Chu Vương Miện
Vĩ văn
"Vác Ngà Voi" là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thụy Long, xuất bản vào năm 1964, tôi có đọc qua vài lần, nhưng từ đó tới giờ trên 55 năm hầu như quên hết, nhân tiện mượn đầu đề tác phẩm truyện ngắn "Vác Ngà Voi" của anh Nguyễn Thụy Long để làm bài viết của mình, thực ra cái chuyện "Vác Ngà Voi" cũng chỉ bình thường ngang với "Gác Cu" hay "Thổi Tù Và Hàng Tổng" người làm công việc ruồi bu này được thiên hạ gọi là Ngu.
Cái sự Ngu này cách đây vài trăm năm , bây giờ thì lại cho là bình thường "vì là chuyện bắt buộc ?" ở bài này chúng tôi chỉ đề cập tới sự việc "Vác Ngà Voi" mà thôi, các chuyện khác sẽ bàn vào mọt dịp khác, thủa xa xưa thời phong kiến, các nước nhỏ "chư hầu" thì theo lệ cứ 3 năm thì phải cống nước lớn "Đại Quốc" một lần , nhưng cũng tùy nếu Trung Quốc bị thua trận như nhà Thanh thua Nhà Tây Sơn, thì chỉ đi sứ qua thăm qua loa chiếu lệ mà thôi, không có quà cáp chi cả, vì hai bên đều là quân ăn cướp đồng bọn giống nhau, nhà Thanh là dân thiểu số Tiên Ty chiếm nước Hán (nhà Minh) còn Tây Sơn thì ăn cướp nước của "Vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn" nên cá mè một lứa bỏ qua cho nhau hoặc thời nhà Mông Nguyên ba lần thua nhà Trần, nên xù không có cống phẩm chi cả.
Xin trở lại vấn đề là đi sứ và dâng cống phẩm, thời bị thua như thời nhà Mạc, thì ngoài vàng bạc châu báu, còn kèm theo thợ mộc 20 người, thợ nề 20 người, thợ chạm 20 người, hoặc cống phẩm như ngà voi, sừng tê, trầm hương, kỳ nam v..v..
Thì triều đình của vua Mạc Đăng Dung chả hạn, lệnh cho Bộ Lễ lo phẩm vật cống nhà Đại Minh, bộ Lễ bèn giao công việc này cho một vị quan chức vị là Thị Lang "ngang chức giám đốc thời bây giờ" lo liệu, vị này bèn ra thẳng Bắc Thành trình sự vụ cho Tổng Trấn Bắc Thành rõ, nơi đây bèn sai một vị quan ngang chức Chủ Sự và theo tờ ghi danh mục các thứ cống phẩm đính kèm và hai vị quan sai này lên thẳng tỉnh Lạng Sơn để thu gom "mua sắm" những vật dụng cần thiết, vì từ tỉnh Lạng Sơn đến Thị Trấn Đồng Đăng là 15 cây số, từ Đồng Đăng đến Ải Nam Quan (Mục Nam Quan) bây giờ là Ải Hữu Nghị Quan, chừng 3 cây số nữa, vị chi đoạn đường chỉ dài là 18 cây số, những thứ vật dụng này tương đối nhẹ, chỉ có cặp Ngà Voi là nặng, chừng 20 kilo mỗi chiếc, khi đoàn cống phẩm này đi qua địa phương nào (tức là xã nào quận nào) thì dân đinh địa phương đó phải khiêng cặp ngà voi và "cống phẩm", còn chánh sứ phó sứ đi tay không cũng đi kèm theo với 2 vị quan võ cấp nhỏ "quản, đội" để bảo vệ, đến biên giới hai tỉnh là Lạng Sơn và Vân Nam bên Tàu thì có Hữu Nghị Quan, bên ta có Ngưỡng Đức Đài, đồ cống phẩm của Việt Nam giao tận tay Tri Phủ Băng Tường là Phủ Biên Giới, nhận và ký tên vào danh sách cống phẩm là sứ thần Việt Nam xong nhiệm vụ, mọi thứ dịch vụ di chuyển phía Tàu lo, phái đoàn sứ thần đi và về chừng 3 năm. Thời nhà Đường thì cống phẩm khỏe hơn, thời Trung Đường vua Đường Minh Hoàng có bà phi là Dương Quí Phi chỉ thích ăn trái lệ chi tức "trái vải" thành ra vào mùa vải tháng 6 âm lịch hàng năm , nước Việt Nam chỉ cần cho xe bò kéo khoảng 10 cần xé Vải tới biên giới giao cho quan phủ sở tại là xong, và ngay lập tức Tàu cho đóng yên cương Thiên Lý Mã chạy cấp kỳ ngày đêm về kinh đô cho Bà Phi Dương Quý Phi và đức vua thưởng thức, thành ra cái công chuyện "Vác Ngà Voi" là chuyện công vụ, không có tính cách cá nhân? thành ra cái chuyện Khôn hay Ngu không nên đặt ra ở đây ?
