an toàn nên ngồi im cho bà ôm ... bà già chửi : Tổ cha quân thất đức, con người ta điên khùng vậy mà cũng cưởng hiếp, thú chứ nào đâu phải con người. Bà đỡ cô gái đứng dậy, lấy chiếc áo choàng mặc cho cô gái, ánh mắt của cô vẫn tràn ngập nỗi sợ hãi, cô đã phải trải qua một đêm kinh hoàng ... Bà già dỗ dành một lúc rồi đưa cô gái về nhà của bà.

Hai cái bóng một già một trẻ dần khuất sau con đường hẻm, tiếng bàn tán của những người đi chợ vẫn còn xôn xao ... họ cố gắng tìm kiếm kẻ nào đã làm nên tội lỗi này ? Một kẻ đã làm cho người dân xóm chợ ở miền núi cao này phải lo lắng và oán giận.

Sau hôm đó, chẳng ai còn thấy người đàn bà điên đó nữa, có người nói cô có bầu và một người nào đó thương tình nhận chăm nuôi, giúp người đàn bà điên sinh nở, dạy dỗ đứa bé ... Có người lại nói cô leo lên xe đò và đi một nơi nào đó ... Thương thay cho cái số của người đàn bà xinh đẹp mà bị điên, đã vậy người đàn bà điên lại gặp phải một kẻ không có lương tâm, một kẻ không khác gì loài cầm thú.

Cầu mong cô được nơi nào đó đón về nuôi, con của cô sẻ được chăm sóc dạy dỗ để được khôn lớn thành người.

Cụ già đưa cô gái vào nhà rồi chạy xuống bếp đun ấm nước để tắm cho cô gái tội nghiệp. Mùa này đang là mùa đông, nên ngoài trời khá lạnh, cả người cô gái cứ run lên như bị bệnh sốt rét ... đôi mắt của cô gái vẫn còn lo lắng va hoảng sợ. Bà cụ vỗvề kéo đầu cô gái tựa vào vai, đôi bàn tay già của cụ vuốt mái tóc rối bời của cô mà mắt cứ rơm rớm, bà cố không khóc vì sợ cô gái thấy.

Ấm nước vừa sôi trên bếp, bà bê cái ấm nước nóng đổ vào cái thùng nước lạnh. Bà lấy tay sờ thử xem nước vừa đủ ấm chưa, xong đâu đấy bà đi ra cầm tay cô gái đưa xuống bếp để tắm, cô gái ngoan ngoãn đi theo, hình như cô cảm nhận được rằng mình an toàn khi ở nơi này. Nước vừa dội qua người, nó thấm vào những vết xước trên da thịt làm cô phải nhăn mặt lại vì đau, nước ấm và và máu hòa với nhau chảy trên sàn … bà cụ vỗ về: Ừ bà biết cháu đau lắm, thôi cố gắng cháu nhé ... bà thương, nào ... nào ... tắm xong cháu sẽ khỏe ra liền.

Tắm rửa sạch sẽ, bà lấy bồ đồ của mình cho cô gái mặc, bà lấy cái lược chảy tóc cho cô gái ... cô ấy thật xinh đẹp. Tắm xong bà đưa cô gái lên giường nằm ngủ, cái chăn ấm làm cô nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu, đứng bên chiếc giường nhìn cô gái ngủ thật là đáng thương, như một đứa con nít đang say giấc ngủ, trên khuôn mặt lúc này chẳng hiện gì về cái lo sợ sau một đêm tối đen của đời cô … Đang đứng ngắm cô gái ngủ, thì bất chợt hình ảnh đứa con gái của bà hiện về rỏ mồn một, nếu con gái bà còn sống thì chắc cũng bằng tuổi cô gái này. Con của bà cũng bị bệnh tâm thần, suốt ngày nó chạy ngoài đường, mặc kệ trời nắng hay mưa ... nhiều hôm tối mù mà con vẫn chưa về làm bà cùng hàng xóm phải đi tìm khắp làng cùng ngoài ruộng đồng. Nó chạy nhảy khắp nơi nên đứng gần bên nó toàn ngửi thấy cái mùi nắng khét rẹt ... Được cái là cô bé hiền, chẳng bao giờ phá phách hay đập phá đồ đạc, ngoan ngoãn nghe lời lắm. Ấy vậy mà đùng một cái chuyện lớn đã ập lên gia đình bà, cô con gái của bà bị tai nạn và qua đời ... cơn lụt năm đó thật tàn ác, nước dâng lên rất nhanh, cô bé bị dòng nước lũ cuốn trôi, mãi ba hôm mới tìm ra xác ...  Cho nên khi thấy cô gái điên này bà rất thương, cứ nhìn thấy cô gái là bà như nhìn thấy cô con gái tội nghiệp của mình.

Bà quyết định đưa cô gái về quê của bà ở dưới đồng bằng, tránh xa cái miền núi này ... bà sẽ coi cô ấy như đứa con ruột của mình.

Bà bỏ quê lên miền núi này cũng hơn 5 năm rồi, sau khi con gái bà mất 2 năm ...  Căn nhà xưa bà cho đứa cháu ở, nay biết bà quay về quê sinh sống, mấy đứa vui lắm, chúng cất lên một căn nhà nhỏ ngay bên cạnh và trả lại căn nhà cho bà. Bà lại bày hàng tạp hóa ra bán để kiếm tiền nuôi bà với cô gái … Hàng ngày, bà luôn cầu mong trời thương đừng để cho cô ấy có con, chứ có con lại khổ cho cô ấy … Bà tuổi cũng đã già, đôi chục năm nữa không may bà qua đời sớm thì ai chăm nom cho mẹ con cô ấy? Nhưng cái điều bà hằng ngày cầu mong ấy lại không thành, cô gái đã có bầu … cái bụng của cô mỗi ngày mỗi to lên, ấy vậy mà cô vẫn chẳng thể nào ngồi yên, cứ chạy nhảy khắp làng khắp xóm. Ai nhìn cũng thương cho cô ấy: Đã điên lại có bầu có bì như thế kia? Mai mốt đẻ con ra rồi có chăm sóc con mình được không ? Nhiều người dân trong làng, thấy cảnh bà già nuôi con gái điên mang bầu bì như vậy, họ đã làm mọi cách có thể để giúp đỡ gia đình bà cụ, có người họ đem đôi chục long gạo, một con gà hay chục quả trứng ... Bà con chòm xóm cùng chung tay chia sẻ cái khó khăn của bà cụ. Ở làng quê người ta sống nặng chữ tình nghĩa, đôi khi tình làng nghĩa xóm còn hơn cả anh em máu mũ, cái tình cảm đó thật tuyệt vời, bao đời nay vẫn luôn ấm áp …

Nhiều lần trời tối, bà con thấy cô gái điên vẫn lang thang ngoài đồng, bà con lại đưa cô về nhà, cô chẳng chống cự mà cứ ngoan ngoãn cười vui và đi theo ... Dạo này, hình như cô ấy không đi ra ngoài nữa, mà cứ nằm ở nhà ngủ … chắc cái thai đã lớn và làm cô mệt nhọc, chân tay xưng vù lên như chân voi … bà cụ đoán chắc là con gái mình gần sinh nỡ rồi đây.

Một hôm, bà cụ đang thiu thiu ngủ thì có tiếng la hét, bà bật dậy đi tìm cây đèn dầu và thắp lên xem có chuyện gì ? Thì ra cô ấy đang trở dạ, đau quá nên phải la thét như vậy ... Hàng xóm nghe tiếng ồn cũng chạy sang … thấy cô ấy sắp sinh con nên mỗi người phụ một tay, người thì nấu nước, người thì chạy đi gọi bà đỡ đẻ … có người thì chạy đi xin tả lót, áo quần cũ cho em bé sắp chào đời.

Cô gái điên vẫn không ngừng la hét, chắc cô ấy đau lắm … thật tội nghiệp. Bà cụ vẫn ngồi bên cầm lấy tay cô gái, bà vỗ về: Con gái của mẹ hãy cố gắng lên, rồi sẻ qua … cố rặn đi con, mẹ thương ... nào ngoan nào ... Hình như lúc này người đàn bà điên đã tỉnh, và biết rằng mình đang vượt cạn, cần phải cố gắng rặn đẻ cho con ra ngoài ... Cố vật vả với cơn đau thắt ruột, mồ hôi tuôn ra thật nhiều ...

Căn nhà của bà cụ hôm nay thật đông người đến, tiếng nói tiếng la hét hòa quyện vào nhau … và rồi không gian như vở òa khi tiếng khóc của đứa trẻ thơ vang lên, tiếng khóc làm mọi người cùng vui sướng, như thể đó là con của họ vậy ... ò oe ò oe … oe oe oe … oe ... Bà con chạy vào xem em bé ra sao? Thế là mẹ tròn con vuông, người đàn bà điên đã sinh ra một thằng cu thật kháu khỉnh. Bà cụ đặt cho cháu cái tên là Đặng, bà đặt tên với mong ước cháu của bà sau này sẽ làm được nhiều việc tốt, thành công trong cuộc sống ... tất cả mọi việc cháu bà làm ắt gặp nhiều thành công.

Bà ơi, bà làm gì mà ngồi bần thần ra đó, cháu mời bà vào nhà ăn cơm ạ, hương đã tàn rồi bà ơi ... Bà cụ giật mình quay lại, thì ra thằng Đặng cháu ngoại của bà mời bà vào nhà … Hôm nay là ngày đám giỗ cho mẹ cháu Đặng, người đàn bà điên mà bà coi như con ruột của mình. Bà cứ nghĩ rằng bà sẻ ra đi trước, nào ngờ đâu cái sự đời, chiếc lá vàng khô vậy mà vẫn còn bám trên cành cây, còn chiếc lá xanh đã vội lìa cành, xa lìa với cái sự sống. Tội nghiệp sinh cháu Đặng ra đời được mấy tháng tuổi thì mẹ đã ra đi mãi mãi ... Ra đi vì bị một cơn bệnh nặng, bà cụ đã cố gắng chạy chửa thuốc thang nhưng không qua khỏi. Thằng Đặng thì còn quá nhỏ, những lần cháu khát sữa khóc ngất, bà lại kéo vạt áo lên cho cháu bú để thôi nhớ cái vú của mẹ ... may sao thời gian đó trong xóm có con vợ thằng Tư cũng đẻ con, nên thằng Đặng được bú nhờ ...

Vừa nhớ lại chuyện xưa bà cụ lại thở dài: Ấy vậy mà đã 24 năm rồi, thằng Đặng ngày nào giờ đã là một người đàn ông thông minh, khỏe mạnh. Nó vừa tốt nghiệp trường đại học sư phạm, được huyện phân công dạy ở gần nhà, hai bà cháu lại được bên nhau.

Đám giỗ xong, bà con làng xóm đã ra về hết … Đặng mới ngồi lại gần bà ngoại và hỏi: Ngoại ơi ba con ở đâu? Xin ngoại hãy cho con đi tìm ba, dù gì thì con cũng mang giọt máu của ba con, ba con có là ăn cướp, ăn trộm, hay là một kẻ lê lết xin tiền mong người đời bố thí … thì đó vẫn là ba con ngoại à. Con đã mất mẹ rồi, xin ngoại cho con biết và đi tìm ba của con.

Bà giật mình khi cháu bất chợt hỏi lại câu cũ, lần nào bà cũng nói là ba cháu đã qua đời từ lâu rồi … Bà biết nó không bao giờ tin điều đó, ba giấu kín thông tin không phải sợ mất cháu ngoại, mà chỉ sợ câu chuyện gây tổn thương cháu của bà mà thôi, nó sẻ ra sao khi biết mình là kết quả của một vụ hiếp dâm, từ một kẻ say xỉn với tâm hồn của quỹ sứ, gieo rắc lên cơ thể người phụ nữ tâm thần, điên loạn ... Chính vì điều đó mà bấy lâu mà lờ đi khi cháu hỏi chuyện. Hôm nay, đám giỗ mẹ nên chắc cháu nhớ đến những đấng sinh thành ra mình, nên mới van xin bà ngoại kể cho cháu nghe sự thật, và có cách nào để cháu lần tìm được ba của mình.

Ngày đó, khi bà có ý định đưa mẹ Đặng về quê là muốn tránh đi chuyện đau thương đó, nhưng cái miệng lưỡi con người họ tàn ác, cay độc, họ tự thêu dệt những câu chuyện xấu xa và nói xa nói gần rồi cuối cùng lọt đến tai cháu ngoại của bà, bắt lỗ tai cháu bà phải nghe những điều giả dối đó …

Lúc này đây, nhìn ánh mắt của cháu đang chờ câu trả lời thì bà không nở đành lòng giử mãi bí mật này… bà nghĩ cháu mình nói cũng đúng, cho dù ba nó có là ai thì đó cũng là ba nó, và hôm nay nó đã là thầy giáo rồi, nó đã lớn. Bà cụ quyết định sẻ đưa cháu trở về xóm chợ ở nơi miền núi cao kia một lần, và hỏi han mọi người về tung tích của con người đàn ông đó, biết đâu bà cháu cụ sẻ tìm ra được.

Nói về người đàn ông đồi bại đã hiếp dâm người đàn bà điên, sau khi thỏa mãn cái thú nhục dục xong … thấy cô gái nằm bất tỉnh, anh ta sợ đến tỉnh rượu, hoảng hồn khi nghĩ rằng cô ấy đã chết, anh ta chạy như điên về nhà và cầm túi áo quần và bỏ vào bản làng trốn, anh ta đi thật xa, đến một ngôi làng mà ít người kinh nào có thể đến được, anh đã xin ở nhờ vào nhà của ông lão trưởng bản già nua và ở một mình, những lần trước đi lấy trầm anh có ghé và ở lại nhà ông mấy ngày liền, có lần anh ở cả tháng trời ... ông trưởng bản rất quý anh ...

Ở nơi rừng sâu hoang vắng này, cứ nghĩ sẽ giúp anh quên đi mọi thứ … Nhưng không, những ngày tháng sau đó luôn bị ám ảnh đè nặng, hình ảnh người đàn bà điên cười man rợ cứ về hàng đêm trong giấc ngủ, cô ta dơ cả bàn tay đầy máu níu lấy cổ anh đến nghẹt thở, tỉnh giấc dậy mồ hôi anh đầm đìa như tắm … Một tội ác không thể nào tha thứ, anh căm thù cái men say kia đã biến anh thành một loài cầm thú, hảm hiếp một con người điên và bỏ xác cô trần truồng nằm giữa đêm mưa bão, lạnh giá ... Ngày qua ngày anh chìm đắm  trong sự đau khổ, dằn vặt. Anh đã quyết định quay về nhà để đi tìm người đàn bà điên ấy … anh hứa với lòng sẻ chăm sóc cô ấy đến suốt đời … nếu như vậy thì may ra sẻ gọt rửa được tội lỗi của mình.

Trở về xóm chợ sau mấy năm trốn chạy, chẳng ai biết người đàn bà điên hiện nay ở đâu ? Căn nhà của cụ già đã bán lại cho người khác … anh cố gắng hỏi anh chủ nhà xem họ có biết bà cụ đi đâu không? Hay bà có về thăm lại nhà cũ của mình hay không ? Người chủ nhà chỉ biết lắc đầu, không thể giúp gì người đàn ông được.

Người đàn ông tìm kiếm mà không có manh mối nào, chẳng có một ai biết họ đi đâu về đâu ? Người đàn ông thất thểu quay trở về bản làng ... Rồi năm sau sẽ quay trở lại tìm ... có nhiều lần chỉ cách vài tháng là ông ra chợ tìm … Đường sá nay đã mở đến bản làng, xe cộ đi lại dễ dàng hơn xưa, chỉ đôi ba tiếng đi xe máy là đã đến nơi rồi, chỉ có hơi cực về mùa mưa bão mà thôi, đất đai trên núi theo nước chảy xuống làm đường sình lầy khó đi.

Bà cụ đưa cháu Đặng đi tìm ba, chiếc xe đò đưa hai bà cháu đi lên vùng núi cao gần biên giới Lào, con đường giờ rộng thênh thang, xe chạy dăm tiếng đã đến nơi … Vừa xuống xe, bà vô cùng ngạc nhiên là cái chợ nhỏ năm xưa không còn nữa, thay vào đó là một ngôi chợ thật lớn, người vô ra tấp nập, xe cộ chạy qua lại nhộn nhịp …bà đưa cháu qua khỏi chợ và đi sâu vào xóm, đứng trước căn nhà năm xưa của mình mà nước mắt bà nhòe đi, biết bao lâu rồi giờ bà mới quay lại đây ? Đang đứng thẫn thờ trước đường thì anh chủ nhà chạy ra: Ôi bà cụ , bà còn khỏe quá, mời bà và cháu vào nhà uống nước ạ …

Bưng chén nước lên uống đôi ngụm, vợ chồng anh chủ nhà đã vội thưa: Cụ ạ, có một người đàn ông năm nào cũng ghé nhà cháu để tìm bà, ông ta khoảng tầm 60 tuổi. Trông ông ta thật tội nghiệp, chắc ông ấy có gây ra chuyện gì lớn lắm nên ông ta mới bị đau khổ, ăn năn như vậy …  Năm nào ổng cũng ghé nhà cháu, nghe kể thì hình như ông ấy ở tít trong bản làng A Dơi … Ổng có để lại miếng giấy, dặn với cháu nếu bà có quay lại thì đưa cho bà, sau này mỗi lần ghé ông ấy cũng dặn là cháu giử lá thư đừng để mất, bẵng đi 4 năm nay không thấy người đàn ông đó quay lại ... Nói dứt câu anh chủ nhờ đi lấy lá thư ra cho bà cụ …

Lá thứ cũ mềm đã nhuốm màu vàng, bà đưa cho Đặng mở ra đọc xem thư viết gì ? thằng cháu tay run bần bật xé hoài ko rách bao thư ... loay hoay một hồi mới xé được, nó cầm tờ giấy lên và đọc trong nước mắt: “ cháu xin chào bà ạ, cháu là thằng đàn ông đốn mạt của cái đêm mưa bão năm xưa đây, một thằng say xỉn quên đi cái phần người, đã hảm hiếp một người phụ nữ tâm thần rồi bỏ chạy ... một kẻ đã nhẫn tâm bỏ mặc cô ấy nằm giữa trời lạnh giá, trên thân lại không có một miếng vải che … cháu vô cùng ân hận bà ạ, nhưng làm sao cháu có thể chuộc lỗi lầm của mình, cháu đã đi tìm cô ấy, và mong sao cháu tìm được, để đưa cô ấy về sống với con, con sẻ chăm sóc cho cô ấy đến trọn đời … Nhưng cháu không biết lần tìm ở đâu ? chỉ biết đến ngôi nhà của bà mà thôi, cháu tin có một ngày nào đó bà sẻ quay về nơi đây … cháu tin là bà đã đưa cô ấy đi, và chăm sóc cô ấy như con của bà ... ”

Lá thư dài đến 3 trang giấy, có những lúc Đặng phải dừng lại vì khóc …  không gian chùng xuống, những con mắt của mọi người cũng đã nhòe vì lệ tuôn trào … Đọc xong lá thư Đặng ngất xỉu vì cảm xúc quá mạnh ập đến với cậu ... Vậy là cuối cùng Đặng cũng đã có manh mối về người ba của mình, cu cậu bất tỉnh mấy giờ đồng hồ liền, tỉnh dậy thì trời đang tối … cả nhà đang chuẩn bị ăn cơm tối. Vợ chồng anh chủ nhà rất thương bà cháu, họ được bà cụ kể lại mọi chuyện về số phận của người đàn bà điên. Hai vợ chồng anh hứa sẻ chở hai bà cháu vô bản tìm người đàn ông kia.

Trời vừa tờ mờ sáng, Đặng đã dậy và nôn nóng muốn đi tìm ba … Anh chủ nhà cùng người hàng xóm lái hai chiếc xe Minkko chở hai bà cháu vô bản … Tháng này đang là mùa mưa nên con đường thật khó đi, có những lúc phải dắt bộ cả một đoạn đường dài, rồi xe mới chạy được ... áo quần đất bùn bám, đôi dép phải cầm trên tay và đi chân đất. Con đường sao có hơn 15km mà sao dài hun hút …


Sau gần mấy giờ đồng hồ đi đường, thì mọi người cũng đến nơi, hỏi thăm bà con một lúc thì mọi người cũng tìm đến ngay ngôi nhà của già làng … Mở cửa đón mọi người là một cụ già râu tóc bạc phơ, nhưng xem ra vẫn còn rất minh mẫn, già làng mời mọi người vào nhà của mình, mọi người vừa ngồi xuống thì già làng nói: Kỳ răng tôi đoán có phải các người đi tìm thằng Sung phải không? Mọi người cùng đồng thanh trả lời: Dạ đúng rồi ạ … Già làng ngồi thừ ra, cầm điếu thuốc lá đốt lửa và hút một hơi dài, già làng trầm ngâm: " Thằng Sung già làng coi hắn như con, như giọt máu mình đẻ ra … hắn là một thằng con tốt bụng, nhưng hắn không may bị con thú dữ cướp đi cái hồn … lúc hắn còn sống hắn cứ muốn đi tìm cô gái điên đem về chăm sóc ... Nhưng hắn đã không tìm được cô đó, hắn mất ăn mất ngủ, lòng hắn như có hàng trăm con thú đang cào cấu ... Hắn chết 4 năm nay rồi, hồn của hắn chắc đang ở bên rừng cây, dòng suối …

Già làng kể rất nhiều chuyện về người đàn ông tên Sung cho mọi người nghe … Ôi một số phận đau thương, cả người đàn ông và người đàn bà điên đã không có một cuộc sống tươi đẹp,hạnh phúc như bao nhiêu người khác. Họ đã ra đi mãi mãi, có thể ở bên kia thếgiới họ đã gặp nhau, đã luôn dõi theo bước chân con trai họ, giúp con họ lớnkhôn được như hôm nay. Âu cuộc đời cũng là cái duyên cái nghiệp, chắc kiếp trước họ đã làm gì mang tội, nên kiếp này họ phải trả nợ … chỉ thương cho đứa bé mồ côi cả ba lẫn mẹ ... Mẹ qua đời khi hãy còn đôi ba tháng, sau này cứ ngỡ rằng đã tìm gặp được ba, nhưng cậu đã đến muộn.

Đặng xin già làng được đưa xác của ba mình về chôn bên ngôi mộ của mẹ, hai người tuy rằng không phải là vợ chồng, nhưng họ là ba mẹ của Đặng, Ôm hài cốt của ba nước mắt đứa con trai cứ chảy dài trên má, thương cho ba đã chết mà không nhắm mắt, một phút lỗi lầm đã phải chịu một đời đau khổ.

Sài Gòn 29-07-2013

ĐINH THANH HẢI
READ MORE - NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐIÊN - truyện ngắn Đinh Thanh Hải

NHỮNG KẺ ĐI XIN - truyện ngắn Nguyễn Bá Trình



Ông Huyên, giám đốc sở Giáo dục sắp nghỉ hưu. Ông là người liêm khiết ít có giữa thời buổi nầy. Hai vợ chồng ông có ý định lúc về hưu sẽ vào thành phố HCM ở với hai vợ chồng đứa con trai và hai đứa cháu nội. Thường người già thích ở một mình cho yên tĩnh, nhưng ông Huyên lại thích ở chung với con cháu cho vui. Cậu con trai làm ăn thành đạt, nên nhà cửa tiện nghi đầy đủ. Ở với hai vợ chồng cậu thì mọi sinh hoạt sẽ rất thuận lợi. Chỉ có điều là hơi buồn vì ông   không có bạn bè trò chuyện. Đúng ra ông Huyên cũng có vài bạn già ở thành phố nầy, nhưng ông thì không thể đi xe máy ở cái thành phố chật nứt người mà hầu như tất cả người lớn đều ở ngoài đường suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, không ai chịu ở trong nhà cả. Những ngày  mới đến ông có cảm giác như vậy. Bởi giờ nào đường phố cũng đông nghẹt người. Còn con trai ông thì làm việc ngày hai buổi từ thứ hai cho đến thứ bảy. Chỉ có ngày chủ nhật là rảnh nhưng nó còn phải ở nhà chăm sóc vợ con, nếu không thì cũng khó mà giữ được cái không khí của một gia đình. Cứ lú nhú hoài trong nhà hết ngày nầy sang ngày khác tù túng không chịu nổi. Nhưng dù gì thì ông cũng phải ở thử một vài tháng đầu xem sao. Và như vậy, trước thời hạn nghỉ hưu đúng một năm ông Huyên quyết định ăn một cái tết đầu tiên ở thành phố giàu có nhất nước nầy.

 Giữ quen tập tục tránh đi thăm tết vào ngày mùng một, sợ mang xui xẻo đến cho bà con lối xóm, ông Huyên chọn chiều mùng hai. Khoảng ba giờ chiều ông ăn mặc nghiêm  túc giống như lúc đến công sở, bước ra khỏi nhà. Bắt đầu vào thăm gia đình người hàng xóm ở sát nách nhà con trai mình. Đó là gia đình một người đàn ông chừng năm mươi tuổi hay nhiều hơn một chút. Dù vào ở đây đã hơn mấy tháng nhưng ông Huyên chưa có dịp gặp, chỉ loáng thoáng thấy anh ấy vào những buổi sáng khi anh ta đi làm hoặc trước khi tối lúc anh đi làm về. Cũng như mọi ngôi nhà khác, nhà anh ấy đóng cỗng kín mít. Có nên bấm chuông chăng, ông Huyên ngần ngại. Cuối cùng ông quyết định bấm chuông. Mình đến thăm và chúc tết chứ có làm phiền họ gì đâu. Người đàn ông hé cửa ngõ, thấy ông, anh ấy hỏi:

-Xin lỗi có chuyện gì không chú?

-Dạ không, nhân ngày tết tôi muốn đến thăm để chúc tết gia đình mình.

Người đàn ông nhìn ông Huyên từ đầu đến chân như đắn đo cân nhắc điều gì đó, sau cùng anh nói:

-Vậy thì mời chú vào.

Ông Huyên  bước vào phòng khách rộng rãi bài trí sang trọng. Có một chậu mai thân cành thẳng tắp đang trỗ những bông hoa vàng rực đầu tiên. Người miền Nam họ chơi mai bằng những thân cây phát triển tự nhiên không uốn éo cầu kỳ  như người miền Trung. Người đàn ông tiếp ông Huyên  bằng những câu hỏi xã giao lạt lẽo mà ông đã cảm nhận được ngay từ ánh mắt đầu tiên khi anh ấy nhìn ông từ ngoài cỗng. Cũng thái độ xã giao lịch sự ông Huyên hỏi thăm hoàn cảnh gia đình, như chuyện học hành của con cái, chuyện công việc làm ăn của hai vợ chồng anh ấy. Cuối cùng trước khi ra về ông chúc gia đình người hàng xóm được sức khỏe, con cái học hành tấn bộ và công việc làm ăn thông hanh. Khi vừa bước ra khỏi ngõ, ông Huyên nghe cánh cửa cỗng kéo rít khép chặt sau lưng. Ông  nghĩ có lẽ ông  là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng đến thăm và chúc tết gia đình anh âý.

Ngồi trong phòng khách nhà đứa con trai ông Huyên  nhớ lại những cái tết hồi nhỏ ở quê nhà. Chỉ trừ ngày mùng một tết mọi người đi lễ chùa, hoặc nhà thờ. Kể từ ngày mùng hai và mùng ba, bà con xóm làng gần xa có khi cách nhau cả hàng chục cây số đều tìm đến thăm nhau chúc tết và mừng tuổi ông bà. Bây giờ mà kể chuyện mừng tuổi ông bà chắc bọn trẻ sẽ phá lên cười. Chết rồi mà còn mừng tuổi nổi gì. Thời gian trôi qua, số năm của người đã chết cứ thế mà tăng. Một năm, hai năm, trăm năm, ngàn năm …có gì mà phải mừng. Nhưng thực ra ông Huyên nghĩ đấy là một việc làm thấm đậm tình người, có ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ. Cứ nghĩ cha mẹ ông bà lúc chết đi không phải là vĩnh viễn mất hẳn mà vẫn ở quanh quẩn đâu đó quanh ta. Vẫn vui vẫn buồn cùng ta. Ta có thêm một tuổi thì ông bà có thêm một tuổi. Cho đến ngaỳ ta chết đi thì ta trở lại gặp ông bà cha mẹ, những người thân thích quá cố của ta. Trong lòng ta vì thế không bao giờ xao lãng việc thờ phụng chăm sóc cho ông bà. Cái tình máu mủ huyết thống gia đình không phải vì cái chết mà làm cho mất hẳn. Cả năm làm ăn bận rộn chỉ có ngày tết là rảnh rỗi, mọi người  tranh thủ đến thăm nhau và  thăm ông bà của nhau. Lúc đó ông bà chúng ta ở đâu đó` cũng ăn mặc quần áo mới để về đón tết cùng con cháu, phù hộ giúp đỡ chúng ta gặp điều may mắn khi bước vào năm mới. Bây giờ người ta đã bỏ đi tục lệ mừng tuổi ông bà, và việc thăm xuân nhau trong mấy ngày tết cũng đang dần bị mai một. Thật đáng tiếc. Ngày nay việc thăm xuân chúc tết thường là việc đền ơn trả nghĩa cho ai đó mà trong năm họ đã giúp đỡ mình, hoặc là năm tới mình định nhờ ai đó  một điều gì, chẳng hạn chạy một chiếc ghế hoặc lo lót một vụ làm ăn…

-Ba sang thăm chú Bình có gặp chú ấy không (Bình là  tên người hàng xóm mà ông Huyên vừa ghé thăm). Nghe cậu con trai hỏi, ông Huyên kể lại sự việc đang khiến ông ngồi buồn. Nó cười bảo:

-Ở thành phố người ta quen nếp sống như vậy rồi. Không ai thăm ai đâu ba à. Tết sang năm ba về ngoài ăn tết cho vui. Có bạn bè, bà con. Con đã nói tết ở đây buồn lắm. Làm việc vất vả cả năm người ta mong có mấy ngày tết để nghỉ ngơi. Mình đến thăm không khéo lại làm phiền mất thì giờ nghỉ ngơi của họ.

 Vậy là sau cái tết đó, ông Huyên thay đổi quyết định, không ở lại thành phố HCM nữa. Dù rằng thành phố có nhiều điểm hấp dẫn hơn là ở tỉnh lẻ. Và đứa con trai của ông Huyên thỉnh thoảng vẫn đưa cha đến các nhà hàng sang trọng để thưởng thức những của ngon vật lạ dành cho giới thượng lưu. Nhưng với ông  nơi này lại thiếu đi cái tình cảm thân mật của bạn bè, của hàng xóm, thứ tình cảm mà ông  thấy không thể thiếu trong quan hệ hằng ngày. Và nhất là nó thiếu mất cái gì đó thiêng liêng của ngày tết.

 Thế là  năm nay ông Huyên ăn tết ở nhà mình. Dù nơi chốn nầy cũng chưa phải là quê hương của ông. Đây chỉ là nơi ông làm việc nhiều năm. Và ông cũng đã chọn nơi đây làm quê hương thứ hai của mình, vì đấy là nơi sinh của mấy người con của ông.

 Biết cha mình không vào thành phố ăn tết nữa, cậu con trai đã chuẩn bị cho cha  một cái tết khá chu đáo. Nó gởi về cho ông  một chai rượu Whiskey Tennessee, dung lượng một lít rưởi. Nó bảo đây là loại rượu ngon đắt tiền dành để ba  tiếp khách trong mấy ngày tết. Mấy gói trà Ô long cũng thuộc loại danh trà. Bà Huyên ở nhà thì sắm sửa, ôi thôi là mứt bánh ê hề, vì bà  nghĩ rằng chồng mình  sẽ có rất nhiều khách. Nhất là năm nay ông Huyên lại mới về hưu chắc bạn bè sẽ đến thăm hỏi ông nhiều hơn so với  những tết khác.
Chiều hai mươi tám tết cậu con rể của ông Huyên  mua hai chậu cúc thật sum suê giá đến tám trăm ngàn đồng. Ông hỏi giá nhưng nó chỉ cười không nói. Hà tiện gì, một năm chỉ có mấy ngày tết mà ba. Bà Huyên cười: Nó biết tính ông già vợ của nó, nói ra thế nào cũng bị la cho một trận là tiêu tiền  hoang phí. Chỉ cần một chậu là đủ sáng nhà sáng cửa rồi, mua chi đến hai chậu. Chỉ chơi vài ngày tết rồi bỏ đi cũng phí.

 Đến chiều ba mười tết phòng khách nhà ông Huyên sáng trưng chuẩn bị cho một ngày tết hết sức có ý nghĩa. Cái tết đầu tiên của một cán bộ nhà nước vừa hoàn thành xong trách nhiệm với xã hội để  bắt đầu bước vào  một cuộc sống mới an nhàn tự tại.

 Nói vậy nhưng người trong nhà ông ai cũng biết, ông Huyên đời nào chịu ngồi không. Ông vẫn ngồi đều đặn một ngày đến bốn năm tiếng bên chiếc máy vi tính như lúc ông còn đang công tác, để nghiên cứu những vấn đề trong chuyên môn mà lúc tại chức ông chưa có thì giờ nghiên cứu kỹ. Có ai hỏi, ông chỉ cười. Mình đã tập cho mình một thói quen làm việc từ nhỏ. Ở không chịu không được.

 Ngày mùng một tết, ông Huyên cùng vợ đi lễ chùa. Ngày  nầy theo tục lệ ít ai đến thăm xuân.

Ngày mùng hai tết. Ông Huyên ngồi trong phòng khách nhìn ra đường, trời nắng xuân trong veo ấm áp. Trước sân mấy con chim sẻ tranh nhau mổ những hạt gạo còn sót lại mà ông đã vãi ra trong lễ cúng cuối năm. Trên bàn khách chai rượu Whiskey Tennessee đã khui sẵn. Ông sợ lát nữa khách vào đông cái khui rượu bỏ lẫn đâu đó tìm không ra, lại sinh lung túng đầu năm không hay.  Vợ ông đã để sẵn một phích nước nóng, cẩn thận kiểm tra các khay hộp bánh kẹo đã tươm tất chưa, sợ đồ ngọt để qua đêm kiến lại chui vào. Đầu năm mở hộp bánh tiếp khách mà thấy kiến gặm nát cả miếng bánh thì hết sức mất lịch sự. Mấy đứa cháu ngoại đã được cha mẹ chúng tổ chức ăn uống ở nhà sau không cho đứa nào lên phòng khách sợ chúng sẽ làm nhếch nhác. Ông Huyên ngồi nói chuyện với vợ, kể lại những kỷ niệm của năm tháng công tác. Vui có buồn có.

