HIẾM MUỘN
Khải chống tay
nằm xuống bên Huyền, tay anh bóp nhè nhẹ cánh tay trần của chị, vuốt dọc theo
bên hông trái, hai bầu ngực mềm mại, tuy đã vào tuổi trung niên vẫn còn gợi cảm
mỗi lần vô tình anh nhìn thấy chị thay áo, rồi dừng lại nơi vùng bụng mát dịu,
Khải dừng lại nơi đây thật lâu, anh biết Huyền vẫn còn cảm giác đê mê của cuộc
ái ân, những vuốt ve sẽ làm chị dịu dần, thỏa mãn và cảm thấy hạnh phúc.
- Tháng này em về
thăm mẹ nhé.
Huyền im lặng
nhìn lên trần nhà, ánh đèn ngủ mờ mờ soi lên gương mặt hồng hồng của chị. Mấy
tháng nay, nhiều lần Khải thúc giục chị về thăm mẹ, về một mình.
Lâu nay, mỗi lần
về quê thăm mẹ, họ đều cùng về. Ba tháng nay, sau khi hai vợ chồng tính toán
với nhau và cùng chấp nhận một giải pháp mà cả hai không ai muốn, nhất là chị,
thì ý tưởng này khó chấp nhận hơn, nhưng vì sự mong mỏi đến khát khao một đứa
con của Khải mà chị không quyết liệt phản đối, Huyền cứ lần lữa mãi…
Cưới nhau mười
năm nay, chuyện làm ăn kinh tế suôn sẽ nhờ anh tính toán phù hợp cho cả hai
người: Anh vẫn giữ công việc lâu nay ở công ty, một chân trưởng phòng điều hành
có thể nói là nhàn hạ. Huyền thôi việc kế toán, về quản lý quầy tạp hóa theo mô
hình “cửa hàng tiện ích” mà anh mở sau đám cưới. Chị thảnh thơi khi chỉ coi ba
nhân viên bán hàng theo ca, thậm chí chuyện giao nhận hàng cho cửa hàng cũng
đều do các công ty và siêu thị chở đến tận kho.
Tích góp lâu
nay, trừ đi những sinh hoạt gia đình và giúp bà con hai bên, chị không ngờ vợ
chồng chị khá sung túc khi nhẩm lại: Ngoài căn nhà đang là cửa hàng và là nhà
ở, vợ chồng chị có một căn nhà ở Thủ Đức, mặt tiền đường Kha Vạn Cân, lâu nay
cho thuê, mỗi năm thu nhập hai trăm bốn chục triệu. Một lô đất ở Bình Dương rộng 1.400m2, anh
tính chờ giá nhà đất phục hồi trở lại sẽ bán, bấy nhiêu tài sản cộng với thu
nhập đều đặn của cửa hàng cho phép chị và Khải không phải băn khoăn về kinh tế.
Chị hạnh phúc vì
Khải là người đàn ông chừng mực trong mọi chuyện, trầm tĩnh, chu đáo và hào
phóng khi cần thiết, thế nhưng một đứa con mong mỏi, mãi vẫn chưa có!
Trong chuyện vợ
chồng, Khải ham muốn nhiều hơn Huyền, những cuộc giao hoan đều dặn trong những
năm sống cùng nhau luôn cho chị càm giác thỏa mãn, hạnh phúc. Khải, với những
trải nghiệm của những năm độc thân, với những cuộc tình không đi đến được hôn
nhân, đã tích luỹ cho anh những kinh nghiệm chăn chiếu. Lấy nhau khá muộn, khi
anh đã ba mươi hai tuổi còn chị hai mươi tám. Bởi đã hơi muộn, họ không dùng
một phương pháp tránh thai nào, vậy mà mãi chị không mang thai! Bao nhiêu lần
một mình chị đi khám phụ khoa, rồi cả hai cùng đến bệnh viện, nhưng khi thì nói là do chị, khi thì bảo do
anh… Cuối cùng, nguyên nhân là bởi tinh trùng của anh loãng, không thể thụ thai
bình thường như những người khác. Khải tỏ ra lo âu khi biết chính anh là nguyên
nhân của sự hiếm muộn, nỗi lo gần như là một mặc cảm!
Đối với Huyền,
tuy cũng ước ao có con nhưng không đến độ mãnh liệt như Khải, cũng có thể do
anh là con trai duy nhất trong gia đình mình, một gia đình mà Khải thường nửa
đùa nửa thật khi nói về mình là “không danh giá gì!”.
Bốn năm trước,
theo lời khuyên của nhiều bạn hữu, Khải và chị quyết định thụ tinh nhân tạo.
Tại bệnh viện, Khải bớt buồn phiền khi thấy quanh mình có rất nhiều đôi vợ
chồng cùng cảnh ngộ, ai cũng khao khát một đứa con, có đôi là bác sĩ cả vợ lẫn
chồng, cũng lặn lội từ ngoài Bắc vào để nhờ y khoa can thiệp!
Lần thụ tinh nhân tạo chỉ cho hai người một
niềm hy vọng ngắn ngủi trong hai tuần lễ, anh chưng hửng khi bệnh viên báo tin
việc thụ tinh nhân tạo thất bại với nhiều lý do chuyên môn mà anh lẫn Huyền đều
không hiểu được. Nhìn gương mặt thất vọng của Khải mà Huyền ứa nước mắt, dù
trong lòng chị cũng hụt hẫng không kém!
Nắm bàn tay của
anh đang ở trên bụng, áp vào cổ mình, Huyền xoay qua phía Khải, nói thật nhẹ:
-Em vẫn thấy phân
vân anh ạ, hay là mình xin một đứa con nuôi?
Khải thoáng thất vọng,
anh đã loại giải pháp này từ lâu:
-Như anh đã nói,
đứa con do em cưu mang và sinh ra, cho dù giọt máu tạo ra nó không phải là anh,
thì mình cùng thương yêu và chăm chút cho nó dễ hơn là một đứa con mà cả hai
chúng ta cùng biết là không máu mủ gì. Cứ xem như anh lấy em sau khi em đã lỡ
dại có một đứa con, chuyện đó cũng thường tình, và anh, vì yêu em mà thương đứa
con riêng của em vậy thôi. Trong hai chúng ta, có em là máu mủ vẫn hơn mà em,
miễn là giữ kín được…
Cứ mỗi lần nhắc
đên chuyện này, cả hai đều cảm thấy bị tổn thương và buồn lòng…
Huyền thật sự
không an tâm vì có chuyện gì trên đời giữ mãi được bí mật, mà khi vỡ lỡ, những
hệ lụy nó mang lại thì… Nhiều lần chị cố xua đuổi khỏi tâm trí về những hậu quả
đến sau này sẽ làm xáo trộn cuộc sống hạnh phúc, bình yên mà chị đang có!
oOo
- Nhớ nhé, lâu
lắm rối mày về đúng dịp tổ chức họp lớp, họp trường đó nghe Huyền, nguyên cả
khối cấp ba ngày nào luôn, có mấy đứa ở Đà lạt, Sài gòn, Cần thơ và cả Hải
phòng cũng về, không đi tụi tao từ mày luôn!
- Ừ, mình nhất
định sẽ có mặt mà, tiếc là không có Khải, anh ấy sẽ rất vui!
Mỹ Duyên nhiệt
tình:
- Tụi tao sẽ làm
mày vui, nhiều đứa không có chồng đi cùng chứ không riêng gì mày, tuyệt vời lắm
mày ạ!
Mỹ Duyên leo lên
xe, còn hét to cùng với cái vẫy tay:
- Ê, cho tao
chào bà già, trưa mai chuẩn bị sẵn rồi tao đến chở!
Ngồi nơi lan can
ngôi nhà đã sống qua thời thơ ấu và thanh xuân, một cảm giác bình yên và thanh
thản len trong hồn chị, buổi chiều nhuộm ánh vàng trên hàng chè tàu xung quanh
nhà, nó được cắt tỉa gọn gàng nhờ bàn tay của cậu Lư, trong lần về quê năm
trước, thấy mẹ lụm đụm quét sân, Khải đã tìm gặp câu Lư, nhờ cậu chăm nom nhà
cửa vườn tược giúp, dĩ nhiên là một người khéo léo như Trực, anh không quên gởi
tiền hàng tháng cho cậu, với lý do: “Vợ chồng cháu gởi cậu uống trà” .
Huyền cảm thấy
trong lòng dâng lên niềm hạnh phúc, rất ít người may mắn như chị, trong số
những người bạn thủa còn con gái. Những lần về quê trước đây, khi thì nghe tin
chồng một người bạn chết vì lũ, khi thì nghe tin con của một ai đó bị tai nạn
giao thông, chết vì túng thiếu không có tiền chuyển vào Sài gòn làm phẩu thuật,
có người bị bệnh nan y đang đều trị… Tội nhất là cô bạn ngồi gần Huyền năm học
lớp 11, đẹp và hài hước nhất trong đám bạn gái ngày ấy là Liên, cứ ở đâu có
Liên là ở đó rộn tiếng cười… thế mà chính Liên lại không may, gặp cảnh buồn là
lấy nhằm anh chồng vũ phu, đã rượu chè lại thích trăng hoa, thương hai đứa con
nên Liên cắn răng chịu những trận đòn vô cớ năm này tháng nọ bấy nay!
Hình như chỉ có
Mỹ Duyên là yên bình hơn cả, đang làm hiệu trưởng một trường cấp 1 ở địa
phương.
Huyền cùng Khải
thường đi thăm họ vào những lần về trước, chị an tâm và trong lòng như bớt
những muộn phiền khi lần nào ra khỏi nhà bạn là nghe Khải nói nhỏ vào tai: “Anh
có gởi lại cho cô ấy năm triệu”, có lần anh đưa trước mặt chị, mười triệu cho
chồng một cô bạn, khi anh ta chuẩn bị lên bệnh viện tỉnh thăm con. Chị cũng tự
biết là tiền bạc khó có thể đem đến cho bạn bè niềm hạnh phúc, nhưng trong lúc
ngặt nghèo túng thiếu, thì cũng đắp đỗi được phần nào. Khải quan tâm đến nỗi
khổ của những người xung quanh một cách tự nhiên chứ khồng hề màu mè hay có ý
gì khác. Năm ngoái, một người bạn có đứa con gái học đại học đã ra trường, xin
mãi chẳng có việc làm, đang ở Sài Gòn. Anh hỏi han rồi khi vào lại, gọi điện cho cháu hẹn đến nhà, xin cho một chân
ở siêu thị, ban đầu làm bán hàng, sau đó nhờ có học ngành Công nghệ Sinh học, được
chuyển qua làm kiểm định thực phẩm cho cửa hàng, lương khá cao, vợ chồng người
bạn mừng như trúng số! Những lần như thế chị như có chút tự hào và càng yêu
Khải hơn. Lần về này, chị buồn và cảm thấy trống trải, bất an…
Nghĩ đến buổi họp
lớp, cùng bạn bè những năm tháng học trò xa xuôi ấy khi đã ở vào tuổi xấp xỉ
bốn mươi mà Huyền mỉm cười một mình. Huyền vẫn giữ được vẻ trẻ trung, tuy không
đẹp nhưng dễ nhìn theo nhận xét của Khải và nhiều người, bụng Huyền có hơi lớn
chút vì ngồi nhiều, nhưng vẫn còn gọn gàng khi mang chiếc váy ngắn hay áo dài
vào những hôm đi dự tiệc. Hai bên đuôi mắt và khóe miệng không hề có vết nhăn
khi cười. Vẫn rạo rực khi tay anh vuốt ve cơ thể, kinh nguyệt chị vẫn đếu đặn
vào mỗi tháng, chị luôn háo hức chờ anh lên giường những lần anh có việc của
công ty, vắng nhà vài hôm… Lần nào chị cũng thỏa mãn, hạnh phúc.
oOo
Buổi họp mặt vui
và ồn ào, tuy không“tuyệt vời” như Mỹ Duyên nói, nhưng cũng không tẻ nhạt. Từ
ngày rời Quảng Ngãi vào Sài Gòn học, làm việc rồi lấy chồng đến nay, ngoài
những lần về, thăm một vài người ở gần, chị chưa lần nào được gặp bạn bè cùng
trường cùng lớp đông đủ như lần này, người quên kẻ nhớ, cứ ậm à với nhau nhưng
ai cũng thấy thân mật và nhiệt tình. Những người bạn trai nói những câu tiếc
nuối vu vơ rằng “ngày ấy tôi thương…lắm mà không dám nói…” hay “ngày đó tui đâu
dám nói với… Cứ thấy… là lưỡi quíu lại, mở mồm không ra!”… làm những gương mặt
không còn trẻ, ửng hồng vì thích thú, ngượng ngùng…
Rồi đến văn
nghệ, những bản nhạc gợi lại kỷ niệm thủa học trò, những màn múa và nhảy hơi
bát nháo nhưng cũng vui…
Một gương mặt
Huyền không nhớ là có quen, có lẽ học sau hoặc khác lớp, làm chị kém vui, hắn
mang cái tên đầy ngạo mạn và hợm hĩnh như chính gương mặt hắn, anh ta chính là
người tài trợ cho buổi họp mặt này và còn là ân nhân của Trường hiện nay. Khi anh đại diện học sinh toàn khối,
kiêm luôn MC, giới thiệu với vẻ trịnh trọng: Anh Nguyễn Thành Đạt, phó bí thư
kiêm phó chủ tịch huyện, là học sinh cùng khối với chúng ta, cũng có mặt hôm
nay! Tiếng vỗ tay và tiếng trầm trồ nổi lên, tự nhiên trong lòng Huyền nhen lên
một ác cảm không nguyên do!
