VỀ VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC THƠ LỤC BÁT
Nguyên Lạc
Trong Facebook của nhóm Diartlogue - văn đàm có đăng bài viết “Lục Bát: Của Ta Hay Của Tàu”, tác giả Đỗ Quý Dân cùng lời mời tranh biện. Thấy tầm quan trọng của vấn đề nguồn gốc này, tôi
xin ghi ra đây
nguyên văn bài viết của ông Đỗ Quý Dân cùng lời phản biện của tôi.
Sau đây là nguyên văn bài viết của ông Đỗ:
LỤC BÁT: CỦA TA HAY CỦA TÀU?[*]
Từ trước đến nay nhiều người cho rằng thể thơ lục bát
là do người Việt chúng
ta đặt ra. Tuy nhiên,
thể lục bát
đã được sử dụng trong kinh, truyện, và
sử của Trung Quốc (Kinh Dịch, sách
Trung Dung và Tống Sử). Vậy phải
chăng chúng
ta đã mượn lục bát
từ người Tàu?
Phần diễn giảng hào lục tam của quẻ Khôn trong Kinh Dịch có hai câu như sau:
“Lục
tam, hàm chương khả
trinh
Hoặc tòng
vương sự, vô
thành, hữu chung.”
Đúng là lục bát. Từ số chữ đến cách gieo vần.
Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:
“Phù
thủy, nhất thước chi đa
Cập kỳ bất trắc, ngoan đà
giao long.”
Rõ ràng là lục bát. Có khác chăng là lời thơ bằng Hán tự.
Còn sách Tống Sử có hai câu:
“Đế sĩ
Sái Xác hữu công,
Sử
chi tòng tự
Triết tông miếu đình...”
Cũng lại lục bát. Trước khi nên thơ văn của Việt Nam được phát triển.
Khi nhắc đến vấn đề này, cụ Ngô Tất Tố mượn nhân vật “Cụ bảng”, thầy dạy học của Đào
Vân Hạc trong “Lều chõng”,
để bàn như sau:
“ Cũng vì có mấy câu đó cho nên từ xưa đến nay đã có nhiều người cho rằng: lối văn trên
sáu dưới tám
của ta gốc ở kinh,
truyện và sử mà ra. Nhưng theo ý ta,
thì nói như vậy có
lẽ cũng quá
khiên cưỡng. Trời đã
sinh ra mỗi nước có
một thứ tiếng, thì
tất nhiên
mỗi nước cũng phải có
một điệu hát.
Nếu bảo điệu hát
lục bát
gốc ở kinh, truyện và
sử, thì
sao ở Tầu lại không
có cái thể văn ấy? Tuy vậy, các
cụ đời trước nói
thế, bây
giờ mình
cũng hãy hay rằng thế, để rồi
kê
cứu dần dần, không
nên vội vàng
bài bác.” – trích “Lều Chõng” của
Ngô
Tất Tố
Không biết đúng sai thế nào, tôi chỉ biết người Việt chúng ta tự ái rất cao, tìm đủ mọi
lý
lẽ để chứng minh mình
không lệ thuộc Tàu,
nhưng cái mà chúng ta hay gọi là
“chứng minh” chỉ là
những ý
kiến hết sức chủ quan, không
dựa trên
căn bản biện chứng vững chắc. Người Nhật
cũng mượn nhiều từ văn hóa Trung Quốc, nhưng họ không phủ nhận điều đó mà chỉ đem mấy cái đã “mượn” kia làm cho hoàn hảo hơn rồi lấy đó làm tự hào. Sao người Việt chúng ta không làm được như người Nhật nhỉ? Cứ nhận là
lục bát
gốc ở Tàu,
nhưng người Việt chúng
ta đã biến nó
thành thể thơ riêng,
đặc biệt của mình
đi, có làm sao đâu?
Chỉ sợ cái tự ái rất Việt Nam sẽ ngăn cản chúng ta làm chuyện đó.
Đỗ Quý Dân
NHỮNG LỜI PHẢN BIỆN
Tôi sẽ lần lượt phản biện về câu “thơ” trong Kinh Dịch cùng 2 câu trong Trung Dung và Tống sử mà ông Đỗ cho là lục bát, cùng vài điểm nhỏ về “tự ái” dân tộc.
1. Về Kinh Dịch
Vì trong bài viết của Đỗ Quý Dân có
liên hệ đến Quẻ Dịch - hào Lục tam - nên tôi ghi ra đây sơ
lược vài hàng về Dịch:
Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung quốc, sau Kinh Thi
và
Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó
(tức bát
quái) thì có thể sớm hơn, vào
cuối đời Ân,
khoảng 1.200 năm trước Tây
Lịch.
Nó không do một người viết, mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán.
Vì nó được “tập đại thành” có hệ thống và giảng giải sơ khởi bởi Chu Văn Vương, và được giải thích rõ thêm bởi con ông là Chu Công nên thường được gọi là Chu Dịch. (Cũng có nhiều nguồn khả tín cho biết
Dịch phát xuất từ nước nông nghiệp: Lạc Việt nên còn được gọi là
Việt Dịch).
Điều kỳ dị nhất của Dịch là nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền ____ tượng trưng cho dương, một vạch đứt __
__ tượng trưng cho âm. Hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành
ra tám hình bát quái, rồi tám
hình bát quái này lại chồng lẫn lên
nhau thành sáu mươi bốn hình
mới: Lục thập tứ quái:
64 quẻ.
Sáu mươi bốn quẻ mới này gọi là trùng quái (quẻ trùng) để phân biệt với tám quẻ nguyên thủy gọi là đơn quái (quẻ đơn).
Mỗi quê trùng có 6 vạch - gọi là hào - thứ tự từ dưới lên trên là: Sơ, nhi, tam,
tứ, ngủ và
thượng. Gọi là
thượng mà
không gọi là
lục vì
trong Kinh Dịch Lục (6) là
Âm: (vạch đứt: _ _ ), Cửu
(9) là Dương: (vạch liền: ___
). Riêng đặc biệt 2 quẻ Thuần Càn và Thuần Khôn có thêm hào 7 gọi là dụng
Thí dụ: Thượng lục là hào 6 âm, Thượng cửu là hào 6 dương, Cửu ngủ là hào 5 dương v.v ...
[Trích QUẺ DỊCH, CÁCH LẬP VÀ GIẢI ĐOÁN - Nguyên Lạc ] [*]
Trong bài, Đỗ Quý Quân nói hào “lục tam” nghĩa là hào 3 âm của quẻ Khôn/ Thuần Khôn
Thử xét quẻ trùng này:
QUẺ
THUẦN KHÔN
Quẻ Thuần Khôn
là quẻ thứ 2 trong 64 quẻ Dịch,
nó gồm 6 vạch âm: (vạch đứt: _ _ ). Hào từ của quẻ Khôn (có thêm hào dụng như đã nói) từ dưới lên trên, kể cả lời Kinh là:
7. DỤNG LỤC: Lợi vĩnh trinh.
6. LỤC THƯỢNG: Long chiến vu dã, kỳ
huyết huyền hoàng.
5. LỤC NGŨ: hoàng thường, nguyên
cát.
4. LỤC TỨ: quát nang, vô cữu, vô dự.
3. LỤC TAM: hàm chương khả
trinh, hoặc tòng vương
sự, vô thành hữu chung.
2. LỤC NHỊ: trực phương đại, bất tập vô bất lợi.
1. SƠ LỤC: Lý sương, kiên băng chí.
(Hào từ của quẻ Khôn từ dưới lên trên)
Hào Lục Tam mà Đỗ Quý Quân liên hệ
là hào 3 âm.
Sau đây là lời hào
Lục Tam - Hào 3 Âm - qua các lời giải:
六三:含章可真,或從王事,無成有終.
Lục Tam:
Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.
Dịch nghĩa:
- Hào Sáu Ba:
Ngậm
văn vẻ, có thể
chính; hoặc theo đuổi việc nhà vua,
không cậy công?
Thì được tốt lành về sau. - Lời giải của Ngô
Tất Tố:
- Hào 3, âm:
Ngậm chứa (đừng để lộ ra) đức tốt mà
giữ vững được, có khi theo người trên mà làm việc nước, đừng chiếm
lấy sự thành công thì sau cùng sẽ có kết quả - Lời giải của Nguyễn Hiến Lê
Lời hào lục tam là "Hàm chương khả trinh; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung" viết liền và chỉ có 12 âm tiết. Ông Đỗ Quý Dân đã không lương thiện khi ghép thêm tên hào LỤC TAM vào 12 âm tiết của nội dung HÀO, cho đủ 14 âm tiết theo cách “mập mờ đánh lận con đen”, rồi viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”, và gọi đó là THƠ LỤC BÁT:
“Lục tam, hàm chương khả trinh
Hoặc tòng vương sự, vô thành, hữu chung.”
(Đỗ Quý Dân)
Rõ ràng có sự "nhập nhằng", có
ý đồ ở đây!
2. Về hai câu thơ Trung Dung và Tống Sử
Trong sách truyện (Trung Dung) có hai câu:
“Phù thủy, nhất thước chi đa
Cập kỳ bất trắc, ngoan đà giao long.”
Sách Tống Sử có hai câu:
“Đế
sĩ Sái Xác hữu công,
Sử chi tòng tự Triết tông miếu
đình...”
Đúng là các câu lục bát âm Hán Việt dẫn trên đều là có đủ 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng. Nhưng ông Đỗ nên nhớ rằng tiếng Tàu chỉ có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh. Hán Việt là đọc chữ Hán theo âm Việt chứ âm Tàu đâu phải vậy.
[Mời các bạn
đọc thêm phần
thanh điệu ở phụ
chú dưới của Thiếu
Khanh và nhà giáo, nhà thơ La Thụy] [*]
Theo riêng tôi, đây là cách các cụ đồ nho Việt Nam hồi trước dùng thể lục bát để diễn giải Trung Dung (của
Khổng Tử) và Tống Sử cho các môn sinh hoặc người sau dễ dàng hiểu mà thôi.
3.Về sự tự ái của người Việt
Ông Đỗ Quý Dân nói:
“Không
biết đúng
sai thế nào,
tôi chỉ biết người Việt chúng ta
tự ái rất cao, tìm đủ
mọi lý lẽ để chứng minh mình
không lệ thuộc Tàu,
nhưng cái mà chúng ta hay gọi là “chứng minh” chỉ là những
ý kiến hết sức chủ quan, không dựa trên căn bản
biện chứng vững chắc. Người Nhật cũng mượn nhiều từ văn hóa
Trung Quốc, nhưng họ không phủ nhận điều đó mà chỉ
đem mấy cái đã “mượn”
kia làm cho hoàn hảo hơn rồi lấy đó làm
tự hào.
Sao người Việt chúng ta
không làm được như người Nhật nhỉ?...”
Tôi có thêm ý kiến ngắn về điều này:
-- Có chút tương đối “tích cực” trong ý nghĩ này, nhưng ông Đỗ nên nhớ:
- Nếu không có tự ái dân tộc thì không có lòng yêu nước. Tuy nhiên phải suy nghĩ cho tận tường về lòng tự ái của mình, điều nào nên, điều nào không nên, nên tránh. Tự ái chủ quan mù quáng sẽ chặn bước tiến của dân tộc. Cái hay, cái đẹp là của chung nhân loại khi được công bố; và nước nào cũng có, chậm mau tùy điều kiện. Con người cao hơn con vật là ở tính "Kế thừa". Dại gì để mất thời gian, có khi cả đời để phát minh, phát kiến cái mà người xưa đã?
- May mắn cho nước Nhật là có được minh quân Minh Trị Thiên Hoàng và Yukichi Fukuzawa [***] đưa đến công cuộc Duy tân, canh tân đất nước trong một thời gian ngắn chỉ hơn 50 năm, biến nước Nhật thành cường quốc. Nhật không chỉ “Thoát Trung”, mà còn vượt hơn cả Trung nhờ học hỏi Hà Lan/ Tây phương. Giả dụ nếu không thoát Trung, biển đảo của Nhật chắc cũng giống như của Việt Nam bây giờ thôi.
LỜI KẾT
Thật lòng nói, bài viết của ông Đỗ tôi không cần phải bỏ nhiều thời gian phản biện như vầy, vì nó “bình thường” lắm; tôi không dám nói “ấu trỉ” như các bạn tôi vì sợ ông buồn. Tuy nhiên, như người Mỹ nói: ONCE AND FOR ALL: Trả lời một lần những ai cứ cho rằng mọi điều của Việt Nam đều từ Tàu; giống như một số người cố tình “moi móc” để cho truyện Kiều/ Đoạn Trường Tân Thanh là từ Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu.
Trân trọng và mong các bạn góp thêm ý kiến.
Mời đọc thêm Phụ Lục dưới.
Nguyên
Lạc
...................
[*] Đây là
FB của bài Đỗ
Quý Dân
[**]
Quẻ Dịch, Cách Lập
Và Giải Đoán - Nguyên Lạc
[***] Yukichi
Fukuzawa - Khuyến
Học
Fukuzawa
Yukichi là nhà tư tưởng
có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội
Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là "Voltaire của Nhật Bản", không chỉ vì tính triệt
để và tầm mức vựơt trội trong tư
tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của
mình là những người khai sáng
tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của
chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết
từ hơn một thế kỷ trước nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay
hết lòng
ngưỡng mộ.
@. Phụ Lục
Xin được ghi ra đây thêm những phản biện về bài viết của Đỗ Quý Dân:
I. Phản biện của Đỗ Phú:
Tác giả bài viết là ông Đỗ Quý Quân quá ấu trĩ. Ba cặp câu mà ông Quân nêu ra, xét về luật, vần thì đúng là 3 cặp thơ Lục bát, 3 cặp câu Lục Bát hay, khó có.
Tuy nhiên để gọi 1 cặp câu Lục Bát là 1 bài thơ thì chưa đủ. Hai câu thơ 7 chữ đối nhau cũng chỉ là 1 cặp đối chứ không phải là 1 bài thơ đường luật. 3 cặp câu ông Quân nêu ra bất quá chỉ là Tàu cú mà thôi.
Để gọi là một dòng thơ cần phải xét đến tính phổ quát của nó. Dọc theo từng thời kỳ phát triển của thơ ca, thể loại thơ đó, dòng thơ đó phải xuất hiện liên tục và không gián đoạn. Và điều tiên quyết là mọi nhà thơ của quốc gia, hoặc các nhà thơ sống tại lãnh thổ mà dòng thơ đó xuất hiện đều có sáng tác thơ theo thể loại này.
Thể thơ lục bát cũng
không ngoại lệ. Muốn nói nó là thể thơ của quốc gia nào, phải xét khía cạnh có bao nhiêu bài thơ được lưu truyền, bao nhiêu tác giả danh tiếng, bao nhiêu bài bất hủ mà đại chúng hầu hết đã từng nghe, từng đọc
Không thể vì 3 câu lục bát tìm được trong 3 quyển sách khác nhau mà kết luận xứ sở nào đó khai sinh ra dòng thơ này.
Nếu nói lục bát là của Trung Quốc. Câu hỏi là tại sao chỉ có 3 cặp câu?Tại sao trong vài ngàn năm người Trung Quốc không làm thơ lục bát nữa? Thể thơ này vì sao không được lưu truyền? Nếu nó chết thì tại sao nó chết?
Nếu nó vẫn sống thì sao lại không thấy thơ?
Đỗ
Phú
II.
Phản biện của nhà giáo, nhà thơ La Thụy
A/ Xét việc KINH DỊCH dùng
thể thơ lục bát, cụ thể là Quẻ Thuần Khôn theo như ông Đỗ Quý Dân nêu.
Ta thấy:
* HÀO TỪ của QUẺ THUẦN
KHÔN gồm có:
1/ SƠ LỤC: Lý sương, kiên băng chí. (5 âm tiết)
2/ LỤC NHỊ: trực phương
đại, bất tập vô bất lợi. (8 âm tiết)
3/ LỤC TAM: hàm chương
khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.
(Chỉ
có 12 âm tiết trong 3 cụm từ - mỗi cụm từ có 4 âm tiết)
4/ LỤC TỨ: quát nang, vô
cữu, vô dự. (6 âm tiết)
5/ LỤC NGŨ: hoàng
thường, nguyên cát. (4 âm tiết)
6/ LỤC THƯỢNG: Long chiến
vu dã, kỳ huyết huyền hoàng. (8 âm tiết)
7/ DỤNG LỤC: Lợi vĩnh
trinh. (3 âm tiết)
Trong quẻ thuần khôn của
Kinh Dịch từ SƠ LỤC cho đến DỤNG LỤC hoàn toàn không thấy thể lục bát như THƠ LỤC
BÁT Việt Nam “trên 6 dưới 8” gồm 14 âm tiết.
- Trong đó, HÀO LỤC TAM viết
liền (không viết xuống dòng kiểu “trên 6, dưới 8”), chỉ có 12 âm tiết. Ông Đỗ
Quý Dân đã có dụng ý riêng khi ghép thêm tên hào LỤC TAM vào 12 âm tiết của nội
dung HÀO, biến hóa cho đủ 14 âm tiết, ông ấy lại viết xuống dòng kiểu “trên 6,
dưới 8”, rồi gọi đó là THƠ LỤC BÁT:
(“Lục
tam, hàm chương khả trinh
Hoặc
tòng vương sự, vô thành, hữu chung.”
Theo Đỗ Quý Dân)
Theo Đỗ Quý Dân)
Mà LỤC BÁT kiểu ông Đỗ Quý Dân
không đúng LUẬT THANH, chữ thứ tư phải là thanh trắc (trong khi CHƯƠNG trong
‘hàm chương’ lại mang thanh bằng). Không giống như thơ của Tàu nói riêng, thơ
thế giới nói chung - chỉ gieo vần chân (cước vận), thơ lục bát và thơ song thất
lục bát Việt Nam ngoài việc gieo vần chân, còn có thêm vần lưng (yêu vận) nữa,
mà thơ Tàu thì hàng nghìn năm vẫn chỉ gieo vần chân mà thôi…
B/ Xét việc SÁCH TRUYỆN
TRUNG DUNG và việc SÁCH TỐNG SỬ dùng thể thơ lục bát như ông Đỗ Quý Dân nêu:
Trong sách truyện (Trung
Dung) có hai câu:
“Phù thủy, nhất thước chi
đa
Cập kỳ bất trắc, ngoan đà
giao long.”
Sách Tống Sử có hai câu:
“Đế
sĩ Sái Xác hữu công,
Sử
chi tòng tự Triết tông miếu đình...”
(Theo Đỗ Quý Dân)
Cái
gọi là sách truyện Trung Dung, sách Tống Sử này, ta nên xem thử ai là tác
giả? Theo tôi, chỉ có thể là các nhà Nho Việt Nam hồi trước hứng khởi dùng thể
lục bát để diễn giải Trung Dung (của Khổng Tử) và Tống Sử khi xem mà thôi. Nếu có điều kiện, chúng ta nên xem lại Trung Dung và Tống Sử (văn bản
được xem là chính quy) sẽ tường tận hơn các bản do ông Đỗ Quý Dân nêu mà
không nói rõ tên tác giả.
*
Mấy ông đồ nho cũng đã từng
dùng thể lục bát để nêu cách viết chữ ĐỨC 德 đó mà:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên, tứ dưới, nhất
đè chữ tâm
Chữ
Đức:
Bên trái có bộ xích (ở đây
có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm
Bên trên có chữ thập: 十
Dưới chữ十 là chữ Tứ: 四
Dưới nữa là chữ Nhất: 一
Dưới cùng là chữ Tâm: 心
*
Tiếng Tàu chỉ có 4 thanh
điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh. Trong khi âm Hán-Việt xét về hình thức (theo ngữ pháp thông dụng) có
6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng. Phiên thiết
Hán-Việt về thanh điệu thì 6 thanh điệu đó tương ứng với:
1/ Phù bình thanh – không
dấu
2/ Phù khứ thanh –dấu sắc
3/ Phù thượng thanh – dấu
ngã
4/ Trầm bình thanh – dấu
huyền
5/ Trầm thượng thanh – dấu
hỏi
6/ Trầm nhập thanh – dấu nặng
Theo ông Lê Ngọc Trụ và một
số nhà làm từ điển khác, chia làm 8 thanh bậc: phù bình, trầm bình, phù thượng,
trầm thượng, phù khứ, trầm khứ, phù nhập, trầm nhập
* Thanh bình: Có hai bậc,
phù và trầm.
- Thanh bình bậc phù (phù
bình hay âm bình) là những tiếng không dấu, tức thanh ngang. Ví dụ: vui, hương.
- Thanh bình bậc trầm (trầm
bình hay dương bình) là những tiếng có dấu huyền. Ví dụ: đà, điền, thần.
Điều cần chú ý là các chữ
thanh ngang bắt đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v đều thuộc "trầm bình"
("hạ bình") trong cách áp dụng phiên thiết (Lê Ngọc Trụ) như: minh,
nhân, vân, nếu không sẽ sai về bậc thanh. Điều này rất ít tác giả nhấn mạnh.
* Thanh thượng: Có hai bậc,
phù và trầm.
- Thanh thượng bậc phù
(phù thượng) là những tiếng có dấu hỏi. Ví dụ: bả, hải, trảm.
- Thanh thượng bậc trầm
(trầm thượng) là những tiếng có dấu ngã. Ví dụ: mẫu, nữ, ngữ.
* Thanh khứ:
- Thanh khứ bậc phù (phù
khứ) là những tiếng có dấu sắc. Ví dụ: đấu, phóng, tiến.
-Thanh khứ bậc trầm (trầm
khứ) là những tiếng có dấu nặng. Ví dụ: đại, tại, vọng.
* Thanh nhập:
- Thanh nhập bậc phù (phù
nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu sắc. Ví dụ: đáp,
thiết, trách, tróc.
- Thanh nhập bậc trầm (trầm
nhập) là những tiếng có phụ âm cuối là p, t, ch, c và có dấu nặng. Ví dụ: đạp,
diệt, thạch, trạc.
Tiếng Quan thoại có 1280
âm trong khi tiếng Việt có từ khoảng 4500 đến 4800 âm đọc, tùy theo phương ngữ,
và 6200 âm viết trong quốc ngữ. Thơ Tàu không gieo vần lưng (yêu vận).Thanh điệu
của ngữ âm Tàu chỉ có 4 thanh bậc không được phong phú 8 thanh bậc như ngữ âm
Việt Nam.
Rõ ràng các câu lục bát
Tàu trên do ông Đỗ Quý Dân nêu, đều mang âm Hán Việt có đủ 8 thanh bậc… Nên, Khổng
Tử không thể ghi dạng lục bát đủ 8 thanh bậc trong khi san định Kinh Dịch và
khi viết Trung Dung. Tương tự, sách Tống Sử cũng thế.
C/
Xét việc học giả Ngô Tất Tố được ông Đào Quý Dân nêu:
“Khi nhắc đến vấn đề này,
cụ Ngô Tất Tố mượn nhân vật ‘Cụ bảng’, thầy dạy học của Đào Vân Hạc trong ‘Lều
chõng’, để bàn như sau:
“Cũng
vì có mấy câu đó cho nên từ xưa đến nay đã có nhiều người cho rằng: lối văn
trên sáu dưới tám của ta gốc ở kinh, truyện và sử mà ra. Nhưng theo ý ta, thì
nói như vậy có lẽ cũng quá khiên cưỡng. Trời đã sinh ra mỗi nước có một thứ tiếng,
thì tất nhiên mỗi nước cũng phải có một điệu hát. Nếu bảo điệu hát lục bát gốc ở
kinh, truyện và sử, thì sao ở Tầu lại không có cái thể văn ấy? Tuy vậy, các cụ
đời trước nói thế, bây giờ mình cũng hãy hay rằng thế, để rồi kê cứu dần dần,
không nên vội vàng bài bác.” – trích ‘Lều Chõng’ của Ngô Tất Tố”
Trong trích đoạn mà ông Đỗ
Quý Dân nêu ở trên, thì cụ Ngô Tất Tố cũng đặt câu hỏi nghi ngờ đó mà...
*
Tôi đồng ý với anh Đỗ Phú:
“3 cặp câu lục bát tìm được
trong 3 quyển sách khác nhau mà kết luận xứ sở nào đó khai sinh ra dòng thơ
này.
Nếu nói lục bát là của TQ.
Câu hỏi là tại sao chỉ có 3 cặp câu? Tại sao trong vài ngàn năm người TQ không
làm thơ lục bát nữa? Thể thơ này vì sao không được lưu truyền? Nếu nó chết thì
tại sao nó chết? Nếu nó vẫn sống thì sao lại không thấy thơ.”
La Thụy
*
III. Thêm về vụ "thanh điệu".
Mời các bạn đọc trích đoạn từ bài viết của Thiếu Khanh:
Một học giả rất nổi tiếng
của Trung quốc hiện đại là “Quý Tiễn Lâm (季羡林 Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)” vân vân, viết rằng “chữ viết của người Việt Nam sau khi được La tinh
hóa, đầu đội mũ, chân đi giầy, rất nực cười,” (越 南 文 字 拼 音 化 之 后,头戴帽子,脚穿鞋子,很滑稽. [Việt Nam văn tự bính âm hóa chi hậu, đầu đái mạo tử, cước xuyên hài tử, ngận hoạt kê] )
Ts Nguyễn Hải Hoành nhận thấy cái ông “đại sư” “quốc bảo” của Tàu nói năng hồ đồ và chứng tỏ chẳng biết gì cả về chữ quốc ngữ của người Việt. Dù vậy, hình tượng “đội mũ mang giầy” mà Quý Tiễn Lâm gán cho chữ quốc ngữ của chúng ta, cũng ngộ nghĩnh đó chớ. “Mũ” và “giầy” theo con mắt Quý Tiễn Lâm chính là các dấu phụ nguyên âm (diacritical marks). và dấu giọng (accent marks) chúng ta “gắn” vào chữ viết của mình.
"Đội mũ mang giầy: chuyện không đơn giản" Đây nhé:
-- Cái ông “siêu sao học thuật” (Học giới Thái đẩu) của Tàu này không hề... rê đuốc vào chân mình, chỉ nói lấy được. Trong bài viết dẫn trên, Ts Nguyễn Hải Hoành cho biết: “Tiếng phổ thông TQ có 4 thanh điệu, vì thế chữ Latin trong phương án Hán ngữ Pinyin do Nhà nước TQ ban hành sử dụng từ năm 1958 cũng phải
kèm theo 4 dấu giọng, ví dụ [lī], [lí], [lǐ], [lì], ngoài ra các phụ âm kép
như zh, ch, sh có thể viết tắt là ẑ, ĉ, ŝ. Như vậy chữ Hán ngữ Pinyin (Bính âm) (5)
cũng “đội mũ,” vì sao cụ Quý Tiễn Lâm lại chỉ chê chữ Quốc ngữ Việt Nam “rất nực
cười”?”
Ts Nguyễn Hải Hoành nhắc lại lời học giả Hồ Thích từ 100 năm trước “phán” về chữ quốc ngữ của người Việt: “Chữ viết Việt Nam hiện nay xem ra giống như
chữ Pháp bị nước mưa xối tan ra, giống như phiên bản Latin của chữ hình vuông, vừa không
thanh thoát cũng chẳng mỹ quan.” Hồ Thích cho rằng chữ quốc ngữ của người Việt Nam vừa không giống chữ Hán, không giống chữ Nôm (đã đành!) lại không giống chữ Pháp, mà cũng không giống cả chữ La tinh, “nghĩa là không đâu vào đâu, chẳng ra cái giống gì.” (6) . Lời phán ấy có lẽ khiến một số nhà nho Việt Nam thủ cựu bài bác chữ Quốc ngữ thời đó khoái lắm.
-- Xem ra các tay học phiệt Tàu không biết gì về chữ quốc ngữ của Việt
Nam, chỉ phán bừa vì họ rất hậm hực về việc Việt Nam “thoát Trung” thành công về mặt văn tự. Với thứ chữ
viết La tinh hóa này chỉ trong khoảng 60 - 70 năm
người Việt Nam đã hoàn toàn
thoát ra khỏi hệ thống văn tự Hán, điều mà người Nhật và người Hàn đã không làm được, dù họ cũng sáng tạo được văn tự riêng cho
mình.
-- Tiếng Việt có 6 thanh (Phù bình thanh – không dấu, Phù khứ thanh –dấu sắc, Phù thượng thanh – dấu ngã, Trầm bình thanh – dấu huyền, Trầm thượng
thanh – dấu hỏi, và Trầm nhập thanh – dấu nặng),
nên phải dùng 5 ký hiệu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng để phân biệt thanh điệu. Tiếng Trung
quốc (chỉ có 4 thanh: âm bình
thanh, dương bình thanh, thướng thanh, và khứ thanh) không có
thanh “trầm nhập” như tiếng Việt nên chữ “bính âm” (pinyin) của họ không mang dấu “nặng”, tức là họ có đội mũ mà không mang giầy, giống như anh chàng nhà quê đội mão mà không mang hia, hoặc như Táo quân mặc áo mà không mặc quần chớ gì mà cười tiếng Việt! [theo Thiếu Khanh]
Link:
No comments:
Post a Comment