Nhà thơ Nguyên Lạc
LẠI
BÀN VỀ "BÓNG TÀ HUY BAY"
Nguyên Lạc
Tôi xin ghi lại những gì đã viết ở bài trước*
có liên hệ đến hai chữ "Tà Huy"
I. Tà huy
Tà huy: The setting sun, sun set, sun đown - Tiếng
Anh
1. Kết hợp Tà huy có thể hiểu trên cơ sở ghép nghĩa của
các thành tố tạo nên nó:
Tà huy do ghép 2 chữ: Tà và Huy
-Tà 斜
: lệch, vẹo, nghiêng, xiên, chéo, dốc
- Huy 暉
:Ánh sáng (mặt trời), nắng, ánh nắng
Nghĩa của cả kết hợp Tà huy giống như Tà dương
- Ánh mặt trời chiều ngả về tây -Từ điển trích dẫn
- Ánh nắng nghiêng của buổi chiều.- Từ điển Nguyễn Quốc
Hùng
II. Về "Bóng tà huy bay"
- Tà huy, ánh sáng mặt trời chiiếu rọi vào cây
cối, nhà cửa, núi đồi vân vân... tạo ra những bóng nghiêng. Do mặt
trời chiều từ từ lặn, các bóng từ từ nghiêng thêm, nếu có thế nói
là đi, chạy dần trên mặt đất, hoặc lên/ xuống trên mặt đứng như bức
tường, núi...; sao gọi là bay được mà viết là "bóng tà huy
bay"?
Viết "Bóng tà huy nghiêng" thì có thể
chấp nhận được.
Hoặc:
- Viết TÀ HUY BAY - không có chữ BÓNG - như cụ
Bùi giáng thì hay:
Em
về giũ áo mùa sa
Trút
quần phong nhụy cho TÀ HUY BAY - Bùi Giáng
- Xin được thưa thêm, nếu câu thơ được viết như
thế này thì "đắc địa":
"Áo tà huy bay": Áo em
màu nắng chiều đang bay không đẹp sao? Cũng như thi sĩ Nguyên Sa đã
từng viết tương tự:
"Là
áo sương mù hay áo em?"
III. Lại bàn về "Bóng tà huy bay"
Có nhiều phản biện về cụm chữ "Bóng tà huy bay" nên hôm
nay tôi muốn cùng các bạn bàn rõ thêm về cụm chữ này.
Hai chữ quan trọng cần xét trong cụm chữ này
là BÓNG và BAY
1. BÓNG
Bóng có thể là:
- Bóng dáng như : Bóng chim, bóng em - bóng
người con gái, bòng chàng - bóng người con trai ... vân vân.
- Bóng do ánh sáng chiếu rọi vào vật cản in
trên NỀN như: Bóng cây, bóng nhà... vân vân.
Riêng về BÓNG NẮNG: Vì nắng trong suốt nên không
thể là vật cản, lại nữa nó không thể tự chiếu nó để tạo ra bóng.
Ta chỉ biết bóng của nắng thông qua bóng cây, bóng lá, bóng nhà.
v.v...
2. BAY
- Muốn bay được thì phải có khoảng không thoáng
để dịch chuyển. Thí dụ: Chim bay, mây bay, chiếc máy bay/ phi cơ bay...
Bạch
vân thiên tải không du du
- Nếu vật dính vào mặt đất hay cái gì đó thì
không bay được
Thí dụ
. Chim đậu (dính) trên cành cây, dây điện đường...
thì không gọi là chim bay.
. Chiếc phi cơ nằm, chạy trên phi đạo nghìa là
còn dính trên NỀN đất thì không gọi là bay được, chỉ khi nào nó rời
phi đạo tung vào trời không.
3. BÓNG BAY
Ta phân biệt hai trường hợp:
- Nếu BÓNG với nghĩa BÓNG DÁNG thì có thế bay
được. Thí dụ như: Bóng chim bay, bóng em bay - hình dáng mây/ sương
giống người tình bay.
- Nếu BÓNG là do ánh sáng chiếu rọi vào vật
cản in trên NỀN thì không thể bay, chỉ dịch chuyển gần xa - nếu NỀN
ngang, lên xuống - nếu NỀN nghiêng/đứng.
4. TÀ HUY BAY
Vì ánh sáng mặt trời / nắng là khoảng không
gian lớn không có sự dịch chuyển, chỉ có mây dịch chuyển: Tại A nắng
rọi mây khỏang A, dịch chuyển tới B nắng rọi mây khoảng B, tại C cũng
vậy . vân vân, vì vậy ta tưởng rằng nắng bay, thật ra nắng vẫn không
thay đổi, chỉ có mây bay.
Và nên nhớ nắng chỉ rọi mây, "cho màu"
mây chứ không phải là cái BÓNG của nắng vì nắng trong suốt đău phải
là vật cản.
5. BÓNG TÀ HUY
- Xin nhắc lại: Bóng do ánh sáng chiếu rọi vào
vật cản in trên NỀN và Tà huy = nắng nghiêng/ xiên.
Nắng/ ánh sáng mặt trời trong suốt - là một
tập hợp 7 màu : Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím - màu của nó
ta thấy là do sự khúc xạ qua "lăng kính" sương lúc sáng hoặc
chiều. Vì trong suốt nên tự nó không thể là vật cản. Ta biết được
BÓNG TÀ HUY nhờ thông qua bóng cây, bóng lá, bóng nhà vân vân... Vì
mặt trời chiều dịch chuyển nên các bóng này cũng dịch chuyển.
- Sẵn đây tôi xin đóng góp thêm vài lời này:
Trong “Tây sương kí” có câu:
“Liễu
ti trường ngọc thông nan hệ,
Hận
bất sai sơ lâm quải trụ tà huy”
Nhượng Tống dịch:
Rừng
thưa ơi! có thương ta?
Vì
ta, mi níu bóng tà lại nao!
Trong bài thơ Vân Mộng tôi có viết:
Dang
tay cố níu bóng tà huy
Thấy
em tóc xõa dáng xuân thì
Mạn phép giải thích câu thơ tôi dùng:
Tà huy là ánh nắng chiều, rọi vào các vật.
Vì mặt trời từ từ lặn nên bóng các vậ̣t từ từ đi/chạy, tác giả
muốn níu lại bóng - bóng này có thể là bóng liễu rũ có dạng tóc
xõa, có nghĩa là không muốn cho đêm đến vội, cũng như không muốn thời
gian qua mau, không muốn "đêm cuộc tình", không muốn "đêm
cuộc đời"(= chết ) . "Níu" vì "bóng tà huy"
đang đi/ chạy xa trên mặt đất, chứ tác giả không dùng chữ "với",
vì "với" dùng cho vật ngoài tầm tay, vật đang bay: "Bóng
tà huy bay".
6. BÓNG TÀ HUY BAY?
-- BÓNG TÀ HUY = BÓNG NẮNG NGHIÊNG ta biết nhờ
thông qua các bóng cây, bóng lá như đã nói trên. Vì các bóng này
hiện ra/ dính vào nền ngang, nghiêng hay đứng, nên không thể BAY. Mặt
trời dịch chuyển thì các bóng này dịch chuyển: Xa/gần, lên / xuống.
BÓNG TÀ HUY/ thông qua bóng cây, bóng nhà ... mà BAY chỉ khi nào cái
NỀN/ mặt đất, bức tường... BAY.
Các câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng tôi thường gặp
TÀ HUY, TÀ HUY BAY, BÓNG TÀ HUY, chứ chưa thấy câu thơ nào có chứa
cụm chữ BÓNG TÀ HUY BAY. Nếu vị nào có gặp, xin vui lòng chỉ ra,
rất cám ơn.
-- Thật tình, tôi không dám sử dụng cụm chữ
BÓNG TÀ HUY BAY, xin dành cho các các thi sĩ "cao nhân" khác.
-- Thử xét các câu thơ sau đây của bài thơ mà
bạn XY đã dẫn chứng với tôi rằng ông thi sĩ đã dùng cụm chữ BÓNG
TÀ HUY BAY:
Chiều
Đông
Dệt
mộng mình ta
Buồn
rơi lặng lẽ
Bóng
Tà Huy bay
Phan Cát Linh
Ngoài nghĩa Bóng Tà Huy "bay" như tôi đã
bàn luận trên, theo bạn XY bay còn có nghĩa khác:
- Bay có nghĩa là biến mất. "Bóng Tà Huy
bay" muốn nói bóng chiều biến mất - Tức là đêm đã phủ xuống.
