Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, October 2, 2016

ĐỨA CON HOANG (tiếp theo) - Truyện dài nhiều kỳ của Hồng Tâm


            
                       Tác giả Hồng Tâm



             ĐỨA CON HOANG (tiếp theo)
                                             Truyện dài của Hồng Tâm  

Mười năm sau tại quận San Francisco !
Nó giờ trở thành một thiếu nữ xinh đẹp ba mẹ nuôi đặt tên nó là Jessica My. Hôm sinh nhật, ba mẹ tặng My một chiếc nhẫn hột xoàn thật đắt tiền, nhưng My từ chối nói rằng :
- Thưa ba mẹ, ba mẹ cưu mang con hơn mười năm trời, con chưa đền đáp, chiếc nhẫn đẹp thật, nhưng con không nhận món quà này ạ !
Ông Pit ngạc nhiên hỏi :
- Con chê món quà ba tặng con à ?
My đáp :
- Dạ không ! Con nghĩ rằng con rất may mắn được ba mẹ yêu thương con, nuôi con ăn học, nếu ba mẹ yêu thương con thì ba mẹ cho con trở về quê hương thăm mẹ ruột con, đốt một nén nhang cho mẹ, con sẽ trở về thăm cô nhi viện nơi ngày xưa con ở, con không thể quên các mẹ, các chị em trong viện, mong  xin ba mẹ hiểu cho con !
Ông bà Pit nghe con mình nói thật xúc động, bà nói :
 - Okay! ba mẹ đồng ý cho con về Việt Nam !
My mừng nhảy lên nói:
- Hoan hô ba mẹ, cám ơn ba mẹ nhiều !
Nói xong tặng ba mẹ một nụ hôn trên má

Khi chiếc máy bay vừa hạ cánh, My  nhìn xung quanh gọi chiếc taxi chở về cô nhi viện 
Mười năm ở Mỹ, về Việt Nam thấy quê hương mình thay đổi nhiều, những con đường, góc phố, rộng thênh thang, nhà cao tầng, biệt thự mọc lên như nấm và cô nhi viện cũng thay đổi đôi chút.
Vừa đến cổng các em nhỏ nhìn My chằm chằm, vây quanh nàng.  Một em hỏi :
- Thưa chị , chị tìm ai ạ ?
My nói :
- Cho chị hỏi mẹ Phạm Thị Chi còn ở đây không em ?
Em bé reo lên :
- Dạ có ạ, để em gọi mẹ ra
Theo em nhỏ vào gặp một phụ nữ, vẫn đôi mắt, khuôn mặt, dáng quen thuộc, nhận ra mẹ Chi của My, người từng chăm sóc, dạy  học đây. Ôi thời gian, mẹ đã già !
My quỳ xuống xin lỗi mẹ, ôm hôn mẹ Chi sau mười năm xa cách.
Mẹ Chi kêu nàng rửa tay nghỉ ngơi cho khỏe, mẹ không quên dọn phòng cho nàng nhưng nàng từ chối nói : tối nay con ngủ với mẹ nhé !
Mặc dù là con nuôi của gia đình tỷ phú giàu có ở quận San Franciso nhưng My rất thương người, nàng không giống như bao bạn bè cùng trang lứa ăn diện, họp đêm. Nàng tự làm thêm để kiếm thêm tiền dự định về Việt Nam làm từ thiện.
Nàng học ngành kinh doanh của một trường đại học có tiếng ở Mỹ, vốn thông minh, tư duy nên nhiều bạn theo nàng để học hỏi.
Nàng mở ví lấy 1000.USD, số tiền nàng dành dụm bấy lâu nay, công sức từ mồ hôi nước mắt của mình, trao cho người quản lý cô nhi viện, nàng nói :
- Thưa các mẹ, các chị em, nay My trở về Việt Nam thăm mẹ, bạn bè .Nhân đây, con trao số tiền này để đóng góp một phần lo cho các em, mong nhận lấy ạ !
Mẹ Chi xúc động cầm tay nàng nói :
- Mẹ cám ơn con nhé !
Nàng xin phép mẹ Chi mượn xe gắn máy đi lên chùa đốt nén hương cho mẹ, nàng nói :

- Mẹ à , con là My của mẹ đây ! Con về thăm mẹ, dù xa quê nhưng tim con mãi nhớ nơi con sinh ra, lúc nào con vẫn nhớ mẹ . Ba mẹ nuôi rất thương con, lo cho con ăn học đàng hoàng, vài năm con ra trường con xin ba mẹ nuôi về quê hương lập nghiệp.

Thăm quê chỉ vọn vẹn mười ngày nhưng nàng vui vì được gặp lại mẹ Chi, bạn bè cũ, mở tiệc liên hoan ca hát, bày trò để các em vui. Nàng  thức cùng mẹ chăm sóc em bé mới sinh bị cha mẹ bỏ rơi.
Ngày lên đường sang Mỹ, mẹ Chi và các em vây quanh nàng khóc, nàng hứa nay mai sẽ về sau khi làm lễ tốt nghiệp ra trường. Nàng nói là nàng sẽ làm ...

Máy bay hạ cánh vào lúc 1h trưa theo múi giờ ở Mỹ, nàng nghĩ chắc giờ này bên Việt Nam mọi người đều ngon giấc, cơn bão mấy ngày nay chưa dứt, mưa gì đâu mà dai thế ? Nàng lấy cuốn nhật kí ghi chép :

"Thật vui khi về quê hương gặp lại mẹ Chi, bạn bè mình ngày xưa, dù chưa đi thăm hết con đường , mười ngày là mười kỷ niệm khó quên trong đời mình, nợ ơn ba mẹ nuôi suốt đời tôi không quên"

Rồi nàng dịch sang tiếng anh pots lên facebook của mình: 
"Nice to see you home mom Chi, his old friend, though not all the way to visit, ten days is ten unforgettable memories in my life, thanks debt lifelong adoptive parents do not forget"

Nàng vui vẻ hét  vang lên: Tôi yêu quê hương tôi - hẹn ngày gặp lại ! ( I love my hometown - see you again ! )

Tới giờ hẹn một người bạn ở phố Wall thuộc tiểu bang New York để bàn chuyện tư vấn kinh doanh, vì môn học của nàng có liên quan đến ngành công nghiệp may mặc. Dự định trong tương lai nàng sẽ thiết kế trang phục đưa sản phẩm ra thị trường Á - Âu.

Ngồi trong quán cà phê nghe nhạc Trịnh thư giãn thì anh bạn thân đi tới :
_  Em chờ anh lâu chưa ? xin lỗi vì có cuộc gọi nên anh đến hơi trễ, cà phê nhé !
Rồi anh vẫy tay gọi hai ly cà phê đen, nàng lấy laptop ra cho anh xem những đường vẽ thiết kế mẫu áo khoác, những mẫu giày thể thao đưa anh xem tư vấn thêm. Nàng vẽ khéo, những đường cong bên sườn mẫu áo nữ, những mũi giày hơi nhọn, vẽ đế giày chính xác mẫu ni từng size, anh xem gật đầu nói: okay !

Nhiều cuộc hẹn nên cả hai thích nhau rồi từ tình bạn chuyển sang tình yêu, cả hai cảm thấy giống nhau một điểm là đam mê học hỏi về lĩnh vực thời trang thiết kế . Đi bên anh, nàng cảm thấy mình được chở che , nắm bàn tay ấm áp, mềm.
Gia đình hai bên mong muốn cả hai hạnh phúc yêu thương thật lòng , dự tính ra trường làm đám cưới , nhưng nàng nói : còn trẻ quá , chờ sự nghiệp vững chắc  mới tính sau.
Dù sống bên Mỹ nhưng nàng vẫn giữ mình không dám sống thử trước hôn nhân, tránh vết xe đỗ của mẹ , không muốn cả hai thiệt thòi.

Ngày lễ trao bằng tốt nghiệp, nhà trường mời ba mẹ nàng dự lễ, nàng đạt điểm cao nhất trong ngành học, có cả anh Victory, người yêu của nàng tới dự.
Ông bà Pit hạnh phúc vì đứa con nuôi học giỏi không phụ lòng ông bà. Ông nói :
 - My à, giờ chuyện học xong con tính làm ở đâu ? Xa hay gần ? con nói cho ba mẹ sắp xếp , công ty ba cần người có năng lực như con, sẵn đây ba nhận Victory làm nhân viên phỏng vấn, con thấy sao?
Nàng trả lời :
- Con cám ơn ba ưu ái cho chúng con, con nhận ạ, còn anh Victory sao ạ ? đồng ý không ?

Thật ra nàng đã tính sẵn là thử việc bên đây thời gian cho ổn định mới về Việt Nam, nếu bên đây thất bại thì ở quê nhà cũng vậy thôi ! Việc này nàng chưa nói với ba mẹ vì sợ họ sốc nặng !
Ngày đầu tiên đi làm nàng hồi hộp vô cùng vì ông Pit sắp xếp nàng vô ngành may, chức vụ ca trưởng ( quản đốc ) phân xưởng hai . Đây là buổi đầu thử việc.
Nàng lăng xăng ôm đóng áo đầy chỉ nhờ công nhân đẩy hàng giao cho công nhân cắt chỉ rồi đem vào khu tẩy và sấy , công việc không nặng lắm, nhưng lo vì quản lí cả trăm người công nhân, mỗi người mỗi ý , nên nàng ôn hòa giữ khí không la lối người làm công , vì nàng cũng làm mướn cho ba nuôi mình, nàng hiểu !
Nhiều lúc hơi bực mình vì tổ trưởng lên mặt , cho rằng nàng ỷ là con ông chủ, ôi ! Nàng có bao giờ ỷ đâu ! kệ
Chỉ thử việc một tháng mà người nàng gầy đi vì lo xuất hàng, kèm tăng ca đêm, dù là quản đốc nhưng nàng vẫn làm như mọi người, cũng cắt chỉ, tẩy hàng... để kịp xuất hàng ra nước ngoài.
Hằng tháng tới lương, My không quên bỏ ống tiết kiệm để gửi về Việt Nam, một nơi mà cô nương náu khi mẹ ruột mình mất . Đêm đến nàng xem lại cuốn nhật ký của mẹ mình, đọc lại nghe nhói. Nàng mong gặp cha ruột mình, dẫu sao người cũng có công tạo ra mình. Còn sống hay mất ?

Và dạo này sao anh Victory không sang chơi với mình kìa ? Chắc anh bận rộn!
                                                                                (Còn nữa)
                                                                               26/09/2016
                                                                                Hồng Tâm

READ MORE - ĐỨA CON HOANG (tiếp theo) - Truyện dài nhiều kỳ của Hồng Tâm

GẶP LẠI THẦY CŨ - Tạp văn của Nguyễn Tiễn


Anh Nguyễn Tiễn, CHS trường Trung Học Nguyễn Hoàng, khối lớp 1957 - 1964 đang bệnh nặng và nằm điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Đông Hà, anh đã gửi bài viết này đến thầy Hoàng Đằng. Mời quý thầy, bạn cùng đọc.
        

      
           Anh Nguyễn Tiễn đang điều trị tại bệnh viện


                 GẶP LẠI THẦY CŨ
                                         Bài viết của Nguyễn Tiễn

Cuộc chiến tàn khốc đã cướp đi một chân của tôi – tôi bị tháo chân ngang gối. Cuộc chiến tàn, với chiếc chân giả cũ kĩ khi đi ra ngoài, với đôi nạng gỗ xộc xệch khi lui tới trong nhà, tôi cũng phải kiếm một việc làm để tồn tại.
Thời ấy, Đông Hà là một thị xã mới tạo dựng, phần lớn dựa vào vùng đồi phía Tây Nam của thị tứ cũ. Mọi công trình còn ngổn ngang, chưa đâu vào đâu. Tuy nhiên, Đông Hà trước đó là căn cứ của quân đội Mỹ, và với lợi thế nằm ở  ngã ba Quốc Lộ 1 và Quốc Lộ 9 gặp nhau, dân tứ xứ đổ về đây lập nghiệp càng ngày càng đông: người thì đào hố rác Mỹ, người thì buôn bán với tài xế xe miền Bắc qua về nước Lào. Việc con buôn và hàng hóa di chuyển bằng xe thồ có nhu cầu lớn; thế là tôi liều mình hành nghề “xe đạp ôm”. Để khách không thấy khuyết tật nặng của tôi mà yên tâm, tôi mang quần rộng che cẳng chân, giày tất che hai bàn chân.

