Ở Việt Nam có một địa danh là thành
Cổ Loa, trước năm 1954 thì thuộc quận Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, sau này thì quận
Đông Anh thuộc về thành phố Hà Nội, phần còn lại của tỉnh Phúc Yên, thì chung
vơí tỉnh Vĩnh Yên nhập vào vơí tỉnh Phú Thọ, tên mơí bây giờ hai tỉnh rươĩ này
là tỉnh Vĩnh Phú, như vậy thành Cổ Loa xây dựng từ thơì vua Thục An Dương
Vương, bây giờ thuộc thành phố Hà Nội, theo chỗ tôi đựợc biết qua hai ngươì anh
Vong niên là thi sĩ Hà Trung Yên và học giả Đoàn Đức Nhân cho biết là thành Cổ
Loa chỉ có ba vòng tròn bằng đất to nhỏ đồng tâm mà thôi? giai đoạn năm 45/46
quân đội Quốc Cộng đánh nhau ở chốn này dữ dội lắm, và sử Việt Nam thì chỉ chép
lại của sử Tàu, sử Tàu nghe thành Cổ Loa bèn ghi là âm Oa (con ốc) thế là thành
đựợc xây theo trí tưởng tượng cuả sử gia là chín vòng thành xoay theo hình trôn
ốc? không biết Sử Việt Nam bây giờ đã đựợc tu bổ đính chính lại hay chưa?
Tới nơi Tô Châu thì đã có sẵn nơi
ăn chốn ở sẵn, và ai đi đâu cứ đi, còn gia đình tôi hai ngườì thì mướn một
thông ngôn kiêm hướng dẫn viên, ngườì bản xứ, vị này dẫn chúng tôi vào văn
phòng thị trấn Phong Kiều, nơi văn phòng thường trực, nhân viên ở chốn này rất
là bặt thiệp, tuy nhiên vấn đề của tôi họ không hiểu là vợ chồng tôi muốn gì? họ
tính mời chúng tôi qua cơ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tô Châu, nhưng theo tôi hiểu
thì chỉ nơi đây mới giải quyết được điều tôi mong muốn, thế là vị chủ tịch Thị
trấn tiếp tôi, cũng may là ngườì Việt Nam cả, "đồng chí" cho vị thông
dịch qua phòng khác ngồi nghỉ, rồi phân ngôi chủ khách ngồi nhậm xà, "đồng
chí" nói:
- Ngộ cũng là người Việt Nam đây, hồi
thế kỷ thứ 16, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, nhà Minh mang quân qua đánh giúp nhà
Lê, thì cha con Mạc Đăng Dung, Mặc Đăng Doanh cống cho nhà Minh năm Động cùng
Châu Khâm, Châu Ung để cầu hòa, có nghĩa là cứ cách biên giới khoảng năm chục
cây số đất Việt thuộc vào đất Tàu, gia đình cái ngộ là dân Việt chăm phần chăm,
hồi đó pán thuốc pắc ở Đông Hưng (Quảng Châu , Quảng Tây (Quảng Si) sau này dời
về Tô Châu lập nghiệp.
Tôi đỡ lời:
- Cám ơn Huynh, chúng tôi qua đây
chẳng qua vì vấn đề bài thơ "Phong Kiều dạ bạc" của thi hào Trương Kế
mà thôi, chớ cũng không phải du lịch du liếc gì cả?
Vốn là người có trình độ văn hóa
cao, nên nghe vậy thì "đồng chí" hiểu ngay và trả lời ngắn gọn:
- Chuyện này nên giải quyết theo cảm
tình cá nhân mà thôi, vậy tối nay nhị vị tới nhà tôi dùng bữa tối rồi mình bàn
việc riêng? chớ giải quyết theo lối công quyền, thì phải lên lịch công tác, sau
đó có khi dây dưa cả tháng cũng chưa giải quyết gì cả, lôi thôi mất thì giờ lắm
lắm .
Nói xong, cho gọi vị thông dịch rồi
móc túi ra đưa một cái business card, nói là đưa chúng tôi đi chơi đâu thì đi,
tối về gặp nhau ở nhà "đồng chí".
*
Nhà của chủ tịch Thị trấn Phong Kiều
tọa lạc trong một khu hẻm bình thường, vợ chết sớm, còn các con đi học ở xa, ngồi
vừa xong chỗ thì người bán "xực tắc hoàng thắn mì" bưng vào bốn phà
nhì "là loại tô vừa vừa", toàn là hai dắt cả, ăn xong còn đói thì gọi
ăn thêm, vị thông dịch viên thì giảng giải cho bà xã tôi về địa dư nhân văn của
thành phố Tô Châu và tỉnh Giang Tô, còn tôi thì hỏi số phôn của Tiết độ sứ An Lộc
Sơn, thì được trả lời, tài có này chết từ Trung Đường, ngay triều của vua Đường
Huyền Tôn, cách nay cũng trên 12 thế kỷ rồi? không biết coi danh mục điện thoại
có hay không, bèn lấy trên tủ sách, một cuốn danh bạ, và ghi ra giấy số
cellphon cho tôi, tôi bèn bấm số và gặp ngay Tiết Độ Sứ, tôi nhập đề ngay:
- Chẩu xềnh xính xáng An Lộc Sơn đại
gia?