Tôi xin trả lời:
- Nếu như ý bạn nói bay là biến mất, vậy thay vì
dùng chữ BAY, ta dùng chữ PHAI câu thơ hay hơn, nhiều nghĩa hơn và nhờ
nó ta giải quyết cả luôn vấn nạn chữ BÓNG. Tại sao?
- Vì đêm đến/ xuống từ từ, màu nắng PHAI, nhạt
từ từ chứ đâu có biến mất nhanh/bay. PHAI này còn còn gợi nhớ đến
phai phôi của tình, phai tàn của thời gian.
- PHAI thay chữ BÓNG sẽ làm mất chữ BÓNG BAY,
không còn vấn nạn về chữ BÓNG nữa. Câu thơ viết lại như sau hay gấp
nhiều lần: "Bóng Tà Huy PHAI"
7. CỤM CHỮ "BÓNG TÀ HUY BAY" LÀ SÁNG
TẠO?
Có ý kiến của bạn XY cho rằng cụm chữ
"Bóng tà huy bay" là sáng tạo (?)
Đây là lời của bạn đó:
a. Không thể nói: chỉ vì Bùi Giáng không dùng từ BÓNG
TÀ HUY BAY, nên không ai được thêm bớt của cụm từ TÀ HUY BAY... (xuất phát điểm).
Văn học nghệ thuật là sáng tạo, sao có sự hà khắc ở đây? - XY
b. TÀ HUY BAY (do cảm thức, tâm cảm) thì BÓNG của TÀ
HUY cũng BAY (do cảm thức, tâm cảm) sao "bắt buộc" chỉ có "CHẠY,
DÂNG, RƠI hay RỤNG" thôi... theo cách suy luận định kiến một chiều. Bóng
cũng bay chẳng hạn "bóng chim bay" – XY
Tôi xin trả lời từng mục:
a. Tôi ghi ra đầy đủ câu tôi đã nói"Tôi chưa
bao giờ gặp bài thơ nào của BG có cụm chữ BÓNG TÀ HUY BAY, chỉ có TÀ HUY BAY
hay BÓNG TÀ HUY, còn ông thi sĩ nào hơn BG thì tôi không biết."
- Tôi trả lời trên vì thấy bạn XY đã dẫn chứng
các ông thi sĩ A, B, C … đã có dùng BÓNG TÀ HUY BAY coi như là mẫu để
chứng minh với tôi, tôi không đồng thuận thì nói tôi "hà khắc".
Đây là quan niệm riêng của tôi. Lại nữa, trong
bài viết tôi cũng thường nói: "không phải tất cả mọi điều của
người trước viết/ nói là đúng, trừ các ông Thánh". Vậy là tôi
hà khắc, một chiều sao?
- Bóng chim bay thì đã giải thích trên
b. Về sáng tạo:
- Sáng tạo trong ngôn ngữ thơ là tạo ra những
chữ mới không ai đã sử dụng trước. Lấy một cụm chữ của người
trước, người có tiếng rồi gán ghép thêm chữ , đôi khi khiến nghì̃a
mù mờ là sáng tạo?
Thí dụ trên: Bùi Giáng đã dùng cụm chữ TÀ HUY
BAY rất tuyệt vời - Nắng chiều bay/ chiều bay. Bây giờ ghép thêm vào
chữ BÓNG vào, cho là cùng nghĩa - "chiều bay" là sáng tạo
sao?. Các nhà phê bình tiền bối có nói: "Trong các câu văn thơ,
nếu bớt được chữ mà câu vẫn nguyên nghĩa thì nên làm. Câu càng gọn
càng hay". Ở đây lại ghép thêm chữ, than ôi.
Ghép chữ BÓNG vào để thành BÓNG TÀ HUY BAY
cũng giống như ta viết "sông Hậu giang" "sông Tiền
giang" - dư chữ: Giang là sông, dùng một trong hai, sao phải dùng
cả hai ?
