Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, January 27, 2016

SÀI KHAO, ƠI SÀI KHAO - Thơ Nguyễn Khôi



Tác giả Nguyễn Khôi. Sinh 1938.
Quê: Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đ/c: P12A05. Nhà 17T6 Đường Hoàng Đạo Thuý. Q Thanh Xuân TP Hà Nội


SÀI KHAO, ƠI SÀI KHAO
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"
                        Thơ Quang Dũng
                   ----------
Lời dẫn : Bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, cách Tp Thanh Hóa 300 Km. Từ trung tâm xã Mường Lý lên Sài Khao phải vượt 20 Km đường đất theo triền núi cao, trời nắng có thể đi xe máy, còn trời mưa thì lội bộ cả ngày đường trầy trật. Bản có 80 hộ dân ở nơi đỉnh núi cao nhất tỉnh Thanh Hóa, chưa có điện, canh tác nương rẫy, nhờ trời, tỉ lệ đói nghèo 100%.Trường tiểu học Tây Tiến có 76 học sinh...vừa qua có mưa tuyết...Mừng là có nhóm thiện nguyện "vì trẻ em vùng cao" của Thanh Hóa & Thủ Đô đã quyên góp được trên 50 triệu VNĐ lên cứu trợ Sài Khao kịp thời. NK xúc động, xin có đôi vần :

Sài Khao ơi, 70 năm rồi nhỉ ?
Vẫn "bản Mèo" đỉnh núi mù sương
Trời mưa tuyết, lối lên chẳng dễ
"Súng ngửi trời" lội bộ đường trơn...
                    
Thương bản nhà mái gianh vách đất
Thương các em quần áo phong phanh
Thương cô giáo quanh năm "cắm bản"
thức với trăng sao gieo con chữ yên lành...
                    
Vẫn còn có những tấm lòng thiện nguyện
từ Thủ Đô, Thanh Hóa lên thương :
-Quần áo rét, chăn màn, gạo muối
đến với Sào Khao chẳng quản dặm ngàn...
                    
70 năm,
"Người đi Tây Tiến" đã về Trời lẫm liệt
Giấc mơ xưa "Độc lập- Tự Do..."
vẫn còn RÉT thấu xương, buốt thịt
Thương Sài Khao
đỉnh núi sương mờ...
          
Hà Nội, 25-1-2016 những ngày rét 6 độ C
    NGUYỄN KHÔI

READ MORE - SÀI KHAO, ƠI SÀI KHAO - Thơ Nguyễn Khôi

TUYẾT RƠI … NGHỊCH CẢNH - thơ Trường Hải Lê Văn Đông





TUYT RƠI … NGHCH CNH

                   Những ngày giữa tháng Chạp
                   Kề cận Tết cổ truyền
                   Trời giáng trận rét hại
                   Tuyết rơi trắng vùng biên !
                   Dân tình chạy nháo nhác
                   Gia súc chết hàng đàn
                   Cây cối rũ tàn hết
                   Lấy gì Tết với Xuân ?
                   Lũ trẻ thiếu quần áo
                   Tuyết cứ rơi phũ phàng
                   Người lớn mặt nhàu nhĩ
                   Thở dài thắt ruột gan !
                   Thế mà xe rồng rắn
                   Du lịch xem tuyết rơi
                   Vui đùa, ảnh tự sướng
                   Thỏa thuê nơi cổng trời.
                   Núi rừng gội tuyết trắng
                   Dân nghèo chịu tai ương
                   Người dư thừa tiền, sức
                   Được dịp ngắm tuyết vương !

