Dịch giả Phạm Đình Nhân là Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu LS&VHVN, hiện ở 110 Ngõ 158 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Năm nay bác đã trên 80 tuổi, thuộc vào lớp người "xưa nay hiếm". Hiếm vì là nhà thơ cao tuổi đã đành, nhưng hiếm nhất chính là vi bác thông hiểu Hán tự. Lớp người như bác đúng là càng ngày càng ít đi đối với đất nước chúng ta hiện nay. Vậy nên khi nhận được tập "108 BÀI THƠ ĐƯỜNG CHỌN DỊCH" của bác gửi tặng tôi nghĩ mình có trách nhiệm phải giới thiệu càng rộng rãi càng tốt tới mọi người yêu thơ - nhất là với những người yêu thích thơ luật Đường (TLĐ), hiện đang sinh hoạt ở rất nhiều Câu lạc bộ TLĐ trên toàn quốc. Cũng là góp phần nhỏ vào việc lưu giữ cho thế hệ sau một tài liệu tham khảo cho kho tàng thơ Đường thu thập được từ trước đến nay.
Tập thơ gồm 108 bài thơ chọn dịch, chia làm hai phần.
Phần thứ nhất gồm 50 bài thơ Đường của 30 nhà thơ Trung quốc xếp theo vần A-B-C, phần thứ hai gồm 58 bài thơ chữ Hán của 36 nhà thơ Việt
Tuy Ngọc Châu có được học 6 năm Trung văn ở trường phổ thông nhưng từ ngày ấy đến nay ít dùng, tri thức về Hán học rất hạn chế nên chỉ mong muốn được giới thiệu tới nhiều độc giả mà không dám luận bình gì về các bản dịch. Phần này xin giành cho người đọc có những phẩm bình sau khi đọc tác phẩm thơ của dịch giả Phạm Đình Nhân (mail của bác Nhân: (phdinhnhan@gmail.com ), điện thoai: 04.37221708 – 0987552467.
Do dung lượng tập thơ khá dài nên mỗi lần chỉ giới thiệu từ 1 đến 2 tác giả, Ngọc Châu cũng mạn phép làm theo người xưa là góp thêm một số bản dịch của mình chỉ để cho sự cảm nhận bài thơ nguyên tác được phong phú hơn mà thôi.)
2. CHƯƠNG KIỆT
6.
XUÂN BIỆT
Nguyên tác : 春 別
掷 下 籬 撞 指 乱 山
趨 程 不 待 鳳 笙 残
掷 邊 馬 爵 金 含 去
樓 上 人 垂 玉 助 看
柳 陌 雖 然 風 嬝 嬝
通 河 猶 自 雪 谩 谩
殷 勤 莫 厭 貂 裘 重
恐 犯 三 邊 五 月 寒
Trịch hạ ly chàng chỉ loạn sơn,
Xu trình bất đãi phượng sinh tàn.
Hoa biên mã tước kim hàm khứ,
Lầu thượng nhân thuỳ ngọc trợ khan.
Liễu mạch tuy nhiên phong niểu niểu,
Thông hà do tự tuyết man man.
Ân cần mạc yếm điêu cừu trọng,
Khủng phạm Tam Biên [1] ngũ nguyệt hàn.
Dịch thơ :
Phạm
Đình Nhân dịch 2007
Xuân ly biệt
Buông chén lên đường hướng núi cao
Ra đi không có phượng vui chào.
Ngựa hoa tiễn bước bên đường vắng
Ai khóc trên lầu lệ nghẹn ngào?
Rặng liễu gió lùa phơ phất vẫy
Hàng thông tuyết phủ ngạt ngào sao!
Tam Biên lạnh đến tháng Năm đấy
Áo ấm lông cừu nhớ mặc vào!
|
Ngọc Châu dịch 2013
(tham khảo)
Xuân biệt
Chén buông, hướng núi lên đường
Phượng không theo tiễn dặm trường non cao
Ngựa hoa đơn bước lẻ sao
Nghẹn ngào ai khóc lầu cao lệ tràn
Phất phơ liễu rủ gió ngàn
Thông reo tuyết phủ như càng dài xa
Áo lông cừu phủ xông pha
Tam Biên lạnh đến nửa già tháng Năm!
|
[1] Tam Biên : Chỉ 3 xứ biên
giới: Tây, Bắc và Tây bắc, nơi này tháng
5 còn lạnh
3. DƯƠNG SỸ NGẠC
7. ĐĂNG LÂU
Nguyên tác : 登 樓
槐
柳 蕭
疏 繞
郡 城
夜
添 山
雨 作
江 聲
秋
風 南
陌 無
車 馬
獨
上 高
樓 故
國 情
Phiên âm : Đăng lâu
Hoè liễu tiêu sơ nhiễu quận thành,
Dạ tiêm sơn vũ tác giang thanh.
Thu phong nam mạch vô xa mã,
Độc thướng cao lâu cố quốc tình.
Dịch thơ :
Phạm
Đình Nhân dịch 2007
Lên lầu
Hoè liễu quanh thành sao xác sơ,
Đêm nghe mưa núi đổ tràn bờ,
Gió thu dọc tuyến nam xe vắng,
Đơn độc lên lầu nhớ chốn xưa.
|
Ngọc Châu dịch 2013
(tham khảo)
Lên lầu
Quanh thành hòe liễu xác xơ
Đêm nghe mưa núi tràn bờ năm canh
Gió thu xe tuyến vắng tanh
Lên lầu cao một bóng mình nhớ quê.
|
4. ĐỖ MỤC
(803
– 852)
Đỗ Mục (803-852), nhà thơ Đường, tự là Mục Chí, hiệu Phàn Xuyên, người
huyện Vạn Niên, Kinh Triệu, Thiểm Tây (Trung Quốc). Đỗ tiến sĩ năm 828 đời
Đường Văn Tông. Làm quan từ chức Tiết độ sứ Hoài Nam, Giám sát Ngự sử tại Lạc
Dương. Sau bị đổi làm Thứ sử Hoàng Châu. Về triều, làm Khảo công lang, Tri chế
cáo, rồi làm Trung thư xá nhân.
Ông là tác giả bài A Phòng cung phủ nổi tiếng.
8.
XÍCH BÍCH HOÀI CỔ
Nguyên tác : 赤 壁
懷 古
折 戟 沈 沙 鐵 未 銷
自 將 磨 洗 認 前 朝
東 風 不 與 周 郎 便
銅 雀 春 深 鎖 二 喬
Phiên âm : Xích Bích
hoài cổ
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu lang
tiện,
Đồng tước xuân thâm tỏa nhị kiều.
Dịch thơ :
Phạm
Đình Nhân dịch 2005
Nhớ chuyện Xích Bích xưa (1)
Kích vùi trong cát thép không
tiêu,
Mới thấy triều xưa luyện thép
nhiều.
Không gió đông nam Chu cũng
chịu,
Còn đâu Đồng Tước với Hai
Kiều?(2)
|
Ngọc Châu dịch tham
khảo năm 2013
Nhớ chuyện xưa Xích Bích
Cát
vùi kích vẫn không tiêu
Mới
hay xưa luyện thép nhiều lắm thay
Gió
đông nam Chu gặp may
Hai
Kiều, Đồng Tước không bay sang Tào.
|
9. THẤT TỊCH
Nguyên tác : 七
夕
銀
燭
秋
光 冷
畫 屏
輕
羅 小
扇 樸
流 螢
天
階 夜
色 涼
如 水
臥
看 牵 牜 職
女 星
Phiên âm : Thất tịch
Ngân chúc thu quang lãnh họa bình,
Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh.
Thiên giai dạ sắc lương như thủy.
Ngọa khán Khiên Ngưu Chức Nữ tinh.
Dịch thơ :
Phạm Đình Nhân dịch 2005
Đêm thất tịch (1)
1. Đuốc thu lạnh chiếu lên tranh,
Quạt xua đom đóm đưa nhanh nhẹ nhàng.
Sắc đêm trời nước dịu dàng,
Lặng nhìn Chức Nữ Ngưu lang tỏ tình
2. Ánh nến bao chùm lên bức
tranh
Quạt
xua đom đóm xúm bâu quanh
Nền
trời đêm tối như mâm nước
Nằm
ngắm Chức Ngưu đang tỏ tình
|
Ngọc Châu dịch tham khảo năm 2013
Đêm ngâu
Nến thu soi tỏ bức tranh
Quạt xua đom đóm vờn quanh
chập chờn
Gương trời đêm đẹp mê hồn
Ngưu Lang Chức Nữ đang còn
say duyên
|
10. THANH MINH
Nguyên tác : 清 明
清
明 時
節 雨
纷 纷
路
上 行
人 欲
斷 魂
借
問 酒
家 何
處 有
牧
童 遙
指 杏
花 村
Phiên âm: Thanh minh
Thanh minh thời tiết vũ phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn,
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu,
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
Dịch thơ:
Phạm Đình Nhân
dịch 2007
Tiết Thanh minh
Dầm dề mưa bụi tiết thanh
minh,
Buồn thấm đường đi khách lữ
hành
Muốn hỏi đâu đây nơi quán
rượu
Mục đồng chỉ tận Hạnh Hoa
thôn.
|
Ngọc Châu dịch tham khảo năm 2013
Thanh
Minh
Thanh minh mưa bụi dầm
dề
Lữ hành khách đã ủ ê chân chồn
Quán rượu muốn hỏi đâu
còn
Mục đồng chỉ Hạnh Hoa
thôn xa mù.
|
11.
LỮ TÚC
Nguyên tác: 旅 宿
旅 館 無 良 伴
凝 情 自 剿 然
寒 燈 思 舊 事
斷 雁 警 愁 眠
遠 夢 歸 侵 晓
家 書 到 隔 年
倉 江 好 煙 月
門 繫 釣 魚 船
Phiên âm: Lữ túc
Lữ quán vô lương bạn,
Ngưng tình tự tiễu nhiên.
Hàn đăng tư cựu sự,
Đoạn nhạn cảnh sầu miên.
Viễn mông quy xâm hiểu,
Gia thư đáo cách niên.
Thương giang hảo yên nguyệt,
Môn hệ điếu ngư thuyền.
Dịch thơ :
Phạm Đình Nhân dịch
2006
Ở quán trọ
Quán nghèo không có bạn
thân,
Tâm tình lắng đọng như
gần như xa.
Khêu đèn nhớ lại chuyện
xưa,
Ngủ buồn ngưng tiếng nhạn vừa bay
ngang.
Nằm mơ mộng mị tràn
lan,
Thư
nhà năm ngoái mới sang một lần.
Sông xanh trăng khói
tuyệt trần,
Thuyền câu ai buộc cửa sân lạnh lùng.
|
Ngọc Châu dịch tham
khảo năm 2013
Quán trọ
Quán trọ không bạn
hiền
Tâm tình lắng tự nhiên
Đèn khêu ôn chuyện cũ
Tiếng nhạn buồn ngang
thềm
Tràn lan cơn mộng mị
Thư nhà chưa đến thêm
Sông xanh mờ sương
khói
Thuyền câu neo gần
hiên
|
5. ĐỖ PHỦ
(712 – 770)
Đỗ Phủ , tự là Từ Mỹ,
nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng đời Đường. Sinh ở Dao Loan, huyện Củng, tỉnh Hà
Nam vào năm Đường Huyền Tông lên ngôi (712). Nổi tiếng thông minh hoạt bát. Gần
xuốt cuộc đời ông đi lang bạt nhiều nơi do loạn lạc. Mãi đến năm 757 khi 45
tuổi mới nhận chức quan rồi lại bỏ. Sống trong cảnh bần hàn. Nhưng đi đến đâu
cũng có thơ để lại. Mất tại Lôi Dương, thọ 59 tuổi.
12. TUYỆT CÚ 1
Nguyên tác: 绝 句
江 碧 鳥 逾 白
山 青 花 欲 然
今 春 看 又 過
何 日 復 归 年
Phiên âm: Tuyệt cú 1
Giang bích điểu du bạch,
Sơn thanh hoa dục nhiên.
Kim xuân khan hựu quá,
Hà nhật phục quy niên
Dịch
thơ
Phạm Đình Nhân dịch 2004
Tuyệt cú 1
1. Sông xanh chim trắng bay,
Đồi xanh hoa nở thắm.
Ngày xuân sao quá ngắn,
Bao giờ ta về đây?
2. Sông xanh, ngập trắng
chim bay lượn,
Đồi núi nghìn trùng nở sắc
hoa.
Xuân này lại sắp trôi qua,
Bao giờ mới biết ngày ta trở
về?:
3. Chim trắng bay đùa trên nước xanh,
Hoa đua nhau nở khắp đồi
tranh.
Ngày xuân sao vội qua nhanh
thế,
Biết đến bao giờ về đất lành.
Dịch
2004
|
Ngọc Châu dịch tham
khảo năm 2013
Tuyệt cú 1
Sông xanh chim trắng
lượn bay
Ngàn hoa thắm đang nở dày
non cao
Ngày xuân mới ngắn làm
sao
Ôi quê xa, biết khi
nào hồi hương?
|
13. TUYỆT CÚ 2
Nguyên tác : 绝 句
两 个 黄 冥 明 翠 柳
一 行 白 路 上 青 天
窗 晗 西 岭 天 秋 雪
門 箔 東 吳 萬 浬 船
Phiên âm : Tuyệt cú 2
Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu,
Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên.
Song hàm Tây lĩnh thiên thu tuyết,
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.
Dịch
thơ :
Phạm Đình Nhân
dịch 2004
Tuyệt cú 2
Đôi cánh oanh vàng bên nhánh
liễu,
Một hàng cò trắng trải trời xanh.
Tuyết trên Tây lĩnh nghìn năm
phủ
Ngoài cửa Đông Ngô vạn cánh thuyền
|
Ngọc Châu dịch tham
khảo năm 2013
Tuyệt cú
2
Nhành liếu đậu cặp oanh vàng
Đàn cò trải thẳng một hàng trời
cao
Tây Lĩnh tuyết ngàn năm bao
Cửa Đông Ngô biển đếm sao hết
thuyền
|
14.
ĐĂNG NHẠC DƯƠNG LÂU
Nguyên tác : 登 岳
楊 樓
昔 聞 洞 庭 水
今 上 岳 楊 樓
吳 楚 東 南 坼
乾 坤 日 夜 浮
親 朋 無 一 字
老 病 有 孤 舟
戎 馬 關 山 北
憑 軒 涕 泗 流
Phiên âm : Đăng Nhạc
Dương lâu
Tích văn Động Đình thuỷ,
Kim thướng Nhạc Dương lâu.
Ngô Sở đông nam săch,
Kiền khôn nhật dạ phù.
Thân bằng vô nhất tự,
Lão bệnh hữu cô chu.
Nhung mã quan san bắc,
Bằng hiên thế tứ lưu
Dịch thơ :
Phạm Đình Nhân dịch 2007
Lên lầu Nhạc Dương[2]
Động Đình ta đã nghe tên
Nhạc
Dương nay mới bước lên thăm lầu.
Đông nam Ngô, Sở[3] hai đầu,
Đất trời mãi mãi dãi dầu ngày
đêm.
Người thân tin tức chẳng lên,
Một mình bệnh hoạn sống bên
con đò
Binh đao ải bắc còn lo,
Tựa thềm lệ ướt khóc cho cuộc
đời.
|
Ngọc Châu dịch tham
khảo năm 2013
Thăm lầu Nhạc Dương
Động Đình tên nghe đã
lâu
Hôm nay mới đến thăm
lầu Nhạc Dương
Ngô, Sở đông - nam hai
phương
Dãi dầu mưa nắng tha
hương đêm ngày
Người nhà tin chẳng qua
đây
Cô đơn bệnh hoạn đò
này mình ta
Binh đao ải Bắc lo xa
Tựa thềm mắt lệ ướt
nhòa trần ai.
|
Ngọc Châu
ngocchaunvhp@gmail.com ngocchaunvhp@gmail.com
(1) Nói về trận Xích Bích : Chu Du, nguyên
soái Đông Ngô nhờ kế hỏa công của Khổng Minh dùng gió đông nam phá tan hơn 80 vạn quân Tào Tháo.
(2) Nhị Kiều : Đại Kiều vợ Tôn Sách, Tiểu
Kiều vợ Chu Du. Để khích Chu Du đánh Tào tháo, Khổng Minh đã nói : “Tào Tháo
thường nói xây đài Đồng Tước để mua vui với Nhị Kiều”
(1) Đêm Thất tịch, (Mồng 7 tháng 7 âm lịch)
tương truyền đó là đêm hai sao Khiên Ngưu và Chức Nữ gặp nhau.
[2] Lầu Nhạc Dương ở huyện Nhạc Dương tỉnh
Hồ nam, nằm đối diện với hồ Động Đình .
[3] Ngô Sở : Hồ Động Đình phía đông là đất
Ngô, phía nam là đất Sở.
VNQT: Nếu máy tính của bạn không đọc đựợc chữ Hán, bạn có thể tham khảo những trang học tiếng Trung Quốc trên mạng để cài đăt.
VNQT: Nếu máy tính của bạn không đọc đựợc chữ Hán, bạn có thể tham khảo những trang học tiếng Trung Quốc trên mạng để cài đăt.
No comments:
Post a Comment