Tác giả Võ Văn Cẩm |
QUỸ KHUYẾN HỌC CỰU HSNHQT tại SÀI GÒN.
30 NĂM NHÌN LẠI (1992 - 2022)
"THAY LỜI TRI ÂN"
Võ Văn Cẫm
Quảng Trị là một tỉnh nhỏ, cách Huế khoảng 60 km về phía Bắc. Trước năm 1950 con em Quảng Trị muốn học Trung học phải vào Huế. Chỉ có con nhà giàu, con quan lớn mới có điều kiện học hành.
Năm 1952, một ngôi trường Trung học Công lập độc nhất tại tỉnh Quảng Trị được thành lập. Do một nhóm nhân sĩ, trí thức, quan lại ở tỉnh khởi xướng như: Ông Hồ Văn Hải, ông Hồ Duy Tình, Ông Nguyễn Văn Triển, ông Phan Quang Đãi, ông Nguyễn Hữu Hiệt, ông Hoàng Trọng Thuần, ông Thái tăng Liên, ông Nguyễn Văn Cổn, ông Hồ Tiềm, ông Đoàn Lỗ Bửu... nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em mình. Đó là Trường Trung Học Công lập (Đệ nhất và Đệ nhị cấp) Nguyễn Hoàng (tiền thân là trường Trung hoc Tư thục QTrị 1951).
Sau nhiều biến cố, trường di dời nhiều nơi như Hải Lăng, Non Nước, Hòa Khánh (Đà Nẵng). Ngôi trường thân yêu chỉ tồn tại chưa đầy 25 năm thì mất tên vào năm 1975.
Người đóng góp công sức, tri tuệ lớn nhất là Thầy Thái Mộng Hùng, người 18 năm làm Hiệu trưởng.
24 năm ấy trường đã đào tạo biết bao thế hệ học trò, đóng góp nhiều nguồn nhân lực hữu ich cho quê hương Quảng Trị nói riêng và Việt Nam hay Thế giới nói chung, dù họ ở bên này hay bên kia.
Năm 1975 học trò Nguyễn Hoàng như đàn chim vở tổ, đã bay khắp mọi miền đất nước, khắp năm châu, bốn bể.
Trong nhiều năm lưu lạc, những năm tháng đói nghèo, dù ở đâu, họ đã có ước nguyện gặp nhau để hàn huyên, để chia sẻ, để có dip sống lại tuổi thơ của mình, để tri ân ngôi trường mà minh đã học, để cám ơn những bậc tiền nhân gầy dựng, cám ơn thầy cô đã dạy dỗ, cám ơn vùng đất diệu kỳ, vùng đất học, vùng địa linh nhân kiệt Quảng Trị, vùng mà Chúa Tiên Nguyễn Hoàng dừng chân khởi nghiệp, mở đầu cho Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, thống nhất đất nước từ Ải Nam Quan đến tận Mũi Cà Mâu khi vua Gia Long lên ngôi (1802).
Mãi tới 18 năm, sau nhiều năm trăn trở, Cựu Học Sinh Nguyễn Hoàng Quảng Trị tại Sài Gòn (Cựu HSNHSG) mới biến ước mơ của mình thành hiện thực.
Vào năm 1992, một nhóm thầy cô và cựu học sinh Nguyễn Hoàng đang sinh sống tại TP HCM và vùng phụ cận như: Anh Lê hữu Thăng, Nguyễn Bảo, cô Nguyễn Thị Thanh và nhiều CHSNH như: Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Đặng Mừng, Nguyễn Đặng Kỳ, Hồ Sỹ Kỹ, Hồ Sỹ Mừng, Ngô Bá Cương, Võ Văn Cẫm, Lê Cung Bắc, Duơng Văn Tường-Sâm. Nguyễn Thị Kim Loan, vợ chồng Lê Đình Thị Thành-Cương... đã họp mặt tại nhà cô Thanh, đường Nguyễn Thông, Quận 3. Buổi họp chuẩn bi cho lần họp mặt đầu tiên của CHSNHSG mừng xuân 1993.
Trưởng ban tổ chức là anh Lê Hữu Thăng, phó ban là anh Nguyễn Bảo, các thành viên dự họp là các uỷ viên.
Vào thời đó khó khăn đủ bề, cả về tài chánh lẫn an ninh. Ai cũng nghèo khó, phương tiện đi lại chỉ bằng xe đạp, chưa có xe bus, mấy ai có xe gắn máy?.
Người ở phương này kẽ ở phương kia, muốn trao đổi một vấn đề gì phải đến gặp nhau mới trao đổi thông tin, làm gì mà có điện thoại, Facebook, Email, Zalo, Messenger, tin nhắn như bây gìờ.
Anh Thăng, anh Bảo muốn thông báo tin tức phải đạp xe hàng chục cây số, từ nông trường An Hạ, Bình Chánh về quận Phú Nhuận, Bình Thạnh. Thông tin được truyền miệng cho nhau.
Anh em chúng tôi chẳng bao giờ nề hà khó nhọc, ai làm được gì thì làm, không so hơn tính thiệt. Chúng ta mới thấy được sức mạnh của sự ĐOÀN KẾT, THƯƠNG YÊU, CHIA SẺ. Đây chỉnh là MỤC ĐÍCH YÊU CẦU của BLL.
Buổi họp mặt Cựu HSNHSG đầu tiên, tổ chức tại nhà Bảo Tàng Quân khu 7, đường Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình.
Anh Nguyễn Đặng Mừng tài trợ bia hơi, một loại thức uống cao cấp thời bấy giờ.
Được thông báo cho nhau, bằng phương tiện rỉ tai và truyền miệng, từ người này qua người kia, làm gì có thư mời hay điện thoại như bây gìờ.
Sáng hôm đó mọi người đến rất sớm, đông ngoài sức tưởng tượng của Ban Tổ chức chúng tôi, khoảng gần 150 người.
Không khí buổi họp đầy nghĩa tình đồng môn, bạn bè lâu ngày gặp nhau, người này hỏi thăm người kia, tay bắt mặt mừng. Phòng họp chật hẹp, 2 MC Hồ Sĩ Mừng và Dương Tường không làm sao điều khiển được buổi họp.
Khi Lê Cung Bắc lên chia sẻ cảm xúc thì máy tăng âm bị hư, coi như buổi họp mặt hôm ấy biến thành buổi gặp mặt.
Buổi họp mặt đầu tiên gây một ấn tượng đẹp. Ngay anh Thăng -Trưởng ban tổ chức - cũng không phát biểu hay thông báo được gì.
Buổi gặp mặt đầy yêu thương và đầm ấm, bạn bè thầy cô cứ bịn rịn, quyến luyến không muốn dứt, dù thời gian đã trưa.
Tan buổi họp mặt, Ban tổ chức họp rút ưu khuyết điểm.
Chỉ mấy tháng sau thì anh Lê Hữu Thăng được xuất cảnh, để lại một gánh nặng cho anh Bảo.
Vì tình đồng môn, anh Bảo cùng chúng tôi trải lòng gánh lấy trách nhiệm vô cùng nặng nề ấy.
Dù khó khăn muôn bề, vì tình thương yêu, chúng tôi đã tổ chức tiễn anh Thăng lên đường tại nhà Mẫu giáo Thành phố đường Trần Quốc Thảo quận 3, và kỳ vọng sự quan tâm giúp đỡ của anh trong thời gian khó khăn khi anh qua Mỹ ?.
Anh Bảo tổ chức họp bàn chương trình hoạt động cho lần họp mặt kỳ tới 1994.
Ban LL Cựu HSNHSG có mặt từ lúc ấy, gồm có:
* Trưởng Ban LL anh Nguyễn Bảo.
* Phó ban anh Nguyễn Văn.Vinh, Ngô Bá Cương,.
* Phó ban phụ trách học bỗng và tương tế anh Võ Văn Cẫm.
* Các anh HS Mừng, HS kỹ, NĐ Mừng, NĐKỳ, DV Tuờng, Lê Văn Hoàng,... là uỷ viên.
Khi Ban LL giao cho tôi trách nhiệm nặng nề ấy, tôi nhiều lần từ chối nhưng không được.
Các anh cho việc chia sẻ, giúp đỡ đồng môn là việc làm vô cùng ý nghĩa, và đó là mục đích yêu cầu, là nội dung chính của buổi họp mặt của chúng ta.
Vào thập niên 1990, hầu hết chúng ta còn nghèo, còn gánh nặng gia đình con cái. Tôi và anh Bảo nhiều lần bàn bạc, tìm nguồn quỹ giúp các cháu Sinh Viên, con Cựu HSNH đang học Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tại Thành phố HCM, để phát vào dip họp mặt Xuân 1994 tại nhà khách Công đoàn Dầu khí ở Thanh Đa (có 05 suất, mỗi suất 500.000₫.). Chúng tôi vận động ông Trần Đàm.
Lần họp mặt ấy có bà Tôn Thất Dương Thanh và ông Hồ Tiềm tham dự.
Lúc đó nghèo lắm, chúng tôi đi gỏ cửa các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm ở trong nước như:
Ông Trần Đàm, Nguyễn Đặng Hiến, Lê Văn Hải, Nguyễn Đạo Khoẻ, Trần Lộc, đặc biệt có Cựu HSNH Trần Quang Đỗng là nhà tài trợ chủ lực trong quỹ học bổng chúng ta ngay từ những ngày đầu.
Chúng tôi còn vận động những mạnh thường quân ở nước ngoài như: Anh Hoàng Kiều, Hoàng Hữu Ly, Nguyễn Khắc Dỏ, anh chị Nguyễn Thị Sen-Trần Đình Khương trong chương trình học bỗng Fraternité Canada.
Cũng trong thời gian này anh Hoàng Kiều tài trợ "Một thế hệ Y khoa" gồm 10 sinh viên Y Khoa, 500 USD/1 SV/năm.
Chúng tôi thay anh Hoàng Kiều làm thủ tục tiếp nhận với các tiêu chuẩn:
* Gốc Quảng Trị.
* Tốt nghiệp trở về quê làm việc.
* Giúp đỡ cho thế hệ đàn em.
(Chương trình này được người nhà anh HK phát được 03 năm thì ngưng vì nhiều nguyên do khách quan).
Hiện nay thế hệ vàng này đều là cán bộ đầu ngành hay giám đốc BV.
Vào thập niên 2.000, Cựu HSNH có kinh tế khá lên, con cháu một số gia đình thành đạt, biết chắt chiu, có tấm lòng rộng mở, biết san sẻ, dù không giàu có nhưng luôn chung tay tiếp sức với chúng tôi như:
Anh chị Nguyễn Văn Xiễn, Lê Đình Ân, Thái Hòa Thuý An, Đặng Duy Định, Tường Sâm, Đức Nhàn, Lộc Lê, Hằng Ngung, N Văn Ta, anh Trần Quang Đỗng...
Còn có các anh chi ở nước ngoài như: Chị Trương Phương, Nguyễn Lịch, anh chị Nguyễn Thị Sen-Trần Đình Khương, Ngô Ngọc Hồng...
Quỹ khá lên mỗi suất trợ cấp là 1triệu/sv.
Vào thập niên 2010.
Nhiều Anh chị có tấm lòng vẫn tiếp tục giúp quỹ khuyến học và san sẻ nhiều Cựu HSNHSG có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoạn nạn.
Ngoài ra có thầy cô mỡ lòng như: gia đinh thầy Cố Hiệu Truởng Tôn Thất Dương Thanh, thầy Lê Văn Quýt, thầy Hồ Sĩ Châm, thầy Cao Xuân Yên, thầy Thanh Bá, thầy Sấm, cô Thanh, cô Tránh, cô Hồng, cô Táo, cô Tương.
30 năm qua, năm nào chúng tôi cũng tổ chức gặp mặt, lúc nơi này mai nơi kia và chưa lần nào thiếu vắng việc trợ cấp học bổng.
Những cây lành trái ngọt chúng ta ươm trồng, nay đã ra hoa kết trái, hầu hết đã thành danh: kỹ sư, bác sỹ, tiến sĩ, giám đốc, có nhiều cháu quay lại giúp quỹ như:
* Cháu Nguyễn Quang Thắng giúp cho 1SV con Cựu HSNH mồ cội cả cha lẫn mẹ, tài trợ suốt thời gian học ĐH, mỗi nặm 6 triệu.
* Cháu Phan Thi Minh Nghĩa (GĐ Cty nước ngoài)
* Cháu Trần Đoàn Ngọc Trân. (Trong luận án Tiến Sĩ Y Khoa ở Mỹ cháu có lời cảm ơn cựu HSNHSG.)
Cháu Cam Ly, ngoài tiền giúp quỹ, cháu còn tài trợ máy vi tính.
Và cũng thời điểm này BLL quyết định trợ cấp 1suất là 1.500.000₫/sv.
30 năm làm khuyến học và tương tế, Ban LL Cựu HSNHSG đã phát gần 1.800 suất trợ cấp HB cho con em Cựu HSNH và SVQT, hàng chục trường hợp khó khăn, bệnh tật. Có nhiều cháu nhận suốt thời gian Đại học, sau đại học.
Ngoài các suất trợ cấp HB đã phát trong 30 năm qua, chúng ta còn có nhiều phần quà dành cho các cháu, mỗi lần dự họp mặt CHSNH ở Hàm Tân, Đồng Nai, Bà Riạ Vũng Tàu, Quảng Trị...
Chúng tôi còn có những phần quà dành cho tài năng trẻ QTrị như cháu:
* Cháu Phạm Huy giải 3 Thế giới "Cánh tay Robot do Intel tổ chức ở Mỹ 2019".
* Cháu Phan Đăng Nhật Minh" cháu bé Google" đạt giải nhất Đường lên Đỉnh Olympia 2018.
* Gần đây, chúng tôi còn gởi quà cho 4 cháu con em QTrị dự thi giải Olympia khu vực và Quốc tế.
Số tiền vận động quỹ Học Bỗng gần 1.600.000.000₫.
Một số tiền khá lớn, công sức này do tất cả chúng ta, do nhiều đời Ban LL và những Đồng môn có tấm lòng, những nhà hảo tâm, trong và ngoài nước.
Quỹ KH do thủ quỹ giữ. Người điều hành nhận và duyệt hồ sơ với sự giám sát của Ban LL. Cấp phát vào ngày họp mặt hằng năm.
Những năm số lượng lớn. Đặc biệt nhiều năm anh chị NTSen + GS Trần Đình Khương trao tặng quỹ học bổng Fraternité lên đến 140 suất phải nhờ TS Ngô Hướng mượn Hội trường Đại học Ngân Hàng để tổ chức phát, trong đó có nhiều SV do CLB SV Quảng Trị giới thiệu.
Một điều tự hào, thế hiện lòng tự trọng và tương thân tương ái của Cựu HSNHSG, trong 30 năm qua chỉ có 1 số ít con Cựu HSNH tại SG nhận trợ cấp Học Bổng , còn lại dành hết cho các cháu con Cựu HSNH ở quê nhà hay ở tỉnh khác.
Công lao lớn nhất là anh Trần Quang Đỗng, anh Trần Đàm, anh Hoàng Kiều, HHLy, anh chị Nguyễn Thị Sen Trần Đình Khương, LĐÂn, Nhàn Đức, Hòa An, Camly. ... Là những người có tấm lòng vàng, đã sát cánh với chúng tôi trong suốt chặng đường dài và khó khăn nhất. Các anh chị còn hứa sẽ tiếp tục giúp quỹ trong chặng đường còn lại.
Trong 17 năm làm Trưởng Ban LL, anh Nguyễn Bảo (hay thầy Bảo) luôn luôn đồng hành với chúng tôi và hiện nay anh vẫn rất tâm đắc với chương trình này.
Thời còn thơ dại, chính anh Đỗng là người học trò mà anh Bảo thương yêu và giúp đỡ, nên anh Đỗng đã thể hiện lòng tri ân của mình.
Tôi xin đại diện cho Ban Liên Lạc Cựu Học Sinh Nguyễn Hoàng Quảng Trị tại Sài Gòn (CHSNHSG), đại diện các Đồng Môn có con em nhận HB, các cháu SV, các anh chị đuợc trợ cấp khó khăn trong suốt thời gian vừa qua. Xin gởi đến quý thầy cô, quý mạnh thường quân, quý nhà hảo tâm, quý anh chị có tấm lòng trong và ngoài nước đã chung tay, tiếp sức với chúng tôi trong 30 năm qua lời cảm ơn sâu xa và lòng tri ân vô hạn.
Các cháu nhận trợ cấp HB, nay đã thành danh, công lao to lớn ấy chắc chắn có công tiếp sức của quý vị. Xin chúc quý vị dồi dào sức khỏe, thân tâm thường an lạc, vạn sự cát tường.
Đến nay con cháu cựu HSNH vẫn còn nhiều, các cháu đang đứng ở Giảng đường ĐH, hoàn cảnh khó khăn.
Ban LL sẵn sàng dang tay giúp các cháu thế hệ thứ 3 ngoan, học giỏi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nên vẫn cần sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, các nhà hão tâm và các đồng môn có tấm lòng.
Xin trân trọng cám ơn quý vị.
Saì gòn 15 /9/2022.
Võ Văn Cẩm
No comments:
Post a Comment