Thế mà sau khi
tan buổi gặp mặt, đã hơn mười giờ đêm, Huyền lại lên chiếc Camry ngồi cùng hắn!
Không uống được những loại nước giải khát có men nên chị hoàn toàn tỉnh táo. Đạt có vẻ tự tin sau tay lái, người hắn có mùi khó chịu, khi nói phả hơi men
làm chị nhăn mặt, nhưng không hiểu sao chị vẫn ngồi bên hắn!
Xe loanh quanh
phố huyên rồi thẳng ra quốc lộ, Huyền
hỏi cộc lốc:
- Không về còn đi
đâu thế này?
Hắn quay sang
phía chị, nụ cười nham nhỡ làm gương mặt hắn thêm đáng ghét:
- Ra Hội An chơi
nghe, cô lâu lắm mới về quê mà…
Xe loanh phố cổ,
rồi dừng lại trong sân một khách sạn, Huyền muốn thúc giục Đạt quay về, nhưng
rồi chị bước xuống xe, ngoan ngoãn cùng hắn đi vào!
Mặc cảm tội lỗi,
ý nghĩ phản bội như một cơn đau dầu làm Huyền loạng choạng. Đạt dìu chị vào
hành lang rộng rồi vào phòng, đầu chị lùng bùng, người chị nóng ran!
Nghiến chặt răng,
hai tai nắm chặt, Huyền gồng cứng người cố chống đỡ khoái cảm tự nhiên của thân
xác khi hắn vục mặt giữa hai chân chị. Chị giận Khải, giận bản thân, nước mắt
trào lên khóe mắt!
oOo
Huyền trễ kinh
hai tuần, cơ thể chị có những triệu chứng khác lạ, vào lúc này, một tin nhắn
của Mỹ Duyên làm chị nhẹ nhõm: “Huyền có nhớ Đạt không? Bạn ấy vừa bị lật xe,
chết cùng mấy cán bộ trong ủy ban huyện, các bạn tổ chức phúng điếu, Huyền tham
gia thì mình sẽ ứng rồi gởi lại mình sau cũng được, chúc hạnh phúc nhé”. Huyền
nhắn lại “OK” rồi buông thỏng hai tay, tựa người vào lưng ghế thở phào.
Chiều nay Khải
sẽ đưa chị đi bác sĩ phụ khoa. Nỗi lo lắng về “những hệ lụy có thể xảy đến sau
này…” đã theo cái chết của Đạt vĩnh viễn thôi dày vò Khải và chị!
Chị gọi cho cô
tổ trưởng bán hàng, cho biết là chiều nay nghỉ sớm, dặn là nhớ để bảng thông
báo: “Kiểm hàng” như mọi khi.
Cô bác sĩ phụ
khoa trẻ mĩm cười, nói với Khải và Huyền:
- Cô có thai
rồi, khoảng ba tuần tuổi.
Khải mừng ra
mặt, trong lòng Huyền dấy lên một tình cảm khác lạ, mâu thuẩn, không hoàn toàn
vui như Khải, chị vào giường nằm khi về đến nhà. Thấy chị không vui, Khải xoắn
xuýt bên chị càng làm cho chị thêm khó chịu. Khải cũng lên giường nằm bên Huyền
nhìn lên trần nhà. Thấy Khải như thế, chị ngồi dậy nói:
- Em chỉ hơi mệt
một chút, anh làm cho em ly nước, có lẽ do cái thai thôi.
Khải nhổm dậy
nhìn vào mắt Huyền:
- Thật hả em, em
thấy có mệt lắm không?
- Nó cứ dợn dợn
muốn ói… Bác sĩ dặn lúc nào đến khám lại vậy anh?
- Cô ấy nói là
nên đến hàng tuần em ạ.
Khải đến tủ lạnh
nhìn vào trong, phân vân một lát rồi lấy bình cam vắt rót ra ly.
oOo
Huyền trố mắt
nhìn vào bồn vệ sinh, một chút máu hồng hồng loang trong nước tiểu, chị trở vào
ngồi lại bàn, hơi thở chị mệt mỏi làm các nhân viên lo lắng, chi bảo họ chị
không sao…Rồi gọi điện cho Khải:
- Em thấy có
chút máu trong nước tiểu anh ạ.
Tiếng Khải hoảng
hốt:
- Ủa, sao hôm
qua khám vẫn ổn mà em?!
- Anh về được
không? Chở em đến khám lại xem nhé.
- Ừ, chờ anh một
lát.
Chừng hai mươi
phút sau, xe Khải dừng trước cửa hàng,
anh lùi sát cửa ra vào rồi tắt máy, vào đặt tay lên vai chị:
- Em thấy trong
người thế nào, em có làm gì nặng không?
Huyền ngước mắt
nhìn Khải, chị lắc đầu nhè nhẹ rồi đứng
dậy, Khải dìu chị ra xe, tay mở cửa tay vẫn giữ vai chị, Huyền ngồi vào ghế tựa
người vào lưng nệm êm, Khải vòng qua mũi xe ngồi bên chị với vẻ bồn chồn lo
lắng.
Cô bác sĩ hơi
nhăn mặt khi nghe Khải nói, nhìn qua chị, rồi dưa tay kéo màn phòng khám, đẩy
nhẹ lưng Huyền:
- Cô nằm lên bàn
cho cháu xem lại.
Hai mắt cô bác
sĩ trẻ dán lên màn hình, tay rà chầm chậm lên bụng Huyền, màn hình màu nhấp
nhoáng liên tục. Huyền cũng hồi hộp chờ đợi…
Vừa ra khỏi
phòng Khải đã chồm tới:
- Có sao không
cháu?
- Cô về uống hai
viên thuốc này, nếu sáng ngày mai vẫn ra máu, cô đến cháu xem lại nhé, thai
năm, sáu tuần tuổi thường xảy ra nhiều biểu hiện như thế cô chú ạ.
Huyền vẫn khỏe,
chị chỉ hơi cảm thấy buồn nôn, hơi đau lâm râm phần dưới bụng như những ngày
trước lúc hành kinh. Khải cố làm ra vẻ tỉnh táo nhưng thỉnh thoảng lại thở dài!
Anh bảo chị đi ngủ sớm. Có lẽ do mệt, Huyền thiếp đi rồi ngủ thật sâu, khi Khải
vuốt lên má, chị mở mắt đã hơn sáu giờ.
Nhìn vào bồn vệ
sinh, vẫn có chút máu hồng hồng, Huyền gọi Khải vào, xem xong anh gọi điện cho
ai đó, có lẽ là công ty. Huyền suýt bật cười khi Khải làm gì cũng rón rén nhẹ
nhàng, nói điện thoại với phòng khám cũng ra ngoài thầm thì!
Phòng khám có
thêm một bác sĩ lớn tuổi, trạc tuổi Huyền. Cả hai như đang chờ chị đến. Người
bác sĩ lớn tuổi giới thiệu minh tên là Như. Huyền cùng hai bác sĩ vào trong nằm
lên bàn. Hơn nửa giờ siêu âm, bác sĩ Như mím môi nghiêm nghị:
- Thai không bám
vào thành tử cung chị ạ, trường hợp này cũng ít nhưng có lẽ chị đã lớn tuổi lại
mang thai lần đầu!
Khải không cần ý
tứ, vạch màn phòng khám hỏi:
- Liệu có giữ được thai không chị?
Chị Như lắc đầu:
- Không, thai đã hư và không phát triển được
nữa, có thể uống thuốc rồi thai tự ra nhưng gắp ra lúc này là hay hơn cả.
Khải nhìn Huyền
rồi buồn bã nói gọn lỏn:
- Vậy nhờ
chị.
Ngồi trên xe,
Huyền nhìn Khải như đo lường nỗi thất vọng trong lòng anh. Khải im lặng nhìn
chăm chăm phía trước, khi dừng xe trong sân nhà, anh quay qua nắm lấy hai bàn
tay chị, nhìn sâu vào mắt thầm thì:
- Anh xin lỗi
em, anh rất hối hận!
- Anh biết rồi
đó, cả em cũng là nguyên nhân hiếm muộn của chúng ta chứ không phải riêng một
mình anh!
Rồi Huyền ôm lấy
đầu Khải, luồn năm ngón tay vào trong mớ tóc lốm đốm bạc:
- Đừng quay quắt
chuyện hiếm muộn mà làm những đều trái lẽ tự nhiên. Một đứa con nuôi, nếu chúng
ta có phúc, có khi mang lại nhiều hạnh phúc cho chúng ta hơn đó anh. Mai em gọi điện ra Huế nhờ một người bạn là nữ tu, đang phục vụ trong trại bảo trợ những
sơ sinh vô thừa nhận, lo cho mình một bé gái thật xinh, anh nhé!
Khải cũng vòng
tay ôm lấy cổ Huyền, hôn nhẹ lên môi chị:
- Ừ, anh cảm ơn em, cảm ơn em!
Sài Gòn, tháng 10, năm 2014.
TRẦN HỮU HỘI
No comments:
Post a Comment