Bà Huyên nói:

-Nhớ mấy cái tết anh còn làm Giám đốc khách khứa thật tấp nập đông vui. Xe cộ đầy sân. Xe máy có, xe con có, đậu choán cả một khúc đường. Có nhiều vị chức sắc lớn, không nằm trong ngành cũng đến thăm, có người đi  cả hai vợ chồng. Thường mấy vị nầy có con cái sắp ra trường, dự định sau khi tốt nghiệp sẽ xin vào sở của anh. Hồi đó tiếp khách mệt nhưng cũng vui anh nhỉ.

 Đang mãi mê nói chuyện ông Huyên chợt nhìn lên đồng hồ, đã hơn mười một giờ trưa. Vậy là sáng nay chưa có ai đến xông đất.

 Hai vợ chồng ông Huyên ngồi trực ở phòng khách hết chiều mùng hai cho đến sáng mùng ba nhưng chẳng có khách khứa nào đến thăm.

Chiều mùng ba tết, hai vợ chồng ông vẫn kiên trì  ngồi đợi ở phòng khách. Hết nói chuyện về những cái tết hồi ông đang còn đương nhiệm,  ông Huyên lại lùi về những cái tết xa xưa hồi còn nhỏ. Ông nói về những ngày lễ hội. Những phiên chợ tết. Vợ ông  hoài  cảm  đọc lại bài thơ Chợ Tết của nhà thơ Đoàn Văn Cừ, rồi đọc luôn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Đọc xong bà nói:

-Anh Huyên nầy, em nghĩ giá như bài thơ Ông Đồ mà tác giả dừng lại ở hai câu:Lá vàng rơi trên giấy\Ngoài trời mưa bụi bay, cũng đủ nói lên hết ý nghĩa của bài thơ. Giọng bà như như giọng cô giáo bình giảng bài thơ (bà Huyên cũng là nhà giáo đã nghỉ hưu), khiến cụ học trò vừa tròn sáu mươi tuổi chăm chú ngồi nghe vì phát hiện ý tưởng  lạ : Hình ảnh lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi bay diễn tả hết cảnh  thê lương đông tàn của nền Nho học Việt Nam sau một thời gian cực thịnh như phượng múa rồng bay. Rồi bà nói: Nhưng tiếp đó tác giả  thêm hai câu: Năm nay đào lại nở\ Không thấy ông đồ xưa, và chấm dứt bài thơ bằng câu hỏi: Những người muôn năm cũ\Hồn ở đâu bây giờ, không phải như thế sẽ làm loảng ý bài thơ đi không anh?

Ông Huyên gật gù, ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời vợ:

- Anh nghĩ: Diễn biến của lịch sử thì lần lượt qua đi nhưng hình ảnh của những con người tiêu biểu  làm ra những vẻ đẹp của lịch sử thì vẫn còn để  lại sự ngưỡng mộ và luyến tiếc  mãi trong lòng người đời sau. Và có lẽ đó cũng là tình cảm của tác giả đối với những Ông Đồ đã từng làm nên những vẻ đẹp phượng múa rồng bay trong chữ nghĩa đấy em ạ.

Bà Huyên gật đầu với ý kiến của chồng. Chợt bà nhìn  chiếc  đồng hồ treo tường rồi thốt lên: Đã gần ba giờ chiều rồi.
Như không thể kìm được, bà nói với chồng:

-Sao không ai đến thăm xuân nhà mình cả vậy anh?

Mặc dầu không nói ra nhưng lòng ông Huyên cũng buồn và cũng tự hỏi như vậy: Sao chẳng ai đến thăm mình cả nhỉ.

Bỗng bà Huyên nói một câu làm chồng hoang mang:

-Mình ăn ở có sao đâu!

Mình ăn ở có sao không? Ông Huyên yên lặng không nói gì. Câu than phiền của vợ làm ông suy nghĩ. Rồi ông Huyên tự rà soát lại trong quá trình làm việc, kể từ lúc còn là một giáo viên cho đến khi lên làm giám đốc sở, thử xem mình có điều gì không phải với đồng nghiệp, với nhân viên không. Nhưng không có. Lúc làm giáo viên thì ông giảng dạy hết lòng, lúc làm quản lí thì ông hết sức mẫu mực. Nhưng ở đời ai mà không lầm lỗi thiếu sót. Thế nhưng ông Huyên chắc chắn mình chưa bao giờ cố ý trong những lầm lỗi của mình. Và những thiếu sót nếu có thì chắc không đến đổi trầm trọng. Vậy là chuyện bạn bè khách khứa không đến thăm xuân không phải là do mình.

Bắt đầu từ ngày mùng ba, mấy đứa cháu bị giam hãm ở nhà sau đã tỏ ra túng rối, chúng bắt đầu tấn công lên quậy phá ở phòng khách, đứa thì bốc hột dưa, đứa thì lấy bánh kẹo, vung vãi khắp nhà.

-Khoan đã mấy cháu, để hết ngày hôm nay coi có ai vào thăm không. Bà Huyên  nói với mấy đứa cháu, rồi sửa sang lại mấy hộp bánh kẹo cho tươm tất.

Đã đến ba giờ ba mươi vẫn không có ai vào thăm, ông Huyên nói với vợ:

-Vậy thì chắc không ai đến thăm nữa đâu, tôi và bà chuẩn bị đến thăm mấy bác hưu trí một chút, để hết tết mất không hay. Mấy người khác nhỏ tuổi hơn thì để con cái đi thăm cũng được.

  Chợt có tiếng đứa con gái từ nhà sau chạy lên miệng không ngớt la:

-Đuổi ra, đuổi ra. Đừng cho bà ta vào.

Bà Huyên hốt hoảng hỏi:

-Gì vậy con?

Ông Huyên chợt nhìn ra cửa, một bà ăn xin rách rưới đang bị gậy bước vào ngửa tay ra xin.

Con gái ông Huyên vẫn không ngừng la:

-Đi xin chỗ khác đi bà ơi. Đầu năm bà vào xông đất nhà tôi thì xui lắm. Đi ra đi.

Ông Huyên chợt hiểu, vội nói với con gái:

-Đưa bà ấy vào nhà sau và cho bà ta ăn uống  đàng hoàng đi con. Có thức ăn gì thì gói bỏ thêm trong bao cho bà.

Trước vẻ mặt không bằng lòng  của người con gái, ông nói:

- Người ăn xin đến xông đất là hên lắm đấy con ạ.

Bà Huyên chừng như hiểu được ý của chồng, cũng cười. Sợ con  gái còn lo về sự xui xèo khi có người bần hàn xông đất đầu năm, ông Huyên  nói với con gái:

 -Đầu năm mà có người ăn xin đến xông đất thì cả năm nhà ta sẽ có nhiều người đến xin đấy con ơi.

Người con gái nói:

-Vậy thì tốn nước xước nhà  chứ được gì ba.

Ông Huyên cười hiền hòa:

-Mình có ăn ra làm nên thì người ta mới đến nhờ cậy xin xỏ  chứ con.  Con không nhớ những ngày ba còn làm giám đốc thì ngày tết ngày giỗ  nhà ta khách khứa nườm nượp đó sao. Không phải họ đến thăm ba mà họ đến xin đấy con ạ. Năm nay ba nghỉ hưu, mọi người thấy ba không còn gì để họ đến xin xỏ nhờ vã nên chẳng ai đến cả.

Ông Huyên lại mỉm cười nó tiếp với con gái:

-Cùng là những người đi xin cả, sao với những người đến xin những điều lớn lao và sai trái thì ta lại tiếp long trọng, trong lúc bà lão chỉ xin một bữa cơm trợ đói mà ta không tiếp? Điều thoải mái đối với ba lúc nghỉ hưu không phải là được nằm đong đưa trên võng mà là có quyền từ chối tiếp những người không đáng tiếp và chỉ tiếp những người đáng tiếp thôi.

Bà lão sau khi được cho ăn uống xong, bà chào mọi người và xách bị bước ra.

Người con gái nhìn theo bóng dáng còm cõi của bà cho đến hút cuối đường rồi nói với cha:

-Không biết bà ấy có tâm sự gì mà lúc ăn con thấy bà quẹt nước mắt đến mấy lần. Ngày đầu năm con không muốn nghe chuyện  buồn nên con không hỏi.

Ông Hiên làm thinh một lát rồi nói với con gái:

-Những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống, khi nhìn thấy cảnh đầm ấm của gia đình người khác nhất là trong những ngày tết nhứt làm sao họ không buồn. Có thể trước đây bà ấy cũng có một mái ấm gia đình hạnh phúc như gia đình mình bây giờ. Không ai có thể biết được ngày mai.

Nhớ lại sự xua đuổi bà ăn xin của người con gái lúc nãy, ông Hiên nói với con:

- Những kẻ đi xin có thể đem xui xẻo đến cho ta chính là  những kẻ đã giàu sang có chức tước, còn những người thiếu ăn thiếu mặc đến xin là họ đem đến cho ta niềm hạnh phúc đấy con ạ.


Nguyễn Bá Trình
Quê quán: Lương Điền, Hải Sơn, Hải Lăng, Quảng Trị
Nhà giáo nghỉ hưu
Hiện sinh sống tại TP HCM
bichlien101046@yahoo.com.vn
READ MORE - NHỮNG KẺ ĐI XIN - truyện ngắn Nguyễn Bá Trình

KỶ NIỆM VỀ MỘT NGƯỜI LÍNH - Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn



 Con gái yêu của mẹ!

 Tháng bảy lại đến. Cái tháng nóng lắm, mưa nhiều - cái tháng khắc khoải trong mẹ một nỗi niềm nhớ thương da diết. Có một đêm tháng bảy, mẹ ngồi thẫn thờ bên ô cửa sổ, mắt dõi nhìn về phương Nam xa xôi trong hoài niệm, miệng khe khẽ hát một bài ca về người lính:

 “Có người lính mùa thu ấy ra đi từ đó không về
 Dòng tên anh khắc vào đá núi…”

 Hát đến đó, nước mắt mẹ lã chã tuôn rơi. Mẹ không biết con đã đứng sau lưng mẹ tự lúc nào. Bàn tay con nhẹ nhàng đặt lên vai mẹ mà không nói lời nào. Cử chỉ ấy đem đến cho mẹ niềm tin cậy: con gái mẹ đã 18 tuổi rồi! Tuổi của con là tuổi của hoa, của mộng. Mẹ cũng có một thời hoa mộng như thế, nhưng đó là những năm tháng cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

 Con yêu!

Đêm nay, mẹ lại một mình lặng lẽ dưới ánh trăng, lặng lẽ hát bài hát cho người lính của riêng mình mãi mãi dừng ở tuổi 18.

 Khi miền Nam hoàn toàn đươc giải phóng, suốt ngày các loa đài công cộng ca vang khúc khải hoàn chiến thắng: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Việt Nam! Ôi Tổ quốc vinh quang!”  Tất cả mọi người như bay lên trong mơ, nghẹn ngào sung sướng. Trong niềm vui lớn lao của toàn dân tộc, mẹ nhìn đất nhìn trời đâu đâu cũng thấy mến yêu, nhìn trẻ già trai gái ai ai cũng thấy đẹp. Và thiêng liêng thay là tình yêu Tổ quốc! Nó làm cho mọi người xích lại gần nhau, thân ái như con trong một nhà. Không hề có bóng dáng của những kẻ nhỏ nhen, toan tính vị kỷ. Không có những lọc lừa, dối trá xấu xa.



 Ba tháng sau, mẹ nhận được tin người ấy đã hy sinh anh dũng ngay từ chiều 29/4, một ngày trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Mẹ bàng hoàng như không còn tin vào tai, vào mắt mình nữa, dù vẫn biết rằng chiến thắng nào mà chẳng có hy sinh,vinh quang nào chẳng đánh đổi bằng cả máu và nước mắt. Nhưng người ấy còn quá trẻ, chú ra đi mà chưa hề biết rằng: đã có một người con gái lặng thầm yêu chú từ lâu, người con gái hằng đêm vẫn trông ngóng chú trở về.

 Ông ngoại con kể lại: ông và ông Phương (bố của chú Phi Sơn) là đôi bạn thân cùng chung chiến hào trên Đồi Độc Lập. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hai anh chiến sĩ trẻ tình nguyện ở lại xây dựng nông trường và kết hôn cùng hai cô “sơn nữ” quê ở Mường So - quen nhau trong dịp hai cô đi dân quân hoả tuyến, tiếp tế lương thực cho bộ đội đánh Điện Biên Phủ. Điều trùng hợp ngẫu nhiên, hai đứa trẻ sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm và cùng được hai ông bố hay chữ đặt cho một cái tên đầy ý nghĩa: Sơn - Hoài Sơn và Phi Sơn. Hai gia đình mổ gà, làm chung một bữa tiệc nhỏ mời mấy người hàng xóm chung vui.

 Ông Phương (hồi ấy gọi là anh Phương) sau khi nhấp vài hụm rượu, mặt đỏ như cua rang, giả vờ khề khà nói với ông ngoại:

 - Này Tâm! Con trai tớ đặt tên là Sơn là đúng quá rồi! Nó gợi lên khí phách mạnh mẽ, hiên ngang của người quân tử. Con gái thì nên tìm một cái tên dịu dàng, nữ tính hơn.

 Ông ngoại con ngắt lời ngay:

 - Cái tên tớ lựa chọn là tớ đã ngẫm nghĩ từ lâu, dù là con gái hay con trai tớ cũng đặt tên ấy.

 Sau một hồi tranh luận, ông ngoại con kiên quyết bảo lưu ý kiến của mình, vì thế mẹ mang tên là Hoài Sơn. Từ bé mẹ đã là một con bé hay nghịch ngầm, chú Phi Sơn thì hiền lành và gan lỳ như một con dúi.

 Bà ngoại kể:  “Hai đứa ngồi chung một cái cũi trong nhà trẻ. Con Hoài Sơn sắp mọc răng, ngứa lợi, nó giằng tay thằng Phi Sơn đưa lên miệng cắn hằn một vết đỏ. Thằng bé đau lắm, nhưng nó chỉ mím chặt môi, không khóc một tiếng, cũng không tìm cách đánh lại con bé. Được cái, bà ấy là người hiểu biết, nhân hậu nếu không thì... trẻ con lại làm mất lòng người lớn.”

 Năm 1964, khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc cũng là lúc mẹ và chú Phi Sơn cùng vào học lớp 1. Một lần, Mỹ ném bom xuống đúng khu nhà trẻ của nông trường. Biết vợ và một cô giữ trẻ khác không kịp đưa 35 cháu xuống hầm trú ẩn, ông Phương đang nhổ lạc vội chạy về hỗ trợ. Khi hai vợ chồng đang ôm hai đứa trẻ cuối cùng chạy ra hầm thì một loạt bom bi ập xuống. Ông bà Phương chỉ kịp đẩy hai đứa bé vào cửa hầm thì lăn ra bất tỉnh.

 Buổi chiều hôm ấy là một buổi chiều vô cùng ảm đạm. Mây vần vũ dày đặc bầu trời, không khí oi nóng hầm hập. Gia đình 35 cháu và bà con hàng xóm quây quần khu tập thể nông trường tiếc thương vĩnh biệt đôi vợ chồng trẻ đã hy sinh cả tính mạng mình cứu lũ trẻ. Chú Phi Sơn đứng chết lặng nhìn trân trân vào hai chiếc quan tài đỏ thẫm đặt giữa nhà.

Từ đó, chú Phi Sơn về ở cùng một nhà với mẹ, được ông bà ngoại yêu quý, coi như con đẻ. Ông bà ngoại luôn căn dặn mẹ phải coi chú như một người anh ruột, không được làm anh buồn. Năm tháng dần trôi, nỗi đau thương mất mát nguôi ngoai dần, song trong đôi mắt thông minh, cương nghị của chú vẫn phảng phất nỗi buồn sâu lắng. Mùa hè năm 1974, chú Phi Sơn và mẹ cùng tốt nghiệp cấp 3 với tấm bằng loại giỏi. Ông bà ngoại bàn với nhau, sẽ cho cả hai đứa cùng thi vào trường Đại học sư phạm.



 Một điều bất ngờ xảy ra ngoài sự tưởng tượng của ông bà ngoại và mẹ. Suốt 11 năm chung sống cùng gia đình, chưa bao giờ chú Phi Sơn giấu giếm hoặc làm một điều gì sai. Thế mà suốt mấy hôm liền, chú ấy xin phép ông bà ngoại lên thị trấn ôn thi cùng cậu Tiền Hải - một người bạn học cùng lớp với hai anh em. Bà ngoại bảo: “Thế thì con lấy xe đạp đèo Hoài Sơn cùng đi. Chú Phi Sơn vò đầu gãi tai, nói lí nhí: “Con sợ đi đường xa, Hoài Sơn mệt. Thôi mẹ để tối về, con và em cùng ôn lại bài.”.

Mặc dù chú ấy giữ lời hứa nhưng cử chỉ điệu bộ rất ngượng ngùng, không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Đúng là điệu bộ cử chỉ của người không quen nói dối.

 Bữa cơm chiều hôm ấy thật im ắng khác thường. Chú Phi Sơn cứ nâng bát cơm lên tay lại đặt bát xuống mâm. Bà ngoại kín đáo đưa mắt nhìn ông ngoại rồi lại quay sang nhìn mẹ. Ai cũng ngầm hiểu sắp có chuyện hệ trọng gì xảy ra nhưng đều không ai nói. Im lặng một hồi, chú ấy ấp úng:

 - Con xin lỗi bố mẹ! Đáng lẽ, con phải hỏi ý kiến của bố mẹ, nhưng con lo bố mẹ sẽ ngăn cản con nên đã giấu bố mẹ đăng ký đi bộ đội. Mọi thủ tục khám tuyển đã xong, hôm nay con đã nhận được giấy báo của Ban chỉ huy quân sự huyện. Ngày kia, con lên đường nhập ngũ, con xin bố mẹ tha lỗi cho con.

 Ông ngoại ôn tồn nói:

 - Trai thời chiến, lên đường giết giặc bảo vệ Tổ Quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ, như bố con và bố khi xưa, nhưng bố mẹ con giờ đã mất, lẽ ra con nên hỏi ý kiến bố mẹ để cùng bàn bạc.

 Bà ngoại giãy nảy lên:

 - Không bàn bạc gì nữa! Sáng mai tôi sẽ lên huyện đề nghị cho Phi Sơn đi học đại học. Mẹ đã hứa với vong linh bố mẹ con là sẽ nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

Phi Sơn nói nhỏ nhẹ:

- Con nghĩ kỹ rồi bố mẹ ạ. Năm nay con 18 tuổi là vừa đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Sự học là lâu dài. Khi nào chiến thắng, con lại về học tiếp.
 Mẹ không nói được lời nào. Sự việc diễn ra bất ngờ quá! Mẹ đã quen có chú Phi Sơn bên cạnh như một người anh trai thực sự để mè nheo, để dỗi hờn vô cớ. Mẹ vẫn ngỡ sẽ tiếp tục cùng chú học lên Đại học.

Đêm ấy, mẹ buồn rầu bỏ đi ngủ sớm. Ông bà ngoại và chú Phi Sơn vẫn ngồi bên bếp lửa nói chuyện rì rầm suốt tận đêm khuya. Không biết chú đã nói gì để thuyết phục ông bà ngoại. Chỉ biết rằng sáng hôm sau, bà vẫn ra huyện nhưng không phải xin cho chú không đi bộ đội mà là đi mua xà phòng thơm, khăn mặt, thuốc bổ chuẩn bị cho chú lên đường.
 Sáng hôm sau, ông bà vừa đi làm, chú rủ mẹ vào rừng chặt nứa rồi cặm cụi đan phên, rào lại mảnh vườn nhỏ trước nhà. Mẹ làm mặt giận, làm hùng hục và không thèm nói một lời nào dù chú ấy cố pha trò hài hước.

Hôm sau, chú Phi Sơn lên đường. Hàng xóm, bạn bè, các cơ quan, đoàn thể  đến tiễn chân rất đông. Lúc các tân binh xúng xính trong bộ quân phục mới chuẩn bị lên xe, mọi người thân xúm đến trao quà thì mẹ nhìn thấy cô Huyền và cô Na, bạn cùng học của mẹ và chú, mỗi người đều có một gói quà nhỏ tặng chú, mẹ mới thấy ân hận vì sự giận dỗi vô lý và thái độ cố chấp của mình. Bỗng nhiên, nước mắt mẹ lã chã tuôn rơi. Chú Phi Sơn nhoài từ trên xe giơ tay bắt tay mẹ. Bàn tay chú ấm mềm như có một dòng điện chạy dọc sống lưng mẹ.



 Chú Phi Sơn đi rồi, mẹ mới cảm thấy trống vắng vô cùng. Mẹ mong chờ tin chú từng giờ từng phút để rồi 10 tháng sau mới nhận được tin chú đã hy sinh cùng một cuốn nhật ký chú viết trên đường hành quân gói trọn những tình cảm yêu thương nồng nàn chú dành cho bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi và “út Hoài Sơn - con chim sơn ca bé nhỏ của anh”. Trang cuối cùng của cuốn nhật ký viết dở , chú chép một bài thơ như là một linh cảm :

“Em ơi! Rất có thể
 Anh chết giữa chiến trường
 Đôi môi tươi đạn xé
 Chưa bao giờ được hôn.
 Nhưng dù chết, em ơi!
 Yêu em, anh không thể
 Hôn em bằng đôi môi
 Của một người nô lệ”.(*)

Cuộc đời quân ngũ cho đến lúc chú Phi Sơn hy sinh thật là ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn 7 tháng 10 ngày. Chú là một trong những người lính cuối cùng hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Tiền Hải - cậu bạn thân cùng trốn gia đình đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự và cùng vào Nam chiến đấu với chú Hoài Sơn - sau này trở về Lai Châu, đã kể cho mẹ nghe tường tận về cái chết oanh liệt của chú Phi Sơn: Chú bị một loạt đạn thù bắn thủng ruột khi đang bảo vệ một điểm chốt trên đường tiến vào giải phóng Sài Gòn. Chú Tiền Hải lao đến, cuống cuồng nhét vội mớ ruột bùng nhùng be bét máu vào bụng chú Phi Sơn rồi quay sang Phú, bạn cùng chiến đấu:

- Mình đưa Phi Sơn về tuyến sau giải phẫu, cậu ở lại canh chừng mục tiêu. Sẽ có người yểm trợ.

Chú Phi Sơn thều thào đứt quãng:

- Không kịp... nữa rồi, Phú, Hải ơi! Các... cậu... gắng giữ chốt. Quyển... nhật... ký. ..mình... để trong... ba... lô...



 Con gái yêu quý!

Bây giờ thì chắc con đã hiểu: Vì sao mãi đến năm 30 tuổi mẹ mới lấy chồng, vì sao mẹ đặt cho con tên Hoài Nam.  Vì mẹ luôn nhớ về phương Nam xa xôi, nơi chú Phi Sơn đã ngã xuống.

- Mẹ! Mẹ ơi! Thế bố con có biết chuyện này không?

- Có chứ! Vì bố con chính là chú Tiền Hải - Bạn thân của chú Phi Sơn ngày ấy.

- Ảnh bác Phi Sơn trên bàn thờ, ông bà ngoại và bố vẫn bảo bác là anh trai của mẹ. Con vẫn cứ ngỡ bác và mẹ là hai anh em sinh đôi. Mà sao bố con lại tên là Tiền Hải?

- À, hồi ấy bố con sinh ra ở Tam Đường nên ông bà nội đặt tên trong khai sinh bố tên là Đường. Bà nội nhớ quê gốc ở Tiền Hải (Thái Bình) nên cứ gọi tên bố là Tiền Hải. Thôi, khuya rồi, mẹ con mình xuống nhà cùng xem chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” với bố


 Tôi nhìn mẹ. Ánh mắt xa xăm, buồn mênh mang như vụt trở về với thực tại, với tình yêu chồng con và trách nhiệm đời thường. Bố tôi đứng ở gian phòng thờ, kính cẩn thắp hương cho ông bà ngoại tôi và bác Phi Sơn.
 --------------------------------

(*)Thơ Phùng Quán

Bùi Thị Sơn
buithisonlc@gmail.com
READ MORE - KỶ NIỆM VỀ MỘT NGƯỜI LÍNH - Truyện ngắn của Bùi Thị Sơn

HOA LIÊU TRAI - thơ Châu Thạch



Đêm tĩnh lặng, đêm vô cùng tĩnh lặng
Con suối reo như rót nước xuống trần
Vươn lên trời cổ thụ áo màu trăng
Từng tua áo xuyên cành loan xuống đất.

Đêm tĩnh lặng, đêm vô cùng tĩnh lặng
Những vì sao rơi lọt xuống vòm xanh
Tắm mình trong con nước chảy an lành
Đàn cá thở li ti vàng bọt nước.

Em hồn hoa trong rừng hương dạo bước
Ta hồn người yêu vẻ đẹp Phong Lan
Suốt đêm thanh âu yếm dưới trăng ngàn
Hôn ngàn nụ những mùi thơm nhụy phấn.

Trời mờ sáng hương hoa rừng trộn lẫn
Khói ô dơ  của mùi cháy bay về
Đỏ một vùng quỷ lửa đốt sơn khê
Em gục xuống trong tay người yêu dấu.

Trời xanh hỡi trên cao người có thấu
Mỗi hoa rừng là sắc một giai nhân
Ai đem chôn trong lớp lớp mộ phần
Cùng với cỏ, với cây, với loài thú vật!

Châu Thạch

truongvantran@hotmail.com
READ MORE - HOA LIÊU TRAI - thơ Châu Thạch

HƯƠNG TÌNH - thơ Hoàng Yên Linh




Ta về đốt lò hương cũ
Chắt chiu dĩ vãng cuối đời
Ta về ngậm ngùi mộng dữ
Đi tìm áo lụa mù khơi
Biết là tình như sương khói
Tan theo mộng ảo cuối trời
Sông hồ tình hề phiêu bạt
Cầm bằng thương nhớ mồ côi
Đường đời trăm năm cũng hết
Sao ta cứ mãi chạnh lòng
Xa rồi hương môi mắt biếc
Dặn lòng tình cứ hoài mong ...

                 &

Thì thôi đốt lò hương cũ
Gương xưa tìm lại bóng người
Một đời đành thôi lãng tử
Chút tình đọng lại thiên thu.


HOÀNG YÊN LYNH
hoangmylinh@live.com
READ MORE - HƯƠNG TÌNH - thơ Hoàng Yên Linh

BƯỚC ĐẦU CUỘC SỐNG MỚI - PHẦN 2 - Độc Hành

Ảnh từ trang FB của trường THPT Sông Ray
(facebook.com/thptsongray)


Trước và sau ngày đất nước thống nhất, hàng ngàn bà con Quảng Trị đã rời bỏ quê hương lên đường vào miền Nam để tìm đất sống. Độc Hành là người trong cuộc đã chịu biết bao khó khăn trong buổi đầu khai hoang lập ấp để tạo dựng cuộc sống trên miền đất mới. Bằng những vần lục bát giản dị, anh kể lại đầu đuôi câu chuyện để chia sẻ với bà con Quảng Trị ở quê nhà và hy vọng để lại cho con cháu bài học “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Thơ HTT)



Đầu năm tám mốt tôi về  (1)
Sông Ray, Tân Lập bốn bề cỏ lan
Đường đi dốc suối gian nan
Trại chòi rải rác đốt than vài người
Hoàng hôn buông xõa sương rơi
Tiều phu xuống núi gợi lời làm quen
Quê tôi Đồng Tháp bông sen
Còn mình ở tận Hà Tiên lên làm
Huế thơ Quảng Trị, Quảng Nam
Cao Bằng, Thanh Hóa, Sông Lam, Thái Bình
Tiền Giang, Rạch Giá, Tây Ninh
Tam miền tứ xứ người Kinh, người Tày
Châu Ro, Nùng, Mán về đây
Lần đầu bỡ ngỡ sau này bạn thân
Hòa lòng đoàn kết quyết tâm
Khai hoang, xẻ núi phá lâm trồng màu
Sớm khuya đau  ốm có nhau
Cá cơm cùng hưởng, cháo rau chia cùng
Ngọt bùi cay đắng ngậm chung
Màn trời chiếu đất ngủ cùng bên nhau
Ba mươi -  đèn đóm, đèn sao
Ước mơ đêm sáng, ngày vào mười lăm
Rừng hoang  rú rậm tối tăm
Không đèn không đuốc mấy năm liên hoàn
Bước đầu vào taị  miền nam
Rừng thiêng nước độc gian nan đủ điều
Đêm nghe khỉ hú , vượn kêu
Ngày đi phát rẩy “vắt”đeo đầy mình
Dầu cho gặp lắm chuyện kinh
Khó khăn khắc phục chí tình làm ăn
Tám hai cho đến tám lăm (2)
Khai hoang phục hóa nhiều năm chưa thành
Bắp mì, đậu phụng, đậu xanh
Mới vừa có củ thú dành nhau xơi
Kéc chim bay lượn khắp trời
Trên cành khỉ nhảy heo thời đất hoang
Phá tan rẫy ruộng mùa màng
Hè thu cho đến xuân sang thất mùa
Bà con đói rách te tua 
Sông Ray ngày ấy đắng chua vô vàn 
Thiếu ăn, thiếu mặc đủ đàng
Có anh nãn chí bỏ làng ra đi
Anh nào quyết chí kiên trì
Rau bay, khoai chụp, môn, mì,  « gà treo »
Dù cho kiếp sống đói nghèo
Bền lòng kiên nhẫn sơn keo chẳng rời
Mồ hôi máu đổ tả tơi
Quyết tâm xây dựng cuộc đời an cư
“Tám lăm cho đến chín tư   - ” (3)
Sông Ray chào đón dân cư tới nhiều
Đất đai màu mỡ phì nhiêu
Rừng hoang phá sạch diệt tiêu thú rừng
Lưới cài bẩy đặt canh chừng
Tối về đốt lửa sáng trưng núi đồi
Bình minh chó rảo khắp nơi
Khỉ, heo, rắn, rít quê tôi không còn
Mì khoai bắp đậu lên non
Bà con vui vẻ chăm nom cây trồng
Mùa về nặng hạy trĩu bông
Nông dân phấn khởi ra đồng hăng say
Chào mừng thị trấn Sông Ray
Rừng hoang, rú rậm hôm nay sáng ngời.
Sáng ngời -  tỏa ánh nguyệt ngời
Sông ray  nhiều chuyện nhớ  đời không quên
Bạn thân -  nhiều bạn xóa tên
Say sưa giấc ngủ nằm bên suối ngàn
Sông ray thuở ấy gian nan
Rừng  thiêng nước độc thân mang bệnh trầm
Dược y thiếu thốn gan thâm
Nghĩa trang chưa có nằm ngâm nơi nầy
Thương người số phận gió mây
Khai rừng đốn củi đằn cây lên mình
Mẹ ơi! Ba tiếng làm thinh!
Tương lai chưa thấy chôn mình rừng hoang
Vào rừng tìm kiếm măng non
Hỏng chân té suối, vợ con trông chờ
Đất ngươì xứ lạ bơ vơ
Không về vợ dại con thơ khóc thầm
Một thời xẻ núi phá lâm
Bình minh chiếu sáng chí thâm xa rồi
Nhớ thương tâm dạ rối bời
Sông Ray ngày ấy nhớ đời không quên.
Sông Ray ánh sáng bừng lên
Công trình công cộng dựng nên hoàn thành
Sông ray tiến mạnh tiến nhanh
Phổ thông trung học hoàn thành “lẻ ba”(4)
Con em khỏi phải đi xa
Học sinh phấn khởi quê nhà đổi thay
Đường quê láng bóng hôm nay
Nắng không còn bụi, mưa bay hết sình
Tối về điện sáng quê mình
Vùng sâu miền núi thị thành khác chi
Nhà thương! Bác sĩ đông y
Ngày đêm thường trực lo chi nhức đầu
Bến xe sẳn có từ lâu
Khách đi Hà Nội, Cà Mau sẵn sàng
Chợ đò đủ hiệu đủ hàng
Cửa nhà kiến thiết gấp ngàn lần xưa.
Trời quang sáng lạng sau mưa
Ánh dương thị trấn rọi đưa quê nhà
Địa hình  - địa chính phân ra
Nay tôi trực thuộc xã nhà LÂM SAN
An cư lạc nghiệp thịnh an
Bà con trong xã bạt ngàn vườn tiêu
Cà phê xanh ngát vườn điều
Bán buôn chợ sáng chợ chiều dựng nên
Điện về tối lại sáng lên
Tô thêm nét đẹp trông nên trữ tình
Đường quê hết bụi hết sình
Học sinh phấn khởi quê mình đổi thay
Từ nay áo trắng tung bay
Đến trường thoải mái rèn mài bút nghiên
Tiểu học nâng cấp liên miên
Trung học xây dựng nối liền ủy ban
Trạm y bưu điện sẳn sàng
Thông tin khắp xóm xã làng đều nghe
Cống cầu xây khắp suối khe
Giao thông tiện lợi đủ xe chở hàng
Từ nay ai đến Lâm San
“Cà phê tiêu sọ” tặng mang làm quà
Lâm San miền núi vùng xa
Hôm nay đổi mới hóa ra thị thành.

(1)Vào miền Nam đầu năm 1981.
(2) Từ 1982 đến 1985.
(3) Từ 1985 đến 1994 
(4) 2003

ĐH  
dochanh75@gmail.com         


READ MORE - BƯỚC ĐẦU CUỘC SỐNG MỚI - PHẦN 2 - Độc Hành