Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, February 25, 2024

LAN TỎA NHỮNG TẤM LÒNG - Nguyễn Văn Vinh

 

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình
- Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ - Huế


LAN TỎA NHỮNG TẤM LÒNG

Nguyễn Văn Vinh


Tôi chạy xe về nhà, thấy cô cháu gái của vợ tôi đến thăm Hạnh vợ tôi. Cô nói: “Con xem dì như mẹ con. Dì phải biết thương mình, có sức khỏe dì mới thương chồng, thương con được”. Chuyện là vợ tôi bị té cầu thang, gãy chân. Nằm viện, người ta bó cố định và chữa trị hơn một tuần, cho về nhà, tháng sau tái khám, qua hai lần tái khám 1 tháng rưỡi, chân vẫn sưng. Mặc dù chỗ gãy vẫn nằm trong nẹp không cử động, đi nạng. Thấy chân vợ tôi còn sưng, cô nói tiếp: “Ở Bệnh viện xương khớp, họ có chuyên môn, có nhận bảo hiểm, cao hơn một chút, con có bạn mổ ở đó, họ mổ lấy xương vụn ra mới khỏi sưng, con chở dì đi”. Kim Hạnh vẫn ngồi chần chừ, gia đinh Hạnh có gần 10 người làm bác sĩ: gồm anh, chị đã về hưu và các cháu đang tại chức, có người dạy trường Y Huế. Hạnh cũng có hỏi anh, chị. Anh chị ở xa điện ra động viên em và gửi tiền giúp đỡ.

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình - Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ - Huế (CTCH&PTTHTM Huế) trước đây là bệnh viện Chuyên khoa Tư nhân Chấn thương Chỉnh hình - Phẫu thuật Tạo hình, trực thuộc Sở Y Tế tỉnh Thừa Thiên Huế. Bệnh viện đã tuyển chọn được đội ngũ cán bộ, nhân viên có tay nghề chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ tại bệnh viện vừa có tài vừa có tâm, luôn tận tụy hết lòng vì sức khỏe của người bệnh. Và các trang thiết bị hiện đại, bệnh viện (CTCH&PTTHTM Huế) đã từng bước khẳng định vị trí của mình và không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với mục tiêu phát triển thành cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tôi đến bệnh viện CTCH&PTTHTM Huế vào một sáng giữa đông. Trước mắt tôi là một dãy nhà cao tầng, gọn gàng, sạch đẹp. Hơn 11 giờ, tôi đi vào tiền sảnh bắt gặp một mùi hương loài hoa nào đó, đang lơ ngơ hỏi phòng tiệt trùng, chuẩn bị mổ, thì một nhân viên nữ mời tôi bước vào thang máy, cô vói tay bấm số 4 và nói: “Bác xuống thang máy là tới”. Nhìn qua hai lớp cửa gương, thấy Hạnh nằm đó, tôi lui hụi cởi dày mang dép,và mặc áo blouse màu xanh dành cho bác sĩ phòng mổ. Tôi rụt rè hỏi Hạnh bao giờ mổ. Hạnh nói: “Bác sĩ hội chẩn đã”. Tôi bảo Hạnh nhớ niệm Phật. Vì sợ chân Hạnh gãy lâu rồi, sợ bác sĩ cạo, nạy các xương vụn ở chỗ gãy, sẽ đau nhiều. Hôm sau, đúng ngày chủ nhật, vợ tôi đã nhịn đói, đợi mổ ca bé trai ở Quảng Bình vào trước rồi đến phiên Hạnh. Chiều, con gái tôi điện nói đã mổ, tôi về thăm, thấy Hạnh phờ phạc, Hạnh nói: “Họ sợ em đói, truyền đạm cho em, hiện đang truyền kháng sinh nữa”. Tôi chỉ nói: “Khuya ni hết thuốc tê đau lắm. Sáng mai, tôi lại về, Hạnh nói khuya thấy em đau, cô y tá chích cho em mủi giảm đau. Khi tôi ngõ ý ở lại để chăm sóc, Hạnh bảo: “Ở đây có y tá, anh về đi, có chi nhờ họ”. Tôi lại dặn Hạnh ăn chay và niệm Phật, không cầu gì cả, nếu cầu thì cầu cho chúng sanh được an lành. Công phu niệm Phật sẽ giúp Hạnh vượt qua tất cả, tôi tin là thế.

Tôi gặp ThS.BS. Nguyễn Ngọc Khiêm hiện nay là Giám đốc Bệnh viện CTCH&PTTHTM Huế. Bác sĩ Khiêm vóc người mạnh khỏe và chắc chắn, tóc đã chớm muối tiêu. Bác nói: “Điều đầu tiên là chúng tôi tâm huyết với nghề, giải quyết công ăn việc làm không riêng TT Huế mà cả Hà Tỉnh và cả Đaclac… Chúng tôi không cạnh tranh, người dân giới thiệu với người dân, nhờ chúng tôi: chuyên môn tốt, chăm sóc tốt, thái độ tốt, y tế tốt. Có thu phí, người bệnh tham gia hợp lý”. Tôi cũng thưa bác sĩ: “Tôi nghe nhiều người giới thiệu, nên tôi viết cho nhiều người biết, tôi không xin, không nhờ gì cả. Tôi coi đây là một chuyến làm việc thiện của tôi”.

Ở đây còn có một bệnh viện đa khoa. Bệnh viện có thu phí cao hơn bệnh viện khác một ít, nhưng hợp lý nên bệnh nhân tham gia vui lòng. Chẳng hạn 1kg rác thải bệnh viện khác là 1kg/48 đồng, ở đây gần gấp đôi. Tiền điện thuộc điện kinh doanh…

Người nằm cạnh vợ tôi sau mổ thuộc phòng 13 tầng 2 là chị Hương. Chị Hương bị gãy mấy ngón tay, bệnh viện khác chỉ băng bó, điều trị. Hiện các ngón tay chị bị đơ, bệnh viện này mổ và có bác sĩ Phước xoa bóp, nắn các ngón tay mỗi ngày, nay chị nắm tay được một nửa, chị bảo khi nào nắm được mới về. Anh Song chồng chị và chị đều khen ở đây chăm sóc tốt. Nhất là bác sĩ Phước. Tôi gặp một gia đình người Khe Sanh, QT. Chị Hoàng Thị Lan, đưa chồng vào mổ, anh chị cùng nói: “Ở đây thoải mái”. Anh nằm viện nhưng có mẹ và con cháu từ Khe Sanh vào thăm đang quây quần bên anh. Và, La Thị Hồng Thắm, ở Vĩnh Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình. Chị buôn bán bên Lào, cùng chồng đưa con trai vảo mổ, giờ cháu đã khỏe chị cũng khen: “Rất tốt”.

Bệnh viện CTCH&PTTHTM Huế đã giúp đỡ hai gia đình dân tộc ở Hà Giang. Cháu gái Già Thị May; sinh ngày 20/01/2010. Dân tộc H’Mông; quê quán: Thôn Vũng Lai, Xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Qua Tổ chức từ thiện Mã Vân thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu.

Đến với Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình – Phẫu thuật tạo hình ngày 30/10/2018. Cháu 8 tuổi nhưng rất nhỏ bé. Chỉ tương đương với cháu trẻ 4-5 tuổi. Đến bệnh viện được thăm khám. Bệnh nhân được phẫu thuật lần 1 ngày 02/11/2018, với chẩn đoán: Di chứng viêm xương cánh tay mất đoạn dài xương cánh tay (T) và cứng khớp khuỷu (T). Được phẫu thuật ghép xương – giải phóng khuỷu (T). Qua 4 lần phẫn thuật tiếp theo: ghép xương bổ sung các đợt vào ngày 03/03/2019; 10/05/2019 và ngày 18/06/2019. Sau thời gian điều trị ổn định tại bệnh viện, cháu được xuất viện ngày 10/07/2019 và điều trị tiếp ở gia đình.

Từ tỉnh Hà Giang, một tỉnh miền núi xa xôi, xuất thân là một trẻ dân tộc , mọi điều kiện rất khó khăn. Bệnh lý mà cháu mang trong người một thời gian dài, kéo theo nhiều di chứng: xương mất đoạn dài, phần xương còn lại teo nhỏ như đuôi chuột, sẹo co rút xấu, cơ vùng cánh tay teo nhỏ….. Trước tình hình đó chúng tôi đã đưa ra quyết định phải làm được gì tốt nhất có thể cho cháu. Tổ chức từ thiện Mã Vân thành phố Hồ Chí Minh cũng có giúp một phần kinh phí điều trị. Đợt đó có thêm cháu Sình Mí Tú, 9 tuổi, quê ở Há Tỏ Sò, Xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang . 

Do địa phương cháu ở quá xa, phương tiên liên lạc càng có nhiều khó khăn, và sau đó liên tiếp nhiều năm dịch bệnh Covid -19, cho đến nay ông và cháu lại quay trở về Huế, lại trở về với bệnh viện chúng tôi. 

Niềm hạnh phúc của hai ông cháu cũng là niềm hạnh phúc của chúng tôi, đây cũng là động lực tiếp sức cho những người làm nghề, của cá nhân tôi và tập thể bệnh viện.

Tập thể bệnh viện đã đầu tư công sức, trí tuệ và toàn bộ kinh phí điều trị, ăn ở cho cháu và ông ngoại của cháu trong suốt cả quá trình điều trị tại bệnh viện”.

Tôi ngồi chờ gặp Giám đốc cùng với Cô Phụng – Phòng xét nghiệm, người ở Nha Trang. Tôi hỏi lấy chồng Huế à? Phụng “Dạ”. Phụng tâm sự: “hồi con đi học, là con đi từ nhà đến trường, về cũng chắm chúi đi tường về nhà trọ”. Tôi nói “đó là nết con gái Huế xưa kia đó con”. Tôi nghe cô Phụng và các cô gái, nhân viên khác đều gọi bác sĩ Khiêm bằng “Thầy”. Tôi hỏi: “Con có học bác sĩ à?”. Trong công việc thầy chỉ dạy cho con”. Tôi tặng Phụng hai câu thơ: “Con gái biển nỗi buồn vương trong mắt/ Mướt ngày đi năm tháng lặng thầm”. 

Khi tôi ra về, tôi thấy anh bảo vệ 70 tuổi đang quyét rác, tôi cầm hai chục trả tiền gửi xe, nhờ anh thối lại. Anh nói: “ Nhà văn đi làm việc, lấy tiền làm chi”. Tôi Cảm động lòng tử tế của anh bạn già, cám ơn rồi lên xe về nhà. Trời Huế đã nhá nhem, tôi chạy xe trong chánh niệm và lòng bâng khuâng về sự tử tế của mọi người và những điều tốt của họ đã làm. Chiều nay, tin Hòa thượng Tuệ Sỹ đã về trời. Trong thời gian năm 1972, tôi tìm hiểu Phật giáo và chập chững tọa thiền, vô tình tôi thuộc bài thơ KHUNG TRỜI CŨ của Tuệ Sỹ đến bây giờ vang vang trong đầu tôi:          “Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ

 Aó màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang

 Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ

Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn”… 

Tôi rưng rưng nói giữa thinh không: “Thầy về cõi Phật nhé”.


Tịnh cốc Tây An, 24 tháng 11 năm 2923

NVV

<nguyenvinhnguyenhien@gmail.com>

Thủy Xuân, TP Huế. 




No comments: