Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, May 4, 2012

TRỐNG ĐÁ - MIẾU BÀ GIÀNG VÀ LỆ THÀNH ĐINH Ở LÀNG HƯNG NHƠN - Hoàng Thị Ái Hoa

Miếu Bà - Ảnh của Nguyễn Như Khoa


Bài nghiên cứu "Trống đá - Miếu bà Giàng và lệ thành đinh" của chị Hoàng Thị Ái Hoa được tìm thấy trên trang Văn Hóa Miền Trung - http://www.vanhoamientrung.org - dưới dạng PDF, nghĩa là trang web trên muốn giữ bản quyền về bài này, chỉ cho phép đọc, không cho phép sao chép. 


Để đáp ứng lòng yêu quê hương và nguyện vọng muốn bảo tồn văn hóa làng xã của bà con Hưng Nhơn, chúng tôi xin mạn phép tác giả và trang Văn Hóa Miền Trung để được đăng lại bài này dưới dạng hình ảnh JPEG, nghĩa là cũng chỉ đọc được như trên trang của các bạn. Xin cám ơn trang Văn Hóa Miền Trung và tác giả Hoàng Thị Ái Hoa.









*****
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Trích từ trang web của VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM - www.vicas.org.vn

HOÀNG THỊ ÁI HOA
1. Sơ lược tiểu sử
Năm sinh: 1980
Quê quán: Cam Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị
Dân tộc: Kinh
Nghiên cứu viên - Phân viện Nghiên cứu Văn hoá - Thông tin tại Huế.
Học vị: Cử nhân Năm: 2003
2. Quá trình công tác
Công tác tại Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế từ tháng 8/2003.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Các công trình đã công bố
a. Sách
- “Con đường trao đổi hàng hoá giữa miền xuôi và miền ngược ở Bắc miền Trung (dẫn liệu từ chợ phiên Cam Lộ)”, trong Tiếp cận Văn hoá Nghệ thuật miền Trung, Huế: Viện Văn hoá - Thông tin & Phân viện Nghiên cứu Văn hoá - Thông tin tại Huế, tập II, 2004.
Văn hoá Việt Nam tổng mục lục các công trình nghiên cứu (Tham gia sưu tầm), tập I, “Những vấn đề chung”, Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2006.
Hải Cát đất và người (tham gia nghiên cứu - biên soạn), Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2006.
- “Vấn đề ly hôn - nhìn từ sự tác động của yếu tố văn hóa truyền thống (Tham chiếu từ số liệu ở Tòa án Nhân dân Thành phố Huế)”, trong Nguyễn Hữu Thông & Suenari Michio Thay đổi của văn hóa truyền thống ở Thừa Thiên Huế - tiếp cận nhân loại học và sử học từ trong và ngoài nước, Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Viện Nghiên cứu văn hóa châu Á - Đại học Toyo Nhật Bản, 2009.
Mạch sống của hương ước trong làng Việt Trung bộ (dẫn liệu từ làng xã ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) (Tham gia), Nguyễn Hữu Thông [chủ biên], Huế: Nxb. Thuận Hoá, 2007.
b. Bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
- “Khảo sát một số lăng mộ thời chúa Nguyễn ở khu vực Trị - Thiên”, trong Thông tin khoa học, Huế: Viện Văn hoá - Thông tin & Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Thông tin tại Huế, số 9, 2004.
- “Trống đá - miếu bà Giàng và lệ thành đinh ở làng Hưng Nhơn (xã Hải Hoà, Hải Lăng, Quảng Trị), trongtập Nghiên cứu văn hoá dân gian Thừa Thiên Huế, Huế: Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế & Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế, tháng 12/2005.
- “Từ lá nón đến nón lá: hành trình của một sản phẩm thủ công”, trong Di sản ngành nghề thủ công truyền thống trong bối cảnh Festival” (kỷ yếu hội thảo), Huế: thành phố Huế - Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, 2005.
“Vấn đề giới từ gốc độ tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong Thông tin Khoa học, Huế: Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, 2006, số tháng 3.
- “Sản phẩm thủ công truyền thống Huế: cảm nhận từ du khách”, Uỷ ban nhân dân thành phố Huế, trong320 năm Phú Xuân Huế nghề truyền thống bản sắc và phát triển (kỷ yếu hội thảo), 2007.
- “Sự tác động của yếu tố văn hóa truyền thống đến vai trò người phụ nữ Huế trong gia đình hiện nay (Trường hợp Phường Kim Long Huế)”, trong Nhận thức về miền Trung Việt Nam hành trình 10 năm nghiên cứu (kỷ yếu hội thảo), Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam - Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, 2009.
- “Thế ứng xử của người Việt trên vùng đất mới qua nghi lễ cúng đất”, trong Di sản văn hoá Nam Trung bộ với sự phát triển du lịch trong hội nhập (Hội thảo khoa học quốc tế), Phú Yên: Bộ Văn hoá Thể Thao & Du lịch - Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2011.
READ MORE - TRỐNG ĐÁ - MIẾU BÀ GIÀNG VÀ LỆ THÀNH ĐINH Ở LÀNG HƯNG NHƠN - Hoàng Thị Ái Hoa

BIỂN HÁT - Phạm Ngọc Thái

 
     Biển tít tắp sao sóng còn vỗ mãi
     Anh nhặt chút tình vương lại thời xa
     Treo hồn lên nửa vành trăng lấp
     Thả lòng bay lặng bến bơ vơ.

     Biển có thể không biết mình hóa sóng
     Để cho bờ chìm đắm giữa lênh đênh
     Em có thể không còn nhớ đến...
     Như làn mây trôi mãi vô tình.

     Biển ba phần cho trái đất tươi xanh
     Em trong anh một mùa thu huyền ảo
     Khi anh hóa hàng phi lao trong sóng bão
     Là đã hòa biển cả với cô đơn!

     Trời đêm nay không mưa nhưng mà gió
     Gió đêm nay không mạnh nhưng mà xô
     Trăng đêm nay hơi vàng , xao và động
     Anh lại nằm nghe biển hát ngày xưa…
 


                                      Phạm Ngọc Thái

                                             
READ MORE - BIỂN HÁT - Phạm Ngọc Thái

BẾN NGÃ BA LÀNG HƯNG NHƠN - Nguyễn Thanh Xuân


     Sông Ô lâu, nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng trị – Thừa thiên Huế hiền hoà nước trong leo lẻo, là nguồn nước không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. Với các làng hầu hết bến trực tiếp với sông suốt cả chiều dài vùng dân cư, còn làng Hưng nhơn Ô lâu chỉ ghé vào khoảng chưa đầy trăm mét. Tả hữu ngạn Ô lâu có nhiều nhánh rẽ nhưng chỉ có con hói nhỏ Ô lâu –Hoà Viện- Hưng nhơn được làm thành cái bến và có tên là Bến Ngã Ba. May quá nó là tên bến duy nhất mà cả hai bờ Nam Bắc Quảng trị Thừa Thiên Huế có được.

Đầm sen làng Hưng Nhơn

    Ở bờ Bắc là vùng đất trũng, bùn lầy không thể đào giéng lấy nước như ở bờ Nam. Nhu cầu về nước để sinh hoạt của người dân chủ yếu dựa vào nguồn nước sông Ô lâu. Con hói chạy dọc làng chủ yếu đưa nước ra tưới đồng ruộng, dòng nước quanh năm đục ngầu chỉ có thể dùng để rửa ráy qua loa vào lúc sáng sớm. Trâu cũng không mẹp được bởi vừa cạn vừa nóng.

    Đối với Hưng nhơn bến Ngã Ba là “con cưng” của làng. Ta thử hình dung: hằng trăm hộ dân, hằng nghìn nhân khẩu mà chỉ có một bến. Chưa mờ sáng đã có người gánh nước, gánh nước và giặt giũ hình như họ thay nhau tấp nập cả ngày. Gần trưa là nhu cầu của đàn trâu tắm mát. Lúc trâu rời bến, bến lại rộn ràng của trẻ con và người lớn ầm ào tắm gội. Một bến diện tich không rộng mà cả ông già bà lão, con trai, con gái, trẻ con tắm chung. Không trọng tài mà ranh giới trên mặt nước được phân chia khá trật tự. Không ai bảo ai mà cái chuyện phô trương, che dấu vừa như không muốn phô bày lại vừa  như chờ đợi…Không dừng lại khi bóng hoàng hôn đã lặn từ lúc nào, người người vẫn tiếp tục vỗ sóng nhất là lớp nông dân sau một ngày lao động nặng nhọc trên đồng ruộng. Có người cơm nước xong nghĩ ngơi chờ đến mười, mười một giờ thong thả xuống bến hụp một phát rồi thoải mái lên giường làm một giấc ngon lành đến sáng. Những người đó có biết đâu họ đã bàn giao cái không gian tĩnh lặng ấy cho các bà thiếu phụ tranh thủ gánh nước trong đêm. Các bà chị hyvọng đây là gánh nước tinh khiết nhất mà ta có để sáng mai có bát nước chè xanh, đặc thơm ngon cho chồng uống trước khi bình minh thức dậy.

    Bến ở cuối làng đơn sơ là vậy thế mà nó làm cho không khí cảnh quan cả làng đẹp và thơ mộng hẳn lên. Tôi không đại ngôn xin mời các bạn xem xem: Một con đường cài dài thẳng tắp từ đầu làng đến cuối mà nhu cầu đến bến Ngã Ba thì như trên đã nói, hình như thường xuyên có người trên đường.Con đường mà nhiều người qua lại đã nói lên vẻ trù phú nét ấm áp và giàu nhạc tính của nó. Trên con đường thẳng tắp ấy ta bắt gặp vô thiên khê làchuyện: nào ông lão đi bộ chú nông dân vác bộ xe trào nọc đạp nước người cuối làng lên chợ Mĩ chánh, cô gái đầu làng xuống bến gánh nước giặt giũ, trẻ em đến trường v.v...Gặp nhau, chỉ riêng việc chào nhau đã tạo không khí gần nhau hơn phải không các bạn!

    Lần nầy tôi xin nói cái Bến Ngã Ba trong những năm khói lửa (1948-1954).Hồi đó quê ta ở trong thế “cài răng lược” Chính quyền thuộc về VNDCCH nhưng thỉnh thoảng có những trận càn của phía VNCH và ca nông (đại bác) từ đồn Mĩ chánh bất thình lình đội về kể cảtrọng liên 12,7 từ Ưu điềm bâng quơ bắn qua. Dọc đường cái kể cả đường trôn phải có hầm cá nhân, trong nhà có hầm chữ A và đắp tường đất  trước hiên nhà. Mỗi gia đình làm vậy còn nơi sinh hoạt tập thể đặc biệt là Bến Ngã Ba lúc nào cũng trên dưới 20-30 người thì làm sao đây. Nhớ lại những năm 48,49,50,51 đại bác Mĩ chánh làm nhiều người chết ở khu vực bến Ngã Ba có trường hợp người không còn xác, thịt văng treo lơ lững trên ngọn tre, cành dương liễu. Môt cuộc họp dân làng đầu năm 1952 (tôi không nhớ ai đề xuất) là dở cái nhà ngang của gia đình ông Trần Văn Trinh về làm hầm tại Bến Ngã Ba (gia đình ông Trinh đi về phía VNCH từ năm 49 -50 hiện bỏ hoang) Dân làng đồng thanh tuy có phân vân nhưng đành phải làm vì làng không kiếm đâu ra gỗ làm bộ khung. Các cây mưng sau đường bạng thì khi đóng đồn An thơ lính VNCH đã chặt hết sạch. Dở nhà, dân làng phải làm vất vã hằng tuần mới xong. Hầm to, cao, rộng chứa trên 20-30 người có khi hơn. Có hầm bến tấp nập trở lại. Đến năm 1954 (khi tôi đi tập kết ra Bắc) hầm vẫn còn không biết làng phá dở vào năm nào. Đó cũng là một di tích!

    Đến bây giờ bến không còn quan trọng như xưa. Nước sạch đã về tận nhà thoải mái dùng, tuy vậy có nhiều đêm, tôi gặp người thích cái thú tắm sông vẫn về ùm xuống và vẫy vùng một hồi mới chịu lên bờ. Rời bến còn ngoái lại như dặn dò hẹn đêm mai sẽ trở lại.Trong số đó có ông Trần Văn Bạo năm nay tuổi đã trên dưới 90.

    Đoạn sông Ô lâu dành cho Hưng nhơn quả là quí hiếm. Thật vậy, hết thời hoàng kim của Bến Ngã Ba cái bến độc nhất trên hai triền sông Ô lâu nay nhường chổ cho chiếc cầu độc nhất bê tông vĩnh cữu nối liền hai bờ sông của hai tỉnh Quảng trị- Thừa Thiên Huế (sau cầu quốc gia Mĩ chánh). Chiếc cầu nó mở rộng địa bàn  từ con đường cụt Hải sơn--Hải hoà sang một vùng trù phú của các xã của Huyện Phong điền, đường quốc lộ 42 vào Huế. Thật là một hứa hẹn cho Hải hoà, Hải tân nói chung và trực tiếp là Hưng nhơn nói riêng. Giờ đây chắc chắn không ai cho nơi đây là vùng sâu và vùng xa của cực nam tỉnh Quảng trị.

   Cám ơn Ô lâu đã cưu mang Hưng nhơn. Tôi tin (có lẽ con tim mách bảo) rằng từ mố chân cầu Hải hoà đến giáp địa phận thôn An thơ sẽ có bờ kè và trên đó có những chiếc ghếngắm mình ra sông dưới những hàng cây rợp bóng./.

           Email : nhuxuan29@gmail.com/
READ MORE - BẾN NGÃ BA LÀNG HƯNG NHƠN - Nguyễn Thanh Xuân

SỰ KIỆN ĐẢN SANH - Trương Nguyễn

Chùa Cổ Thành

Cách đây 2643 năm tại thành Ca Tỳ La Vệ thuộc vương quốc Ấn Độ, phía nam nước Nêpal, dưới quyền trị vì của vua Thịnh Phạn vàHoàng Hậu Ma Gia, bối cảnh lịch sử lúc ấy hết sức phồn thịnh là dòng dõi quý tộc Sát đế lợi đứng thứ hai của đất nước nhưng tiếc thay vua và Hoàng hậu không có con nối dõi. Triều đình rất buồn bã nên lập đàn cầu nguyện Đất – Trời chứng tri, lòng thành ấy đã thấu đến ba cõi.

Đêm hôm sau hoàng hậu Ma Gia mộng thấy con voi trắng 6 ngà xuất hiện trên không trung từ từ bay xuống chui vào bụng, từ đó Hoàng hậu mang thai, Đức vua vô cùng mừng rỡ, cả triều thần hân hoan chào đón thái tử.


Cho đến một hôm Hoàng hậu chuyển dạ, theo phong tục Ấn Độ khi sinh con đầu lòng phải về nhà cha mẹ đẻ, Hoàng hậu cùng đoàn tùy tùng trên đường về quê, khi đi ngang vườn Lâm Tỳ Ni thấy trong vườn sắc hương kỳ lạ, hoa Ưu Đàm đua nở. Thấy phong cảnh hữu tình Hoàng hậu ghé thăm, thì ngay lúc ấy cả không gian ngập đầy tiếng nhạc chúc tụng, muôn hoa cúng dường, vườn Lâm Tỳ Ni muôn hoa khoe sắc thì Thái Tử hạ sinh, thời khắc lúc ấy là ngày 08/02 Ấn Độ là ngày 15/04 theo lịch Tàu trước Công Nguyên 642 năm. Ngài sinh ra đi 7 bước trên đóa sen một tay chỉ trời một tay chỉ đất ( ẩn dụ thiên thượng hạ duy ngã độc tôn).


Đức vua Thịnh Phạn và triều thần phấn khích vui mừng đưa kiệu hoa tiếp đón Thái Tử và Hoàng hậu về chánh cung mở tiệc ăn mừng.


Ngày hôm sau từ đỉnh núi Hymayala, ông tiên A Tư Đà chống gậy xuống núi vào triều đình xin đoán tướng cho Thái tử. Khi gặp mặt ông đã bật khóc và nói “ tiếc rằng tôi không được sinh ra cùng thời với Thái tử”trong câu nói ngụ ý là sau này Ngài là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.


Ông nói: “ Ngài sinh ra đi được 7 bước hoa sen cũng chính là 7 ngày sau Hoàng hậu sẽ mất. Ngài có 32 tướng tốt nếu xuất gia tu hành thì sẽ thành phật, nếu làm vua thì sẽ là một vị minh quân chuyển luân thánh vương”. Thái tử Tất Đạt Đa dù sống trong hoàng cung nhưng khuôn mặt u buồn, vua Thịnh Phạn rất sợ hãi khi nghĩ lại câu nói của ông tiên A Tư Đà nên truyền khắp dân chúng cho mời các vị thầy giỏi nhất cả văn lẫn võ. Ngài học đến đâu là thông đạt mọi ngõ ngách, các vị thầy đều bái phục. Ngài trở thành một người văn võ toàn tài.


Thấy nét mặt ưu sầu của Thái tử vua ra lệnh phong tỏa các cửa thành không cho Thái tử ra ngoài. Ngài càng lớn thì tâm trí của Ngài để ngoài chúng sinh, thương xót nhân loại.


Khi đến tuổi thành niên trong một buổi thử tài chọn chồng của công chúa Da Du Đà La của nước láng giềng thì Ngài lại chiến thắng mọi đối thủ và rước công chúa về làm vợ và sinh con đặt tên là La Hầu La. Không bao lâu sau Ngài cứ u sầu phiền não thương chúng sinh đọa đày trong cảnh lầm than cơ cực, Chí xuất trần quá mạnh vào đêm 08/02 Ngài lén từ giả vua cha và vợ con cùng người hầu cận tên là Xa Nặc thầm lặng dắt ngựa ra khỏi hoàng cung bay qua dòng sông Anona rồi rút gươm cắt mái tóc của mình giao cho Xa Nặc và bảo: “ Người hãy đem mái tóc này dâng lên đức Vua nói rằng từ đây ta giã từ tất cả vào rừng để tìm đạo giải thoát cho chúng sinh”.


Ngài đổi chiếc áo quý tộc cho một gã thợ săn, một mình tiến sâu vào rừng. Ngài đi tìm những vị tiên ông đắc đạo để thọ giáo nhưng không có giáo phái nào phù hợp suy nghĩ của Ngài. Ngài lại tiếp tiến sâu vào rừng Nai, nơi đó có 5 anh em Kiều Trần Như đang tu khổ hạnh ép xác, mỗi ngày chỉ ăn được một bữa, thân thể gầy còm ốm yếu, họ lấy gai cứa vào thân thể để hóa giải nỗi đau, họ ăn những hoa trái đắng để hóa giải tham dục, sau 6 năm Ngài nhận ra một điều “ muốn tìm đạo giải thoát phải là một con người minh mẫn, thân thể tráng kiện”. Nên Ngài từ giã 5 anh em Kiều Trần Như tiến đến dòng sông Ni lên thuyền bên gốc cây Bồ Đề lý tưởng. Ngài xuống sông tắm, làn nước làm cho Ngài tươi tỉnh và ngồi kiết già dưới gốc cây và thề rằng“ nếu ta không thành đạo thề không rời khỏi nơi này”.


Nàng Tu Xà Đề người chăn cừu ở khu rừng thấy Ngài là bậc trí tuệ hơn người nên đến dâng cho Ngài một bát sữa, Ngài cảm ơn, khi uống xong Ngài liền quảng bát xuống sông và nguyện “ nếu ta thành đạo thì chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng” quả nhiên chiếc bát ấy trôi ngược dòng.


Từ đó Ngài lấy pháp thế gian để tu thiền định trong 49 ngày và chứng quả  vô thượng chánh đẳng chánh giác và chuyển hóa pháp thế gian thành pháp Phật , trải qua biết bao nhiêu thiên kỷ các vị Phật - Bồ Tát đã hoằng dương chánh pháp và lưu truyền cho đến hôm nay.


 TRƯƠNG NGUYỄN

READ MORE - SỰ KIỆN ĐẢN SANH - Trương Nguyễn

ÐỨC PHẬT DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HIỆN ÐẠI - Tiểu luận của Trương Nguyễn


         Hơn hai mươi lăm thế kỷ trôi qua, ngày Ðức Phật Ðản Sanh đã đi vào lịch sử nhân loại là một minh chứng hùng hồn. Sự kiện vô tiền, khoáng hậu ấy gióng lên một hồi chuông hiệu triệu, đánh thức chúng sanh, xóa tan vô minh để phát triển bồ đề tâm.
        Ngài là đấng toàn năng, toàn giác đem đến cho mọi người ánh sáng trí tuệ chói ngời và lòng thương vô bờ bến mà từ loài hữu tình đến vô tình đều được khai thị. Trong quá trình ấy biết bao nhiêu bậc thức giã, hiền triết, học giã xiễn dương nguyên lý căn bản bồ đề tâm, nhằm hướng nhân loại đạt đến chân lý tột cùng của Phật pháp, cảnh giới an lạc giữa tâm và pháp giới.