                   Đỉnh Sơn, 25/1/2016
                   Trường Hải Lê Văn Đông
READ MORE - TUYẾT RƠI … NGHỊCH CẢNH - thơ Trường Hải Lê Văn Đông

KHỈ TRONG THƠ VĂN - Trần Ngọc Hưởng




Trần Ngọc Hưởng

Khỉ Trong Thơ Văn

Tản mạn


Wikipedia Tiếng Việt viết về hình tượng con khỉ trong văn hóa như sau:

Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình ảnh con khỉ cũng có một vị trí nhất định. Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi.[1] Loài Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến.  Ở Nam Bộ, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ

Cũng ở Nam bô, tiếng địa phương gọi khỉ là mai. Hang Mai là hang khỉ:
Tháng ba cơm gói ra Hòn,
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai.
(Ca dao)

Nhà văn Phi Vân tác giả tập phóng sự đồng quê nổi tiếng từng doạt giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943, tựa là Đồng Quê đã viết:

" Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa. ( ... ) Ở hai bên bờ người ta có thể gặp những con trúc, rái, kỳ đà, chồn, ong mật và vô số cá " và khỉ dĩ nhiên.


Dân gian ta thường nói Khỉ ho cò gáy để chỉ nơi hoang vắng hẻo lánh xa xôi khô cằn sỏi đá khó thể mưu sinh hay tạo dựng sự nghiệp.

Nói “Mặt nhăn như khỉ ăn ớt” hay Nhăn nhó như khỉ ăn gừng để chỉ người đang khổ tâm, khó chịu đau buồn quạu quọ.

Nói “ Rung cảy nhát khỉ “để chỉ sự  hăm he hù dọa không đạt đươc hiệu quả gì, chẳng đi đến đâu cả. Bởi vì gặp người khỉ tót lên ngọn cây, dưới gốc cây người có hù dọa rung cây khỉ bám chặt vào cây không bị sao cả.

Hay nói “ Nuôi ăn tay áo, nuôi khỉ dòm nhà “ để chỉ những việc không nên làm . Vì khỉ là con vật nghịch ngợm phá phách, nuôi nó như nuôi người xấu kẻ gian trong nhà thật là bất lợi.

Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ lại trả lời: cả họ mày thơm?

Khi chê bai dè bỉu ai điều gí đều phải cẩn thận coi chừng chính mình có mắc phải điều đáng bị phê phán đó không?


Tương cận hay cùng tộc với khỉ là vượn. Người ta hay nói Hứa hươu hứa vượn để chỉ hứa cho qua chuyện chẳng đáng tin vì hươu hay vượn là những con vật thoắt hiện thoắt mất, khi có khi không.

Má ơi, đừng gả con xa
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu?!

Câu ca dao là tâm sự cô gái mới lớn không muốn rời xa cha mẹ lập mái ấm riêng nơi góc biển chân trời xa vợi.

Chim kêu, vượn hú chỉ nơi hoang vắng.

Khỉ ho cò gáy cuối đất cùng trời.


Vượn lìa cây có ngày vượn rũ
 Anh xa nàng mặt ủ mày chau!

Câu ca dao này diễn tả tình yêu lứa đôi khăng khít thắm thiết keo sơn nên khi chia xa mỗi người mỗi ngả thì  chàng trai ủ rũ mặt mày như vượn phải lìa cây hay chim phải xa rừng.

Mồ hôi gió đượm
Thiếp thương chồng thiếp phải chạy theo
Con ơi, mẹ dắt lên đèo
Chim kèu bên nọ, vượn trèo bên kia!

Câu này diễn tả tình cảm của người vợ thương chồng băng đèo vượt núi bất kể khó nhọc gian truân đường xa trắc trở.

Đó là khỉ trong ca dao tục ngữ.

Còn trong thơ?

Từ đời nhà Trần, thiền sư Huyền Quang  (1254-1334) đã nhắc tới vượn con vật cùng họ với khỉ trong bài phú tả cảnh chùa Hoa Yên núi Yên Tử:

 Chim óc (=gọi) bạn, cắn hoa nâng cúng
Vượn bồng con, cời cửa nghe kinh

Hay Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370)  tả cảnh chùa Long Động cũng núi Yên Tử:

Tựa tháp không lời ...  sư ngắm núi
Cách rừng u hận, vượn gào trăng

Nguyễn Trãi (1374-1442)  cũng vậy, đã phác họa lại cảnh nhà minh:

Cửa song giãi xâm hơi nắng
Tiếng vượn vang kêu cách non

Ông cũng nói:

Thề cùng viên hạc trong hai ấy
Thấy có ai han chớ đãi đằng

Viên hạc là vượn hạc hai con vật biểu trưng cho tâm hồn quân tử bạn thân của kẻ tu hành người ẩn dật thời xưa.

Han là từ cổ là hỏi han.

Ý nhà thơ nói đừng vì thấy người ta hỏi han mà mình thiết tha với những mối quan hệ xã hội buộc ràng.

Đó là văn học cổ điển.

Sang thơ ca hiện đại, ta bắt gặp tiếng vươn lâm tuyền trong thơ Đinh Hùng với cảnh núi rừng Việt bắc những năn bốn mươi:

Ta mê tiếng vượn sầu muôn kiếp
Chim núi cầm canh, hoẵng gọi bầy
( ...)
Rồi những đêm sâu, bỗng hiện về
Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya
( ...)

Trải sông nước vượt qua từng châu thổ
Ta đến đây nghe vượn núi kêu sầu.

Gần hơn là thơ Bùi Giáng, ông hay nói đến Đười ươi , con vật cùng họ nhà khỉ và có khi tự xưng mình là Đười ươi thi sĩ. Nhà phê bình Đặng Tiến cho rằng: Đười ươi ở đây, là hoài vọng con người tiền sử, tâm hồn "dã nhân " chưa tiêm nhiễm tập tục, lề luật và thành kiến :

Đi về giũ áo đười ươi
Đăm chiêu khách địa từ người tặng ta
( ...)

Ấy là thơ thuở chưa điên
Ở trong dấu ngoặc quàng xiêng reo cười
Bây giờ xoang điệu đười ươi
Diệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân

Có thể nói trong văn học, con khỉ là hình tương khá quen thuộc. Người đọc có thể thấy Tề Thiên Đại Thánh trong “Tây Du ký”, sự tích con khỉ…. trong truyện cổ. Con khỉ là cầm tinh người tuổi thân. Nhiều người tin rằng  Người sinh tuổi khỉ (tuổi thân) thường có nhiều năng lực, thuộc trong 4bốn tuổi tứ sinh Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Những người nằm trong nhóm tuổi này thường có sức mạnh đặc biệt không về thể xác thì cũng về tinh thần nên năng động hoạt bát, và là một trong những con giáp có số đào hoa bậc nhất. 

Năm mới này, năm Bính Thân 2016, mong sẽ là năm của sự thành đạt về tài chính, mang lại nhiều vận may và sức khỏe cho tất cả mọi người chứ không riêng gì cho những người tuổi thân vì đây chính là năm của con khỉ nhanh nhẹn thông minh có tiếng xưa nay ai cũng biết và tin như vậy.
                                  
                                                                TNH










 
 























READ MORE - KHỈ TRONG THƠ VĂN - Trần Ngọc Hưởng

ĐỜI KHÓI - Tản văn Phan Nam




 - 

Phan Nam

ĐỜI KHÓI

Tản văn


1.      Chớm đông. Những hơi lạnh quê nhà tràn qua chiếc áo mỏng manh khi bố ra đồng. Đất trời vội chuyển mình qua những cơn mưa ngày. Tôi chợt đưa tay hứng từng giọt mưa thấm vào lòng người nỗi buồn man mác khó tả. Thương bố trải qua bao biết bao mùa đông mà cái rét thấm vào khuôn mặt bao vẻ âu lo. Dựng lên một trại nhỏ, bố thắp lên ngọn lửa ấm trong những chuyến đi bứt mây rừng, bẻ măng, bắt ốc… Bố đốt lửa vừa để sưởi ấm vừa để um khói xua đuổi muỗi cho qua giấc ngủ đêm đông nơi rừng sâu nước độc. Chỉ khi xa ánh điện đêm vào rừng mới thấy sự quý giá của ngọn lửa giúp con người có thể trụ vững mưu sinh trong hoàn cảnh tăm tối. Đời bố gắn bó với sương khói trong những đêm mùa đông như thế, để nuôi tôi ăn học thực hiện giấc mơ trên giảng đường đại học. Chỉ ở quê nhà tôi mới cảm nhận hết bếp lửa thắp sáng yêu thương.
Khói chờn vờn quanh bếp rồi bay lên bầu trời chất chứa xúc cảm trong vô định. Khói cay cay mắt mẹ cho tôi bữa cơm gia đình đầy ấm áp, hạnh phúc mà chắc chắn bao đứa trẻ nào trên cõi đời nào cũng một lần thèm khát. Bàn tay gầy của mẹ lam lũ nắng mưa cũng chỉ mong muốn những đứa con trưởng thành, có thể tự lập trong cuộc sống. Dẫu biết bếp gas, bếp điện có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được bếp lửa của mẹ, với cái kiềng ba chân vững chải tạo ra những đốm than hồng. Làn khói bốc lên dẫu có mong manh đến đâu cũng tạo ra sự ấm ấp cho bao kiếp người, gắn kết miền yêu thương gói trọn trong gian bếp nhỏ.
2.      Có đi qua bao mùa đông mới thấy hết ánh lửa ngọt ngào luôn cháy rực trong tâm can con người. Dẫu biết có trải qua cay đắng, sự hi sinh lam lũ mới cho ta thành quả thơm tho trong từng tâm hồn giản dị, mộc mạc. Những con người “chôn nhau cắt rốn” ở nơi chốn thôn quê luôn cảm nhận được điều kỳ diệu từ những làn khói chiều chôn dấu qua từng hạt bụi, từng dấu chân. Mùa này người dân quê tôi lại tất bật với mùa làm đồng, để ươm mầm hạt giống chờ mùa vàng vẫy gọi. Lòng tôi bâng khuâng nhớ những chiều tháng ba nắng dát vàng qua cánh đồng lúa vàng ươm. Cánh diều căng gió trải dài qua bước chân tuổi thơ một đời mải chạy trên cánh đồng lúa thơm ngát nghĩa tình của làng quê.
Giấc mơ ấp ủ trong mầm lúa chợt vút cao trên bầu trời quê thương, gió mang theo hình hài của hương khói đốt đồng vẫy gọi nơi nào đó tưởng chừng xa xôi lắm. Tôi chỉ biết mỗi lần nhắm mắt lại là hương khói lại nồng nàn đôi môi, cay xè sóng mũi, hiện hình trong trái tim. Tôi thấy giọt mồ hôi của ba mẹ một đời lam lũ, tôi thấy nụ cười hạnh phúc của ba mẹ khi gánh lúa vàng nặng trĩu trên lưng, tôi thấy giọt nước mắt của ba mẹ ngày tôi cầm giấy báo đậu đại học chạy qua đồng làng… tất cả như ẩn hiện qua làn khói tưởng chừng hư vô. Miên man từng gốc đất quê hương cho ta niềm riêng thăm thẳm. Trải qua tháng năm đắm mình trong hình hài của sợi khói vô tri.
3.      Những nẻo đường quê Việt dường như đều nặng vương sợi khói ẩn chứa biết bao điều diệu kỳ. Ở đâu có khói là ở đó trái tim luôn ấm áp bởi bếp lửa cội nguồn. Sợi dây gắn kết tâm hồn con người luôn bắt nguồn từ những điều nhỏ bé mà ta khó lòng hình dung ra được. Khói sương đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ khi chôn nhau cắt rốn đến khi mang đi hạt cát quê nhà bay đến khoảng trời xa lạ. Có lẽ làn khói mong manh có linh hồn muốn chúng ta phải trân trọng, gìn giữ. Mỗi độ xuân về trông thấy khói lam chiều là lòng tôi có một cảm giác đặc biệt rất khó diễn tả, vừa náo nức lại vừa bâng khuâng muốn quay về quê nhà đón giao thừa. Khói gắn bó với con người chỉ trong giây phút và khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng nó chính là một mảnh của đời người. Từng góc cạnh của làng quê đều thấp thoáng làn khói: từ bếp đun trà của ông, tách cà phê nóng buổi sớm của ba, khói trưa khi mẹ vào bếp, đám lá khô được gom đốt lúc hoàng hôn, khói đốt đồng vấn vương mỗi chiều… Đặc biệt nhất vẫn là khói nghi ngút chiều cuối năm bốc lên từ nồi bánh Tết. Cả nhà quây quần gói bánh trong không khí ấm áp ngập tràn. Dường như khói được sinh ra để cho mỗi chúng ta cảm nhận được hạnh phúc gia đình tỏa ra từ gian bếp. Nồi bánh Tết thường rất lớn nên ba phải chọn khoảng đất trống lớn ở đầu ngõ để đặt ông Táo, rồi cả nhà lại quây quần đợi bánh chín, hàn huyên nói cười vui vẻ. Tự bao giờ làn khói đã chìm sâu vào tâm thức tôi một cách tự nhiên như dòng chảy ngọt ngào của sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn.
Mỗi khi về quê tôi luôn được uống giọt mê say của mùa xuân trong vô hình, bắt nguồn từ những điều giản dị rất khó nhìn thấy, nhường chỗ cho xúc cảm lên ngôi. Tình cờ tôi đọc được bài thơ “Mùi khói” của tác giả Trần Sang (An Giang), in trong tập thơ “Sông muôn đời vẫn thế”, những vần thơ lay động tâm hồn tôi: “mười năm con vẫn không phải là người của phố/ nhớ khói bếp nhà mình quá/ mẹ ơi!/ mười năm sao con không rứt ra được phố?/ con cũng không biết mình đang/ chờ đợi một điều gì/ và mắc nợ một nơi để đi về/ mênh mông thương nhớ…”. Khói luôn mang lại trong lòng tôi một chút gì đó cao quý, thiêng liêng nhưng cũng vừa giản dị, gần gũi. Có lẽ vì khói gắn bó với người dân quê tôi một đời từ lúc còn nghe câu hát nằm nôi. Đối với tôi khói chính là linh hồn phác họa yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn từ những điều bé nhỏ.

                                                                                     PHAN NAM


READ MORE - ĐỜI KHÓI - Tản văn Phan Nam

CHIỀU MƯA THÀNH PHỐ - thơ Vũ Trầm Tư





Chiều  Mưa  Thành  Phố

Chiều mưa qua thành phố
Buốt lạnh đôi vai gầy
Con đường xưa hun hút
Mái tóc hờn nhẹ lay

Chiều nay mưa qua phố
Không có em bên đời
Dấu chân mềm lá cỏ
Lời thầm cố nhân ơi

Ta theo đời mỏi mệt
Chạy hoài đã mòn hơi
Em chưa hề ngó lại
Ta gọi chẳng nên lời

Một lần đôi mắt biếc
Ru hồn ta chơi vơi
Áo bay chiều lộng gió
Sóng tình lên ngất trời

Chiều nay mưa về tới
Chờ hoài cánh chim bay
Phố lên đèn xanh đỏ
Còn đâu một vòng tay

Mai nầy thành phố cũ
Mưa không về nữa đâu
Đã khô rồi nước mắt
Người đi phương trời nào?

Tiếng chim vườn tình ái
Đâu còn giọng hót quen
Nhà ai giờ khép cửa
Không còn sang ánh đèn

Vũ Trầm Tư
READ MORE - CHIỀU MƯA THÀNH PHỐ - thơ Vũ Trầm Tư