Thơ Việt Nam có
nhiều loại vần: vần liền, vần ôm, vần cách, vần lưng… Ở đây chỉ bàn đến vần
liền.
Vần liền (còn
gọi là vần chân) là 2 từ cuối câu liền nhau vần với nhau, từng cặp trắc, cặp
bằng.
Chẳng cần dông
dài, xin dẫn một bài thơ dùng vần liền mà ai cũng thuộc, đó là bài “Tiếng thu”
của Lưu Trọng Lư mặc dù 2 từ liền nhau không hoàn toàn là trắc hay bằng.
Em không nghe
mùa thu
Dưới trăng mờ
thổn thức ?
Em không nghe
rạo rực
Hình ảnh kẻ
chinh phu
Trong lòng người
cô phụ ?
Em không nghe
rừng thu,
Lá thu kêu xào
xạc,
Con nai vàng
ngơ ngác
Đạp trên lá
vàng khô ?
Một bài thơ của
Phạm Thiên Thư dùng vần liền đã trở thành nổi tiếng nhờ được Phạm Duy phổ nhạc.
Đó là bài “Ngày xưa Hoàng thị”.
Em tan trường
về
Đường mưa nho
nhỏ
Chim non giấu
mỏ
Dưới cội hoa
vàng
Bước em thênh
thang
Áo tà nguyệt
bạch
Ôm nghiêng cặp
sách
Vai nhỏ tóc
dài
Anh đi theo
hoài
Gót giầy thầm
lặng
Đường chiều úa
nắng
Mưa nhẹ bâng
khuâng.
Khi dạy vần
liền thì thầy cô giáo thường lấy bài thơ “Con ve và con kiến” của Nguyễn Văn
Vĩnh dịch bài La Cigale et la Fourmi, thơ của La Fontaine, để làm ví dụ. Trong
bài thơ dịch này, cụ Nguyễn không những dịch sát nghĩa từng câu và dùng từ vựng
tự nhiên như một bài thơ Việt, mà cụ còn giữ nguyên thể thơ và vần y như bài
thơ gốc. Bài thơ này có 2 loại vần: liền và ôm. Tôi chỉ trích đoạn vần liền của
2 bài thơ:
Ve sầu kêu ve
ve,
Suốt mùa hè
Đến kỳ gió bấc
thổi
Nguồn cơn thực
bối rối.
Một miếng cũng
chẳng còn,
Ruồi bọ không
một con
Vác miệng chịu
khúm núm,
Sang chị kiến
hàng xóm,
Xin cùng chị
cho vay
Dăm ba hạt qua
ngày
Từ nay sang
tháng hạ,
Em lại xin đem
trả
Trước thu, thề
Đất Trời!
Xin đủ cả vốn
lời
…
La Cigale et
la Fourmi
La Cigale,
ayant chanté
Tout l'été,
Se trouva fort dépourvue
Quand la bise
fut venue :
Pas un seul
petit morceau
De mouche ou
de vermisseau.
Elle alla
crier famine
Chez la Fourmi
sa voisine,
La priant de
lui prêter
Quelque grain
pour subsister
Jusqu'à la
saison nouvelle.
"Je vous
paierai, lui dit-elle,
Avant l'Oût,
foi d'animal,
Intérêt et
principal. "
…
Những người
dịch thơ hiện đại có thể tôn cụ Nguyễn Văn Vĩnh làm ông tổ của mình bởi dịch
như thế thì quá hay và không ai qua mặt được. Còn nếu nói cụ Vĩnh là người tiên
phong đưa cách gieo vần của thơ Pháp vào thơ mới thì tôi e rằng không đúng bởi
vì vần liền đã có trong những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ trước đó một thế
kỷ.
Hát nói là ca
từ của làn điệu ca trù nên có những đặc trưng riêng của nó về kết cấu, về độ
dài, thường dùng hai loại vần: một ít câu có
vần lưng, đa phần các câu còn lại đều vần liền. Có bài vần liền là
chính, không có vần lưng nào cả (không đề cập đến câu mưỡu lục bát).
Ta hãy đọc bài
hát nói “Chơi cho phỉ chí” của Nguyễn Công Trứ sau đây:
Cầm kỳ thi tửu
khách,
Đường ăn chơi,
mỗi cách, mỗi hay,
Đàn năm cung
réo rắt tính tình đây,
Cờ đôi nước
dập dình xe ngựa đó.
Thơ một túi
phẩm đề câu nguyệt lộ,
Rượu ba chung
tiêu sái cuộc yên hà.
Thú xuất trần
tiên vẫn là ta,
Sách Hoàng
Thạch, Xích Tùng à cũng đáng.
Cầm tứ tiêu
nhiên, kỳ tứ sảng,
Thi hoài lạc
hĩ, tửu hoài nồng.
Một chữ nhàn,
giá đáng muôn chung,
Người cõi thế,
trăm năm là mấy nhỉ
Sách có chữ
“Nhân sinh thích chí”,
Đem nghìn vàng
đổi lấy tiếng cười,
Chơi cho lịch
mới là chơi,
Chơi cho đài
các cho người biết tay.
Tài tình dễ
mấy xưa nay.
Một bài hát
nói đúng khổ chỉ 11 câu. Bài này là một bài hát nói dôi khổ, có đến 17 câu. Vần
lưng chỉ 2 lần, còn lại là vần liền ở cuối câu (vần chân).
Như vậy vần
liền trong thơ mới không phải có từ thời Nguyễn Văn Vĩnh mà có trước đó nhiều
thế kỷ, bởi ca trù thịnh hành ở đồng bằng Bắc Bộ từ thế kỷ 15. Đây là thể thơ
phục vụ lọai hình ca nhạc đặc biệt, và vần liền là loại vần có sẵn trong thơ
Việt Nam ,
không phải ảnh hưởng của thơ Pháp.
Cũng có tác
giả cho rằng vần liền trong thơ 8 chữ của thơ mới bắt nguồn từ hát nói.
Tuy nhiên, như
đã nói, hát nói và ca trù chỉ thịnh hành ở Bắc Bộ và giới hạn trong giới nho sĩ
và đào nương nên không phải là loại hình giải trí dành cho giới bình dân và
không được cả nứơc biết đến. Thế nhưng vần liền trong thơ mới là vần rất phổ
biến và được người làm thơ cả nứơc sử dụng. Vậy vần liền bắt
nguồn từ đâu?
Rất có thể vần
liền (và kể cả vần lưng) bắt nguồn từ đồng dao.
Đồng dao là
thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam những thế kỷ trước. Các bài
đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em và phổ biến ở mọi vùng miền, từ Bắc
chí Nam, phần nhiều là ở nông thôn bởi đa phần những trò chơi đó là của trẻ em
miền quê.
Có thể nói làm
thơ có vần là khả năng bẩm sinh của người Việt. Trẻ con chưa đi học (và cả
người lớn ít học) mở miệng ra là nói “thơ” có vần.
Đồng dao thừơng
sử dụng vần lưng và vần liền . Nhiều bài dùng cả 2 loại vần. Tôi chỉ chép lại
một vài đoạn đồng dao dùng vần liền nhiều hơn vần lưng.
1. Đi cầu ăn
quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái
xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa
hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải
tóc
Mua cặp gài
đầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp
tối.
2. Lặc cò cò
Mò cuốc cuốc
Cò chân bước
Cuốc chân vàng
Sang đây chơi
Ngồi đây hát
Mỏ dính cát
Thì xuống sông
Bùn dính lông
Thì đi rửa
Chân giẫm lúa
Thì phải treo
Cù kheo à ập.
3. Tập tầm
vông
Con công hay
múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xòe cánh ra
Nó đậu cành đa
Nó kêu ríu rít
Nó đậu cành
mít
Nó kêu vịt chè
Nó đậu cành
tre
Kêu bè rau
muống
Nó đậu dưới
ruộng
Nó kêu tầm
vông
Tập tầm vông …
4
. Nghe vẻ nghè ve
Nghe vè đánh
bạc
Đầu hôm xao
xác
Bạc tốt như
tiên
Đêm khuya
không tiền
Bạc như chim
cú
Cái đầu xù xụ
Com mắt trõm
lơ
Chân đi cà ngơ
Như con chó
đói
Dạo xóm dạo
làng
Quần rách lang
thang
Lấy tay mà túm
…
Văn hóa của
người Việt chắc chắn có chịu ảnh hưởng của người phương Bắc và người phương Tây
vì bị họ đô hộ lâu dài. Việc làm thơ cũng vậy. Tuy nhiên, làm thơ có vần nói
chung và thơ vần liền nói riêng là khả năng bẩm sinh của người Việt chứ không
phải chỉ học được của người Pháp hay Tàu.
Cụ Nguyễn Văn
Vĩnh dịch baì thơ “Con ve và con kiến”, theo tôi, không phải để truyền bá loại
thơ vần liền hay vần ôm, mà cụ đã tìm thấy hai nền văn hóa khác nhau có thể thơ giống
nhau và đã vận dụng vần và ngôn ngữ đồng dao của người Việt để dịch bài thơ của người Pháp ấy.
NKP
1 comment:
Cảm ơn Anh- Thầy .
Post a Comment