Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, July 18, 2013

CUỘC THI THƠ HAIKU NHẬT-VIỆT 2013: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - *Ghi chép NGUYỄN AN BÌNH




     Trên trang trang mạng vừa giới thiệu cuộc thi thơ Haiku , để giúp các bạn thơ của trang Bông Tràm làm quen với thể thơ đặc biệt ngắn nầy của Nhật, tôi xin giới thiệu những nét cơ bản về xuất xứ, cách làm thơ cũng như thể lệ dự thi, các bạn nên tham khảo và tìm thêm những nguồn tư liệu khác có trong sách báo, trên mạng để vững tin khi tham gia cuộc thi thơ đầy hứng thú và bổ ích nầy.Chúc các bạn thơ thành công.

A-Giới thiệu thể thơ haiku:

        Thơ haiku là thể thơ ngắn độc đáo của Nhật Bản (gồm 17 âm tiết 5 – 7 – 5, ngắt nhịp thành 3 câu) có lịch sử hơn 400 năm và phát triển mạnh vào nửa đầu thời kỳ Edo (1603 – 1868) khi nhà thơ nổi danh Matsuo Basho của Nhật sáng tác các bài thơ miêu tả thiên nhiên và thế giới xung quanh trong chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản. Thơ haiku cổ điển bắt buộc phải sử dụng “kigo – quý ngữ”  (dấu hiệu cho biết bài thơ đang miêu tả mùa nào), đọng lại cho người đọc cảm xúc hay suy tư sâu sắc. Người mới bắt đầu làm thơ haiku không nhất thiết phải tuân thủ cứng ngắc các nguyên tắc của haiku, mà diễn tả những gì tự cảm nhận và trải nghiệm từ thế giới xung quanh bằng lối diễn đạt đầy sáng tạo của ngôn từ. Thơ haiku ngày nay đã vượt qua biên giới, được nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc…sáng tác bằng chính ngôn ngữ bản địa cho thấy “Văn hoá haiku” đang được lưu truyền rộng rãi.
        Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, thơ Haiku là loại thơ cực ngắn, chỉ có ba câu, mười bảy âm tiết (5-7-5) dài không quá mười hai, mười ba từ, không chấm câu, không đề. Nội dung thường hướng về thiên nhiên bốn mùa và nội tâm cá nhân. Nhỏ nhoi là vậy, thơ Haiku vẫn có thể chứa đựng “ba nghìn thế giới”. Như một thiền ngôn xưa, trong hạt cải nhỏ xíu bao hàm cả nhật nguyệt, trên đầu sợi lông dồn tụ cả càn khôn.
       Nếu đọc thơ Haiku nhiều, người đọc dễ dàng nhận ra vạn vật bé nhỏ xung quanh mình khi thì chiếc lá, vỏ ốc… lúc thì con ếch, đom đóm… thậm chí cả con ruồi. (Ruồi trên nón ta ơi/hôm nay vào thành phố/thành dân Edo rồi – tác giả Issa. Edo tức Tokyo ngày nay).
       Tác giả  quyển sách“Ba ngàn thế giới thơm” cho biết thêm: Thơ Haiku có lâu đời rồi nhưng đến thế kỷ 17, 18 mới lên đến đỉnh điểm bằng sự xuất hiện hai thi sĩ lừng danh là Basho và Issa. Basho chu du khắp nước Nhật và ông đã ghi lại những khoảng khắc nắm bắt được suốt cuộc hành trình. Bây giờ, hầu như đất nước nào trên thế giới cũng học và sáng tác thơ Haiku, kể cả người Hồi Giáo.
        Giá trị của thơ Haiku có nhiều mặt khác nhau, như ở Mỹ, thơ Haiku được đưa vào nhà trường. Ở ta Haiku cũng bắt đầu được đưa vào chương trình THPT. Tất nhiên, người Mỹ muốn học sinh sáng tác thơ Haiku không phải vì Nhật mà có mục đích giúp học sinh diễn đạt nhiều ý nghĩa nhất với số lượng âm tiết ít nhất.
          Tại Việt Nam, người biết và yêu thích thơ haiku ngày càng gia tăng. Từ năm 2007, năm 2009 và năm 2011, thơ haiku được tổ chức tại Việt Nam theo thông lệ hai năm tổ chức một lần nhằm tạo sân chơi thể nghiệm sáng tác thơ haiku cho giới yêu thích văn hóa – văn học Nhật Bản. Số lượng người dự thi thơ haiku trên toàn quốc mỗi năm mỗi tăng cho thấy thơ haiku đang có sức hút mạnh mẽ tại Việt Nam. Đặc biệt năm nay, cuộc thi sáng tác thơ haiku Nhật – Việt lần thứ 4 được tổ chức cũng nhằm hưởng ứng sự kiện Năm hữu nghị Nhật – Việt kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam.


  B-Thi sáng tác thơ haiku Nhật -Việt n ăm 2013:                                          
  1. Tổ chức: Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM
  2. Đồng tổ chức:
    • Báo Tuổi trẻ
    • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
    • Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM.

  1. Ban giám khảo:
    (1) Ban Giám khảo tiếng Việt
    • PGS.TS Đoàn Lê Giang – Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Trưởng Ban Giám khảo)
    • PGS.TS Nguyễn Tiến Lực – Trưởng Bộ môn Nhật Bản học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
    • ThS Đặng Kim Thanh - Giảng viên Đại học Sài Gòn, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ haiku Việt.
    • Nhà thơ Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Báo Tuổi trẻ
(2) Ban Giám khảo tiếng Nhật 
    • Chuyên gia thơ haiku Touon NAKANO (中野東音) (Chủ tịch Câu lạc bộ thơ haiku Sagano, Hiệp hội Nhà thơ haiku Nhật Bản)
  1. Hình thức và đối tượng dự thi:
    • Hình thức: Sáng tác thơ haiku bằng tiếng Việt, tiếng Nhật, hoặc cả hai thứ tiếng.
    • Thể lệ: Trên nguyên tắc, thơ haiku bằng tiếng Nhật phải gồm 17 âm tiết (5 – 7 – 5 âm), không nhất thiết phải có kigo 季語 (quý ngữ). Thơ haiku bằng tiếng Việt theo hình thức ba dòng, số chữ mỗi dòng không quá 5 – 7 – 5 từ.
    • Đối tượng: Người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam.
    • Đề tài: Không quy định.
  2. Quy định nộp bài tham dự:
    • Mỗi người dự thi chỉ được nộp tối đa (3) ba tác phẩm cho mỗi thể loại ngôn ngữ.
    • Bài dự thi phải được đánh vi tính, không viết tay, sử dụng font Unicode và theo mẫu quy định tại đây (xem trang 1). Người dự thi phải gửi kèm thông tin theo mẫu quy định tại đây (xem trang 2) ghi rõ: Họ tên, địa chỉ nhà hoặc cơ quan, số điện thoại liên lạc, email, phải được in trên tờ giấy khác, không in chung trên bài dự thi.( để tiện cho các bạn tham gia tôi có nêu mẫu dự thi ở cuối bài viết nầy)
    • Bài dự thi không được chép, mô phỏng, dịch thơ của người khác, chưa được in, phát hành, đăng trên mạng kể cả trên blog cá nhân. Nếu vi phạm sẽ thu hồi giải.
    • Tất cả các bài dự thi phải theo đúng các quy định trên, nếu vi phạm sẽ không được chấm giải.
  3. Giải thưởng:
    • Giải thưởng cuộc thi dự kiến gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, một số giải khuyến khích cho mỗi thể loại ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Nhật).
  4. Thời gian gửi bài dự thi: Từ ngày 10/7/2013 đến hết ngày 10/10/2013
  5. Địa chỉ nhận bài dự thi:
    • Bằng thư: Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, Ban Văn hoá (Thi thơ haiku)
      261 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM. Tel: 08-3933 3510 (số nội bộ: 211, Ms. Như)
    • Email: thithohaiku@hc.mofa.go.jp,
  6. Ngày công bố kết quả (dự kiến): Ngày 7/12/2013
C-Tham khảo những bài thơ đạt giải haiku Nhật Việt những năm trước:
  •         Giải nhất thơ haiku tiếng Việt 2011

    Quả mướp dài
    Con ong vụt đến
    Đâu người tình xưa?
    (Tôn Thất Thọ, TP.HCM)
  • Giải nhất thơ haiku tiếng Nhật 2011

    種を巻く       tane wo maku
    子供の夢に   kodomo no yume ni
    幸あれと       sachi are to
    (Mạnh Thị Lệ Chinh, Hà Nội)
   
  • Giải nhất thơ haiku tiếng Việt 2009

    Xó chợ
    Chiếc lon trống
    Hạt mưa mồ côi
    (Nguyễn Thánh Ngã - Lâm Đồng)
  • Giải nhất thơ haiku tiếng Nhật 2009

    梅の花        ume no hana
    微笑み始め  hohoemi hajime
    春の風         haru no kaze
    (Đào Thị Hồ Phương,TP.HCM)
   
  • Giải nhì thơ haiku tiếng Việt năm 2007
    (Không có giải nhất)
    Con cá thở
    Bọt bong bóng vỡ
    Mưa phùn
    (Nguyễn Thế Thọ - Đà Nẵng)
  • Giải nhất thơ haiku tiếng Nhật 2007

    春巡り           haru meguri
    過ぎし日想う  sugishi hi omou
    窓の外           mado no soto
    (Trần Hồng Thục Trang,TP.HCM)
* Ngoài ra các bạn thơ có thể tham khảo thêm các bài thơ haiku ở trang web câu lạc bộ thơ haiku để làm quen thêm
D- Mẫu đăng ký dự thi như sau:
 ĐĂNG KÝ DỰ THI
CUỘC THI SÁNG TÁC THƠ HAIKU NHẬT - VIỆT LẦN 4 (NĂM 2013)
第4回日越俳句コンテスト  投句用紙

·      Thời gian gửi bài dự thi: Từ ngày 10/7/2013 đến ngày 10/10/2013
·      Bài dự thi phải được đánh máy, không viết tay.
                                                                                                                              Ngày  nộp:

Dự thi haiku tiếng Việt
Dự thi haiku tiếng Nhật (日本語作品)
Bài dịch tiếng Việt (nếu có) của bài dự thi bằng tiếng Nhật
Bài 1



Bài 2



Bài 3



·      Địa chỉ gửi bài dự thi:
Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TPHCM – Ban Văn hoá
261 Điện Biên Phủ, Q.3, TPHCM hoặc  Email: thithohaiku@hc.mofa.go.jp
Điện thoại liên hệ: 84-8-3933 3510  (Ext.211, Ms. Như)
·      Mỗi người dự thi chỉ được gửi duy nhất 1 lần, tối đa 3 bài cho mỗi thể loại ngôn ngữ.
·      Dự kiến ngày công bố kết quả: Ngày 7 tháng 12 năm 2013
·      Thông tin người sáng tác:  phải được in riêng (không in trên trang này).
·      Đối với bài dự thi bằng tiếng Nhật, trong quá trình chấm điểm và in kỷ yếu, Ban tổ chức sẽ không dịch sang tiếng Việt, người dự thi phải tự dịch tiếng Việt.

THÔNG TIN NGƯỜI DỰ THI
CUỘC THI SÁNG TÁC THƠ HAIKU NHẬT - VIỆT LẦN 4 (NĂM 2013)
第4回日越俳句コンテスト  応募者連絡先


Họ và tên người dự thi
氏名

Địa chỉ liên lạc
住所





Số điện thoại
電話番号

Điện thoại nhà/ Hoặc cơ quan:


Điện thoại di động:

Email
メール



Ban tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm trong trường hợp thư thông báo, thư mời gửi cho người dự thi bị thất lạc do địa chỉ không rõ ràng. 

Ghi chép NGUYỄN AN BÌNH

No comments: