Truyện thiếu nhi:
TÂN KHOA TRONG VƯỜN ĐIỀU
Sắp đến ngày 20.11, ngày nhà giáo Việt Nam, tôi có một câu chuyện đã lâu bây giờ mới kể, đây là món quà tri ân mà tôi dành riêng cho các thầy cô giáo cũ, thầy cô năm xưa dạy tôi học bây giờ có người còn khỏe mạnh, có người đã mất, và câu chuyện bắt đầu.
Tháng 7/ 2010, qua internet tôi
tham gia hội thi viết Đuốc Sáng Đông, đối tượng
chính là các thầy cô giáo viết về tấm gương
học sinh có nghị lực vượt khó, khắc phục
khó khăn để học tốt, qua đó kịp thời động viên, hỗ
trợ các em tiếp tục vững bước trên con đường học
vấn; Tôn vinh những gương sáng giáo viên có lòng yêu
nghề, biết yêu thương, quan tâmchăm sóc, dạy dỗ học
sinh phát triển.
Bài dự thi tuy không được giải,
nhưng, em Nam là nhân vật chính của câu chuyện được
chương trình cấp học bổng, tôi được vinh danh là Nhà
giáo Tâm huyết với nghề, có dịp giao lưu với 160 thầy
cô giáo và 160 học sinh lãnh học bổng của 19 tỉnh thành
miền Đông Nam Bộ.
Để tham gia viết bài cho hội
thi, yêu cầu người giáo viên phải có nhiệt huyết với
ngành, với nghề, và điều quan trọng là phải biết
thương yêu học sinh của mình một cách chân thành, và
tôi đang chọn đối tượng để viết.
******
Một buổi chiều đầu tháng
8/2010, sau cuộc họp hội đồng chuẩn bị cho năm học
mới, cơn mưa chiều ập đến mang theo không khí dịu dàng
của mùa trung thu, tôi đang ngồi trong phòng hội đồng
trò chuyện với đồng nghiệp, bất chợt tôi nhìn ra cổng
trường, dưới tàn cây xanh, qua màn mưa mỏng, tôi thấy
một em học sinh mặc chiếc áo trắng màu cháo
lòng,đang lúp xúp đội mưa chạy vào sân trường, tôi
thầm nghĩ, em này lạ quá, chiều nay thầy cô bận
họp, chưa tựu trường, làm gì có học sinh mà em này
chạy vào đây làm quái gì, tôi chợt nhớ lại hình bóng
của mình năm xưa, thuở còn đi học, tôi cũng có sở
thích là xỏa tóc, đạp xe nhè nhẹ đi trên con đường
vắng xem mưa bay.
Một giọng nói to của anh bảo vệ
vang lên ở hành lang: Cô Cúc ơi, có học sinh tìm nè. Tôi
đi nhanh ra mái hiên, ồ Namkia kìa, nó đang đứng bên
mái hiên nơi hành lang lớp học, Nam tìm mình sao, vụ
gì thế nhỉ? Tôi gọi to: Nam ơi cô nè, em đi đâu
đó?
Thằng bé mặc chiếc áo ướt chạy đến tôi, môi em tai tái vì lạnh, em cười vui nói: Dạ thưa..thưa cô, em báo cho cô tin vụi là… em đã thi đậu Đại học rồi cô à. Nghe thằng bé nói tôi mừng khôn tả, tôi vui vì tôi biết sức học của em sẽ thi đậu đại học làm rạng danh gia đình của em, tôi mừng vì sự tiên đoán của mình là đúng.
Thằng bé mặc chiếc áo ướt chạy đến tôi, môi em tai tái vì lạnh, em cười vui nói: Dạ thưa..thưa cô, em báo cho cô tin vụi là… em đã thi đậu Đại học rồi cô à. Nghe thằng bé nói tôi mừng khôn tả, tôi vui vì tôi biết sức học của em sẽ thi đậu đại học làm rạng danh gia đình của em, tôi mừng vì sự tiên đoán của mình là đúng.
- Tôi hỏi: Ba mẹ biết em
thi đậu chưa.
- Thưa biết rồi cô.
- Ba mẹ sắp xếp cho em ăn ở
dưới trường như thế nào rồi?
- Dạ em chưa biết nữa cô,
chưa có gì, nhà chưa có tiền cô à. Em buồn hiu nói.
- Thôi được rồi, ra
phòng quản sinh ngoài cổng cô gặp em chút chuyện
Tôi vào văn phòng xách cặp, vội
vả đi cùng với Nam ra cồng trường, nơi chúng tôi
đang ngồi phòng quản sinh, dự tính nhắn nhủ
với em vài điều cần thiết cho việc đi học xa nhà, rồi
về nhà nấu cơm chiều cho con cái ăn kịp lúc, ngồi với
Namnơi căn phòng này, tự nhiên trong lòng tôi thấy lo
lắng, buồn một nỗi buồn không tên khó định
dạng, hai cô trò chúng tôi ngồi đối diện
nhau, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất
liên quan đến việc học tôi cần kể, em cần nghe.
Với vai trò giáo viên chủ
nhiệm, nhiều lần tôi có mời vài em học
sinh cá biệt, quậy phá có tiếng vang xấu trong trường
ra đây để tôi sinh hoạt tư tưởng cho em nó hiền
lành, không cúp tiết trốn học, không quậy phá,
không đánh bạn, có những lần tôi mời phụ huynh
đến trao đổi việc con em học học hành sa
sút, rồi tâm tư, tình cảm của học sinh ở tuổi mới
lớn, xã hội bây giờ phát triển, học sinh lớp tám,
chín cũng đã có hiện tượng yêu đương theo cảm tính,
tôi với phụ huynh cùng nhautìm biện pháp để cùng nhau
giáo dục con em họ có suy nghĩ tốt hơn, đôi khi gặp
phải những em học sinh ngang bướng, khó dạy, có những
lúc tôi đỏ mặt cương lại, dùng lý luận để giáo dục
học sinh cho thấu tình đạt lý, tôi hình dung ra gương
mặt tôi lúc ấy, có lẽ không bình thản, hiền từ như
bây giờ, thế mà giờ đây trong căn phòng này, chỉ còn
tôi và Nam, một cô một trò ngồi tâm sự như mẹ với
con, như chị với em, và đúng hơn là cô với trò.
Nam là một học sinh cũ
của tôi, em sống có nghĩa với thầy cô, tuy
không còn học ngôi trường này, nhưng một năm em đến
thăm tôi vài lần, mượn sách của tôi về nhà đọc
tham khảo, tôi quí em ở đức độ hiền lành, chân thật,
biết sống có uy tín với mọi người.
Gia đình em thuộc diện khó khăn,
nên tôi kể cho em nghe nhiều tấm gương vươt khó và
thành công lớn trong việc học.
Ngoài sân trường mưa đã tạnh,
có chút nắng vàng yếu ớt nhẹ rơi trên khoảng sân
rộng, một số thầy cô giáo lần lượt ra về, một cô
giáo dừng xe dưới gốc cây hoa phượng, vẩy tay gọi tôi
ra nói nhỏ điều gì quan trọng, tôi bước ra sân, không
khí bốc lên cái mùi nồng, hặng của sân xi măng nồng
ấm sau cơn mưa chiều, kê miệng vào tai tôi, cô giáo
trẻ nói nhỏ đủ tôi nghe: Chị, ra ngoài cà phê Lộc
vừng, tụi em đợi chị ngoài nớ nhé. Nói xong cô rồ xe
tay gas chạy nhanh cho kịp với đồng nghiệp, không cần
thiết nghe tôi nói lời từ chối.
Trong phòng Nam đang ngồi đó,
dáng đâm chiêu tư lự của một thanh niên ốm yếu, em
lấy tay lật mấy trang sách giáo khoa học sinh làm tự
kiểm, bỏ quên trên bàn lúc sáng. Tôi vào ghế ngồi,
nhìn em tôi tiếp tục kể về ước mơ và hoài
bão của mình lúc vừa tốt nghiệp Trung học phổ
thông, đi học sư phạmkhó khăn như thế nào, theo câu
chuyện kể, có lúc em cười vui, đôi mắt sáng lên tràn
đầy hy vọng, em cho tôi xem tờ giấy báo trúng tuyển của
trường ĐHSPKT Thủ Đức khoa điện- điện tử, trong giấy
có ghi ngày, giờ em xuống trường nộp học phí, làm các
thủ tục nhập học, nhìn tờ giấy báo trúng tuyển
đại học của em, tôi đã mãn nguyện, sự kì vọng
của tôi về em thế là đã thành công, có lúc em buồn
hiu mắt nhìn xuống đất chất chứa một nỗi
lòng đồng cảm với tôi, theo câu chuyện tôi kể bất
chợt em ngập ngừng, buồn hiu nhìn tôi và nói:
- Thưa cô chắc là em không đi học đại học đâu cô à.
- Sao vậy em? Ân cần tôi hỏi
- Nhà em lúc này khó khăn lắm, em còn ba đứa em đang đi học, mẹ thì bệnh hoài, một mình ba đi bán làm sao đủ tiền cho em đi học cô.
Tôi thoáng buồn, hỏi ngược lại:
- Gia đình em, các cô, chú bên nội, các dì, cậu bên phía ngoại sẽ giúp em mà
Em lắc đầu: dạ không còn ai thưa cô, ông bà mất hết cả rồi, bà con cũng khó khăn, có người khổ quá không đủ ăn, làm sao giúp cho em được.
Tôi tò mò: cô hỏi thật nhé, ba em buôn bán một tháng thu nhập có khá lắm không?
- Dạ ít lắm thưa cô
Tôi chợt chạnh lòng, điều tôi quan tâm trong cuộc sống của người dân vùng quê hiện nay, cuộc sống của gia đình em quá khó khăn, làm sao lo cho em đi học ở thành phố, chuyện ăn, ở, học phí, và đủ mọi chi phí linh tinh trong cuộc sống sắp tới, em còn lo cho ba đứa em đang tuổi ăn tuổi học, làm sao ba mẹđủ điều kiện lo cho em đi học xa nhà như những phụ huynh khá giả khác.
Buồn hiu, Nam đứng lên và nói:
- Thưa cô em suy nghĩ kĩ rồi, em sẽ nghỉ học để đi làm cô à
Tôi ngạc nhiên:
- Em sẽ làm gì?
- Dạ ai kêu gì em sẽ làm đó, em biết làm cỏ thuê, hái bắp, lặt đậu phộng cho người ta từ hồi em còn nhỏ mà cô, thôi cô về nhà nấu cơm đi, chiều lắm rồi đó cô à
- Em quyết định vậy sao?
- Dạ, em quyết định vậy rồi,
- Thật thế sao em?
- Dạ, em tính hết cách rồi đó, em sẽ phụ với ba mẹ em lo cho ba đứa em ở nhà tiếp tục đi học, phần của em thì..thì..học vậy là đủ rồi cô à…
- Thưa cô chắc là em không đi học đại học đâu cô à.
- Sao vậy em? Ân cần tôi hỏi
- Nhà em lúc này khó khăn lắm, em còn ba đứa em đang đi học, mẹ thì bệnh hoài, một mình ba đi bán làm sao đủ tiền cho em đi học cô.
Tôi thoáng buồn, hỏi ngược lại:
- Gia đình em, các cô, chú bên nội, các dì, cậu bên phía ngoại sẽ giúp em mà
Em lắc đầu: dạ không còn ai thưa cô, ông bà mất hết cả rồi, bà con cũng khó khăn, có người khổ quá không đủ ăn, làm sao giúp cho em được.
Tôi tò mò: cô hỏi thật nhé, ba em buôn bán một tháng thu nhập có khá lắm không?
- Dạ ít lắm thưa cô
Tôi chợt chạnh lòng, điều tôi quan tâm trong cuộc sống của người dân vùng quê hiện nay, cuộc sống của gia đình em quá khó khăn, làm sao lo cho em đi học ở thành phố, chuyện ăn, ở, học phí, và đủ mọi chi phí linh tinh trong cuộc sống sắp tới, em còn lo cho ba đứa em đang tuổi ăn tuổi học, làm sao ba mẹđủ điều kiện lo cho em đi học xa nhà như những phụ huynh khá giả khác.
Buồn hiu, Nam đứng lên và nói:
- Thưa cô em suy nghĩ kĩ rồi, em sẽ nghỉ học để đi làm cô à
Tôi ngạc nhiên:
- Em sẽ làm gì?
- Dạ ai kêu gì em sẽ làm đó, em biết làm cỏ thuê, hái bắp, lặt đậu phộng cho người ta từ hồi em còn nhỏ mà cô, thôi cô về nhà nấu cơm đi, chiều lắm rồi đó cô à
- Em quyết định vậy sao?
- Dạ, em quyết định vậy rồi,
- Thật thế sao em?
- Dạ, em tính hết cách rồi đó, em sẽ phụ với ba mẹ em lo cho ba đứa em ở nhà tiếp tục đi học, phần của em thì..thì..học vậy là đủ rồi cô à…
Nói đến đây em đứng lên chào tôi đi về, tôi ngập ngừng suy nghĩ hoàn cảnh này thật là khó xử, nếu Nam nghỉ học, điều tôi không thể chấp nhận, một học sinh học chăm chỉ, chuyên cần như em mà bỏ học ngang xương như thế ư?, có nhiều học sinh gia đình khá giả, thi hoài không đậu đại học, Nam nghỉ học tôi tiếc quá, tôi cũng tiếc cho sự kì vọng của tôi về em, tôi nhẩm tính với đồng lương của giáo viên tuy không nhiều, nhưng so với thu nhập của gia đình em, tôi còn có khá hơn gia đình em đôi chút, diễn giả Les Brown có một câu nói rât hay, tôi tâm đắc: Nếu không tiến lên phía trước thì bạn sẽ luôn dậm chân tại chỗ. Nam nghỉ học ư, học trò cưng của tôi nghỉ học như thế, sẽ lao vào cuộc sống mưu sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, không bao giờ có cơ hội ngồi trên giảng đường đại học, niềm mơ ước của biết bao học sinh em đành bỏ ngỏ, cũng vì cái nghèo, nghèo có thể làm cho người ta trở thành kẻ trộm, cướp, đâm thuê chém mướn, nếu không suy nghĩ người ta sẽ làm những điều mất nhân tính, bần cùng sinh ra đạo tặc, sẽ là tê nạn của xã hội, nhưng với Nam, danh dự con người lớn lắm, nó sẽ không làm điều gì bất chính, em là đứa trẻ có tinh thần cầu tiến thật sự, nghỉ học nó không ở nhà đi rong chơi, phá làng phá xóm, biết đi làm mướn để phụ gia đình kiếm tiền mua gạo nuôi em, một tấm lòng rất cao cả đáng quí của em, với con mắt của người từng trãi tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng với Nam việc em nghỉ học là điều không nên.
Bóng chiều thấp thoáng ngoài sân,
bầy chim se sẻ ríu rít bay xà vào mái hiên nơi cổng
trường tìm chỗ ngủ, Nam đi bộ ratới cổng trường,
tôi chạy theo gọi em lại:
- Nam ơi vào đây cô bảo, khoan về đã em…
Tôi gọi em lại với tất cả tấm lòng của một người mẹ, nó như là đứa con tôi sinh ra rồi vứt bỏ đâu đó, bây giờ lớn rồi nên tìm về với tôi, tôi là cô giáo cũ trước quyết định nghỉ học của người học trò cũ của mình, mà vẫn bình thản cười vui như chưa hề được biết đấy ư, tôi đâu đến nỗi nào tệ bạc đến như vậy, em đi về, em nghỉ học là mất tất cả tương lai của tuổi trẻ. Nam ngoái lại nhìn tôi vẻ mặt buồn hiu,
- Cô gọi em hả cô?
- Ừ, em ơi đừng nghỉ học, cô sẽ tìm cách giúp em, hứa với cô nhé, em đừng nghỉ học nha
- Nam ơi vào đây cô bảo, khoan về đã em…
Tôi gọi em lại với tất cả tấm lòng của một người mẹ, nó như là đứa con tôi sinh ra rồi vứt bỏ đâu đó, bây giờ lớn rồi nên tìm về với tôi, tôi là cô giáo cũ trước quyết định nghỉ học của người học trò cũ của mình, mà vẫn bình thản cười vui như chưa hề được biết đấy ư, tôi đâu đến nỗi nào tệ bạc đến như vậy, em đi về, em nghỉ học là mất tất cả tương lai của tuổi trẻ. Nam ngoái lại nhìn tôi vẻ mặt buồn hiu,
- Cô gọi em hả cô?
- Ừ, em ơi đừng nghỉ học, cô sẽ tìm cách giúp em, hứa với cô nhé, em đừng nghỉ học nha
Tôi ôn tồn nhắn nhủ.Nhìn tôi
nó lắc đầu tuyệt vọng, có lẽ nó cũng đang thở dài
buồn như tôi lúc này.Tôi nhìn em: này là mái tóc dài quê
mùa cả tháng nay chưa được hớt gọn, này là bộ quần
áo em mặc cũ ơi là cũ, sinh viên xuống thành phố ăn mặc
như thế này bạn bè cười nó là điều dĩ nhiên, tôi
nghĩ lại thân phận của mình, lương tháng này cũng chưa
có, biết làm sao bây giờ nhưng tôi sẽ cố gắng hết
sức có thể, tôi sẽ giúp em.
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn, lạnh lẽo của em với biết bao suy nghĩ vượt khó của mình, tôi thì hy vọng tràn đầy, em thì tuyệt vọng cho tương lai của mình, biết làm sao bây giờ, ngày nhập học cận kề, cảm thấy có điều gì đó cay cay nơi sóng mũi của mình và, tôi bật khóc.
******
Nam cũng đỏ mặt xúc động
như tôi, lúc này đây cô trò chúng tôi có chung một nỗi
buồn đồng cảm, em khóc cho ước mơ đã thành hiện
thực, làm sao vươt qua cho được khi lực bất
tòng tâm, tôi cũng không phải là trường họp ngoại
lệ như em lúc này đây, tôi nghĩ đến hình ảnh của em
sau bốn năm đi học ở thành phố, con mèo nhỏ của tôi
sẽ lớn lên như Phù Đổng, có đủ tâm trí và tài, em
sẽ danh dự được mặc chiếc áo màu đỏ cử
nhân lãnh bằng tốt nghiệp đại học, ôi còn
niềm vui nào bằng, đó cũng là niềm vui và danh
dự của gia đình em, và tôi cũng mãn
nguyện trong sự nghiệp trồng người của mình,
vớicuộc đời này, tôi thành đạt ra sao tôi cũng
thích Nam được như thế ấy. Ba tuần nữa em sẽ
nhập học, có rất nhiều nỗi lo cho ba mẹ của em trong
lúc này đây, Sáng mai tôi có giờ lên lớp, chiều
mai sau khi họp tổ tôi dự tính sẽ vào thăm gia đình ba
mẹ của em, xem thử ông bà ấy sắp xếp cho việc học,
cho tương lai của con mình như thế nào, nén xúc động,
tôi hỏi:
- Chiều mai ba mẹ em có ở
nhà không?
- Chi vậy cô?, ngạc nhiên
Na hỏi tôi
- Cô muốn vào thăm ba mẹ
của em, đã hơn năm năm rồi đấy nhỉ?
Thằng nhỏ mừng ra mặt, vui
vẻ nói:
- Cô vô nhà em chơi là ba má
em mừng lắm đó, nay nhà nước đã làm lại con đường
trước nhà em rồi, vào nhà em sẽ đở vất vả hơn
nhiều đó cô
Tôi khẽ mĩm cười, nhớ lại
cách nay khoảng năm năm, tôi và các thầy cô trong hội
khuyến học huyện và nhà trường, có đến
nhà em thăm để cấp học bổng cho Nam, trong
cuộc đời này có lẽ ba mẹ em hạnh phúc lắm vì có
các con rất chăm chỉhọc tập, thuở ấy con
đường vào nhà em nhỏ hẹp, bề ngang chỉ đủ cho
hai chiếc xe gắn máy qua lại, mùa nắng con đường này
mang đầy bụi đỏ, mùa mưa thì ôi
thôi bùn lầy trơn trợt,đất đỏ bazan bám
vào quần áo, có giặt giũ, tẩy áo trắng bao nhiêu, cái
áo cũng sẽ trở thành màu cháo lòng rất đặc trưng.
Thầy cô đến thăm nhà em, ai cũng té lên té xuống
vì trơn trợt, về nhà tôi như con trâu đi cày ruộng mới
về, toàn thân lắm lem vì bùn với sìn màu vàng
nghệ. Không chút do dự tôi đáp:
- Ừ, chiều mai cô vào nhà em
thăm chơi, thôi chúng ta về nhé.
Thế là cô trò chúng tôi chia tay,
Nam đi bộ về, nhà em xa lắm, tôi nhìn theo
bóng dáng nhỏ nhắn của em với cái áo màu trắng
đã cũ, đợi cho em đi khuất sau con đường mòn
và nhỏ, tôi thong thả đạp xe về nhà, lúc bấy giờ
mặt trời đã khuất sau bóng dừa, chìm hẳn vào đường
chân trời, đường phố đã lên đèn dường
như đã lâu lắm.
******
Hôm sau tôi đến nhà thăm gia đình
em, cảnh cũ là ngôi nhà và khoảng không gian ấy, vẫn
như xưa, cảnh cũ và người xưa vẫn còn tồn tại
trên trái đât này, ba mẹ của Nam rất xúc động khi
tôi là cô giáo cũ đến thăm. Qua cuộc viếng thăm hôm
đó, tôi biết khó khăn của gia đình em thêm chồng chất,
bốn đứa con nay đã lớn đang tuổi ăn, tuổi
học, không biết bây giờ giải quyết việc tiền nong
cho Nam đi học ra sao, ba của em dứt khoát nói
rằng ông sẽ ứng tiền mua bán, vay mượn bà con láng
giềng cho em đi học, một nghĩa cử đáng kính của phụ
huynh, đáp lại nghĩa cử đẹp đó, tôi quyết định ngày
mai tôi sẽ đưa Nam đi chợ, sắm sửa quần áo cần
thiết cho em chuẩn bị tựu trường.
Sáng hôm sau hai cô trò chúng tôi
đi chợ huyện, chưa 8 giờ sáng , kẻ buôn
người bán ra vào tấp nập, cô gái bán shop quần
áo may sẳn là chổ quen biết với tôi, gian
hàng The Box của cô trình bày khá phong phú,
đủ các loại quần áo may sẳn cho phái nam, góc
trong là quần áo của đàn ông trung niên, có mấy bộ
pyzama màu xanh, màu xám, mấy bộ áo dài khăn đóng màu
đen, có cả áo dài gấm màu đỏ, dệt chữ thọ màu
vàng to như cái chén ăn cơm, loại áo dành cho
những ông già cao tuổi. Quần jean, áo thun đủ loại hàng
của nhãn hiệu made in Viêt Nam và của nước ngoài dành
cho thanh niên mặc đi chơi, nhiều hơn nữa là
đồng phục may sẳn cho học sinh, quần tây xanh, đen, áo
sơ mi trắng đủ các kích cở. Chúng tôi bươc vào
cửa hàng, tôi nói nhỏ với Nam:
- Em vào lựa chọn cho mình bộ
quần áo đi học mà em thích nhất, cô tặng em
Nam ngại ngùng, miệng cười
cười ngơ ngác nhìn khắp gian hàng treo vô số
quần áo mới
cô bán hàng hỏi:
- Ủa, đây là đứa nào, cô
sắm quần áo tựu trường cho các em ở nhà chưa cô?
- Ừ, chưa sắm, đây là đứa
cháu, nó chuẩn bị đi học xa nên cô sắm quần
áo cho nó trước
- Cháu gọi cô là gì?
- Gọi cô là cô, tôi nhìn
cô gái mĩm cười trả lời
- Em trai sướng nha. Cô
bán hàng vui vẻ trò chuyện với chúng tôi, cô đem sản
phẩm quần áo may sẳn giới thiệu cho chúng tôi
xem, với đủ loại giá cả.
Từ lúc thường xuyên vô nhà
Nam thăm chơi, tôi xem gia đình của em như có họ hàng
riêng với mình, nói đúng hơn xem mẹ của Nam như là
em gái của tôi. Tôi muốn nói với Nam hãy
chọn một bộ đồ thật đẹp, thật sang mà em hằng
mơ ước, tôi nghĩ rằng Nam có mặc đồ đẹp đi
học, đó là tình thương tôi dành cho em, để em cố gắng
học giỏi là tôi vui lắm rồi, dường như nắm bắt
được sự suy nghĩ của tôi lúc này, Nam nói nhỏ
với tôi
- Dạ cô cho em quần áo vải
loại thường thôi cô à.
Cô bán hàng trao cho Nam cái áo
trắng mịn, quần màu xanh sậm thật đẹp, nhìn
tôi nó lắc đầu, tôi góp ý:
- Bộ này đẹp lắm, được đó,
nào hãy mặc thử đi. Tôi nhắc nhở
Cuối cùng Nam chọn được
hai bộ đồ, giá cả vừa phải, trên đường về nhà,
tôi dặn dò
- Từ nay về sau, cứ hè về
là con ra nhà cô chơi, cô sẽ dẫn con đi chợ
sắm sửa quần áo mặc đi học nhé, con
trai.
Thằng nhỏ khẽ dạ rồi bẻn lẽn
cười với tôi, nó có một nụ cười duyên dáng
dễ thương chi lạ, nó nói nhỏ :
- Cô, lần đầu tiên em được
đi chợ mua đồ đẹp đó cô
- Vậy xưa rày quần áo Nam
mặc ra sao, mẹ tự cắt may cho mặc à
- Thưa không, bấy lâu nay quần
áo người ta cho gì mặc đó cô à. Nghe Nam nói mà tôi sót
cả lòng.
Cô trò chia tay ở chỗ gửi xe,
tôi dúi vào tay Nam ít tiền và căn dặn:
- Nay mai rãnh ra tiệm hớt tóc
cho ngắn gọn, sạch sẽ đi nhé, cô về đây.
******
Sau ngày cô trò chúng tôi đi
chợ mua quần áo mới, tôi vẫn thích vô
nhà em thăm chơi như là người trong gia đình, ba đứa
em trai của Nam học rất giỏi, không thua gì anh của
chúng nó, tôi chụp hình gia đình em rất vui vẻ, ngôi
nhà nhỏ của em ẩn hiện trong một màu xanh xanh của lá,
lá non tơ, lá già, lá vàng úa, những cây điều đã
thu hoạch xong trái và hạt, để lại trên cây những cục
nhựa to, nhỏ màu hổ phách nhin xem rất là ngộ
nghĩnh, như tiếng cười trong veo của những đứa
em nhỏ của Nam trong nhà.
Tôi đứng bên vườn chuối
sứ, những bụi chuối lớn, nhỏ trong
vườn, cành lá to xỏe ra hai bên đường đi, như chào
đón tôiđến chơi, tôi thích nhìn cái đọt non của
cây chuối, chốp nhọn là một cái que màu đen bé
xíu, thuở nhỏ tôi thường hay ngắt cái que đó ra làm
nhiều khúc, dính nhau bởi nhựa như sợi chỉ tơ, thế là
tôi đeo vào cổ, sợi dây chuyền thời thơ ấu của tôi
là như vậy, bây giờ tôi chỉ thích ngắm nhìn màu xanh
của những tàu lá chuối mà thôi, tôi thích nhất tấm
ảnh tôi và Namđứng bên bụi chuối, xem như đó
là kỉ vật của tôi, sau lưng chúng tôi đang
đứng có một quầy chuối sứ, người ta thường gọi
là chuối mốc, mốc đâu chưa thấy, chỉ thấy những
quả chuối no tròn, mập mạp vỏ xanh non tràn đầy sức
sống, đẹp như cuộc đời của em đang tiến về phía
trước, về phía mặt trời mọc, nơi nào có đủ ánh và
nước, như là một hiện tượng quang hợp thì cây cối
nơi ấy sẽ tốt tươi, tôi bổng thấy cuộc đời
này sao đẹp quá, rất đúng như cố nhac sĩ Trinh Công
sơn đã viết: Mỗi ngày tôi chọn một niềm
vui, chọn những bông hoa và những nụ cười, tôi nhặt
gió trời mời em giữ lấy, để mắt em cười tựa lá
bay….
Lúc ấy vào khoảng cuối tháng 9, mùa mưa sắp
chấm dứt, những cơn mưa cuối mùa bắt đầu rời
rạc để nghỉ ngơi, con đường đất đỏ ở quê
không còn lầy lội, bùn sìn, thời gian này tôi đến nhà
Na cũng dễ dàng hơn, sau khi thu thập tư liệu tôi
cho rằng tạm ổn, tìm ý tưởng, buổi tối sau khi lo xong
việc nhà, soạn giáo án cho ngày mai đi dạy, chấm
bài kiểm tra cho học sinh đã xong, sau 10 giờ đêm,
trong lúc chồng, con tôi đã ngủ tôi bắt đầu
viết bài, một tuần sau bài viết của tôi hoàn tất, in
ra vài bản cho đồng nghiệp trong trường xem có ý kiến
gì không, có vài thầy cô giáo xin tôi bài viết này để
làm kỉ niệm, tôi gửi Email nộp bài dự thi
và chờ kết quả. Bài dự thi tôi viết như sau:
TÂN KHOA TRONG VƯỜN ĐIỀU
Cuộc đời nhà giáo thỉnh thoảng
cũng có những niềm vui và nổi buồn, vui khi học trò
thành đạt, buồn khi khả năng của mình không có
nhiều để giúp đỡ cho những học sinh nghèo, hiếu học
đang gặp khó khăn. Khi tôi viết những dòng chữ này thì
em đang ngồi trên giảng đường Đại học, bỏ lại sau
lưng một tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả đi tìm con chữ,
tìm sự sống trong những ruộng bắp, rẫy điều để
kiếm ít tiền phụ mẹ mua gạo nuôi em, và quan trọng hơn
nữa đó là em đã nuôi dưỡng ước mơ bước chân vào
đại học.
1/ Đất lành chim đậu:
Cách đây gần hai mươi năm, đôi
vợ chồng trẻ là anh Mai và chi Kim từ giã quê hương
Quảng Trị vào miền Nam lập nghiệp, bôn ba nhiều nơi,
làm đủ mọi nghề để kiếm sống, cuối cùng cơ may lại
đến, anh chị được người quen tốt bụng cho dựng tạm
một cái chòi trong rẫy điều ở ấp Hoàng Giao
để ở, giữ vườn, đến mùa thì hái điều thu
hoạch hạt cho chủ, ngoài mùa điều thì anh chị đi
mua ve chai, làm thuê kiếm sống, thu nhập không ổn định.
Cứ mỗi lần vợ ở cữ, anh
Mai tranh thủ viết thư gửi về quê nhờ bà con, họ
hàng đặt cho con của anh một cái tên tốt
và làm khai sinh cho các cháu đi học, lần lượt bốn
đứa trẻ trai ra đời với bốn cái tên không hẹn
mà gặp: Nam, Quốc, Sơn, Hà, đó là tình thương của
người thân ở xa đủ làm cho anh Mai, chị Kim ấm
lòng khi nhớ về quê hương. Cuộc sống cứ thế bình
lặng trôi qua, các em lớn lên từng ngày như củ khoai, củ
từ, dễ nuôi và mau lớn như trời sinh voi, sinh cỏ. Đến
mùa điều cả nhà cùng nhau đi hái trái, lượm điều lặt
hạt cho chủ, mùa hè anh em dắt díu nhau đi làm cỏ, hái
bắp thuê phụ với ba mẹ, đêm về trong căn chòi nhỏ
hiu quạnh trong vườn điều có chút ánh sáng ấm áp của
ngọn đèn dầu, có tiếng trẻ ê a học bài, bi bô tập
nói làm cho khu vườn hoang vắng tràn đầy thêm sinh
khí của sự sống.
2/ Tôi đã gặp em
Năm học 2003 tôi được ban giám
hiệu trường phân công vào giảng dạy lớp 6A1, trong lớp
này có một học sinh làm cho tôi rất ấn tượng đó là
em Lê Văn Nam, con của anh Mai và chị Kim, với dáng người
dong dỏng cao, nước da ngâm đen và đôi mắt sáng đầy
nghị lực, suốt cả năm học có lẽ em chỉ mặc duy
nhất một bộ đồ cũ nhưng sạch sẽ và tươm tất,
đó là chiếc áo sơ mi dài tay màu cháo lòng, chiếc quần
tây xanh dương bạc màu, ngắn so với chiều cao của em,
đóng bộ là đôi giày bata màu xanh, đã
cũ luôn nhuộm thẫm màu đất đỏ, tôi nghiệm ra
rằng trong lứa tuổi học trò, em nào thường xuyên nghỉ
học hoặc đi trễ thì lười học, nhưng với Nam thì
khác, thỉnh thoảng em có vào lớp trễ nhưng học hành
rất chăm chỉ siêng năng được bạn bè tín nhiệm, thầy
cô thương mến, cho dù có tiếng trống báo giờ ra chơi,
em vẫn cố gắng đưa tay xin phát biểu xây dựng bài học
cho trọn vẹn, đó là đức tính chuyên cần chăm chỉ của
Nam mà tôi rất quí.
Tôi có dịp dạy em 2 năm ở lớp
6 và 9, được biết Nam là một học sinh có tính tình
hiền lành, đạo đức tốt, trong lớp em thường hay giúp
đỡ những bạn học yếu, hướng dẫn tận tình cho bạn
làm được bài tập từ dễ đến khó, em học đều các
môn và trội hơn hẳn các môn khoa học tự nhiên, với
tính chịu khó và tự học là chính, việc học của
Nam làm tôi tin tưởng và kì vọng nhiều ở nơi em.
Giờ ra chơi, tôi và các em học sinh thường trò chuyện
với nhau, được biết có lúc Nam đi học trễ vì
không có phương tiện đi học, nghe mà xót lòng, một hôm
tôi cùng với các thầy cô trong chi hội khuyến
học của nhà trường đến nhà cảu Nam khảo
sát tình hình thực tế, để chi hội khuyến
học tạo điều kiện giúp đỡ cho em học tốt hơn.
3/ Ngôi
nhà không cửa – khó khăn chồng chất khó khăn:
Dẫn lối vào nhà em là con
đường mòn trồng rừng cao su của nông trường Bình
Ba, đó là con đường mòn đất đỏ Bazan dài và hẹp nên
đi lại rất khó khăn, mùa mưa sình lầy nhiều vô kể,
đi sâu vào phía rừng su, chúng tôi càng nản chí muốn đi
về vì cơn mưa bắt đầu nặng hạt, sình lầy tạo thành
một chất quánh dẻo màu đỏ nghệ, có đủ độ
trơn, láng để đẩy bánh xe ta đi xuống đường
mương bất cứ lúc nào, lúc này đây có về cũng muộn,
thôi đành ngậm cười, cả đoàn quyết tâm đội mưa và
tiếp tục bước đi ì ạch trên con đường gian khổ.
Có đến thăm nhà mới biết được
nỗi khó khăn, vất vả của gia đình em, nhà của Nam
nằm dưới chân núi, ở sâu trong vườn điều bốn mùa
xanh lá, gọi là nhà cho oai chứ thực ra đây là một cái
chòi, vào trong chòi chỉ có một lối đi vào và một lối
đi ra không có gắn cửa, phía ngoài được che chắn, chấp
vá bởi vài tấm tole sắp mục, nóc nhà được lợp bởi
những gì có thể, tạo nên nhiều khe hở, nhìn lên nóc
nhà thấy được cả trời mây. Đồ đạc trong nhà không
có gì ngoài chiếc tủ, chiếc bàn học bằng nhựa
tất cả đều đã cũ để nơi góc chòi, trên bàn có một
số sách vở để ngay ngắn và tươm tất, đây là tổ ấm
của một gia đình vô sản thật sự và các thành viên
trong gia đình có sức chịu đựng khá lớn, tôi chợt se
lòng khi nghĩ rằng đang vào mùa mưa, mọi người trong nhà
sẽ ra sao khi cơn mưa lũ bất chợt tràn về.
Trong gia đình Nam là anh cả có
ba em trai, chị Kim, người phụ nữ hiền lành,
chất phác là mẹ của Nam bồi hồi kể:
“ Thằng Nam nó chịu
cực, chịu khổ từ nhỏ giỏi lắm đó cô, từ năm học
lớp hai là hắn biết lội bộ đi học rồi, cha mẹ
mắc đi làm có rãnh đâu mà chở cho đi học, mỗi
ngày cả đi lẫn về bảy, tám cây số hắn có
than vãn chi mô, đi học về còn đi làm cho người
ta rồi phụ tôi giữ em, các em nó đây một tay
nó bồng nó bế đó”, giọng chùng xuống vì xúc động,
chị tiếp: “Suốt mùa điều, một buổi đi học, một
buổi đi hái điều lặt hạt, đến hè thì đi bẻ bắp
cho người ta, làm được nhiêu tiền hắn đưa cho tôi hết
để phụ với mẹ mua gạo, mua thức ăn, khi rãnh thì mấy
anh em nó tự lấy vở, lấy sách ra học, chứ tui có biết
chi mô mà dạy cho con học với hành….”
Tôi được sinh ra trong gia đình
có nghề truyền thống là nghề giáo, từ nhỏ tới lớn
chỉ biết ăn, học rồi ra trường đi dạy, chưa biết
làm thuê, làm mướn là thế nào, thế mà học trò nhỏ
của mình lại từng trãi, biết tìm cách mưu sinh trong
hoàn cảnh khó khăn, Nam vẫn cố gắng chăm chỉ học
tập, năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến, thật là
đáng thương, em đã cho tôi biết về một tấm gương
sống và vượt khó, vượt qua hoàn cảnh để hoàn thiện
cho chính mình, thương cho tuổi thơ của em vất vả mà
chăm chỉ học tốt, gia đình khó khăn thuộc diện hộ
nghèo của địa phương, năm ấy phần thưởng dành cho em
là một chiếc xe đạp do Chi hội khuyến học huyện tặng
cho em làm phương tiện đi học, chẳng may khoảng một năm
sau chiếc xe đạp ấy bị trộm lấy mất, khó khăn chồng
chất khó khăn, có những lúc em cũng muốn nghỉ học, nhờ
bạn bè động viên giúp cho em không nản chí vượt qua
hoàn cảnh, tiếp tục đi bộ đến trường hoặc đi nhờ
xe của bạn.
Lần lượt em học hết cấp
II lên học tiếp cấp III, tôi cứ nghĩ cái vất vả của
đời thường sẽ quật ngã ý chí và nghị lực của em,
nhưng không, em đi học rất đều và siêng năng, chăm chỉ,
hoàn cảnh khó khăn em chịu đựng đã quen, tinh thần hiếu
học và cầu tiến âm ỉ cháy trong lòng em như một chất
lửa để động viên em không được chùng bước, nhiều
năm sau tuy không còn dạy em nữa nhưng tôi vẫn thường
quan tâm đến việc học của em, điều tôi tâm đắc nhất
ở Nam là em sống có nghĩa với thầy cô và
có tinh thần ham học hỏi rất tốt, thỉnh thoảng em có
đến nhà thăm, mượn sách về tham khảo hoặc trao đổi
với tôi một số vấn đề về lịch sử Việt Nam Cận
và Hiện đại, đó cũng là nguồn động viên giúp tôi
thêm yêu nghề hơn.
Vừa qua em về trường thăm tôi
và báo tin mừng thi đỗvào Đại học, niềm vui trong tôi
vỡ òa, chưa bao giờ tôi vui mừng và xúc động lớn như
lúc này, sự kì vọng của tôi về em nay đã thành sự
thật, mừng cho gia đình em sẽ có cuộc đổi đời sau
khi em học xong đại học, tôi biết rằng cuộc đời của
em kể từ hôm nay sắp bước sang một bước ngoặt mới:
Khó khăn và thử thách, vất vả và thành đạt là bạn
song hành cùng với em lúc này, tin rằng với tinh thần lạc
quan và ý chí vươn lên là bản chất, Nam sẽ vượt
qua tất cả.
4/ Vượt qua hoàn cảnh,
vươn lên từ nghị lực sống:
Sáu năm sau, lần thứ hai tôi đến
thăm nhà em, con đường gian khổ sình lầy năm xưa nay đã
được nâng cấp rộng thênh thang, ổ voi, ổ gà được
san bằng, Ngãi Giao đang vào thu nhưng rừng cao su khu vực
nhà em ở chưa thay lá, mươn mướt một màu xanh, màu của
hy vọng và thanh bình, sau cuộc Tổng tấn công và nổi
dậy mùa xuân năm 1975 đây là vùng đất đang được hồi
sinh, một trong những thế mạnh của vùng đất này hôm
nay là mọi người chung tay ra sức trồng cây công nghiệp:
tiêu, điều, cà phê và cao su cho Tổ quốc, đặc biệt
những cây cao su có chiều cao khá đều bên ven đường,
cây nào cũng có đeo cái chén đựng mũ bằng sành bên
lưng, đứng nghiêm túc như đang chào cô giáo về thăm trò
cũ.
Nhà của Nam kia rồi, trong
vườn những cây điều Ấn Độ sai quả được chủ
trồng dặm thêm nay đã lớn, tàn lá vươn rộng um tùm,
là nơi ở lý tưởng của những đàn muỗi bay vo ve lúc
chạng vạng tối, cái chòi trong vườn điều nơi gia đình
em đang ở không có gì thay đổi, điểm mới là chòi được
nới rộng ra thêm một chút, cột kèo trong chòi được
dựng lên chắc chắn hơn bằng những thân cây điều còn
tươi mùi gỗ.
Tài sản của ba mẹ
em giờ đây là bốn đứa con đang tuổi ăn, tuổi
học, các em đều chăm, ngoan học giỏi nhưng có tạng
người ốm và mảnh như cây mía non, các em trong nhà
đều có thành tích là học sinh giỏi nhiều năm liền, đây
thực sự là một gia đình hiếu học, sự thành công của
các em hôm nay bắt nguồn từ sự phấn đấu đáng kể
vượt qua hoàn cảnh để đi học, các em đều hiền lành,
ngoan ngoãn, có tính cần mẫn là nhờ đức độ của
người mẹ, có sự ngăn nắp, biết vượt khó là được
kế thừa từ nghị lực và quan điểm của người cha của
các em, tôi ngạc nhiên khi ba của em lấy ra
từ trong chiếc tủ duy nhấttrong nhà bốn bộ hồ sơ lưu
trữ cá nhân của bốn đứa con, đủ các loại giấy
tờ, nào là giấy khai sinh, giấy khen, sổ liên lạc, đề
kiểm tra và các bài làm kiểm tra giấy 15 phút, 45 phút…của
các em từ năm học lớp một đến giờ vẫn còn đầy
đủ, kể cả giấy báo trúng tuyển vào đại hoc của
Nam cũng được ba em đem đi photo có công chứng để
làm kỉ niệm.
Gia đình là tế bào của xã hội,
sự thuận hòa của anh Mai và chị Kim cũng không đẩy
lùi được khó khăn trước mắt để nuôi bầy con dại,
đất đai, nhà cửa không có, thu nhập hàng tháng không ổn
định thật là vất vả. Đáp lại nổi khó khăn của ba
mẹ, Nam và các em đều cố gắng học hành chăm chỉ,
phấn đấu vượt qua hoàn cảnh để tỏa sáng trong học
tập, thành tích học tập suốt 12 năm liền của em
đều là học sinh tiên tiến, tiếp chuyện với em tôi
được biết em có phương pháp học tập rất đơn giản:
em học rất đều tất cả các môn học, rảnh lúc nào là
học lúc đó, ban ngày vừa phụ việc nhà, vừa học các
môn tự nhiên và làm bài tập, theo em phương pháp học
tốt các môn: Toán, Lý và Hóa là học chắc lý thuyết,
thuộc công thức, say mê làm các dạng bài tập từ dễ
đến khó, ban đêm em dành thời gian học các môn xã hội,
điều ấn tượng nhất là em cho tôi xem học bạ của
những năm học cấp III, như là một hình thức báo công
với cô giáo, để tôi nghiệm ra rằng em học rất giỏi
các môn khoa học tự nhiên, nhờ có tính chuyên cần, chăm
chỉ, nhờ thầy cô trường dạy dỗ tận tình, chu đáo,
và kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua em đạt 45 điểm, đó
là nền tảng kiến thức cơ bản để em tự tin dự thi
vào đại học khối A thành công.
Bằng sự nổ lực của chính bản
thân, ước mơ đặt chân vào giảng đường đại học
của cậu học trò nghèo đã trở thành sự thật, kì thi
đại học năm nay em đỗ vào khoa Điện – Điện tử của
trường ĐHSPKT Thủ Đức.
Với tinh thần ham học hỏi,
lạc quan, say mê thích khám phá, Nam tâm sự: “em rất
thích sửa chữa máy móc, điện và điện tử là ngành em
yêu thích nhất, em có thú vui giải trí là thường tìm
trong đôi gánh mua ve chai của mẹ những đồ phế liệu,
nào là Radio, tivi hư người ta không thể sử dụng được
bán rẻ cho ve chai em đem ra sửa chữa và tập lắp ráp”,
với bàn tay khéo léo của Na, kỳ lạ thay chỉ vài ngày
sau, những chiếc radio hoặc tivi hư, củ kỷ đó được
Nam phục hồi chức năng, máy hoạt động trở lại
bình thường trong niềm vui chung của cả nhà.
Đến thăm em trong tâm trạng khá
mãn nguyện của người thầy, tôi hỏi ước mơ của em
lúc này là gì? đôi mắt chợt lóe sáng như đang cười
và nói: “Em ước mơ sau này mình là kĩ sư điện
tử, học xong đại học ra trường có chỗ làm ổn định,
em sẽ dành tiền mua đất cất nhà cho ba mẹ, lo cho các
em học hành tới nơi tới chốn, ở Thủ Đức em mong muốn
tìm được một việc làm ngoài giờ học để phụ với
ba mẹ em trang trãi cho cuộc sống…” đó cũng là tấm
lòng của người con hiếu thảo, người anh cả đầy
trách nhiệm biết thương yêu các em của mình thật đáng
trân trọng.
Cuộc sống của gia đình Nam hiện
nay rất chật vật, 5 năm học đại học của em không
phải là thời gian ngắn, ước mơ về tương lai của em
có thành hiện thực hay không, tất cả đang còn ở phía
trước
Từ giã gia đình Nam khi cơn
mưa chiều sắp đến, trong sự quyến luyến giữa phụ
huynh và cô giáo cũ, ngoài sân mấy con chuồn chuồn ớt
màu đỏ tím bay lượn lờ rãi rác, như đến chia vui cùng
với bạn Lê Nam, có mùi hương gì thơm lựng đâu đây,
thì ra đó là mùi bắp nổ trộn với gừng ngào đường,
món quà đặc sản của trẻ con miền Đông Nam Bộ vùng
quê, đang hòa quyện bay trong hơi gió.
Trên đường về tôi vẫn nhớ
hoài ngôi nhà không cửa của gia đình em, tuy đơn sơ
nhưng ấm cúng bởi tình đất, tình người, cảm giác có
gì cay cay nơi sóng mũi khi nghĩ rằng từ đây, đôi
chân chịu khó của chị Kim và anh Mai phải đi bộ
nhiều hơn, xa hơn trên những con đường quê để tìm mua
ve chai, phế liệu, chắt chiu những đồng tiền lời nhỏ
nhoi mà trong sạch, cho em ăn học thành người hữu ích
cho gia đình và xã hội mai sau.
Chiến
tranh đã chìm sâu trong quá khứ, cái cần của lúc này là
mọi người hãy chung tay vì cộng đồng, vì tương lai của
các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Khi tôi viết những
dòng chữ này thì em đang ngồi trên giảng đường Đại
học, bỏ lại sau lưng một tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả
đi tìm con chữ, tìm sự sống trong những ruộng bắp, rẫy
điều để kiếm ít tiền phụ mẹ mua gạo nuôi em.
Vườn điều năm xưa đã cùng mẹ
ầu ơ ru cho em giấc ngủ tuổi thơ, đã ươm mầm cho em
những ước mơ bay cao và bay xa, giờ đây trong chính căn
nhà nhỏ trong vườn điều này, ước mơ của em đã trở
thành sự thật: Tân khoa trong vườn điều của ba mẹ và
của thầy cô, hãy cố gắng tiếp tục vượt khó
nữanhé, để em sớm hoàn thiện đứng lên bằng đôi
chân và trí tuệ của chính mình, thành công sẽ đến rất
gần hoặc rất xa tùy thuộc vào sự cố gắng học tập
của em lúc này, một tương lai sáng lạn đang chờ đợi
em phía trước. Mùa tựu trường năm nay cô chưa vội may
áo dài mới, dành tiền sắm sửa những đồ dùng cần
thiết để cho em kịp đi học xa, cô sẽ đứng bên lề
cuộc đời này kéo em đứng lên khi em vấp ngã, sẽ mĩm
cười rạng rỡ với em khi em thành đạt và xem như đó
là sự thành đạt của chính mình, Nam là niềm tự
hào của cô, là tấm gương vượt khó, hiếu học, có sự
phấn đấu đáng kể vượt qua hoàn cảnh vươn lên để
đi đến thành công, em thật sự là tấm gương sáng, xứng
đáng cho các thế hệ đàn em noi gương, hôm nay tuy có vất
vả nhưng đó sẽ là hoài niệm đẹp của em sau này.
******
Bài dự thi tôi đã gửi, trong
lòng tôi vươn lên một mầm xanh hy vọng em sẽ nhận
được học bổng của chương trình. Thời gian này
tôi thường xuyên mở hộp thư xem bài dự thi của quí đồng
nghiệp, khắp 19 tỉnh thành các tình ở miền Đông
Nam Bộ, từ Bà Rịa Vũng Tàu đến tận mũi Cà
Mau, bài dự thi gửi về rất nhiều, bài
viết ở mỗi vùng miền có những sắc thái khác
nhau, tôi rất xúc động khi đọc những bài viết
kể chuyện học sinh của mình ở vùng sông nước, vùng
đồi khô, vùng phố thị,vì hoàn cảnh các em phải vất
vả, có em mồ côi cả cha lẫn mẹ, có em cha
mất, mẹ bệnh tâm thần nhưng vẫn cố gắng hoc
giỏi, tất cả đều toát lên tinh thần vượt khó,
hiếu học rất dễ thương, dễ mến.
Tôi tâm niệm rằng, thượng đế
rất thương nhân loại, cuộc đời con người lúc vầy
lúc khác, như nước lớn rồi lại nước ròng của
một dòng dòng sông, hết cơn bỉ cực đến ngày thái
lai,khó khăn trước mắt là động lực để vươn
lên, để khẳng định mình trong cuộc sống.
Lúc bấy giờ gia đình ba mẹ
Nam đã sắp xếp việc ăn, học cho em ở thành phố,
nhiều ngày chờ đợi và hy vọng trong mòn mõi, công
việc của một nhà giáo rất bận rộn, tôi quên hẳn
công việc giao lưu, quên hẳn đọc bài viết của đồng
nghiệp dự thi mỗi ngày.
Khoảng một tháng sau, một hôm
tôi tình cờ mở Email, nhận được một bức thư
lạ, thư gửi đã hai ngày, người gửi từ Ban tổ
chức của chương trình,nội dung báo cho tôi biết qua
bài dự thi: Tân khoa trong vườn đều, nhân vật chính của
tôi trong câu chuyện được ban tổ chức cấp học bổng
của chương trình, em còn có cơ hội được đi tham
quan giao lưu văn hóa - lịch sử - giáo dục tại Nhật
Bản, thông báo em chuẩn bị làm passport
sẵn, trong trường hợp em được chọn sẽ không mất
thời gian để chuẩn bị, chưa bao giờ tôi vui mừng như
thế, niềm vui quá bất ngờ, tôi mơ ước Nam được
di tham quan nơi này nơi khác để được hiểu biết, mở
rộng tầm nhìn trong cuộc sống, ngày hôm sau tôi gọi
em về quê làm passport, lúc ấy em đang thi học kì, nếu
về quê làm passport nộp cho ban tổ chức, đúng theo
ngày giờ qiu định, em phải bỏ thi nhiều
môn học, sinh viên bỏ thi sẽ phải nộp tiền
thi lại tín chỉ, rất vất vả, thế là em từ chối, cơ
hội chuyến đi Nhật bản đến gần trong gang tấc em
đành bỏ, tập trung thi học kì cho trọn vẹn,tôi
buồn và tiếc cho em, ngược lại Nam an ủi tôi
rất nhiều, hứa rằng em sẽ cố gắng học thật
giỏi, sau này sẽ có nhiều dịp ra nước ngoài vì tuổi
em còn trẻ, tương lai em còn dài, đó là lý do, thực
ra tôi biết tính của em không ỉ lại, lúc này vừa
đi học, vừa có họp đồng đi làm thêm sau giờ học để
trang trãi cho cuộc sống hiện tai, nghe em nói tôi càng
quí em nhiều hơn, em thật sự là môt tấm gương hiếu
học, vượt khó đáng khen.
Tình hình lúc ấy khắp 19 tỉnh
thành miền Đông Nam Bộ có 776 bài dự thi, ban tổ chức
chọn, cấp học bổng cho 160 học sinh, trong đó có em
Nam, niềm vui nối tiếp niềm vui, vài ngày sau tôi
tiếp tục nhận được Email, cô trò tôi được ban
tổ chức mời đến nhà hát lớn thành phố Hồ Chí
Minh, dự lễ phát thưởng của hội thi viết Đuốc
sáng Đông Du lần thứ Nhất, Nam được lãnh học
bổng, một ngày cô trò tôi đi dự lễ ở thành
phố Hồ Chí Minh thật đáng nhớ.
******
Hôm nay nhân vật trong bài
viết của tôi, người danh dự được lãnh học bổng của
chương trình đuốc sáng Đông Du lần thứ Nhất bây
giờ đã tốt nghiệp Đại học, là kĩ sư trong một
công ty ngành điện tử lớn ở thành phố Hồ Chí
Minh, hiện nay em đã có thu nhập khá tốt, nối
tiếp nghĩa vụ của người anh cả và truyền thống
hiếu học trong gia đình, em đang phụ với ba
mẹ, lo cho hai đứa em là Sơn và
Hà đang học đại học ở thành phốHồ Chí Minh, còn
Quốc thì đã mất sau một tai nạn giao thông, thương
người em xấu số của mình, Nam đã biết nối
tiếp tình thương và tấm lòng nhân ái của các
nhà hảo tâm đã giúp đỡ em từ dạo ấy, Nam
kể cho tôi nghe thỉnh thoảng emcó đến thăm nơi nuôi
trẻ mổ côi, biết san sẽ tình thương của mình
với những trẻ em bất hạnh, điều quan trọng hơn
nữa, những nhân tố giúp em có được ngày hôm
nay, ngoài gia đình và ba mẹ, thầy cô, là nhờ
các nhà hảo tâm, các vị mạnh thường quân đã
hỗ trợ cho em học bổng, đó là nguồn
động viên lớn tạo điều kiện cho Nam tiếp bước
đến trường, thành đạt, tỏa sáng như ngày hôm
nay.
Sắp đến ngày nhà giáo Việt
Nam 20-11, có vài thầy cô muốn tôi kể lại
cho học sinh bây giờ nghe câu chuyện của học sinh
hiếu học, vươn lên trong học tập của một học trò
cũ, như đó là tấm gương đẹp để các em học
tập, biết vươt khó để đi lên bằng đôi chân
và trí tuệ của chính mình, và tôi đã viết…
Ngày 20/11/2016
Lê Thu Cúc
nanghongedu@gmail.com
No comments:
Post a Comment