Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, November 21, 2018

Nhà thơ LÊ THIÊN MINH KHOA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN về CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM - Nguyễn Bá Hoàn (thực hiện)

Nhà thơ LÊ THIÊN MINH KHOA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN           về CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM

                                               Nguyễn Bá Hoàn (thực hiện)

Trích trong các tác phẩm:

           Người và Việc - Những người nổi tiếng - tập 1 (NXB Hội Nhà Văn, 2006.)
          Người và Việc - Cánh buồm ngược gió (NXB Văn Hóa Sài Gòn, 2008.)


 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgZIdcspIfFcfpLAVReGDvt70Gopo5vhXfgeRHp2XYVz8eZmjT2eaRdgqtZr3HvCEGCkkqd5Crv4ROiwTOeUbMDNMPH1INeI002yL8VkXMJkflIHCkwkpR4LXfNwbpFxD5S1q5vMV4N9xc/s200/images+(6).jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhUbhlRYrft8WJwvMLCSizyqoIL8Ci_mYS_hCWfibWd4zL2ivXGQnovg0l5i4dpP75mgb3UaiWnYylqubkNUWY6ADAD2ENcR73RO_kiFHA2JyjvGiFDO_PrN2gFjb1bx_nHob1h0ZO9Eyo/s200/images+(7).jpg
             Bìa 2 cuốn Những người nổi tiếng, Cánh buồm ngược gió.

            Thị xã Bà Rịa chiều cuối tuần, trời mưa lất phất. Tôi ngồi đối diện với nhà thơ, nhà giáo ấy – Lê Thiên Minh Khoa,  trong một quán cà phê cóc cạnh Nhà Tròn Bà Rịa, có én liệng đầy trời quanh di tích lịch sử quốc gia này. Chiều xuống, tôi vừa “nhìn tất cả cuộc đời xuôi ngược lướt qua bên”, vừa nghe anh đọc “nhỏ nhẻ như câu tâm tình” bài thơ Thị trấn tôi của anh, vừa nhớ ray rứt cái thị xã quê tôi và nghe anh nói: “Tôi sống đất này tính ra đã hơn 2/3 đời người. BR-VT là quê hương thứ hai của tôi”.   

 Nhà Tròn nằm ngay giao lá»™ của nhiều tuyến đường quan trọng

 Nhà Tròn Bà Rịa, di tích lịch sử quốc gia,  biểu tượng của TP. Bà Rịa và tỉnh BR – VT.


     PV: Xin chuyển qua đề tài khác nhé. Tôi có đọc bài báo viết về anh: “Nhà thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc”. Anh có biết vì sao thơ anh được các nhạc sĩ phổ nhạc không?

     LTMK: Nói theo lý luận mỹ học cổ điển thì “thi trung hữu nhạc”, trong thơ có nhạc, nhạc và thơ thân thiết với nhau, anh em nhau. Nhưng thực ra, không phải tôi khiêm tốn đâu, chẳng qua là vì tôi chơi thân với nhiều nhạc sĩ, có dịp “bù khú” với nhau, đọc thơ cho nhau nghe, đồng cảm với thơ và đồng cảm với nhau, mến người nên yêu thơ, yêu thơ rồi mến người, muốn có kỷ niệm về nhau, nên họ phổ thơ tôi thôi. Chẳng hạn năm 2003, tôi dự tại Nhà Sáng Tác Bộ Văn Hóa - Thông Tin, Đà Lạt, trong đoàn chỉ có ba nhạc sĩ, và cả ba nhạc sĩ đều phổ nhạc thơ tôi: Hoàng Lương, Bùi Thanh, Trọng Vĩnh. Hạnh phúc lắm khi có người đồng cảm với mình, với thơ mình.


Image result for Nhạc sĩ Võ Công Diên


NS Võ Công Diên                            

   
 PV: Chắc là anh có nhiều kỷ niệm với các nhạc sĩ, ca sĩ lắm?
  LTMK: Kỷ niệm thì nhiều, chỉ kể anh nghe hai chuyện, mỗi giới một chuyện. Năm rồi, ca sĩ Ái Vân đi cùng Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm về Bà Rịa thăm tôi. Gặp Ái Vân, khi bắt tay, tôi nói: “Ôi, may sao có một cô gái nhỏ”. Đó là lời trong bài Lời Bác dạy trước lúc ra đi của Trần Hoàn. Và trong giới văn nghệ truyền tụng rằng “cô gái nhỏ” hát bên giường Bác Hồ trước lúc Người “ra đi” là Ái Vân, khi đó đang  học nhạc viện Hà Nội và sinh hoạt trong CLB thiếu nhi của Nhà Văn hóa Hà Nội. Nghe tôi nói thế, Ái Vân cảm động lắm. Sau đó, chúng tôi kéo về Resortsố 5 ở Long Hải, tôi đưa bài Về một tình yêu, ca khúc Trần Quang Lộc phổ thơ tôi, Ái Vân liếc qua và “son-phe” ngay, hát vang dội cả nhà hàng. Khách hàng im phăng phắc để lắng nghe và đến lượt tôi cảm động lắm. Ca khúc này Ái Vân vừa thu trong một CD vừa thực hiện ở hải ngoại.
       Còn về  nhạc sĩ thì như đã nói, tôi quen thân (quen hoặc thân) với nhiều nhạc sĩ trong và ngoài tỉnh BR-VT, trong đó có các bậc lão thành như Hoàng Hà, Nguyễn Bính…; bậc đàn anh như Trịnh Công Sơn, Nguyễn Phú Yên, Trần Tích, Bùi Thanh Hóa, Phan Trọng, Trần Viết Bính, Phan Long, nhà văn kiêm NS Khôi Vũ - Nguyễn Thái Hải, NS kiêm nhà văn Bùi Công Thuấn…; cùng trang lứa hoặc nhỏ tuổi hơn như Hoàng Lương, Trọng Vĩnh, Tống Duy Hòa, Trương Minh, Duy Long, Thiên Toàn, Trần Long Sơn, Hữu Du, Hồng Vân, Võ Lê, Võ Quang Diên, Vĩnh Trí, Phan Thiết, Hoài Nhơn. Phan Thành Liêm, Hoàng Thi Tâm…, em ruột tôi Lê Nhật Linh (đã mất) cũng là một nhạc sĩ. Riêng Trần Quang Lộc thì đồng hương với tôi đến hai lần (cùng xã ở Quảng Trị - và cùng khu phố ở Bà Rịa) nên gần nhau lắm. Và xin kể một chuyện vui: Tôi cùng anh Lộc hát thi karaoke bài Về đây nghe em của anh, tôi thắng! Máy chấm tôi đạt 100 điểm với lời khen: excellent (xuất sắc), còn anh Lộc, tác giả chỉ được 60 điểm với lời “động viên”: Try again (cố gắng lên!). Anh biết vì sao không? Vì tôi hát theo nhịp điệu và chữ (đã sửa) mà máy đã lập trình, còn anh Lộc thì “bảo thủ” hát theo ca từ và nhạc điệu “nguyên thủy” mà anh sáng tác (cười). Báo cho anh biết nhé: Căn nhà tôi hồi nảy anh ghé là đối diện với nhà cũ ông Lê Chí Trực, tức nhạc sĩ nổi tiếng Hoàng Việt đấy! Hàng xóm mà! (lại cười)…   


Nhạc sĩ Quốc Bảo: 10 năm nữa tôi sẽ lên núi đi tu
  

NS Quốc Bảo
 
      PV: Anh nghĩ gì về ca khúc Việt nam hiện nay?
      LTMK: Đối với âm nhạc, tôi chỉ là dân “ngoại đạo” thôi. Nên chỉ xin nói lên những bức xúc của mình đối với ca khúc VN hôm nay với tư cách là người yêu âm nhạc thôi. Phải nói rằng: Trong âm nhạc VN hiện nay, có nhiều bài hát mới rất hay rất có chất lượng được nhiều lứa  tuổi, nhiều giới yêu thích, đó là sáng tác của các nhạc sĩ Quốc Bảo, Trần Quang Lộc, Hoàng Lương, Bảo Chấn,Dương Thụ, Phú Quang, An Thuyên, Trần Tiến, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Thế Song v.v...
  
 Image result for ns Lê Trọng Nguyá»…n
      
     Điều làm người yêu âm nhạc hiện nay khó chịu là sự phổ biến và tung hô rộng khắp những bài hát kém chất lượng: loại nhạc thời trang nhạc thương mại, nhạc thời thượng, nhạc thị trường, nhạc rẻ tiền, nhạc mì ăn liền, nhạc máy nước… mà trước ngày thống nhất ở Miền Nam gọi là nhạc sến (Vì từ "nhạc sến" mang sắc thái biểu cảm âm tính với hàm ý coi thường nên ngày nay chúng ta thường dùng từ ngữ "nhạc bình dân" cho nó có "lập trường quan điểm" hơn). Điều này - nhạc thương mại - báo chí đã nói rất nhiều, nhưng thị trường âm nhạc vẫn lộn xộn. Tôi nghĩ do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, xin nói thẳng, do thị hiếu thẩm  mỹ một số bạn trẻ bây giờ chưa cao, có người thích nhạc tầm thường thì có người viết nhạc tầm thường để đáp ứng nhu cầu tầm thường đó. Mà người viết nhạc quên rằng: Văn nghệ (chân chính) không theo đuôi công chúng mà phải góp phần nâng cao thị hiếu, tình cảm thẩm mỹ của công chúng. Thứ hai là do nhiều người không có tay nghề âm nhạc (tay ngang) nhưng có tay khác, chẳng hạn tay trong, tay ngoài dài hơn…, “đâm ngang” viết ca khúc, rồi có điều kiện tiếp thị, quảng cáo rầm rộ. Cuối cùng là do việc phổ biến ca khúc không chọn lọc của các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó có công nghệ lăng xê. Chắc chắn, trình độ “thẩm âm” của Biên tập viên âm nhạc các Đài truyền hình rất cao nhưng có lẽ do nhiều nguyên cớ “ngoài âm nhạc” lại lăng xê nhiều ca khúc “nghe hổng nổi”, có ca từ “rỗng tuếch và vô nghĩa” mà có khi người nghe phải “lấy mắt bù tai”. Rồi vào quán cà phê,  nhà hàng, đi xe đò chất lượng cao lại phải nghe những bài hát rẻ tiền đó. Mà người biên tập chương trình lại là… một anh lơ xe trình độ chưa hết tiểu học, nên phần đông hành khách bị “tra tấn” màng nhỉ là phải rồi. Thời trước, cũng có nhiều nhạc sến lắm, nhưng vào câu lạc bộ (CLB) dành cho giới trí thức thì phải nghe nhạc Trịnh Công Sơn, Trần Hoàn, Văn Cao, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Phạm Duy, Lê Trọng Nguyễn, v.v… Vào CLB của giới bình dân mới được nghe nhạc bình dân, nhạc lính. Tiện đây, kể anh nghe luôn: Có một nhạc sĩ ở TP. HCM là biên tập viên ca nhạc khi trả lời phỏng vấn, đã nói: “Không có nhạc sến, chỉ có nhạc hay và nhạc dở”. Tôi không chống đối gì nhạc này, vì tôi hiểu mỗi giới cần có một 'gu" nhạc riêng phù hợp với mình, nhưng nghe thế, tôi có viết một bài báo “trao đổi” lại, trong đó tôi khẳng định: Có nhạc hay nhạc dở nhưng cũng có nhạc sến như nhiều nguời thường dùng để  gọi  một loại nhạc trong dòng nhạc trữ tình bình dân (tôi thích dùng ngữ: nhạc trữ tình bình dân hơn). Và những khái niệm này có quan hệ với nhau: Đã đành rằng nhạc sến và nhạc dở đối lập với nhạc hay rồi, nhưng chúng lại giao nhau, có khi bao hàm nhau, thuộc về nhau nữa. Tôi nghĩ, đó là loại nhạc mà giai điệu thì đơn giản, lặp lại mình, lặp lại người khác (nhái), thường là bolero; còn ca từ thì cũng vậy, dễ dãi, lặp lại, hơi bị... “cải lương” và ước lệ có sẵn, cứ thế ráp vào. Chẳng hạn, nhạc viết về mùa thu, thì cảnh vật là: Gió heo may thổi, trời se se lạnh, mây mù giăng giăng, lá vàng rơi rụng…, còn tâm trạng thì: Cô đơn không cùng, nhớ nhung xa vắng…; nhạc viết về người đẹp thì: Mắt em màu xanh, tà áo dài tha thướt, tóc thề ngang vai… Có khi lời còn thông tục hóa đến mức “rỗng tuếch và vô nghĩa” nữa mà xin không kể ra đây.

 D:\aaaa_May vi tinh cu\Dia D\4 hinh\scan0055.jpg

 Bìa sau cuốn “Cánh buồm ngược gió”  (ảnh tác giả thứ hai, hàng trên)  

       Sau đó, tôi lại nghe một nhạc sĩ khác phát biểu với báo giới: “Không có nhạc sến chỉ có ca sĩ sến”. Thôi, không cần bàn luận nhiều cũng biết là nhạc sĩ đã đổ lỗi, đã trút tính chất “phế phẩm”, kém chất lượng của ca khúc mình viết về phía các ca sĩ có giọng mùi mẫn, ướt át…, cái giọng quá phù hợp với ca khúc đó. Dù rằng có những tình khúc sang trọng thanh nhã (nhạc tiền chiến, tình khúc, tình ca cách mạng…) bị ca sĩ dạng này biến thành sướt mướt, ủy mị, quằn quại, khổ đau, bi sầu, rên rỉ và… sến sẩm.
       Nói đi rồi cũng phải nói lại. Cũng có những bài nhạc bình dân nhưng lại được nhiều giới yêu thích, như tôi thường dùng từ “giao nhau” để chỉ mối quan hệ giữa các dòng nhạc. Chẳng hạn, Tạ từ trong đêm (Trần Thiện Thanh), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ & Hồ Đình Phương), v.v... Cũng có bài nhạc bình dân nhưng có những câu rất hay rất triết lý, rất thơ, chẳng hạn lời trong một bài hát hải ngoại: "Tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi" (Kiếp đam mê - Duy Quang)... Xin kể chuyện này: Bạn thân tôi, GS-TS-LS Nguyễn Hữu Liêm, là trí thức, nhà triết học nhưng lại thích hát nhạc bình dân. Liêm nói: Lũ chúng ta sinh ra từ sến (giới bình dân) nên phải hát nhạc sến mới sướng! (Nhớ đến lời đề từ của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn "Bài học nông thôn": Tôi sinh ra từ nông thôn. Mẹ tôi là nông dân)...
     … Trời sụp tối, tôi chia tay với Lê Thiên Minh Khoa. Bên tai tôi dường như văng vẳng giọng đọc “nhỏ nhẻ” của anh: “Chia tay bên giàn hoa - Thân gầy xao xác lạ!” (LTMK). Và cảm thương anh hơn. Ừ, thì cũng tại câu thơ có nhiều hàm nghĩa ấy thôi!                                                                            

                                                             NBH

No comments: