Nhà thơ Hoàng Yên Linh |
HOÀNG YÊN LINH
Tác Phẩm &Tác
Giả
*
M.Loan Hoa Sử &
Chu Vương Miện
thực hiện
*
Tên khai sinh là
Hoàng Mỹ Linh,
Nguyên quán
Đông Hà, Quảng Trị.
Học ở Đông
Hà - Huế,
Hiện sinh sống
tại Lâm Đồng,
Tác phẩm đã
xuất bản:
- Mưa hạ, NXB
Hội Nhà Văn, 2013.
- Chuyện bên
đời, NXB Hội Nhà Văn, 2014.
- Một thời để
nhớ, NXB Hồng Đức, 2015.
*
Bến sông ngày
xưa nay là quán nhậu
để tụi mình
còn chỗ gặp lại nhau
con sông xưa
vẫn một mầu xanh thẫm
bao con đò bao
người đã ra đi....
(Bên sông An
Lạc chung rượu ngày về, trang 8.)
Chỉ cần bốn
câu thơ khơi dòng cho một tuyển thơ "Một Thời Để
Nhớ" cũng đủ bao la là đât với trời, cũng chả
khác gì thơ Huy Cận "Một chiếc linh hồn nhỏ, mang
mang thiên cổ sầu." Cũng may là bến sông xưa nay còn
quán nhậu để còn ngồi với nhau mà nhậu lai rai. Hạnh
phúc biêt bao! Đọc thơ Hoàng Yên Linh chợt chạnh lòng
nhớ tới nhà thơ Tú Xương:
“Sông xưa giờ
đã lên đồng
Chỗ làm nhà
cửa chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng
ếch bên tai
Giật mình còn
tưởng tiếng ai gọi đò."
Cũng chả khác
gì pho "Tang Thương Ngẫu Lục" của nhà văn Nguyễn
Huy Hổ thời Hậu Lê, chuyện thương hải biến ra tang
điền, và những đám mây vân cẩu, vẫn thường trực
hàng ngày hàng giờ. Thơ của Hoàng Yên Linh cũng đâu có
khác gì bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:
"Tình xuyên
lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo
lê thê Anh Vũ Châu
Nhật mộ hương
quan hà xứ thị
Yên ba giang
thượng sử nhân sầu.”
Qua thơ của
nhà thơ lừng danh ngoài Bắc là Trần Nhuận Minh đã tham
quan nơi này [tức là Hoàng Hạc Lâu thời nhà Trung Đường]
và mô tả lại thì cũng chính nơi đây lầu cho Chim Hoàng
Hạc đậu không còn nữa, mà thế vào đó là một nghĩa
địa ngoại thành và một bãi rác, cạnh một khu chợ
trời, và nhiều quán cóc ? dòng sông cũng không còn mà
hàng cây Hán Dương cũng đã bị chặt hết không còn dấu
vết, cùng bãi cỏ Anh Vũ Châu cũng biến mất. Nói gần
nói xa chẳng qua nói thật, ngay quê hương của CVM và của
bạn Hoàng Yên Linh, tức là Quảng Trị "ngày xưa là
Châu Ô Cận Lục", cuộc chiến năm 1972 Mùa Hè Đỏ
Lửa là biến cả thành phô thành bình địa, đứng từ
Sân Vận Động [hay cổng trường Trung Học Nguyễn Hoàng]
là có thể nhìn thẳng ra được tới tận bờ sộng Thạch
Hãn, nhìn thấu qua bên Nhan Biều luôn, không còn một cây
phượng vĩ nào còn sót trên đại lộ Quang Trung.
Ngẫm nghĩ mấy
câu thơ của Ôn Như Nguyễn Gia Thiều:
“Trẻ tạo
hóa đành hanh quá ngán
Giắt díu người
lên cạn mà chơi
Cái quay búng
sẵn trên trời
Lờ mờ nhân
ảnh như người đi đêm.”
Rượu ngon
không cần uống nhiều mà vẫn thấm vẫn say, thơ hay
không cần làm nhiều mà hay vẫn hay. Làm thơ khác với bổ
củi, là bổ củi càng nhiều thì càng to tay, làm thơ
nhiều thì thành lực sĩ cử tạ.
*
Ngắm từng
giọt cà phê
nghĩ thương
mình cô quạnh
cả một đời
u mê
chạy quanh cùng
vọng động
thì ra là hư
ảo
được thua chi
ván cờ
đời phong ba
bão tố
quay đầu lại
là bờ
phù sinh ừ thế
đó
chẳng qua một
giấc hòe
chuông ngân hồi
tịnh độ
thuyền xa bến
bờ mê
ngắm từng
giọt cà phê
đời sắc
không là thế?
Qua Thơ của
nhà thơ Hoàng Yên Linh, người viết nhận ra rằng nhà thơ
cũng thuộc vào lớp tuổi Bẩy bó, cũng đã thấm thía
cái Sự Đời, cũng đã Ngộ được phần nào cái lý lẽ
cuộc sống. Ôi ngủ một giấc dưới gốc cây Hòe An , mơ
một giấc mơ Hoành Tráng, nhưng khi tỉnh dậy thì hỡi
ôi: "Giấc Nam Kha khéo bất bình, bừng con mắt dậy,
thấy mình tay không."
Xin thẳng thắn
nói thật với lòng mình là thơ Hoàng Yên Linh rất thật,
rất sâu sắc và tuyệt vời .
M.Loan Hoa Sử &
Chu Vương Miện
Thơ Hoàng Yên Lynh
Dấu Xưa
Biển
Chiều Cửa Việt
Giá
mà anh gởi được cho em
Một
ít gió chiều nay của biển
Một
chút nắng với khung trời Cửa Việt
Em
dịu dàng em ngọt ngào thương mến
Anh
vụng về dệt ý những vần thơ.
Giá
mà anh gởi được cho em
Con
sóng vỗ ấp iu bờ cát trắng
Em
sẽ là bài ca bất tận
Giữ
tình mình tha thiết tháng năm.
Con
sóng dạt dào
Tình
anh dậy sóng
Cửa
Việt xanh trời biển lộng mênh mông
Nơi
xa quá có chạnh lòng kỷ niệm
Có
một thời mình đắm đuối thương yêu.
Giá
mà anh gởi được cho em
Một
chút sóng
Dạt dào
hương biển mặn
Như
tình em ngọt ngào – cay đắng
Em
dịu dàng rạo rực sóng triều dâng.
Mai
mốt em về
Với Cửa
Việt dấu chân xưa
Anh
gởi em chút tình … sầu tóc úa.
Chiếc
Bóng Bên Rừng
Dao
cuốc lên rừng như ra trận
Khi
không mà bạc áo phong trần
Đời
đã cho ta chung rượu đắng
Ta
uống mà đau một kiếp người.
Sáng
ra ta đứng trông đầu núi
Có
áng mây nào lạc đến đây
Ta
hỏi thăm đường về cố xứ
Hỏi
người năm cũ ngóng chờ ai.
Ai
biết mỗi ngày ta ở đây
Buồn
như lá rụng xuống rừng cây
Ta
dối lòng ta vài chung rượu
Ngâm
thơ Lý Bạch ngắm trăng tà.
Không
bạn... ta mời ta cạn chén
Không
tình ... ta uống để mà quên bờ rẩy
Mà
ngỡ xông pha chốn sa trường.
Rượu
rót không đầy trong chén nhớ
Ta
níu tình ta gối giấc mơ
Ơi đất khách hề! Chung rượu nhạt
Mà
nảo lòng ta kẻ cuối đường.
Rượu Ca
Chiếu
rượu này ... bạn cùng ta đối ẩm
Rượu
tương phùng thắm đượm nghĩa
tình quê
Ngoài
kia trăng đã nghiêng đầu ngõ
Rượu
rót vơi đầy sao tái tê.
Bên
bạn ta con chim già cánh mỏi
Rươụ mừng, rượu đắng, rượu lao đao
Ta
tưởng ngày ta về cố quận
Chẳng
còn ai để cất tiếng chào.
Này
uống ... cố tri đời bạc thếch
Trong
cõi đời trong đục xưa nay
Đêm
nay ta lạc vào giấc mộng
Mà ngả
nghiêng say với đất này.
Sáng
mai chim hót chào khách lạ
Cạn
chén tạ từ ta đi thôi
Phương
Nam hề! Ta chân mòn gối mỏi
Còn
bạn nghiêng bầu rót rượu mời ta.
Mưa
Tháng Năm
Cơn
mưa chiều nay trắng trời Bảo Lộc
Giọt
mưa buồn vây bủa chốn sơn khê
"Người ơi
người ở đừng về ..."
Sao
chát đắng cả khung trời quá khứ.
Tiếng
mưa nao lòng một đời xa xứ
Ơi cố tri giờ biền biệt chân mây
Cánh
võng giữa rừng đi qua tháng năm bão dữ
Tiếng
quê hương vẫn thao thức đêm ngày.
Mưa
trắng núi rừng sao lòng trăm nỗi
Vẫn
đong đầy nỗi nhớ khôn nguôi
Cứ mãi
trông mong đàn chim lạ
Mang
tin vui tỏa ngát hương đời
Mưa rừng trắng cả sơn buôn
Tiếng mưa như tiếng nước non gọi người
Tình quê còn đó người ơi ...
No comments:
Post a Comment