Nhà thơ Nguyên Lạc
VÀI Ý VỀ CHỮ DÙNG TRONG THƠ (9)
Tiếp nối theo loạt bài viết “Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ” (1) đã đăng trên các trang trong và ngoài nước [*] hôm
nay tôi sẽ tiếp tục phân tích việc dùng chữ trong thơ qua việc in ấn sai chữ cùng sự sáng tạo chữ mới. Xin thưa trước, đây chỉ là ý nghĩ chủ quan.
IN ẤN, HÁT
SAI CHỮ TRONG
NHẠC
I. TRONG NHẠC
Trước hết tôi bàn về việc in ấn sai - do bất cứ lý do gì - hay hát sai một vài chữ sẽ ảnh hưởng đến câu nhạc. Ảnh hưởng
này có thể xấu hoặc tốt tùy trường hợp, nhưng đa số là thay đổi ý nghĩa của câu, của ý tác giả muốn nói. Sự thay đổi trong lời nhạc cũng giống
như trong lời
thơ vì những lời nhạc thường là những lời thơ.
1. Sự thay đổi tình cờ khiến câu nhạc lung linh hơn
Chính nhạc sĩ Phạm Duy đã từng thừa nhận những cụm từ Thái Thanh "lỡ miệng" hát sai đôi khi trở nên "duyên lạ".
a. Như nhạc phẩm "Cho nhau" Phạm Duy viết:
Cho nhau ngòi
bút cùn trơ ...
Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa
Cho nốt đêm mơ về già
Thái Thanh hát:
Cho nhau ngòi bút còn lưa
...
Cho nối đêm mơ về già
"Lưa"
là một chữ cổ, có
nghĩa là còn sót lại, nhưng mang một
âm
thanh u hoài, luyến lưu, tiếc nuối. Ca
dao Bình
Trị Thiên
có câu:
Trăm năm dù lỗi hẹn hò
Cây đa bến Cộ con đò vắng đưa
Cây
đa bến Cộ còn
lưa
Con đò đã thác năm xưa tê rồi.
Chính
Phạm Duy cũng có
lần sử dụng chữ "lưa"
trong bài
Mộng Du: "Ta theo đường mộng
còn
lưa...". Dĩ nhiên "ngòi bút cùn trơ" chính xác hơn, nhưng không thi vị bằng "ngòi bút còn lưa".
"Cho nốt đêm
mơ về già", như Phạm Duy đã viết, là cho phứt đi, cho đi cho xong. Thái Thanh thay chữ "nốt" bằng chữ "nối", tình
tứ và thủy chung hơn: những giấc mơ về già
chỉ là tiếp nối những giấc mơ tuổi xuân
mà anh không tặng được em vì
gặp em quá
muộn; cho nhau chỉ còn
trái đắng cuối mùa,
nhựa sống trong thân
cây chỉ còn dâng được cho em dư vị chua chát và cay đắng.
Phạm Duy viết:
Cho nhau thù
oán hờn ghen ...
Cho nhau cho cõi
âm ty một miền
Thái
Thanh hát:
Cho nhau cho nỗi âm ty một miền
Chữ "nỗi"
vô
tình buông ra mà hay hơn chữ
"cõi", vì "cõi" chỉ là một miền, một không gian, một ý niệm hiện hữu, có vẻ bao la nhưng thực ra hữu hạn. Chữ "nỗi" vô
hình, nhỏ bé
nhưng vô hạn, đi sâu
vào tâm linh con người: - Với tuổi
già
nỗi chết nằm trong cuộc sống. Cho
em nỗi chết là cho tất cả
những niềm hoang mang, khắc khoải, đau thương còn lại, nghĩa là chút tình yêu còn lưa
trong từng nhịp đập yếu ớt của
trái
tim đã cạn dần cạn mòn
hết những mùa
xuân. (Viết theo Thụy Khuê - Thái Thanh, tiếng hát lên trời)
2. Sự thay đổi làm câu nhạc dở hơn, đôi khi mất ý nghĩa
a. Trong
câu
nhạc này
có thể xem như là
một trong những câu
hay nhất của Phạm Duy và
tân nhạc Việt Nam:
Về miền Trung còn
chờ mong núi
về đồng xanh
Một chiều nao
đốt lửa rực đô thành
Thái Thanh hát "một chiều mai đốt lửa..." là đánh vỡ một viên ngọc quý. Chữ "nao" mơ hồ, phiếm định, chỉ là
giấc mơ ánh
sáng, màu sắc của nghệ sĩ -mà
Nguyễn Tuân
gọi là
cơn hỏa mộng- nó
chỉ là hình ảnh nghệ thuật, chứ Phạm Duy mong chi ngày
"đốt lửa rực đô
thành", đốt kinh thành Huế?
(Viết theo Thụy Khuê - Thái Thanh, tiếng hát lên trời)
b. Bài hát nổi tiếng nhất của Trịnh Công Sơn là Diễm Xưa bị ca sĩ hát sai lời - do in ấn sai chăng? - ở câu hát:
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Thông thường, từ thường dùng là “lỡ mai”, nhưng ngôn ngữ ngày xưa, người ta cũng hay dùng từ “nhỡ” thay cho từ “lỡ”. Trong câu
hát này, nhiều ca sĩ lại hát
là: NHỚ MÃI trong cơn đau
vùi… làm cho câu hát bị sai ý
nghĩa và “tầm thường hóa”
một câu
hát trách móc rất hay và
nhẹ nhàng
của tác
giả: Chiều này
còn mưa sao em không lại?
Nhỡ mai trong cơn đau vùi…
c. Trong bài hát Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè - Tác giả: Bắc Sơn, có câu
hay bị nhiều ca sĩ hát
sai
Đôi mắt cậu buồn hiu phiêu lưu rong chơi
Những ngày đầu chừa ba vá miểng vùa
Nhiều người không biết “miểng vùa” (hay còn gọi là mủng vùa, muỗng vùa) là gì, nên đã hát thành “ba vá miếng dừa”.
Có 4 câu thơ về tóc miểng vùa như sau:
Ngày xưa hớt tóc miểng vùa
Ngày xưa mẹ bắt đeo bùa cầu ông
Đôi ta cùng học vỡ lòng
Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh
Mủng vùa (miểng vùa, cô Hoàng Oanh hát giọng Nam Bộ thành “miểng dùa”) là một cái gáo dừa khô chẻ ra làm đôi để làm gáo múc nước, đựng cơm. Trẻ em ngày xưa chừa tóc ba vá, nhìn như một cái mủng vùa úp ngược trên đầu.
Viết/in/ca sai "miểng vùa"
thành "miếng
dừa”làm câu nhạc mất ý nghĩa.
d. Bài hát Xóm Đêm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác trong
thập niên
1950 có câu: “qua phên vênh có hai mái đầu” Nếu là ca sĩ trẻ thì ít người biết “phên” là gì nên tự ý đổi chữ trong câu hát này thành “chênh vênh”.
“Phên” là tấm che được đan bằng tre của những nhà
nghèo thời những năm 1950 ở Sài
Gòn. Trong con ngõ nhỏ, nhiều vách
nhà được che bằng tấm phên,
lâu ngày mưa nắng nó
bị cong vênh
lên tạo thành
một khe hở, nhạc sĩ nhìn
qua khe phên vênh ấy, thấy có
hai mái đầu chụm lại dưới ánh
đèn “hắt hiu vàng
ánh điện câu”.
(Viết theo Người Đưa Tin)
IN ẤN SAI, CHỈNH SỬA CHỮ TRONG THƠ
Như đã biết ở trên, từ sự tình cờ do
in ấn, hát sai nguyên bản mà câu nhạc "lung linh" hơn. Chuyện này cũng thường xảy ra ở thơ. Có khi vì in ấn, có khi vì thanh điệu tác giả
bài thơ bắt buộc phải sửa đổi vài chữ cho hợp vần, thanh điệu nhưng ý nghĩa chữ ấy vẫn không thay đổi. Đó là chuyện "chẳng đặng đừng". Tuy nhiên, vì không rõ nguyên do, có một số thi sĩ
"hậu bối" cho rằng chữ ấy là "đầy sáng tạo", độc đáo nên họ vội vàng "mượn" lấy, rồi cố tình gán ghép vào bất kỳ câu thơ nào của mình để chứng tỏ ta đây "khác người", "cao siêu" mặc dù nơi vị trí gán ghép đó không đòi hỏi phải chỉnh sửa chữ vì vần, thanh điệu. Rồi các nhà bình luận "phe ta" vội vàng khen thưởng "gà nhà" ngất trời, mà quên rằng người
thường nói: "Khen, tâng bốc quá lố nhiều khi vô tình làm hại người được khen".
Bây giờ ta thử xét vài chữ được khen nêu trên:
I. THẦM THĨ
Thử đọc định nghĩa
các chữ có liên quan đến cụm chữ thầm thĩ:
. Thầm thì như Thì thầm: nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy
"nói chuyện thì thầm"
Đồng nghĩa: thầm thào, thầm thì, thầm thĩ
. Thầm thĩ (Ít dùng) như thầm thì
"những lời thầm thĩ yêu thương"
(Stratu)
Theo tôi: Ít dùng có nghĩa là ít được chấp
nhận và sẽ mai một đi.
"Thầm thĩ " đồng nghĩa với từ
thông dụng, ai cũng hiểu: "thầm thì", sao không dùng cụm từ
"thầm thì" thông dụng này khi không có gì bắt buộc mà phải chỉnh sửa?
Theo tôi sự chỉnh sửa có thể giải thích bằng những lý do
sau:
a. Vì
vần, thanh điệu
Thí dụ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
(Mùa Xuân Chín-
Hàn Mặc Tử)
Thầm thĩ ở câu thơ được chỉnh sửa từ cụm chữ "thầm thì" vì thanh điệu. Ở vị trí 2 chữ này, câu thơ này cần thanh trắc cho trầm bổng nên tác giả chỉnh THÌ thành THĨ, vì THÌ là thanh bằng. Nghĩa của câu thơ không thay đối, vì thầm thì và thầm thĩ giống nhau như định nghĩa trên. Theo chủ quan tôi, đây là chuyện "chẳng đặng đừng", nếu không có nó tác giả sẽ không cần chỉnh sửa chữ.
Câu thơ sau đây cùng giống vậy, sửa chữ vì thanh điệu bắt buộc - (Xin được dắu tên tác giả)̉
“Đây tiếng nói Việt Nam! Đây Hà Nội"
Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai! - ABC
Thẩn thơ/Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi.../Người ơi...”/ Dan díu
lời thề - XXZ
b. Vì muốn khác người
Nếu vị trí chữ trong câu thơ không đòi hỏi vần, thanh điệu, chuyện
"chẳng đặng đừng" không cần đề cập thì nên để nguyên chữ bình dị, cùng nghĩa vì ai cũng hiếu, không cần phải chỉnh sửa. Nếu cố tình sửa chữ thì đó rõ ràng là muốn "tạo dáng".
Thử xét 2 câu
thơ sau:
Thầm thì tiếng
ai đêm
đó
Nhớ mãi nghìn năm không quên
Theo tôi, không cần phải đổi "thầm thi" ra "thầm thĩ" vì
vị trí này không đòi hỏi vần, thanh điệu và cả 2
cùng nghĩa
như đã biết.
Mặt khác, thầm thì nghĩa ai
cũng hiểu; thầm thì trong đêm thì lời êm dịu, riêng 2 người nghe. Cụm chữ thầm thĩ có thể ít người hiểu nghĩa; trong đêm mà giọng thanh sắc sẽ không êm đềm và nhiều người nghe được, không riêng tư.
Như đã xét trên, ta thấy hai chữ "thầm thĩ " có gì "ghê gớm" hơn thầm thì/ thì thầm đâu? Cả hai cùng nghĩa.
II. VĨNH TẬN
1. Vài hàng về ghép cụm chữ
Việt Nam ngày nay hình như xính tạo chữ mới bằng cách ghép 2 cụm chữ.
Thí dụ
- Kích cầu= kích
thích + nhu cầu,. Chênh
chao = Chênh vênh + chao đảo vân vân...
2. Cụm chữ Vĩnh tận
a. Vĩnh tận do ghép 2 thành tố: Vĩnh và Tận
Vĩnh 永 : Lâu dài,
mãi mãi như vĩnh viễn, vĩnh
hằng
...
Tận 盡 :
- Hết không còn gì. Như: Năm cùng tháng tận. Tận tâm tận lực: hết sức hết lòng
- Cùng cực, không tới thêm được nữa, tới cùng, cuối cùng
- Tự tận: Chết
(Từ điển Nguyễn Quốc Hùng)
b. Tận cùng: Đồng nghĩa với cùng tận
Tính từ
- ở chỗ cuối cùng, đến đấy là hết giới hạn, là kết thúc
- ở vị trí tận cùng
Danh từ
- chỗ đến đấy là hết, không còn gì nữa
Đại dương mênh mông, không biết đâu là tận cùng
c. Nghĩa của cụm chữ Vĩnh tận:
Nếu ghép nghĩa hai chữ trên, nghĩa của vĩnh tận là tận cùng mãi mãi, tận cùng vĩnh viễn, sự tận cùng vĩnh cửu.
Chỉ có sự chết mới tận cùng như vậy. Vậy vĩnh tận là lằn ranh, là cái bờ phân chia giữa sống và chết: Vĩnh tận là một giới hạn không gian.
- Vĩnh tận cũng có thể được dùng trong giới hạn thời gian, tuy nhiên nhiều khi cũng không chỉnh lắm. Thí dụ : Ít ai nói thời gian vĩnh tận vì thời gian không bao giờ tận cùng vĩnh viễn.
- Vĩnh tận cũng có thể dùng trong cảm xúc: Cảm xúc vĩnh tận = cảm xúc kết thúc vình viễn. Và cũng như trên, chỉ có chết mới kết thúc vĩnh viễn cảm xúc.
- Trong Phật giáo cũng thường dùng cụm chữ vĩnh tận: Vĩnh tận - kṣaya (tiếng Phạn) : có nghĩa là dứt sạch hết.
Thí dụ:
Một trong 4 đức Vô sở úy của Phật là Lậu vĩnh tận vô uý (Phạm sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya): Còn gọi là Lậu tận vô sở uý. Phật đã dứt sạch hết tất cả mọi phiền
não, không có sự sợ hãi từ các nạn bên ngoài.
Khi dứt sạch hết phiền não, sợ hãi thì giác ngộ; chưa dứt sạch hết - còn bên đây bờ, lằn ranh vĩnh tận thì còn u mê.
3. Thử xét chữ "vĩnh tận" trong các câu thơ này, câu thơ đã được một nhà bình thơ khen "ngấ̉t trời". Đó là cái quyền của nhà bình thơ, tôi trân trọng; ở đây tôi chỉ đưa ra cảm quan riêng của mình.
Đây là các câu thơ, xin được dấu tên tác giả.
“Cảm ơn người
Bên đây bờ vĩnh tận
Những tàn phai
Ta chưa kịp cựa mình”
YYZ
Trước khi phân tích các câu thơ, xin độc giả lưu tâm đến ý này:
- Trong các bài trước tôi có dẫn lời của các nhà bình thơ tiền bối: "Trong văn, nhất là thơ nếu bỏ được chữ nào mà nghĩa của câu văn, thơ không thay đối thì ta nên bỏ". Tôi sẽ áp dụng ý này vào những nhận xét lần lượt sau:
a. "Bên đây bờ vĩnh tận"
- Vĩnh tận, như bàn ở trên là lằn ranh, ranh giới, là bờ phân chia sống chết: Bên đây là sống, bên kia là chết. Vĩnh tận đã là ranh, bờ rồi nên viết "bờ vĩnh tận" hình như là dư chữ "bờ". Viết "Bên đây vĩnh tận" ta cũng hiểu là bên đăy bờ sống, còn đang sống. Ở đây vĩnh tận dùng theo nghĩa không gian.
- Nếu chỉ riêng câu này thôi thì câu thơ đầy Thiền vị, đầy triết ly:́ “Vĩnh tận” dùng ở đây rất tuyệt. Vĩnh tận là một cụm từ hay về mặt ngữ âm, tuy nhiên hơi khó hiểu về ngữ nghĩa.
Nhưng tác giả không dừng ở đây, tiếp theo là những câu khác.
b. "Bên đây bờ vĩnh tận/ Những tàn phai/Ta chưa kịp cựa mình"
Nếu viết vài câu thơ không ngắt dòng như thế này: "Bên đây
bờ vĩnh tận những tàn
phai /Ta chưa kịp cựa mình". Cũng giống trên, vĩnh tận là bờ/ lằn ranh phân chia 2 bên: Bên đây là nơi địa vực sinh tồn với những tàn phai của nhân sinh, của cuộc sống; bên kia là hư không, là cõi chết.
- "Bên đây bờ vĩnh tận những tàn phai": Tác giả khi viết câu này đang ở đâu. Nếu đã ở trong vùng bên kia lằn ranh, vùng hư không thì tác giả đã tiêu vong rồi, lấy gì mà viết? Vậy tác giả phải ở nơi địa vực sinh tồn cùng với những tàn phai. Ngay cả cụm chữ "những tàn
phai" cũng nói rõ sự nuối tiếc cái rực rỡ, huy hoàng.
- "Ta chưa kịp cựa mình" : Diển tả sự nuối tiếc. Nuối tiếc cái rực rỡ, ta đã/ đang tàn phai (già?) dù ta chưa kịp làm gì cả (cựa mình). Đây là điều đương nhiên, ai cũng biết, vì dù ta có làm gì
đi nữa thì thời gian vẫn "qua song", sự tàn phai/ già vẫn đến.
c. "Cảm ơn người"
Nếu ở bên kia ranh giới, trong vùng hư không, thì làm sao nhắn gởi lời cảm ơn?.
Vậy khả năng duy nhấ̉t là nói cảm ơn với cuộc đời đang sống. Nuối tiếc cái rực rỡ, huy hoàng khóc những tàn phai, muốn vui không được vui, muốn an lành không song.
Lời cảm ơn ở đầu khổ thơ
trở nên gượng ép, vì muốn cảm ơn thì phải cảm ơn cuộc đời, chứ không phải người: Cảm ơn cuộc đời đã cho ta sinh tồn, dù nuối tiếc - "chưa kịp cựa mình". Theo tôi, câu đầu khố này chỉ cần viết "Cám ơn" là đủ, bỏ chữ người.
d. Nhận xét:
Xin nói rõ trước để tránh hiểu lầm: Tôi đang bàn luận riêng cụm chữ "vĩnh tận" trong các câu thơ ở văn bản ghi trên.
- Trong cảm xúc, theo tôi chữ "tận cùng/ cùng tận" giản dị ai cũng hiểu, không cần tra từ điển; nó hay gấp nhiều lần so với chữ khó hiểu "vĩnh tận". Tại sao?
Như ta đã biết, "tiếng nói của một dân tộc là phương tiện dùng để diển tả tình tự riêng của dân tộc đó". Thí du ở đâỵ: Tận cùng/cùng tận nỗi nhớ, tận cùng/ cùng tận nỗi thương, tận cùng/ cùng tận những tàn phai, tận cùng cảm xúc - toàn thuần Việt - so sánh với vĩnh tận nỗi nhớ, vĩnh tận nỗi thương, vĩnh tận những tàn phai, vĩnh tận cảm xúc - ghép tiếng Hán với tiếng thuần Việt - ta thấy cụm chữ thuần Việt hay hơn nhiều lần vì diển tả đầy đủ tình tự riêng của dân tộc Viêt như đã nói trên. Cụm chữ ghép không có được điều này. Vĩnh tận là cụm chữ "trung tính", còn tận cùng/ cùng tận là cụm chữ "đầy cảm xúc".
- Nếu 2 chữ vĩnh tận được dùng trong thơ Thiền, thơ về đạo thì tuyệt; còn dùng với thơ tình tự đời thường thì tôi e là hơi "quá tay", hơi "thậm ngôn".
Các câu thơ tình tự trên nếu viết lại gọn gàng, giản dị, ai cũng hiểu như vầy: “Cảm ơn/ Bên đây cùng tận tàn phai/ Ta chưa kịp cựa mình” chắc sẽ dễ dàng đánh động cảm xúc ngươi hơn.
- Theo tôi, nếu cố tình dùng "cụm chữ gán ghép", nghĩa mù mờ trong khi trong tiếng thuần Việt đã có sẵn những cụm chữ cùng nghĩa, giản dị, rõ ràng ai cũng hiếu chỉ là muốn tỏ ra mình "cao siêu" mà thôi.
4. Các bài trước tôi có nói: Trong thơ, dùng chữ bình thường mà tạo được nghĩa bất thường hay gắp trăm lần dùng chữ bất thường, "cao siêu" khó hiểu mà nghĩa mù mờ hay sáo rỗng.
Thí dụ:
Còn hai con mắt khóc người một con - (Bùi Giáng)
hay gấp trăm lần
Hữu thường hai mắt vô thường một con - (NL)
Câu trên dùng chữ bình thường, ai cũng hiểu nhưng nghĩa nó thảm đến não lòng; còn câu dưới toàn chữ "cao siêu", muốn hiểu phải tra từ điển hoặc dành riêng cho "thiểu số tót vời" nhưng nghĩa thì mù mờ, sáo rỗng, hoặc dành riêng cho bậc "đạt đạo".
LỜI KẾT
Xin được ghi ra đây trích đoạn tôi tâm đắc từ nhà bình luận Lê Hữu để xem như lời kết:
-[ Chữ nghĩa cần có sự phát minh, sáng tạo hơn là lặp lại rập khuôn người đi trước. Những vô thường, vô vi, phù vân, phù ảo, hư ảo, hư không, tà huy, miên trường… mà người làm thơ hiểu nghìa rõ ràng, cố tình đưa vào cho bằng được trong thơ mình thường có một vẻ gì khập khiễng, gượng gạo như một
kiểu tạo dáng kém tự nhiên, đôi lúc khiến câu thơ tối tăm, khó hiểu. Thường, thơ khó hiểu thì khó hay; thơ tạo dáng thì khó tạo được cảm xúc ...][hết trích]
Tôi nghĩ thêm:
- Sáng tạo chứ không phải "đố
chữ", sáng tạo phải được đa số chấp thuận. Mà muốn chấp thuận, chấp nhận thì họ phải hiểu. Không hiểu rõ hoa sao biết nó đẹp xấu?
Không biết rõ người con gái sao ta yêu thương được?
- VN chưa có Hàn Lâm Viện, các chữ "sáng tạo"phải được sự đồng thuận của đa số. nếu không thì chúng sẽ mai một thôi.
- Thơ viết ra mà người đọc không cảm, không hiếu là lỗi ở tác giả.
- Điều giản dị nhắt là điều khó làm nhất.
- Chưa chắc tất cả mọi điều của người "đi trước" "người có tiếng" đưa ra là đúng, ngoại trừ các ông Thánh.
Nguyên Lạc
.................
[*] Vài Ý Về Chữ Dùng Trong Thơ
No comments:
Post a Comment