Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, March 30, 2010

NHẠC SĨ NGUYỄN HỮU BA






Tiểu sử Nhạc sư Nguyễn Hữu Ba
(1914-1997)

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, nhà nghiên cứu cổ nhạc và là bậc nhạc sư về ngành cổ nhạc Việt Nam, bút hiệu Đạo Tâm, quê làng Đạo Đầu, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Thuở nhỏ ông học ở Huế, đến năm 8 tuổi bắt đầu học đàn. Năm 16 tuổi (1930), ông đã hoà nhạc cổ truyền vào dĩa hat Beka của Đức phát hành rộng rãi tại Việt Nam thời đó. Năm 1932, ông lại áp dụng hệ thống ký âm pháp Tây phương vào cổ nhạc Việt Nam được giới âm nhạc tại Huế rất tán thưởng.

Năm 1938 ông đoạt giải nhất đàn nhị huyền tại Hội chợ Huế.Năm 1940, ông viết cuốn "Tự học đàn nguyệt". Ông tiếp tục nghiên cứu và từng bước hoàn chỉnh ký âm pháp Việt Nam.

Năm 1938, ông đậu Thủ khoa về đàn nhị, được triều đình Huế tặng thưởng Huy chương Long Bội Tinh và vinh tặng Hàn Lâm viện Đãi chiếu vào năm 1950.

Là người yêu nước, Nguyễn Hữu Ba ra vùng căn cứ sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai.

Sau Việt Minh lên nắm chính quyền vào tháng 8-1945, ông đã lui về sống ở Quảng Trị cho đến năm 1950 thì vào lại Huế lập Viện Tỳ Bà nhằm phục hưng nền quốc nhạc Việt Nam.


Ngày nay, những nghiên cứu của ông được dùng giảng dạy ở các nhạc viện và được phổ biến ở nhiều nước .

Một thời gian sau, ông được phép trở lại nội thành Huế, tiếp tục hoạt động âm nhạc . Năm 1948 ông thành lập "Tỳ bà Viện" và được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm phục hưng Quốc nhạc Việt Nam.

Ở Huế, ông dùng nhạc phẩm làm vũ khí đấu tranh và động viên lòng yêu nước của nhân dân vùng bị giặc chiếm. Bài Thu khói lửa, tiếp theo là một loạt bài , trong đó có bài Tình người miền Nam tiễn đưa người ra Bắc tuyên truyền động viên và kêu gọi đồng bào miền Nam đấu tranh đòi nguỵ quyền thi hành Hiệp định Geneve, hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Vì những bài hát "Tuyên truyền" ông bị bắt vào nhà tù hai lần (1952 và1955).

Từ năm 1960, ông giảng dạy tại trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn. Ông tham gia phong trào hoà bình ở Sài gòn - Chợ Lớn do các trí thức Nam Bộ thành lập.

Tại Sài Gòn, ông là Trưởng khoa ngành Quốc nhạc tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (1957), hợp tác với nhạc sĩ Trần Văn Khê thực hiện đĩa nhạc dân tộc Việt Nam cho UNESCO (1969). Ông giảng dạy lý thuyết âm nhạc tại các Viện Đại học Huế, Sài gòn, Vạn Hạnh.

Trong thời kỳ chống Mỹ, ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (với tên là Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tứ). Năm 1966, ông là thành viên Ban Chủ tịch Lực lượng Bảo vệ văn hoá dân tộc, giảng dạy âm nhạc tại Nhạc viện Thành phố cả sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tổ quốc thống nhất. Ông là cố vấn của Ban Khoa giáo Thành uỷ về giáo dục âm nhạc trong trường học. Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba được nhà nước tặng thưởng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.



Nguyễn Hữu Ba là một vị nhạc sư bậc thầy, một nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam sắc nét, ông đã sử dụng nhuần nhuyễn 2 loại tân nhạc và cổ nhạc, tác phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật sâu sắc.

Ông mất ngày 14-7-1997, thọ 83 tuổi. Các tác phẩm chính của ông có thể được liệt kê như sau:

-Tự học đàn nguyệt (tự xuất bản 1940);
-Bản đàn tranh (cổ nhạc), Viện Tỳ Bà xuất bản, 1951;
-Vài thiên kiến về âm nhạc (lý thuyết), Viện Tỳ Bà xuất bản, 1950;
-Nhạc pháp Quốc học, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1960;
-Bản đàn tranh, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1962;
-Đàn Tỳ Bà, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1962;
-Đàn độc huyền, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1962;
-Đàn nhị huyền, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1962;
-Bài ca Huế, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1962;
-Phương pháp học đàn tranh, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1962;
-Dân ca Việt Nam, BQGGD xuất bản, 1961;
-Dĩa nhạc Việt Nam I, UNESCO thu âm và phát hành, 1969;

Loại tân nhạc:
-Quãng đường mai, tự xuất bản, 1940;
-Xuân xuân, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1947;
-Lửa rừng đêm, Viện Tỳ Bà xuấn bản, 1947;
-Thu khói lửa, Tinh Hoa xuất bản, 1950;
-Tiếng hát quân Nam, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1950;
-Ánh dương trời Nam, Viện Tỳ Bà xuất bản, 1951
..........................


Một trong những hoạt động của những đoàn thể học sinh, sinh viên, thanh niên, hướng đạo... Khi đi cắm trại với nhau, là được tham dự những đêm họp mặt quanh đống lửa. Không có gì thích hơn, tất cả anh chị em tụ họp với nhau ca hát, ngâm thơ, kể chuyện, bàn luận...

Thường những trại lửa là một dịp để mọi người quây quần:
Bạn cùng ta, nắm tay múa ca
Cho đời bừng sống dưới màn sương đông
Máu nồng thêm hăng, bên lửa đêm bập bùng
Tùng tùng tịnh tùng
Bình bùng bình bùng, tang tình tang tình tình...

Ðó là phần mở đầu của bài hát Lửa Rừng Ðêm viết theo điệu Rumba của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba. Cách đây hơn một nửa thế kỷ, nhạc sĩ Ba đã sáng tác những bài Tân Nhạc kêu gọi lòng yêu nước, dấy động ý chí quật cường, khuyến khích hoạt động thanh niên Việt Nam.

Tiến, một bản Tân Nhạc khác của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, được viết như một câu chuyện. Vào đoạn mở đầu là tiếng kèn thúc quân, qua đoạn giữa với lời người chỉ huy và đoạn cuối cùng khi quân dân cùng tiến bước ra sa trường.

Một bản nhạc khác, Tiếng Hát Quân Nam, nguyên là bài Liên Hườn, một khúc hành quân xưa trầm, hùng được ông Ba đặt lời mới và thêm vài cung cho hợp với nhạc cụ Tây Phương.

Ða số những người Việt Nam biết đến Nguyễn Hữu Ba vì Quảng Ðường Mai (lời của Sơn Tùng) và Lửa Rừng Ðêm, hai bản Tân Nhạc nổi tiếng nhất của Nguyễn Hữu Ba. Hai bản nhạc này đã được ghi âm vào đĩa hát 78 vòng ở Paris, do hãng đĩa ORIA phát hành ở Sài Gòn thập niên 1950. Ca sĩ Hải Minh tức nhạc sĩ Trần Văn Khê, người sau trở thành giáo sư tiến sĩ âm nhạc của trường Ðại Học Sorbonne ở Paris, đã trình diễn hai bản nhạc của nhạc sĩ Ba.

Nhưng di tặng (legacy) lớn lao của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba lại ở Cổ Nhạc Việt Nam.

Thông thạo nhạc cổ truyền, Nguyễn Hữu Ba có tiếng về tiếng đàn nhị tại Huế. Thêm nữa, ông chuyên cả độc huyền cầm và đàn tỳ bà. Chính nhạc sĩ Ba đã dùng tài nghệ trình diễn những loại đàn dân tộc này, để mưu sinh trong một thời gian ở Ðất Thần Kinh.

Ðộ một năm sau Hiệp Ðịnh Genève 1954, ông vào miền Nam trở thành giáo sư Cổ Nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài Gòn, cho đến khi ông quay lại miền sông Hương núi Ngự làm giám đốc viện Âm Nhạc Huế. Tỳ Bà Trang của Nguyễn Hữu Ba có tàng trữ rất nhiều cây đàn cổ nhạc Việt Nam quý giá và những tài liệu thu thanh, cũng như sách vở về âm nhạc.

Giáo sư nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba có công rất lớn trong việc bảo lưu nhạc cổ truyền dân tộc nhất là nhạc Miền Trung và Dân Ca Việt Nam. Công trình về Cổ Nhạc Việt Nam của ông có thể chia thành sáu phương diện khác nhau: trình diễn, khảo cứu, sáng tạo, cổ động và giáo dục. Học trò âm nhạc của ông rất nhiều và rất nhiều nhiều người ngày nay đã thành danh như các nữ nhạc sĩ Phạm Thúy Hoan (Sài Gòn), Phương Oanh (Paris), Quỳnh Hạnh (Paris)...

Những nét đại cương về thành quả của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba như sau:

* 1940: xuất bản quyển sách Tự Học Ðàn ở Huế.
* 1950: xuất bản quyển Vài Thiển Kiến Về Âm Nhạc tại Huế. Quyển sách này viết về sự thành lập Tỳ Bà Trang và quan niệm, hoài vọng cùng lý tưởng đối với tiền đồ nhạc Dân Tộc.
* 1956: viết quyển Ca Huế Cổ Truyền có ghi ký âm cho 10 bài Ngự, còn gọi là Thập Thủ Liên Hoàn, theo ký âm nhạc Tây Phương trên khuôn nhạc 5 dòng.
* 1961: viết quyển sách Nhạc Pháp Việt Nam.
* 1963: xuất bản các tập nhạc nhỏ về bài bản đàn tranh, bài tập cho đàn độc huyền, đàn nhị và tập nhạc Pháp cùng nhạc Việt Nam.
* 1966: thu thanh tài liệu Nhạc Huế (các loại Nhạc Cung Ðình và Nhạc Phật Giáo), Ca Huế để giao cho cơ quan UNESCO thực hiện thành đĩa 33 vòng VIETNAM 1. Ðĩa nhạc này kèm theo bài viết do giáo sư Trần Văn Khê khảo cứu biên soạn bằng 3 thứ tiếng Pháp Anh Ðức chú trọng về phân tích âm nhạc đã được hãng đĩa Barenreiter Musicanhon phát hành năm 1969. Ðĩa nhạc VIETNAM 1 đoạt giải thưởng Deutscher Schallplatten Preis và thêm giải Academie du Disque Francais.
* 1971: đĩa VIETNAM 2 xuất bản, cũng do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba cung cấp tài liệu.
* 1998: cả hai đĩa VIETNAM 1 và VIETNAM 2 được hãng đĩa Rounder Records ở Hoa Kỳ tái bản dưới hình thức CD.

Hai đĩa nhạc VIETNAM là công trình rất to tát, rất có giá trị của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba.

Giáo sư Nguyễn Hữu Ba, người nhạc sĩ đã hiến dâng gần như trọn cuộc đời mình cho Cổ Nhạc Việt Nam, đã âm thầm từ giã cõi đời, vài năm trước năm 2000.

Theo Phạm Anh Dũng (dactrung.net)


LỬA RỪNG ĐÊM

No comments: