Khi ta suy nghĩ, ta chỉ tiếp xúc với một vài khía cạnh cuộc sống. Nhưng nếu muốn giáp mặt thực tại toàn diện của cuộc sống thì phải im lặng tâm trí .
Tâm
giải thoát phiền não mang ý nghĩa hiếu nghĩa lớn nhất,
mang ý nghĩa nghĩa vụ và trách nhiệm cao quý nhất, vì đó
là hành động thuận đạo lý, thuận hợp đại luật vận
hành của vũ trụ.
Nếu
đã thật sự phát khởi tâm nguyện lớn (tâm Đại thừa)
thì dù chưa triệt ngộ, vẫn có thể tuỳ duyên
sử dụng nghịch hạnh.
Khi
triết lý giáo dục chưa minh triết thì tất yếu dẫn đến
suy yếu đạo đức nghề nghiệp ở người lao động, suy
yếu lương tri ở người cán bộ.
Càng
tôn vinh quá độ các gíá trị bản năng và công cụ
(nhất là công cụ trí óc) thì thế giới càng đảo
điên, khốn đốn .
(Trang
136)
--------------
Vắng
mặt năng lực tự tri tự chủ, vắng mặt trí - lương -
tri thì trí - công - cụ sẽ trở thành tôi tớ cho trí -
chó - sói.
Cái
“tôi" càng lớn, càng bền chắc, càng xảo quyệt,
càng tự tôn, càng bè phái thì sự liêm khiết trí thức
càng suy yếu, tư tưởng và hành vi “người bóc lột
người” càng đa dạng .
Người có tâm Đại thừa thì vui mừng vì nhiều người biết hướng thượng, chứ không cố chấp “hơn thua" về khái niệm, về từ ngữ.
Giáo
dục “toạ thiền - quán hơi thở - tự tri” là biện
pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả giáo dục, thăng hoa
tâm trí, cải thiện thế giới.
(Trang
137)
--------------
Thiền
là sống tỉnh thức, thực tế và minh triết.
“Vô
niệm” để chấm dứt trí nhớ tâm lý - thứ trí
nhớ lấy cái “tôi”, cái chấp ngã làm trọng tâm.
Niềm
tin nếu đi đôi với sự chấp ngã nặng nề thì
nuôi dưỡng lòng kiêu ngạo sân si.
Không
biết tu tâm thì không thể phát triển nhân cách. Sự tu
tâm chân chính là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lớn
đối với xã hội, vũ trụ.
Không
tự tri, tức quán tâm, thì không thể thấy huyễn tướng
cái “tôi”, tức bản ngã.
Sự
giác ngộ đích thực thì đi đôi với lòng từ bi, bao
dung.
(Trang 138)
--------------
“Tự
tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh
thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm
thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự
tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch
chiếu.
Truyền
bá minh triết Thiền Định Tự Tri là góp phần cải tạo
xã hội .
Khi
dục vọng vô mình và sự chấp ngã ngự trị thì không
có tự do tinh thần.
Vô
minh là trạng thái tâm trí trụ vào kiến chấp nhị
nguyên (nhị tướng).
Tự
tri là hồi quang phản chiếu, là nội quán .
Giá
trị làm người thể hiện ở hiệu quả thiện ích , ít
tác hại (nhất là ở mặt “tiềm ẩn” là năng
lượng tâm thần) đối với xã hội , đối với vận
hành của vũ trụ.
(Trang
139)
--------------
Thấu
triệt lý duyên sinh - vô ngã thì tâm dễ tĩnh lặng, não
dễ chuyển hóa, dễ ngộ nhập chân lý tuyệt đối.
(Trang 140)
HẾT
*Họ
và tên: Lê Bá Bôn;
*Bút danh: Tuệ Thiền;
*Bút danh: Tuệ Thiền;
*Sinh
ngày: 05/4/1951;
*Email: lebabon04@gmail.com;
*Email: lebabon04@gmail.com;
*Tốt
nghiệp đại học ngành Hành chính;
*Nhà giáo hưu trí;
*Nhà giáo hưu trí;
*Nơi
sinh: Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị;
*Nơi
ở: Ấp Bắc 1, Hoà Long, TX Bà Rịa, Bà Rịa-Vũng Tàu;
*Tác
phẩm chính: Đường Về Minh Triết (NXB Văn Nghệ, 2007);
*Có thơ trong: Tuyển
tập Thơ Nhà Giáo Việt Nam; Tuyển thơ Văn Thơ Việt, tập
1; Tuyển thơ Tấm Lòng Nhà Giáo, tập 9 & tập 10. (Thơ
trích trong Đường Về Minh Triết).
*****************************************
No comments:
Post a Comment