          Dưới cái nhìn của con người hiện đại, Ngài là nhà vãn hóa vĩ đại, nhà khoa học bậc thầy, Ngài là Thầy của các vị thầy thế gian. Sản phẩm trí tuệ của Ngài là một gia tài to lớn đồ sộ đến vô cùng, tình thương của Ngài chan hòa mênh mông cùng khắp "Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt". Nơi nào đó có tiếng rên là đau đớn thì nơi đó đã có tình thương của Ðức Phật. Ngay trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. Lĩnh vực khoa học đã đạt được thành công hào nhoáng tiến lên những tầm cao khắp năm châu bốn bể. nhưng Ðức Phật là một nhà phát minh đi trước mọi thời đại, vượt ra ngoài ý thức của con người và chính Xiôncôpxki, ông tổ của khoa du hành vũ trụ, cũng tuyên bố:
“Chính trong thế kỷ sắp tới của khoa học du hành vũ trụ, các khả nãng thần giao cách cảm của con người là rất cần thiết và sẽ phục vụ cho sự tiến bộ của con người – Chỉ có Phật Giáo”
           Bởi vậy sự kiện Đức Phật đản sanh là một sự thật rõ ràng, không phải là huyền sử, ngài là một vị Phật từ vô lượng kiếp trước, vì đại nguyện nên sự “Ta bà thị hiện” là hiện thực. Hòa Thượng Trí Quảng nói:
“Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, bên trong thân tứ ðại hàm chứa một Báo thân viên mãn. Nghĩa là cuộc sống của Đức Phật tỏa sáng lòng từ bao la, đức hạnh cao quý, hiểu biết siêu quần, thể hiện thành những việc làm cứu đời, lợi ích cho người. Nhờ đó, chúng sanh mới hướng về Ngài và phát tâm tiến bước theo con đường giải thoát của Ðức Phật vạch ra”.
      Để minh chứng cho nhân loại thấy được một vị Phật bằng xương, bằng thịt giữa một thế gian đầy rẫy khổ đau, tham chấp, tranh quyền, đoạt lợi làm cho sinh linh đồ thán ngập chìm trong phiền não đọa lạc.
       Ngài thị hiện trong đời sống loài người như một bản hùng ca trác tuyệt, xây dựng một xã hội minh triết, chủ trương nhắm đến con người là lòng yêu thương không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, thông minh hay ngu dốt, xấu hay đẹp. Kể cả các loài vô tình như : cỏ cây hoa lá, ngọn núi khúc sông đều thẩm thấu tình yêu ấy.
       Ngay khi Ðức Phật ra đời “Ông tiên A Ðà đã đoán tướng Thái Tử và khẳng định: “Nếu Ngài làm vua thì sẽ chuyển luân thánh vương, nếu xuất gia tu hành thì sẽ thành Phật"điều đáng tiếc của ông là: “Không được sinh ra cùng thời với Thái Tử”.
       Từ lời nói ấy của ngàn xưa cho đến hôm nay con người vẫn có cái nhìn giống nhau, ông Albert. Einslein, nhà vật lý học, cho rằng:
“ Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của toàn cầu, vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên và siêu nhiên, đặt trên cãn bản của ý thức đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa, chỉ có Đạo Phật đáp ứng đủ các điều kiện ấy”.
          Hay là Giám mục Milman nhận xét:
" Tôi càng ngày càng cảm thấy Ðức Thích Ca Mầu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là đường lối, là chân lý, là lẽ sống"
           Theo cách nhìn của các vị ấy thì dù là cổ đại, cận đại, hay hiện đại thì Ðức Phật vẫn là nhà văn hóa lớn, nhà khoa học vĩ đại, một đấng toàn giác toàn năng thoát ra khỏi mọi phiền não khổ đau. Chiến thắng ngoại ma lẫn nội ma đem đến cho con người một chân lý tuyệt đối. Ngài là một nhân cách tuyệt vời, di sản Ngài là một kho tàng vô giá, từ triết học, tư tưởng, văn hóa đều nằm trong hiện thực của đời sống con người, bởi vậy chính Ngài là người đầu tiên có một không hai trên cõi ta bà này.


TRƯƠNG NGUYỄN

READ MORE - ÐỨC PHẬT DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI HIỆN ÐẠI - Tiểu luận của Trương Nguyễn

Lê Đăng Mành - Phật và môi sinh


Thức dậy chạm mặt trời,
Ra ngõ chào loài người.
Muôn loài trong vũ trụ,
Mãi nứt mầm sinh sôi.

Còn thải độc bầu không,
Quấy nhiễu nguồn suối sông.
Bức tử loài tôm cá,
Hành tinh có còn không?

Ta người chung tay lo,
Hư không vay nhịp thở.
Nhả hương đời thơm tho,
Cho bình minh rạng rỡ…

Cội bồ đề tỏa mát,
Năm xưa Ngài chứng đạo.
Hương từ bi thơm ngát,
Đạo vàng rạng trăng sao…

Bên vô ưu sanh Đạt Đa,
Bồ đề chứng Phật Thích Ca.
Vườn nai chuyển bánh xe pháp,
Nhập diệt dưới tán Sa La.(*)

Vô ngôn thuyết nên thông điệp,
Môi trường là hạnh vị tha./.


                    Lamnguyethien
                            Mùa sen


(*) Đức THÊ TÔN từ đản sanh cho đến khi vào niết bàn NGÀI luôn luôn gần gũi với cây cỏ và muông thú !là thông điệp bảo vệ môi trường đã tuyên thuyết trên 2500 năm.
READ MORE - Lê Đăng Mành - Phật và môi sinh