Ngẫm ra mới thấu Cõi người:
Râm ran tiếng khóc, tiếng cười
xen nhau
Bao giờ đời hết khổ đau:
Để cho muôn nẻo chen nhau tiếng
cười
Bao giờ đời thực là Đời
Để cho muôn nẻo bời bời tiếng
vui...
Mai Thanh
*
* *
Hai ý tưởng cơ bản hàm chứa trong
"Cõi người":
Một là, thực trạng khách quan của
cuộc đời, của cõi người bao gồm hai mặt là tiếng khóc và tiếng cười, nghĩa là
khổ đau và sung sướng. Đó như là quy luật tồn tại với hai mặt đối lập của của
sự vật:
Ngẫm ra mới thấu Cõi người:
Râm ran tiếng khóc, tiếng cười
xen nhau
Hai là, ý niệm về một cuộc đời,
về một cõi người tốt đẹp: Ở đó, không còn là "xen" nhau của hai tiếng
khóc-cười, mà chỉ có tiếng cười "chen" nhau:
Bao giờ đời hết khổ đau:
Để cho muôn nẻo chen nhau tiếng
cười
Dường như chưa bộc lộ hết ý
nguyện, bài thơ được tiếp thêm hai câu theo cách thể hiện tuy có khác, nhưng
vẫn là ý nguyện trên, để ý nguyện ấy được khẳng định một cách chắc chắn hơn:
Bao giờ đời thực là Đời
Để cho muôn nẻo bời bời tiếng
vui...
Đến đây, nảy ra một câu hỏi: Phải
chăng, tác giả đã chủ quan, duy ý chí và viển vông, khi mong muốn cuộc sống,
cõi người này chỉ còn tiếng cười?
Chính nhà thơ-tác giả "Cõi
người" đã có lần giãi bầy như sau: Không phải thụ động một chiều, ý thức
con người - trong trường hợp chúng ta đang bàn là ý nguyện, thông qua hành động
tác động trở lại hiện thực - ở đây là cuộc sống, cõi người -, khiến hiện thực
ấy biến đổi theo ý nguyện của chủ thể "Để cho muôn nẻo bời bời tiếng
vui...". Thì đó, hoạt động văn chương -nghệ thuật với mục tiêu Chân-Thiện-Mỹ
và các loại hình đồng dạng khác đang "tác động trở lại hiện thực" đó
sao?
Thi ca càng như vậy, vịn vào lý
lẽ nêu trên, nhà thơ bao giờ cũng chắp cho mình đôi cánh thi ca đế nâng cuộc
đời, cõi người bay bổng lên tầm cao mơ ước!
Bài thơ ngắn gọn -xúc tích vừa
mang tính triết luận, vừa mang tính trữ tình, nêu bật được hai mặt của vấn đề,
với kết cấu mở, khiến người đọc suy ngẫm, động rung về nhận thức và cảm xúc,
thậm chí trái chiều với ý tưởng bài thơ, đó là điều bình thường và cần thiết
không chỉ của thi ca, mà của cả văn chương-nghệ thuật, nói chung.
Hà Khoa
No comments:
Post a Comment