Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, June 1, 2014

THƠ CỔ KIM "XƯA NAY" - phiếm luận Chu Vương Miện

Chu Vương Miện


Xin thành thật mà noí thẳng ra rằng “Thơ chỉ có thơ hay và thơ dở” chứ hoàn toàn không bao giờ có thơ cũ và thơ mới. Từ những bài ca dao không có tác giả được Khổng Phu Tử cho vaò sách Tứ Thư cùng những bài thơ nổi danh cuả Khuất Nguyên trước công nguyên và khúc ca qui ẩn của Đào Tiềm thơì nhà Đông Tấn thế kỷ thứ năm sau công nguyên, sau đó thì đến đơì nhà Đường, thì thơ đã lẫy lừng “không có không được”. Bài viết này có tính cách góp vui thêm mắm thêm muối cho cái cuộc đơì này nó đỡ tẻ nhạt vô vị, vì sức học có hạn, tầm nhìn cũng hẹp, nên trong bài viết này hoàn toàn ở phạm trù thi ca Việt Nam mà thôi, đôi khi có leo sang vài quốc gia khác chẳng qua liên hệ là phải viết như thế, hoàn toàn không dám khoa đại khoác lác.

“Con Cóc” là bài thơ mà có lẽ mọi ngươì đều biết và công nhận là bài thơ lẫy lừng. Đại khái là có ba anh thầy khoá, thầy đồ đi thi, trên đường từ nhà tới trường thi, cùng một lộ trình nhiều ngày, ba thầy vưà đi vưà trao đổi kiến thức và làm thơ  ngẫu hứng, tức cảnh sinh tình, đề tài được chọn ngay tức thơì, trước mặt là “Con Cóc”.
 
Thầy thứ nhất đọc:

-Con Cóc trong hang , Con Cóc nhẩy ra.

Thầy thứ hai đọc tiếp:

-Con Cóc nhẩy ra, Con Cóc ngồi đó.

Thầy thứ ba đọc tiếp:

-Con Cóc ngôì đó, Con Cóc nhẩy đi.

Ba thầy vịnh xong bài thơ tức cảnh “Con Cóc” bèn thay áo thụng và vái lẫn nhau, bài thơ rất là cao minh và có vẻ triết lý sâu xa về cái cuộc đơì này. Ta từ đâu tới? Nhìn ngó lòng đời một lúc, một thơì gian ngắn hoặc dài rồi chúng ta đi, mà đi đâu? Nơi nào là bờ? Nơi nào là bến, đi và về ? Ôi cái nhân sinh quan [nhân sinh dân]. Ba thầy ngưỡng mộ lẫn nhau, và nghĩ họ toàn là ba thiên tài. Mà đã là thiên tài thì thọ rất là iểu, nên ba thầy sai một chú tiểu đồng đi cấp kỳ order ba cỗ quan tài. Chú tiểu đồng này lại là ngừơì không kín đáo miệng mồm nên đi đến đâu cũng bù lu bà loa khoe khoang cái câu chuyện vĩ đại cuả ba ông thầy mình, và cũng có một ông khách hiếu kỳ, đưa tiền nhờ anh tiểu đồng, tiện thể mua dùm cho ông ta một cỗ quan tài nưã là bốn. Anh tiểu đồng bỡ ngỡ thắc mắc quá bèn hoỉ lại:

-Vậy cái nhà bác này, chưa chết mà mua sẵn quan tài để dành làm cái thứ gì cơ chứ?

-Nghe chuyện ba thầy đồ cuả nhà anh, tôi “buồn cươì quá”, hiện bây giờ thì chết một nửa thật rồi. Chờ anh mua quan tài về là vào ngay trong đó mà nằm chết luôn nữa nữa đấy thôi?

*

Cổ nhân thường hay noí “Những đầu óc vĩ đại thường gặp nhau”. Chỗ này đây, chúng tôi chỉ xin noí sơ sài về bộ môn thi ca mà thôi, những vấn đề khác thú thiệt là itờrít, và để cho bài phiếm dễ hiểu xin đi ra ngoài lề một chút xíu, chả là năm 1958, ở miền Nam có một thi si thơì danh là Hà Liên Tử, thi sĩ cho xuất bản một tập thơ mỏng cỡ trăm trang có tựa đề là “Tiếng Bên Trời”, tập thơ này thì thôi bị đủ thứ tình và tội, từ tạp chí mơi nhất như Sáng Tạo, cổ điển thứ thiệt như Nhân Loại, và các lọại tạp chí chung chung, đều mang thi sĩ Hà LiênTử và tập thơ Tiếng Bên Trơì ra mà “cạo gió”, mà “chà xà bông”, mà “duã te tua”.  Sau đó thì thi sĩ chưà không dám làm thơ kiểu đó nữa. Mãi sau năm 1972 thì thi sĩ Buì Giáng mơí dám có can đảm đi tiếp con đường kỳ khôi này. Còn bây giờ thì loại thơ này tràn hà và cũng đựợc liệt cho vào loại thơ cũ, thơ như vầy :
-10 năm xưa
10 năm sau
1 hình bóng cũ
xoá mầu thơì gian.

Sau này thì thi sĩ Buì Giáng lý giải thơ Kiều:

“Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương”
     [Câu 62 – Đoạn Trường Tân Thanh]

Thi sĩ Buì Giáng san định lại cho hợp lý câu thơ này phải như thế này:

nửa chừng xuân
thoắt
gẫy cành thiên hương

Chúng tôi chỉ trình bày một cách vô tư và khách quan không dám có một câu khen hoặc chê nào.

Bây giờ trở lại vấn đề cuả đầu bài, thơ Cổ Kim, cuối thế kỷ thứ mươì tám sang đầu thế kỷ thứ mươì chín thì cụ bà chuá thơ Nôm Hồ Xuân Hương có làm bài thơ “Đèo Ba Dội” có những câu:

-Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
     [Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương]

Viết lại cho đúng cung cách thơ cuả thi sĩ Hà Liên Tử :

-1 đèo
1 đèo
lại 1 đèo
khen ai khéo tạc
cảnh cheo leo

Và đến cuối thế kỷ thứ mươì chín thì đại thi hào Cao Bá Quát làm bài phú có câu như sau:

-Nhà trống ba gian một thầy một cô một chó cái
Học trò dăm đưá nửa ngươì nửa ngợm nửa đươì ươi.

Sắp xếp câu thơ theo loại hình cuả thi sĩ Hà Liên Tử:

-Nhà trống 3 gian
1 thầy
1 cô
1 chó cái
học trò dăm đứa
nửa ngươì
nửa ngợm
nửa đươì ươi

Thơ Việt Nam hồi đó thuộc vào loại số một, chỉ có thua thơ Tàu và thơ Tây thôi. Thấy thơ cuả cụ bà Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du cùng Cao Bá Quát hay quá, tuyệt vơì quá, vĩ đại vĩ tiểu quá, vượt không gian và thơì gian quá xá, mấy quan toàn quyền nhu Dumơ, Bát Kê bèn cho thư ký chép tay rồi mang về bên Tây phổ biến cho dân mâũ quốc sợ chơi.  Và đặc biệt là giòng doĩ nhà thơ Paul E’luard có sang Việt Nam làm công chức hay chủ đồn điền cao su cà phê chi đó, mà cho đến năm 1946-1947 thì thi sĩ làm thơ ảnh hưởng quá nặng thơ cuả cụ bà Hồ Xuân Hương và thi hào Cao Bá Quát, thơ bên Tây như vầy:

-1 ly cà phê
2 ly cà phê
3 ly cà phê
ly lạnh
ly nóng
ly ấm
tôi ngôì
tôi uống
     [thơ Paul E’luard]

Đến năm 1956-1957, nhóm Sáng Tạo sợ mấy thi sĩ Tây mang hết thơ Việt Nam về Tây và thơ Việt Nam sẽ bị tiệt nòi mất giống, nên thi sĩ Thanh Tâm Tuyền cấp kỳ làm ngay:

-1 cưả sổ
2 cưả sổ
3 cưả sổ
1 đóng
1 mở
1 nưả đóng, nưả mở
     [Thanh tâm Tuyền]

Và để hổ trợ tinh thần cho thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, và cho chắc ăn, thi sĩ Tô Thuỳ Yên cũng làm ngay tức thì một bài thơ tự do có nhan đề là “Cánh đồng con ngưạ và chiếc tàu”:

Trên cánh đồng xanh thuần một mầu
ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu
tàu chạy mau tàu chạy rất mau

Chuyển chữ cho hiện đại thì như sau:

-Ngựa rượt tàu
rượt tàu
rượt tàu
tàu chạy mau
tàu chạy rất mau

Ôi những đại thiên tài! Xưa sau thì cũng chỉ là một mà thôi! Thành ra thơ hay thì không có trước và cũng không có sau, không có già và cũng không có trẻ, không có về hưu [phục viên để đuổỉ gà cho vợ].


Chu Vương Miện

No comments: