Nhà thơ Yến Lan lúc cộng tác với tạp chí TTTN
CHUYỆN VỀ MẸ NHÀ THƠ YẾN LAN
Trích: Hồi ký về người cha là thi
sĩ
Bà nội tôi mất khi
cha tôi còn nhỏ xíu nhưng bà luôn hiện hữu trong cuộc sống của gia đình. Theo
lời kể của cha, Bà
nội vừa đẹp
người vừa đẹp cả
nết; phụ nữ trong huyện ít ai bì kịp. Bà rất khéo tay, cái tâm chứa nhiều đức độ và rất thông minh, lại hiền lành,
tốt bụng nên bà con xóm giềng thương lắm. Nói nôm na theo kiểu hiện đại – trong
bà hội đủ đức tính của người phụ nữ thời Phong Kiến “ngôn, dung, công, hạnh”. Ba
tôi rất tự hào về người mẹ của mình. Ông có thơ:
MẸ TÔI
Mẹ cậu Lang khéo
tay, vì không đủ
tiền mua chiếc máy Singer giá 120đ Đông Dương; trong khi hàng tháng, nhà chỉ
dám tiêu pha từ 5- 10 xu. Nên
bà mở hiệu may tay tại nhà, ở
phía bên kia sông Côn. Bà may khéo, đường kim mũi chỉ đều như hạt gạo,
thẳng như may máy. Tài thêu, rua của bà không chê vào đâu được: chim, cò, rồng
rắn qua tay bà, chúng như động đậy. Vì thế, trong huyện, có tới ba cửa hiệu,
nhưng phần lớn, nhà giàu, quan lại hầu hết đều đến nhà bà thuê may, vá hoặc thêu thùa. Nhờ vậy, khi
bà còn sống mà cuộc sống của gia đình cậu Lang rất ổn định.
Tiếng lành đồn xa. Lần nọ, quan huyện cho vời bà vào dinh. Chân bà vừa chạm bậc thềm cửa chính; quan đã hỏi để đáp trả câu chào của bà:
- Nghe nói bà rất khéo tay, vậy bà may cho ta bộ lễ phục.
Dừng giây lát, quan tiếp:
- Người ta còn bảo rằng làm gì ăn đó, đúng vậy không bà? Nếu đúng, ta thách bà lấy được của ta, dù chỉ một rẻo vải nhỏ cũng sẽ được trả công hậu và còn được thưởng cho thúng gạo. Nếu không, coi như bà may không công cho ta đấy”.
Mẹ cậu Lang lễ phép cúi đầu đồng ý. (Lúc này mẹ cậu còn rất trẻ).
Để dễ bề kiểm soát,
quan buộc bà vào nhà quan để may; chiều tối mới được về. Và để chắc ăn,
trước khi đưa bà ra cửa, gia
nhân khám người bà không sót chỗ nào, rồi kèm tới tận cổng. Sau đó, vào nhà, kiểm tra cẩn
thận lại từng viên gạch, xó xỉnh, không để sót một rẻo vải thừa nào. Cứ
như vậy, sau vài ngày may, thêu, mẹ cậu Lang trình quan bộ lễ phục. Cầm bộ lễ phục lên xem, quan
gật gật cái đầu ra vẻ hài lòng và tủm tỉm cười rồi tấm tắc khen:
Thấy quan khen mà
không đả động đến tiền công; bà hiểu ngay là ngài thực hiện lời hứa vì bà chưa chứng minh được “Làm
nghề nào ăn nghề đó”. Bà đành lẳng lặng tay không ra về, trước sự đắc ý
của các gia nhân nhà quan!
Vậy là trúng kế của
mẹ cậu Lang rồi. Không phải bà may dối mà đó là chủ ý để dẫn đến việc nhà quan
phải mời bà vào lần nữa. Lần này, nhà quan không bận tâm đến vấn đề vải thừa.
Chỉ có việc khâu lại chỗ bị tuột chỉ, có gì phải lo? Song, chính lúc này, mẹ
cậu Lang mới có cơ hội lấy được vải thừa để minh chứng cho ngài thấy “làm gì ăn nấy” là chuyện thường ngày ở
huyện. Mảnh vải bà lấy được to bằng cả lưng áo, bà lận ở trong, phần trên
lưng. Bà may khéo đến độ không ai phát hiện ra. Bà tin, dù muốn hay không, quan
cũng sẽ gọi bà vào sửa lỗi này. Sau đó bà cẩn thận may lại áo cho quan rồi về.
Khi mẹ cậu Lang mất,
bà được an táng tại Gò Nổ, cách đường xe lửa 500m (nay gần Đài phát sóng thị xã An Nhơn). Thầy địa lý
có nói “Sau này, gia đình ông phát về văn chương, ở con trai thứ.” Có lẽ thầy
địa lý đã đúng! Em trai thứ – Lâm Huy Nhuận đã học và kiếm cơm bằng cây bút và giấy mực với
chức danh nhà báo, nhà thơ tại Đài Tiếng Nói Việt Nam.
Bà nội tôi mất lúc ba chưa đầy 6 tuổi
(dương). Hình dáng bà chỉ mờ mờ, lúc ẩn lúc hiện trong tâm trí, nhưng được ông
khắc họa rất nét bằng ký ức của người cha
DÁNG
MẸ
Tưởng tượng không ra
hình dáng mẹ
Nay quê nhà được lên Thị xã. Điều này chắc chắn cái nghèo của họ Lâm nhà tôi có lẽ đã đến lúc nói lời tạm biệt rồi nhỉ, phải không các bạn!?
No comments:
Post a Comment