TRANG THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Chúc Mừng Năm Mới
Thursday, November 2, 2017
NỖI NIỀM YÊU THƯƠNG - Thơ Lê Hoàng
NỖI NIỀM YÊU THƯƠNG
Cơn mưa đầu đông
Làm ướt đôi mắt chờ mong
Tháng cuối thu trời lập đông
Mây nhè nhẹ bay
Gió nhè nhẹ đưa
Tiếng buồn nghe quay quắt
Em chờ trông
Anh ngóng mong
Đường về quê xa thẳm
Uớc mơ vẫn nặng lòng
Chuyến bay nào đi vào không trung
Xa thẳm đuờng mây trắng
Núi cao cao trậm trùng
Lòng người xa xứ se lại
Nhớ thương cứ mông lung .
Chiều mùa đông
Em xõa tóc bên thềm
Nghe nhạc lòng vời vợi
Buồn sao ôi ! thấm lòng
Cứ mỗi lần nhìn nhau
Qua màn hình face book
Đôi mắt em trỉu dòng
Nước mắt nhoè khoé mắt
Em đâu khóc
Tiếng lòng khơi trong
Tháng tới anh về nhé
Mắt em mỏi mòn trông
Cuộc đời này ngắn ngủi
Xa nhau đợi chờ mong
Tình yêu chừ như rứa
Em biết chỉ nhủ lòng
Anh về bên em nhé
Em vẫn đợi , vẫn mong
Những ngày yêu tha thiết
Cho nhau cả tấm lòng
Bỏ thời gian chờ đợi
Yêu thương không bận lòng
Em không bao giờ buông anh
Để nỗi lòng thương nhớ
Để ngày tháng đợi chờ
Cả một đời chờ đợi
Làm sao mình mất nhau...
Anh về bên em
Nghe anh !... yêu thương giờ đã chín
Anh nhớ tháng ngày gần
Để em không chờ đợi
Năm tháng đã bao lần
... Yêu ! thương ! không ngại ngần.
Lê Hoàng
GỞI TRONG KHÓI THUỐC - Thơ Châu Thạch
Nhà thơ Châu Thạch
GỞI TRONG KHÓI THUỐC
Điếu thuốc cầm tay để nhớ thôi!
Một thời trai trẻ thuở xa xôi
Em cô gái nhỏ bên sông Thạch
Ta lính phong trần sống nổi trôi
Chỉ thế, có gì vinh hiển đâu
Mà sao nhớ mãi đến dài lâu
Nhớ em nhớ cả trời non nước
Nhớ buổi huy hoàng, nhớ biển dâu
Thuở ấy em đâu một mỹ nhân
Ta đâu hào hiệp cả trăm phần
Chẳng qua hai đứa yêu nhau lắm
Nên mắt nhìn nhau quá vạn lần
Rồi lửa hè thiêu hết thiết tha
Tro tàn luôn cả mối tình ta
Bốn lăm năm biệt ta còn nhớ
Nhớ dáng em, trăm cái mặm mà
Điếu thuốc cầm tay để nhớ thôi!
Gởi trong khói thuốc đến xa xôi
Hồn ta theo khói loang trong gió
Tìm Kiếm em sông, biển, núi, đồi
Châu Thạch
NHÀ GIÁO VÀ NGƯỜI LÁI ĐÒ - Nguyễn Đình Nguộc
NHÀ GIÁO VÀ NGƯỜI LÁI ĐÒ
Cảm nhận bài thơ “lái đò” của tác giả Cao Ngọc Châu
Những nhà giáo cả một đời say mê với sự nghiệp “trồng người” thường khiêm nhường ví mình như người lái đò cần mẫn. Để trở thành người thầy đứng trên bục giảng họ đã bao năm chuyên cần học tập, trải qua bao vất vả sớm khuya... Họ hiểu rằng để có được những thành công, các thầy giáo, cô giáo của mình đã không tiếc công sức trau dồi kiến thức, đào tạo nghề nghiệp giúp họ trưởng thành. Nhiều người noi gương thầy, lựa chọn nghề dạy học nối tiếp sự nghiệp “trồng người”. Bởi vậy, khi đọc tập thơ “Thơ, toán và em” (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 2014) của nhà giáo, nhà thơ, tiến sĩ toán học Cao Ngọc Châu tôi rất tâm đắc bài thơ “Lái đò”. Bài thơ được viết đề ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2001 thật ý nghĩa; có tứ hay, với những hình ảnh chân thực, sinh động, nhiều tâm sự làm lay động lòng người.
Mở đầu bài thơ, tác giả dẫn lời “người xưa” nói về nghề dạy học cao quý:
“Người xưa khéo ví nghề dạy học
Như lái đò chở khách qua sông.”
Từ xưa tới nay ở nước ta, “nghề dạy học” là một trong số ít nghề cao quí, được tôn xưng là thầy. Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư, trọng đạo” đã thành nếp sống văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhiều nhà giáo thường ví mình “như lái đò chở khách qua sông”. Họ không nhớ hết tên học trò nhưng các học trò khi đã trưởng thành chưa bao giờ quên công lao các thầy, cô đã trau dồi kiến thức, mở rộng tầm nhìn, chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của họ vươn cao, bay xa; bồi dưỡng, vun đắp tâm hồn họ góp phần hình thành nhân cách công dân nước Việt.
“Sông rộng, dòng sâu nước bủa mênh mông
Sóng chấp chới chắn đường đi tới
Không có đò thông đường tiếp lối
Biết phải bơi hay đắm đuối giữa dòng?”
Hình tượng dòng sông vừa rộng, vừa sâu... sóng nước mênh mông luôn “chắn đường đi tới” thật sinh động giúp ta liên tưởng đến những khó khăn, thử thách mà các thầy cô đã vượt qua trong cuộc đời công tác của mình. Hình tượng người chở đò hàng ngày cần mẫn đưa khách qua sông, cứ tưởng công việc rất đỗi bình thường nhưng nếu không có họ chắc ta phải dừng bước, không thể vượt qua, bởi “không có đò thông đường tiếp lối/ Biết phải bơi hay đắm đuối giữa dòng?” Cứ mỗi năm học mới, ta lên lớp, thầy cô lại đón nhận các trò mới với niềm vui mới, bởi họ đã lựa chọn nghề “trồng người” là sự nghiệp của mình. Khi so sánh công việc mình làm như người lái đò không phải các thầy cô có ý hạ thấp vị trí nghề nghiệp yêu quí mình lựa chọn mà tôi nghĩ rằng, các thầy cô luôn ý thức trách nhiệm công dân của mình trong sự nghiệp trồng người. Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Bởi vậy, giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của cả dân tộc, “là quốc sách hàng đầu” của mỗi Quốc gia. Các thế hệ Nhà giáo được vinh dự nhận trọng trách vẻ vang đó. Để làm người thầy tốt, họ phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương trước học trò và toàn xã hội.
“Khi đặt chân đến đích cuối cùmg
Ngồi điểm lại những dòng sông đã vượt
Hẳn thấu ơn, cảm thông, khâm phục
Người lái đò chắp bước đường xa”.
Tục ngữ Việt Nam có câu rất nhân văn: “Ăn quả nhớ người trồng cây”, hoặc: “không thầy đố mày làm nên” để nhắc nhở mọi người phải “tôn sư trọng đạo”. Khi trưởng thành đã ”đặt chân đến đích cuối cùmg”, mỗi người thường “ngồi điểm lại những dòng sông đã vượt”. Mỗi dòng sông là một chặng đường ta phải phấn đấu, rèn luyện trong học tập dưới sự dìu dắt của thầy cô. Kỷ niệm không thể nào quên của mỗi người chắc chắn có ngày khai trường khi cha, mẹ dẫn ta vào lớp một. Những năm tháng miệt mài học tập mỗi người đã trải qua các cấp học phổ thông. Càng lớn khôn ta càng thấm thía công lao của thầy, cô tháng ngày cần mẫn giảng dạy cho học trò những kiến thức văn hóa và hiểu biết trong cuộc sống - học làm Người. Không hiếm các học trò “cá biệt” đã khiến các thầy, cô phải phiền lòng “hao tâm, tổn sức” vì trò. Rồi ta học nghề, thầy cô giúp trò chọn nghề phù hợp. Tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề thầy cô giúp ta mở mang kiến thức, trau dồi nghề nghiệp; nhiều người học lên các bậc sau đại học, có học vị thạc sĩ, tiến sĩ. Họ luôn ghi nhớ công ơn các thầy, cô giúp mình trải qua “những dòng sông đã vượt” mong có dịp được báo đáp. Hàng năm ở nước ta có Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11) là dịp cả dân tộc tôn vinh các Nhà giáo. Các thế hệ học trò thường tổ chức tới thăm, mang niềm vui đến bên thầy cô, ôn lại bao kỷ niệm một thời cắp sách đến trường. Những học trò thành đạt trong sự nghiệp họ càng biết ơn và ghi nhớ công lao các thầy cô đã chắp cánh cho họ bay cao, bay xa. Dù sự nghiệp có rạng danh đến mấy, khi về bên thầy cô họ vẫn là trò yêu như những năm xưa. Họ luôn là niềm vui, niềm tự hào của các thầy cô.
“Dẫu đò đầy, lũ lớn, phong ba
Vẫn chắc lái, giao hòa, trao mật ngọt
Thuyền cập bến óng trái vàng chim hót...
Khách qua rồi đều ngoảnh mặt vẫy trông.”
Nghề lái đò cứ tưởng an nhàn, song cũng lắm khi khó khăn, vất vả thậm chí cả hiểm nguy. Nhưng “dẫu đò đầy, lũ lớn, phong ba”, người lái đò vẫn tự tin, vững tay lái bởi họ yêu nghề, có trách nhiệm với nghề nghiệp, vì sự an toàn của khách. “Vẫn chắc lái, giao hòa, trao mật ngọt”. Trong những lúc hiểm nguy trên sông nước, người lái đò không chỉ thể hiện khả năng chèo lái và bản lĩnh nghề nghiệp của mình tạo niềm tin nơi quý khách mà còn biết động viên, khích lệ để họ yên tâm cùng mình vượt qua sóng gió. Khi niềm vui “thuyền cập bến óng trái vàng chim hót...” người lái đò lại tiếp tục công việc thầm lặng của minh chở những chuyến đò mới với niềm vui mới. “Khách qua rồi đều ngoảnh mặt vẫy trông” với lòng cảm phục và biết ơn sâu sắc. Liên tưởng đến nghề của mình, mỗi khi gặp khó khăn, trở ngại, người thầy luôn vững vàng, tự tin cùng các học trò thân yêu vượt qua, phấn đấu “dạy tốt, học tốt” như “trao mật ngọt” cho đời.
“Tôi yêu nghề chở khách qua sông!”
Câu kết của bài thơ như một lời khẳng định chân thành của nhà giáo sau nhiều năm đứng trên bục giảng. Ví nghề dạy học của mình như nghề lái đò, tác giả muốn gửi đến bạn đọc một thông điệp thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc: nghề nào cũng không dễ dàng, nhiều khi khó khăn, gian khổ thậm chí có cả rủi ro. Yêu nghề, làm thật tốt công việc của mình với ý thức trách nhiệm cao nhất chắc chắn sẽ nhận được nhiều niềm vui, hạnh phúc, tự hào. Đồng thời tác giả luôn coi các học trò thân yêu của mình như “khách” thể hiện sự trân trọng với những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bài thơ thể tự do thật sinh động với 15 câu thơ, tác giả - nhà giáo Cao Ngọc Châu đã trải lòng mình với tình yêu nghề hiếm thấy. Hình tượng người lái đò trong bài thơ với hình tượng người thầy trên bục giảng tuy hai nghề hoàn toàn khác nhau nhưng có những điểm khá gần gũi với nhau. Phải chăng đây là phát hiện rất tinh tế của người thơ? Khái quát công việc cả một đời dạy học qua bài thơ “Lái đò” thật bình dị nhưng cũng thật sâu sắc để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng khó quên. Bằng nghệ thuật ẩn dụ, thông qua miêu tả tâm trạng, tình cảm của người lái đò với khách đi đò, tác giả đã trải lòng cùng bạn đọc về nghề dạy học của mình. Qua những hình ảnh sinh động, lựa chọn có chủ đích kết hợp với lời bình xen kẽ vừa đủ... bạn đọc có dịp được chia sẻ cùng người thơ về một nghề cao quí. Bài thơ kết có hậu để lại dư âm trong lòng bạn đọc về tình yêu nghề của một nhà giáo đầy tâm huyết.
Hà Nội, mùa Khai giảng 2016
Ts.Nguyễn Đình Nguộc
Giảng viên Khoa Kinh tế
Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
LÁI ĐÒ
Người xưa khéo ví nghề dạy học
Như lái đò chở khách qua sông.
Sông rộng, dòng sâu nước bủa mênh mông
Sóng chấp chới chắn đường đi tới
Không có đò thông đường tiếp lối
Biết phải bơi hay đắm đuối giữa dòng?
Khi đặt chân đến đích cuối cùmg
Ngồi điểm lại những dòng sông đã vượt
Hẳn thấu ơn, cảm thông, khâm phục
Người lái đò chắp bước đường xa.
Dẫu đò đầy, lũ lớn, phong ba
Vẫn chắc lái, giao hòa, trao mật ngọt
Thuyền cập bến óng trái vàng chim hót...
Khách qua rồi đều ngoảnh mặt vẫy trông.
Tôi yêu nghề chở khách qua sông!
20/11/2001
Cao Ngọc Châu
Nhãn:
bình thơ,
Cao Ngọc Châu,
Nguyễn Đình Nguộc
MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA - Thơ Giáng Thu Xưa
MỘT THOÁNG HƯƠNG XƯA
Ừ thì mình mới gặp nhau
Mắt môi hé nụ nhịp cầu ướm trao
Nắng chiều nghiêng ngã chênh chao
Tình ta như giọt rượu đào dậy hương
Mắt môi hé nụ nhịp cầu ướm trao
Nắng chiều nghiêng ngã chênh chao
Tình ta như giọt rượu đào dậy hương
Tay trong tay nắm duyên thương
Tràn đầy hạnh phúc uyên ương khải đàn
Ước mơ se chỉ sợi đan
Thế mà đôi ngã mây ngàn cách xa
Tràn đầy hạnh phúc uyên ương khải đàn
Ước mơ se chỉ sợi đan
Thế mà đôi ngã mây ngàn cách xa
À ra tình chỉ thôi nha
Trăng ngà ấp ủ dĩ là... thoáng qua
Trăng ngà ấp ủ dĩ là... thoáng qua
11- 01- 2017
Giáng Thu Xưa
Giáng Thu Xưa
NHÌN THEO - Thơ Thủy Điền
NHÌN THEO
Nhìn theo hình dáng người đi
Mang bao kỷ niệm khắc ghi theo cùng
Kẻ đi, người ở buồn chung
Không gian cũng thế, như dường tái tê
Người đi "Chẳng hẹn ngày về"
Thương thay bao cảnh bộn bề còn đây
Lao đao nào có ai hay
Chôn vùi phận nữ những ngày tuổi xuân
Nhìn theo xa khuất đường trần
Trời như giông bão đang ầm... bên tai
Mưa rơi, nước mắt chảy dài
Một màu tang trắng, đẫm hai má gầy.
Thủy Điền
30-10-2017
ĐIỀU GÌ MÀ TẤT BẬT - Chùm thơ Lê Thanh Hùng
Tác giả Lê Thanh Hùng |
Điều gì mà tất bật
Trời trở gió nam non lây
lất
Đất duổi mình, lấp lóa
bình minh
Bao nhiêu năm xốn xang
tất bật
Ta thương bạn hay tự
huyễn mình?
*
Cứ ngồi huyên thuyên
trong cuộc nhậu
Quẩn quanh rồi, cũng
chuyện lợi, danh
Nghe rổn rảng, tháng
ngày hư cấu
Một ngày xưa chí lớn
không thành ...
*
Sợ trách nhiệm hay thiếu
trách nhiệm
Hãy đặt đúng chỗ, gọi đúng tên
Né trách nhiệm, dửng
dưng trách nhiệm
Ấp lẫm đời xây xước,
cong vênh ...
*
Sao lý luận xong rồi, để
đó?
Lấy mơ ước, thực hiện
ước mơ
Loay hoay mãi, tưởng
chừng việc nhỏ
Biết đâu là chuyện lớn
đâu ngờ
*
Không chân lý nào ngoài
hiện thực
Và bắt đầu không phải số
đông
Cứ dàn trãi nỗi niềm day
dứt
Những lối mòn, có cái
viễn vông
*
Phải giẫm đúng dấu chân
người trước
Mà đời đâu chỉ những bãi
mìn?
Đong đưa điều được và
không được
Ngoài kia đời rạng rỡ
bình minh
*
Cứ chập choạng trùng
triềng nỗi sợ
Tin không theo hay theo
không tin?
Dẫu quanh co, tưởng
chừng trăn trở
Tại sao không bứt phá
chính mình?
Lê Thanh Hùng
Chiều Phan Sơn
Chiều treo tiếng tắc kè,
trong nỗi nhớ
Vạt rừng xưa, xanh mướt
lá tơ non
Qua làng em, sao trãi
lòng day trở
Muốn nói điều gì, nghe
cũng sáo mòn
*
Làng thì mới, mà hồn
muôn năm cũ
Trôi về đâu, tiếng giã
gạo trong chiều
Vẫn còn đó, những bóng
mờ lam lũ
Em gùi măng qua dốc núi
liêu xiêu
*
Khói bếp vờn, lồng khói
xe khét lẹt
Đám nẹt pô, lạng lách
giữa đường làng
Bé trong Ôi Sramỡ (1)
giật mình khóc thét
Bọn trẻ bên đường, vô ý
cười vang
*
Anh đứng góc làng, một
mình tư lự
Cứ chần chừ, bên khách
lạ, người quen
Dường như lơi cảnh, cháy
lòng níu giữ
Bên ché tơrnơm (2) mờ tỏ
ánh đèn
*
Hương pai lăch (3) đâu
đây như lẫn khuất
Nhớ prên ktao rbu (4)
nóng hổi thơm nồng
Này em ơi, bao tháng
ngày quăng quật
Vẫn hồn nhiên, chiều năm
cũ, bến sông ...
*
Bến con gái tắm, phía
trên nguồn nước
Anh theo bạn bè, xúc cá
lòng tong
Dĩa Srát ca (5), bao năm
chưa quên được
Bữa nhậu trôi bờ, sấp
ngữa giữa đồng
*
Nắng chảy mênh mông,
chiều nay trở lại
Ơi người xưa cũ, giờ có
còn không?
Lúa tháng năm xanh,
đương thì con gái
Quấn quýt bến sông, đằm
thắm lah long (6) ...
Lê Thanh Hùng
__________
(1) Ôi Sramỡ: Chiếc
khăn choàng địu con của người K’ho
(2) tơrnơm:
rượu cần
( 3) pai lăch: Cháo
chua; Bột bắp chua nấu với cá, lươn ...
( 4) prên ktao rbu:
Cà dại đắng nấu ớt xanh và da trâu
(5) Srát ca: mắm cá ( cá lòng tong, muối và thính bắp) ủ
hai tuần là có thể ăn được.
(6) tam pơt và lah
long: hát đối đáp, giao duyên hay bài ca tình cảm
Trộm
Lơ đãng gáo
Trần
Thân mịn
Huyễn hoặc trăng
Trắng cả vườn
Êm nghe
Trời ngưng gió nín
Lặng thầm
Trôi dấu còn vương ...
Lê Thanh Hùng
huyện Bắc Bình,
Bình Thuận
Subscribe to:
Posts (Atom)