CÁI KHÉO,
CÁI KHÔN
Ông bà mình thường hay nói: Tháng năm chưa nằm thì sáng. Thật đúng
vậy, chỉ còn mấy ngày nữa là đến tháng năm, gần hai mươi mốt giờ đêm mà trời
còn sáng trưng và bình minh mới sáu giờ là trời bắt đầu sáng rực.
Thường thường thì vào ngày thứ bảy hàng tuần, nếu không bận việc gì tôi,
nhà thơ, nhà văn Lê Thanh, nhà thơ Bửu Tùng hay tự đi chợ mua món gì đó về ba
anh em làm hết chai Whitky rồi chia tay về ngủ. Mùa đông thì lai rai trong nhà,
mùa ấm thì ngồi sau vườn. Hai tuần nay trời ấm dần nên chúng tôi đem ra vườn
cho tự do.
Sáng sớm thằng Thanh đánh xe chở Bửu Tùng đến rước tôi đi chợ Á Đông mua Lươn
làm sẵn về nấu canh chua. Đến tiệm đi lòng vòng định mua thêm vài rau cải bổ
xung, thì bỗng nghe bà chủ tiêm đang đứng cầm hủ chao Cò của mấy ông Trung Quốc
cằn nhằn “ Tham chi mà làm một Karton đến bốn mươi tám keo vừa nặng,
vừa bán không kịp, hết hạng, vứt bỏ lỗ vốn hoài. Nếu không lấy về bán thì thiên
hạ hỏi không có hàng rồi bỏ sang tiệm khác, mất khách, chán ơi là chán. “ Sao
không chịu học mấy ông Nhật Bổn, người ta làm cái gì cũng thế ít, vừa phải thôi,
ăn hết người ta sẽ mua tiếp có gì đâu mà lo. Nói xong bà đi tiếp cầm mấy món
hàng Trung Quốc khác, lật qua, lật lại mà trông có vẻ không hài lòng.
Thằng Thanh lanh trí, khều nhẹ. Bà chủ tiệm nói đúng đó tụi bây. Tôi và Bửu
Tùng ngơ ngẩn mình biết gì chuyện mua bán. Hai thằng tôi chưa đi Nhật Bổn và
Trung Quốc lần nào nên cũng không rành rẽ gì mấy, có chăng lâu lâu xem Ti
Vi một vài lần mà cũng không để ý đến. Riêng Lê Thanh thì có dịp đến Nhật hai
lần vì anh ta có cô em ruột định cư ở Tokyo và du lịch bên Trung Quốc
một lần, nên anh ta có vẻ am tường hai xứ nầy lắm. Thanh bảo: Người Nhật khéo
lắm, họ làm cái gì là ra cái đó, gọn gàng và vừa đủ, chất lượng cao, sạch sẽ,
lối sống của họ cũng rất trật tự. Từ thôn quê đến thành thị nơi nào cũng như
nơi nấy thật đáng khen và cần phải học hỏi ở họ thật nhiều. Còn bên Tàu thì
ngược lại. Tôi bảo phải thông cảm cho người ta chứ, vì dân đông quá hơn tỷ
người, làm sao tránh khỏi những bê bối được. Thanh nói tiếp. Đó không phải là
vấn đề, rồi anh ta xoay ngang tay cầm chai nước tương Kikoman và nói đây các
bạn hãy nhìn, rất sạch sẽ và trong sáng và mỗi Karton người ta chỉ đóng thùng
rất ít (Mỗi Karton chỉ sáu chai mà thôi và các mặt hàng khác cũng đều như thế
không quá ba kí lô rất dễ bưng bê và vận chuyễn). Còn Karton Chao hay Bún tàu,
Bún gạo, Bột của Trung Quốc nặng gần hai mươi lăm kí lô rất nặng nề và bề bộn,
ai bê, ai khuân cho nổi nhất là đàn bà thường hay đi chợ, miệng nấp chao thì
đầy muối trong khó nhìn vô cùng. Bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh cho ta thấy
người Nhật rất khéo, nước tương là món ăn hàng ngày ta đâu cần ép, gã bán một
lần năm ba chục chai/ Karton, chỉ ít thôi, khi họ ăn xong, họ sẽ tìm mua chai
khác ngay. Còn người Trung Quốc thì cũng không dỡ họ muốn bán tấn, bán ép một
lần cho thật nhiều để được lợi nhuận cao, nhưng cuối cùng người dùng thì chỉ
thế thôi, số thừa còn lại lâu ngày sẽ qua hạng thì coi như vứt bỏ và sau đó
chán không thèm mua nữa. Điều nầy sẽ đi đến tình trạng bất lợi cho cả hai.
Ngược lại giữa người Nhật và người tiêu dùng thì tồn tại lâu dài. Bởi cái gì
cũng thế khi ta ăn ít thì sẽ thấy ngon và muốn ăn tiếp. Còn ăn nhiều quá hôm
sau sẽ không muốn nhìn món ấy lần hai.
Qua câu chuyện nhỏ dọc đường, ngoài chợ, trong tiệm trên, cho ta bài học kinh
nghiệm về cái khéo, cái khôn. Tuy hai cái đều tốt cả, nhưng theo tôi cái khéo
theo lối người Nhật nó sẽ tồn tại lâu dài bởi trong đó có hình dáng cái khôn
đang hiện lờ mờ bên cạnh. Còn cái khôn theo lối người Trung Quốc nó chỉ nhất
thời và nó lẩn quẩn cái hình bóng lợi nhuận ban đầu rồi sau đó biến dạng luôn.
Nhìn người ta, rồi nhìn lại mình và tự hỏi? Biết bao giờ dân ta được như người
Nhật Bổn thì hạnh phúc biết dường nào.
Thủy Điền
26-04-2017
No comments:
Post a Comment