Vĩ văn
"Vác Ngà Voi" là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thụy Long, xuất bản vào năm 1964, tôi có đọc qua vài lần, nhưng từ đó tới giờ trên 55 năm hầu như quên hết, nhân tiện mượn đầu đề tác phẩm truyện ngắn "Vác Ngà Voi" của anh Nguyễn Thụy Long để làm bài viết của mình, thực ra cái chuyện "Vác Ngà Voi" cũng chỉ bình thường ngang với "Gác Cu" hay "Thổi Tù Và Hàng Tổng" người làm công việc ruồi bu này được thiên hạ gọi là Ngu.
Cái sự Ngu này cách đây vài trăm năm , bây giờ thì lại cho là bình thường "vì là chuyện bắt buộc ?" ở bài này chúng tôi chỉ đề cập tới sự việc "Vác Ngà Voi" mà thôi, các chuyện khác sẽ bàn vào mọt dịp khác, thủa xa xưa thời phong kiến, các nước nhỏ "chư hầu" thì theo lệ cứ 3 năm thì phải cống nước lớn "Đại Quốc" một lần , nhưng cũng tùy nếu Trung Quốc bị thua trận như nhà Thanh thua Nhà Tây Sơn, thì chỉ đi sứ qua thăm qua loa chiếu lệ mà thôi, không có quà cáp chi cả, vì hai bên đều là quân ăn cướp đồng bọn giống nhau, nhà Thanh là dân thiểu số Tiên Ty chiếm nước Hán (nhà Minh) còn Tây Sơn thì ăn cướp nước của "Vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn" nên cá mè một lứa bỏ qua cho nhau hoặc thời nhà Mông Nguyên ba lần thua nhà Trần, nên xù không có cống phẩm chi cả.
Xin trở lại vấn đề là đi sứ và dâng cống phẩm, thời bị thua như thời nhà Mạc, thì ngoài vàng bạc châu báu, còn kèm theo thợ mộc 20 người, thợ nề 20 người, thợ chạm 20 người, hoặc cống phẩm như ngà voi, sừng tê, trầm hương, kỳ nam v..v..
Thì triều đình của vua Mạc Đăng Dung chả hạn, lệnh cho Bộ Lễ lo phẩm vật cống nhà Đại Minh, bộ Lễ bèn giao công việc này cho một vị quan chức vị là Thị Lang "ngang chức giám đốc thời bây giờ" lo liệu, vị này bèn ra thẳng Bắc Thành trình sự vụ cho Tổng Trấn Bắc Thành rõ, nơi đây bèn sai một vị quan ngang chức Chủ Sự và theo tờ ghi danh mục các thứ cống phẩm đính kèm và hai vị quan sai này lên thẳng tỉnh Lạng Sơn để thu gom "mua sắm" những vật dụng cần thiết, vì từ tỉnh Lạng Sơn đến Thị Trấn Đồng Đăng là 15 cây số, từ Đồng Đăng đến Ải Nam Quan (Mục Nam Quan) bây giờ là Ải Hữu Nghị Quan, chừng 3 cây số nữa, vị chi đoạn đường chỉ dài là 18 cây số, những thứ vật dụng này tương đối nhẹ, chỉ có cặp Ngà Voi là nặng, chừng 20 kilo mỗi chiếc, khi đoàn cống phẩm này đi qua địa phương nào (tức là xã nào quận nào) thì dân đinh địa phương đó phải khiêng cặp ngà voi và "cống phẩm", còn chánh sứ phó sứ đi tay không cũng đi kèm theo với 2 vị quan võ cấp nhỏ "quản, đội" để bảo vệ, đến biên giới hai tỉnh là Lạng Sơn và Vân Nam bên Tàu thì có Hữu Nghị Quan, bên ta có Ngưỡng Đức Đài, đồ cống phẩm của Việt Nam giao tận tay Tri Phủ Băng Tường là Phủ Biên Giới, nhận và ký tên vào danh sách cống phẩm là sứ thần Việt Nam xong nhiệm vụ, mọi thứ dịch vụ di chuyển phía Tàu lo, phái đoàn sứ thần đi và về chừng 3 năm. Thời nhà Đường thì cống phẩm khỏe hơn, thời Trung Đường vua Đường Minh Hoàng có bà phi là Dương Quí Phi chỉ thích ăn trái lệ chi tức "trái vải" thành ra vào mùa vải tháng 6 âm lịch hàng năm , nước Việt Nam chỉ cần cho xe bò kéo khoảng 10 cần xé Vải tới biên giới giao cho quan phủ sở tại là xong, và ngay lập tức Tàu cho đóng yên cương Thiên Lý Mã chạy cấp kỳ ngày đêm về kinh đô cho Bà Phi Dương Quý Phi và đức vua thưởng thức, thành ra cái công chuyện "Vác Ngà Voi" là chuyện công vụ, không có tính cách cá nhân? thành ra cái chuyện Khôn hay Ngu không nên đặt ra ở đây ?
*
CHIẾC NGÀ VOI
Hoàng Văn Phú & Chu Vương Miện
Vĩ văn
Thực ra câu chuyện kể sau đây là của anh Phùng Văn Hóa "bút danh là Hoàng Văn Phú, nguyên quán Tân Phú ngay đài phát tuyến chỗ Ngã Ba Ông Tạ, đi lính sau tôi, câu chuyện đã được đăng ở nguyệt san Tinh Thần năm 1964, câu chuyện thiếu mất một nhân vật là tôi, nên tôi viết lại và thêm cho đủ, đầu năm 1963 tôi ra trường và về đơn vị dd23tt, sư đoàn 23 bộ binh, tôi nguyên là cầu thủ tỉnh lẻ và ngoài công việc ban 3, tôi là đội viên của đội tuyển Sư Đoàn, nhưng chỉ là thứ cầu thủ dự bị, có cũng được mà không thì cũng chả sao?
Kỳ đó thì đoàn chúng tôi đi Pleiku tranh giải Quân Đoàn 2, đoàn chính là 11 người thêm 3 ngừơi dự bị. Sáng đó xe GMC chở chúng tôi ra phi trường Phùng Dực gần bộ chỉ huy Trung Đoàn 45 và Đài Phát Thanh Buôn Mê Thuột, vừa đến thì máy bay quân sự Mỹ cũng vừa hạ cánh, thầy trung sĩ Thông Vận Binh xì xà xì xồ với người sĩ quan trên máy bay, và đoàn cầu thủ chỉ đủ chỗ cho 13 người, tôi ở lại phi trường chờ chuyến bay sau, phi trường Phùng Dực là phi trường tỉnh lẻ, ngày ngày chỉ có một chuyến đến và đi rồi vắng tanh, và có vài chuyến bay quân sự qua đó chở các quân nhân vãng lai ngừng lại chừng 10 phút là lại cất cánh, phi trường trống trơn chỉ còn lại 3 người, tôi, một trung sĩ còn thuộc Trung Đoàn 44 và một thiếu úy Trung Đoàn 45, vị trung sĩ thì không có gì đặc biệt, chờ máy bay về Vũng Tàu đưa đám ma cha ruột, còn vị thiếu úy thì cũng không có gì đặc biệt, về Sài gòn để hỏi vợ. Khuôn mặt người nào người đó đều xạm đen cháy nắng, thiếu úy có khoác một cái ba lô nhẹ, trong ba lô không có gì ngoài chiếc Ngà Voi, chiếc Ngà Voi này là của con voi nhơ nhỡ, dài chừng 6 tấc, không trắng và mầu nâu nhạt, không ai quan tâm để ý gì đến cái Ngà Voi, mỗi lần máy bay quân sự Mỹ hạ cánh, thầy thông vận binh chạy trước, sau là ba chúng tôi, kỳ này gặp toàn chuyến bay về miền bắc như Đà Nẵng, Quảng Trị, không có máy bay về Nam, mỗi lần vác ba lô chạy vào thì Thiếu Úy bèn quăng ngay chiếc ba lô có chứa cái Ngà Voi xuống nền nhà, tôi buột miệng hỏi:
- Mang đi đâu cái của khốn này?
- Mang làm quà cho ông bố vợ tương lai
Đến ngày thứ ba, một chiếc xe Dodge chạy đến gọi trung sĩ Trung Đoàn 44 là có công điện từ Vũng Tàu gửi, nội dung là chờ lâu quá, đã chôn cất cha xong rồi? khỏi về. Thế là trung sĩ theo chiếc xe về luôn.
Sân phi trường chỉ còn lại tôi và thiếu úy với chiếc Ngà Voi, ngày hôm nay là ngày thứ ba để chờ, chừng nửa giờ sau thì có chuyến máy bay hạ cánh, một lúc sau thì được biết là máy bay đi Pleiku, tôi phấn hồ hởi mừng thầm trong lòng, một chập thì một đòan người từ trên máy bay bước xuống, vị thượng sĩ thủ quân vỗ vai tôi noi lớn: "Chú mày cũng về luôn một thể, đội mình thua rồi ?"
Ngay lúc đó thì vị thiếu úy chạy ngay vào nhà chờ khách, quăng chiếc ba lô có cái Ngà Voi xuống đất rồi gối đầu lên nhắm mắt ngủ.
Chu Vương Miện
Vĩ văn
Thực ra câu chuyện kể sau đây là của anh Phùng Văn Hóa "bút danh là Hoàng Văn Phú, nguyên quán Tân Phú ngay đài phát tuyến chỗ Ngã Ba Ông Tạ, đi lính sau tôi, câu chuyện đã được đăng ở nguyệt san Tinh Thần năm 1964, câu chuyện thiếu mất một nhân vật là tôi, nên tôi viết lại và thêm cho đủ, đầu năm 1963 tôi ra trường và về đơn vị dd23tt, sư đoàn 23 bộ binh, tôi nguyên là cầu thủ tỉnh lẻ và ngoài công việc ban 3, tôi là đội viên của đội tuyển Sư Đoàn, nhưng chỉ là thứ cầu thủ dự bị, có cũng được mà không thì cũng chả sao?
Kỳ đó thì đoàn chúng tôi đi Pleiku tranh giải Quân Đoàn 2, đoàn chính là 11 người thêm 3 ngừơi dự bị. Sáng đó xe GMC chở chúng tôi ra phi trường Phùng Dực gần bộ chỉ huy Trung Đoàn 45 và Đài Phát Thanh Buôn Mê Thuột, vừa đến thì máy bay quân sự Mỹ cũng vừa hạ cánh, thầy trung sĩ Thông Vận Binh xì xà xì xồ với người sĩ quan trên máy bay, và đoàn cầu thủ chỉ đủ chỗ cho 13 người, tôi ở lại phi trường chờ chuyến bay sau, phi trường Phùng Dực là phi trường tỉnh lẻ, ngày ngày chỉ có một chuyến đến và đi rồi vắng tanh, và có vài chuyến bay quân sự qua đó chở các quân nhân vãng lai ngừng lại chừng 10 phút là lại cất cánh, phi trường trống trơn chỉ còn lại 3 người, tôi, một trung sĩ còn thuộc Trung Đoàn 44 và một thiếu úy Trung Đoàn 45, vị trung sĩ thì không có gì đặc biệt, chờ máy bay về Vũng Tàu đưa đám ma cha ruột, còn vị thiếu úy thì cũng không có gì đặc biệt, về Sài gòn để hỏi vợ. Khuôn mặt người nào người đó đều xạm đen cháy nắng, thiếu úy có khoác một cái ba lô nhẹ, trong ba lô không có gì ngoài chiếc Ngà Voi, chiếc Ngà Voi này là của con voi nhơ nhỡ, dài chừng 6 tấc, không trắng và mầu nâu nhạt, không ai quan tâm để ý gì đến cái Ngà Voi, mỗi lần máy bay quân sự Mỹ hạ cánh, thầy thông vận binh chạy trước, sau là ba chúng tôi, kỳ này gặp toàn chuyến bay về miền bắc như Đà Nẵng, Quảng Trị, không có máy bay về Nam, mỗi lần vác ba lô chạy vào thì Thiếu Úy bèn quăng ngay chiếc ba lô có chứa cái Ngà Voi xuống nền nhà, tôi buột miệng hỏi:
- Mang đi đâu cái của khốn này?
- Mang làm quà cho ông bố vợ tương lai
Đến ngày thứ ba, một chiếc xe Dodge chạy đến gọi trung sĩ Trung Đoàn 44 là có công điện từ Vũng Tàu gửi, nội dung là chờ lâu quá, đã chôn cất cha xong rồi? khỏi về. Thế là trung sĩ theo chiếc xe về luôn.
Sân phi trường chỉ còn lại tôi và thiếu úy với chiếc Ngà Voi, ngày hôm nay là ngày thứ ba để chờ, chừng nửa giờ sau thì có chuyến máy bay hạ cánh, một lúc sau thì được biết là máy bay đi Pleiku, tôi phấn hồ hởi mừng thầm trong lòng, một chập thì một đòan người từ trên máy bay bước xuống, vị thượng sĩ thủ quân vỗ vai tôi noi lớn: "Chú mày cũng về luôn một thể, đội mình thua rồi ?"
Ngay lúc đó thì vị thiếu úy chạy ngay vào nhà chờ khách, quăng chiếc ba lô có cái Ngà Voi xuống đất rồi gối đầu lên nhắm mắt ngủ.
Chu Vương Miện
No comments:
Post a Comment