Tôi với mùa thu như cùng tuổi
Lá xanh một thuở lạc đâu rồi
Bạn tôi thoáng chốc thành mây nổi
Lửng thững bay qua mặt đất buồn
Lá xanh một thuở lạc đâu rồi
Bạn tôi thoáng chốc thành mây nổi
Lửng thững bay qua mặt đất buồn
Mắc nợ cúc vàng tôi ở lại
Đâu ngờ hoa ấy nở vườn ai
Tay còn vương chút hương mùa dại
Tôi thả bay cùng giấc mộng phai
Đâu ngờ hoa ấy nở vườn ai
Tay còn vương chút hương mùa dại
Tôi thả bay cùng giấc mộng phai
Quay về tôi tiễn mùa thu cũ
Vẫy vẫy cờ lau xám phấn thu
Đường thu từ ấy mơ mơ khói Hạc trắng vừa đây đã mít mù . ./.
Vẫy vẫy cờ lau xám phấn thu
Đường thu từ ấy mơ mơ khói
2/2/2000
Vũ Thiện Khái
Trong khu vườn ký ức của mình, ai cũng có những nỗi niềm riêng để hoài niệm. Nhà Văn, nhà Thơ Vũ Thiện Khái cũng không ngoại lệ. Từ trong sâu thẳm lòng mình, ông cũng có những ưu tư dành cho người bạn thời niên thiếu đã sớm rời xa ông.
Ừ nhỉ, hầu như ai mà không có duyên nợ với mùaThu! Mùa Thu đi vao thi ca rất nhiều! Và với nhà thơ Vũ Thiện Khái cũng có lúc động lòng trắc ẩn mỗi độ Thu về! Ông từng nhớ bạn tâm giao : Đỗ Gia Ý của ông qua bài thơ ngắn này.
Tôi với mùa thu như cùng tuổi
Lá xanh một thuở lạc đâu rồi
Bạn tôi thoáng chốc thành mây nổi
Lửng thửng bay qua mặt đất buồn
Ông viết cho Bạn của mình, hay Ông viết cho chính ông và cho mỗi chúng ta?
Tôi băn khoăn khi đọc :
Lá xanh một thuở lạc đâu rồi
Câu thơ man mác buồn, mang thể nghi vấn này lẽ ra phải kèm theo dấu hỏi (?) nhưng tuyệt nhiên không có! Phải chăng trong tâm khảm tác giả chừng như chưa hề có cuộc chia ly nào cả? Và người bạn ấy vẫn còn hiện hữu, lẫn khuất đâu đây như đang chơi trò ú tim với ông vậy!
Bạn tôi thoáng chốc thành mây nổi
Lửng thững bay qua mặt đất buồn
Lửng thững bay qua mặt đất buồn
Khi Con Người có đời sống Tâm Linh cao, họ thường nghĩ cuộc đời này chỉ là “cõi tạm”.Ai rồi cũng phải rời bỏ trần gian này để về Miền Cực Lạc, Thiên Đàng hay Cõi Vĩnh Hằng nào đó…
Từ “thoáng chốc” ở đây cứ như là triền-phược của đời sống, cảm giác ngỡ ngàng của tác giả làm lay động trái tim bạn thơ. Nhưng rồi ông đã sớm tin trên trời cao kia, trong vầng mây nổi là hiện thân của bạn mình. Phải chăng ông giúp cho chúng ta ý thức được thân phận Con Người ở trong cuộc đời này cũng chỉ là một trong những áng “Phù Vân” mà thôi!?
Tôi yêu câu thơ “Lửng thững bay qua mặt đất buồn” vì nó hóa giải cho cảm giác ngỡ ngàng, rồi lập tức tạo cho chúng ta trạng thái ung dung tự tại
Nó làm cho tôi liên tưởng đến thiền ngữ “Tuệ Quán” của Sư Ông Thích Nhất Hạnh: “Tuệ quán có thể giải phóng cho chúng ta khỏi nỗi sợ, sự tức giận và tuyệt vọng
Bạn tôi thoáng chốc thành mây nổi
Lửng thửng bay qua mặt đất buồn
Lửng thửng bay qua mặt đất buồn
Hai câu thơ giàu hình tượng! Rất mộc mạc nhưng cũng rất tinh tế, tiềm ẩn triết lý nhân sinh. Xét về khía cạnh tu dưỡng, nó gợi cho chúng ta nhận ra tâm thái của những bậc giác ngộ , bình thản quan sát mọi biến động thế gian ( mặt đất buồn) . Đúng là đỉnh cao của "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" mà bất kỳ một hành giả nào cũng muốn: An nhiên vô cùng!
Mắc nợ cúc vàng tôi ở lại
Đâu ngờ hoa ấy nở vườn ai
Tay còn vương chút hương mùa dại
Tôi thả bay cùng giấc mộng phai
Đâu ngờ hoa ấy nở vườn ai
Tay còn vương chút hương mùa dại
Tôi thả bay cùng giấc mộng phai
Ngay từ đầu, tôi từng nghĩ "Mùa thu" là cách gọi thân mật của tác giả về người bạn Đỗ Gia Ý của mình. Đồng thời, tác giả cũng đã xác định Mùa Thu là chủ thể của mình.
Tôi với mùa thu như cùng tuổi.
Mà nhắc đến mùa thu ai ai cũng liên tưởng đến màu vàng! Vàng của lá , vàng của hoa, đặc biệt “hoa Cúc là loài hoa tiêu biểu của mùa thu”!
Phàm làm Người, có mấy ai trên đời dám nói mình không vướng nợ? Và không phải lúc nào cuộc sống cũng mĩm cười với ta? Cho nên :
Mắc nợ cúc vàng tôi ở lại
Nhẹ nhàng làm sao với tấm lòng rộng mở, chẳng chút trách hờn khi viết lên câu “đâu ngờ hoa ấy nở vườn ai”, cho nên ta chẳng ngạc nhiên khi tác giả tự bạch :
Tay còn vương chút hương mùa dại
Tôi thả bay cùng giấc mộng phai
Tôi thả bay cùng giấc mộng phai
Một dại khờ đáng yêu quá, phải không nào? Cho nên, dẫu có muốn lưu hương thì cũng phải tĩnh thức để rồi buông bỏ ( tôi thả bay cùng giấc mộng phai). Nếu như có món nợ trần gian nào đó… thì liệu tôi và bạn, chúng ta có thể có thể phá chấp dễ dàng như thế được không nhỉ? Hy vọng là được, nếu ta nghĩ đó chỉ là Mộng. Mà mộng hẵn sẽ phai.
Quay về tôi tiễn mùa thu cũ
Vẫy vẫy cờ lau xám phấn thu
Đường thu từ ấy mơ mơ khói
Hạc trắng vừa đây đã mít mù .
Vẫy vẫy cờ lau xám phấn thu
Đường thu từ ấy mơ mơ khói
Hạc trắng vừa đây đã mít mù .
Vốn dĩ “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Vậy nên những Người Hướng Thiện, Hướng Thượng luôn muốn quay về với chính mình. Tất nhiên, để đánh đổi bất kỳ cái gì cũng phải trả giá: Sự đấu tranh với chính mình thật là quyết liệt, chẳng chút phân vân :
Quay về tôi tiễn mùa thu cũ
Vẫy vẫy cờ lau xám phấn thu
Vẫy vẫy cờ lau xám phấn thu
“Cờ lau” hình ảnh hàng hàng, lớp lớp Cờ Lau rập rờn bay trong gió ở cái thủa thiếu thời tập trận, giữ Nước rất hồn nhiên, nhưng cũng rất kiên cường của Đinh Bộ Lĩnh như đang sống động trong ta! Thiêng liêng vô cùng.
Với ngữ cảnh này, “Cờ Lau” mặc nhiên trở thành sức mạnh vô hình, Đó chính là hiệu triệu trong tâm thức của mỗi chúng ta, thôi thúc ta mau gột bỏ điều bất thiện, bất toàn để quay về với chính mình.
Đường thu từ ấy mơ mơ khói
Hạc trắng vừa đây đã mít mù .
Hạc trắng vừa đây đã mít mù .
Thường tình, mọi thay đổi luôn bắt đầu bằng sự kỳ vọng vào điều mới mẽ, tốt đẹp.( Đường Thu từ ấy mơ mơ khói)
Mà thời gian luôn mang yếu tố đồng hành và mỗi chúng ta ngẫu nhiên già đi theo năm tháng.( Hạc Trắng vừa đây…)
Phải, khi ta đề cập đến “tuổi hạc” , nghĩa là ta ý nhị nhắc đến “Người Già”. Từ ngữ Hạc Trắng ở đây nghe sao thanh thoát quá! Nó tượng trưng cho sự giác ngộ, đắc đạo.
Đọc câu thơ kết “Hac Trắng vừa đây đã mít mù” làm tôi nhớ ngay đến bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” nổi tiếng của Thôi Hiệu, thời nhà Đường, từng làm lay động biết bao trái tim của tao nhân mặc khách.
Tác giả Lê Liên |
Tôi đã ngẩn ngơ khi đọc bài thơ “Tôi với Mùa Thu” của thi huynh Vũ Thiện Khái. Những cụm từ ẩn chứa về mùa Thu ( Mùa thu như cùng Tuổi, Cúc Vàng, Mùa dại, Mùa Thu cũ, Phấn thu, Đường Thu) là mỗi biến thể, dẫn tâm trí tôi vào thế giới thi ca của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc rất riêng cho từng tên gọi Mùa Thu.
Một bài thơ ngắn, từ ngữ rất mộc mạc, thật tinh tế, đầy nhạc tính, mang mang tâm tình tri kỷ nhưng đầy triết lý nhân sinh, khai sáng cho ta rất nhiều điều thú vị về thân phận Con Người. Tôi chợt nhớ đến Bài Kệ của Quốc Sư Vạn Hạnh thời Nhà Lý:
“Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ Xuân tươi tốt, Thu sang rụng rời
Sá chi suy thịnh việc đời,
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành”.
Thật tuyệt khi mà những tơ vương trong cuộc đời này đã vút nhẹ theo cánh Hạc trắng.
Nhưng cảm giác bâng khuâng thì lưu dấu trong lòng,
Xin Cảm Ơn Tác giả đã giúp cho tôi mở rộng tấm lòng, để thản nhiên đón nhận những điều không may trong cuộc sống và hỷ xả khi cần buông bỏ.
Tôi Yêu quý bài thơ vô cùng , và Hy vọng bạn thơ cũng lắng nghe được tiếng thì thầm nội tâm của mình qua bài thơ Tôi Với Mùa Thu của nhà thơ Vũ Thiện Khái.
Lê Liên
Đà Lạt ngày 04.11.2018
No comments:
Post a Comment