Đang chậm rãi đạp xe lên con dốc thoai thoải để đến bãi xe quá cảnh C5, tôi thấy xa xa trước mặt một người có hình vóc và dáng dấp trông rất giống thầy Thị ngày xưa của tôi. Thầy đang thong thả đi bộ . Tôi tăng tốc xe. Đến gần, đúng là thầy Thị kính yêu ngày nào.
Em chào thầy. Em là Nguyễn Tiễn; năm học 1960 – 1961, em học lớp đệ tứ 1. Thầy dạy lớp em môn Toán. Em là bạn thân của Lê Đình Ân, em của cô. Em và Ân học chung lớp từ lớp năm đến lớp đệ nhất. Học trò của thầy đông, nên chắc thầy không nhớ em. Tôi nói luôn một mạch làm thầy không kịp hỏi han. Thôi, thầy lên đây em chở.
Thầy nhìn tôi từ đầu xuống chân (1) rồi nói lời từ chối:
Chân cẳng rứa, chở răng được! Thầy nặng lắm, nửa tạ có dư. Em chở không nổi mô! Thôi, thầy đi bộ cho khỏe người.
Tôi dắt xe bước theo năn nỉ:
Thì thầy cứ để em chở, mặc dù chân cẳng như ri, em vẫn đạp xe khỏe re. Em là “dân xe đạp thồ” chính hiệu đây mà!
Cuối cùng, thầy xiêu lòng:
Được, để coi em có chở nổi thầy không?
Thầy trò đang ở giao điểm đường Lý Thường Kiệt và đường Hàm Nghi. Từ vị trí này đến công ty ô tô 1 tháng 5, nơi thầy làm việc trong vai trò kế toán, đường dài khoảng 1 km. Bấy giờ, đường Lý Thường Kiệt chưa ra đường. Mặt đường là đất đỏ, chiều dài đường có dáng dấp hình yên ngựa vòng xuống ở giữa rồi lên dốc thoải phía hai đầu; đỉnh dốc đầu này là nơi thầy trò đang đứng và đỉnh dốc phía đầu kia là công ty 1 tháng 5. Hai bên đường, um tùm cỏ ống và cây dại, đây đó trồi lên cao một vài cụm muồng và bụi hoa mua (dân thường gọi là cây me). Cây hoa mua gần giống cây sim, hoa mua cũng màu tím như hoa sim, trái mua giống trái sim chỉ khác là cứng hơn và vỏ được phủ một lớp lông tơ. Sau này, tôi biết người ta đã dùng hạt trái mua để chế biến trà thanh nhiệt.
Ban đầu, xe xuống dốc, tôi chỉ cần ấn bàn đạp nhè nhẹ là xe lao vùn vụt, tôi không tốn hơi sức. Tôi huênh hoang với thầy:
Đó, thầy coi em nói có sai đâu! Thầy ngồi trên xe mà em đạp khỏe re.
Thầy ngồi sau, nói như thách thức:
Chà, trạng dữ hè! Để coi khi lên dốc phía trước xem sao!
Xe bắt đầu lên dốc, tôi gồng mình đạp, xe khó khăn lên được nửa dốc; còn khoảng 200 mét nữa tới đích, tôi cố hết sức nhưng xe chỉ nhích chút chút. Tay lái tôi loạng choạng, hơi thở tôi dồn dập.
Thấy vậy, thầy cảm thương nói:
Thôi, để thầy xuống. Hết trạng chưa?
Xuống xe, thầy nhìn tôi, mắt nhấp nháy nhiều lần, ánh mắt lộ nét yêu thương như muốn chia sẻ nỗi khổ của người học trò cũ cụt chân mà thời thế khiến xui phải sinh nhai bằng nghề xe đạp thồ.
Thầy tiếp tục đi bộ tới nơi làm việc. Tôi cứ đứng, thở hổn hển và dõi mắt theo bước đi của thầy. Trong lòng tôi tự dưng xuyên ngang một nỗi buồn miên man.

Chuyện tôi gặp lại thầy Thị sau một thời gian dài xa cách xẩy ra vào một buổi sáng đầu hè một năm nào đó – xin lỗi tôi đã quên – trong thập kỷ 1980. Học trò gặp lại thầy cũ là bình thường; nhưng sao lần gặp ấy tôi cứ nhớ mãi, có lẽ nhớ đến khi tôi nhắm mắt lìa đời mới thôi./.
                                                                  Nguyễn Tiễn
                                                                            07/5/2014    
READ MORE - GẶP LẠI THẦY CŨ - Tạp văn của Nguyễn Tiễn