- Lại nữa, BÓNG (do ánh sáng chiếu tạo thành)
CHIỀU - ta biết được thông qua bóng cây, bóng lá, nói chung là bóng
vật cản - như đã nói trên - chúng "dính" vào nền thì làm
sao bay? TÀ HUY BAY một mình nó cùng đủ nghĩa CHIỀU BAY rồi, vì
"màu nắng" hiện lên trên mây và mây dịch chuyển như đã nói.
"Màu nắng" này không phải là cái BÓNG của nắng, với BÓNG
nghĩa giải thích trên.
8. PHẦN PHỤ LỤC
Rất là thích thú cùng bạn Phú Đoàn và các bạn
khác "thương thảo" để tiến bộ. Tất cả điều tôi muốn nói
đều có trong các phần trên, nên tôi không bàn thêm. Tuy nhiên, để trả
lời các phản biện của bạn, tôi chỉ muốn "nhấn mạnh" thêm ý
này của riêng mình về chữ BÓNG - nó cũng đã được nói trong bài:
- BÓNG = BÓNG DÁNG (Bd) vật, ta thấy được- trừ
những "vật trong suốt"
- BÓNG (B ) = Cái BÓNG được tạo ra trên NỀN khi
ánh sáng chiếu rọi "vật cản". Nên nhớ ở đây "vật
cản" phải là thật, nếu trong suốt, chân không thì không tạo BÓNG.
1. Bd như con chim, phi cơ... thì có thể BAY, tuy
nhiên B của chúng, do ánh sáng chiếu hiện trên NỀN, không BAY được vì
chúng "bị dính" vào nền ngang/ nghiêng/ ̣đứng như đã nói
trong bài.
2. Vì NẮNG trong suốt nên ta không thấy được Bd
nó, ta chỉ nhận biết Bd của nó thông qua "màu nắng" hiện ở
các đám mây. Mây bay thì "màu nắng" bay theo. Tuy nhiên
"màu nắng" không phải là Bd thật sự của nắng = Tà Huy. Nó
cũng không phải là B.
3 NẮNG = Tà Huy vì trong suốt và cũng không thể
tự chiếu rọi nó, nên như đã nói, nó không có B thật sự, ta chỉ biết
B của nó thông qua bóng cây, bóng lá v.v..Dĩ nhiên những bóng cây,
bóng lá này hiện, dính vào nền nên BÓNG NẮNG/ BÓNG TÀ HUY không thể
BAY như ̣đã nói về mục BAY trong bài viết
Tóm lại TÀ HUY BAY là đúng, BÓNG TÀ HUY - bóng
theo nghĩa B - không thể BAY, sử dụng BÓNG TÀ HUY BAY theo chủ quan tôi
không chính xác.
4. Có một anh bạn cùng nhóm với tôi trong vụ
giải oan cho thi hào Nguyễn Du trong một bài viết gần đây có dùng cụm
chừ BÓNG TÀ HUY LẠNH, tôi thêm cả luôn BÓNG TÀ HUY NÓNG: Đó là sử
dụng cụm từ đúng, còn nếu bạn dùng BÓNG TÀ HUY BAY là không chính
xác. Tại sao?
- Như đã bàn trên, BÓNG (B) TÀ HUY chỉ biết
được thông qua bóng lá, bóng cây... tự nó TÀ HUY/NẮNG trong suốt và
không thể "tự chiếu rọi" để tạo ra BÓNG mình. Những bóng
cây, bóng lá ... này hiện trên nền tuyết lạnh hoặc nền hè nóng...
thì thì ta nghĩ những BÓNG TÀ HUY này lạnh /nóng. Có thể nói luôn
khi "tâm" ta lạnh/ nóng thì ta thấy những BÓNG TÀ HUY này
cũng lạnh / nóng. Đó là cảm xúc. BÓNG TÀ HUY (B) theo tôi dứt khoát
không thể nói BAY - thị giác - vì bóng cây/ lá "hiện/dính"
vào nền.
Chào bạn cùng lời chúc sức khỏe
III. Lời kết
Để kết bài viết này, tôi xin được ghi lại
những lời này:
- Thơ văn viết ra mà người đọc không cảm, không
hiểu là lỗi ở tác giả.
- Chưa chắc tất cả mọi điều của người "đi
trước" "người có tiếng" đưa ra là đúng, ngoại trừ các
ông Thánh.
Nguyên Lạc
...........
[*] VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (8) - Nguyên Lạc