- Màn ổn thai thai? cái ngộ là An Lộc
Sơn đây? còn cái nị là xì thẩu nào đấy?
- Nị là tiểu gia, nguyên là ngươì
Nùng ở Tông Hưng Quảng Si (Quảng Tây), xin hỏi là cái ngày mà Tài Có Tiết Độ Sứ
mang quân đánh nhà đại Đường, chiếm kinh đô Tràng An rồi dẫn theo Dương Quí Phi
ngao du thiên địa, cuối cùng ẩn thân ở bên nước Phù Tang? chuyện có thật không?
- Thật?
- Nghe thiên hạ bàn là Tiết độ sứ
có cho quân lính bản bộ khiêng mất cái núi Sầu Miên ở thành Cô Tô (thành phố Tô
Châu) phải không?
- Đúng, cái núi đó có một mỏ vàng
mười, ta có lệnh cho quân Hung Nô khiêng về bên đại mạc.
- Có chuyện đó sao?
- Có chứ, thời Tam Quốc thì có Gia
Cát Khổng Minh có tài hô phong hoán vũ, thời ta có một vị quốc sư ngườì Thổ Phồn,
có tài di sơn đảo hải, nên mang ngọn Sầu Miên Sơn về đây?
- Cho xin dời lại về chốn cũ được
không?
- Không được, khai thác lấy hết
vàng để đi chơi với Dương Thái Chân rồi, thì quăng ngọn núi chổng chơ ra ngoài
bãi cát, cái nị muốn thì kêu người qua đại mạc khiêng về.
"Đồng chí" Thị trấn trưởng
Phong Kiều, nói tôi cúp máy rồi cươì cười:
- Từ Nội Mông, qua Ngoại Mông, qua
Hoa Bắc qua Hoàng Hà, Hoa Hạ, rồi qua sông Dương Tử, đến Hoa Nam rồi đến đây
vùng Giang Đông này, nếu đi bộ người không thì có khi hơn cả năm chưa xong, còn
cái chuyện khiêng cái Sầu Miên Sơn "tức núi Sầu Miên" thì lấy nhân sự
đâu mà khiêng cho nổi? đành chịu thôi, hôm nay cái nị và phu nhân về khách sạn
ngủ tạm, mơi cái ngộ dẫn hai người qua thăm phòng Văn Học Nghệ Thuật của thị trấn
Phong Kiều xem ý kiến của các "đồng chí" nơi đây nghĩ thế nào về bài
thơ "Phong Kiều dạ bạc" và chùa Hàn San.
*
Sau một màn ân cần giớí thiệu, vị
chủ nhiệm và một vị nữa ở không tiếp chúng tôi, trong phòng khách đơn sơ, bà xã
tôi thì đi loanh quanh coi cây kiểng, còn tôi ngồi chơi nghe các "đồng
chí" trao đổi, vị chủ nhiệm Văn Học Nghệ Thuật phát biểu:
- Nhiều năm nay, các tỉnh có cùng
chung biên giới với Nước Việt Nam như Vân Nam, Quảng Si, Quảng Đông, Phước Kiến,
cùng đảo Hủi Nàm, thì từ tiểu học đến cao trung và đại học đều có chương trình
giảng dạy bằng tiếng Việt, vậy hôm nay chúng ta dùng tiếng Việt để nói chuyện
cho nó dễ thông cảm, và theo như ý của ngộ, thì cái chuyện nị muốn tìm hiểu thì
đa số du khách ngoại quốc nhất là Việt Nam qua Cô Tô (Tô Châu) thì đều có một mục
đích giống nhau, bây giờ nhân danh viện Văn Học Nghệ Thuật thị trấn Phong Kiều,
cái ngộ sẵn sàng chia sẻ với cái nị, theo như sách giáo khoa cấp cơ sở tiểu học
thì có dậy bài thơ "Phong Kiều dạ bạc" của thi hào Trương Kế, bài thơ
này từ ông già bà cả đến con nít lên ba đều rõ, tuy nhiên có nhiều người Trung Quốc,
người Nhật Bản và người Việt Nam , họ đều là các vị bác học, bác vật, là bác
sĩ, là nhà khảo cứu, đả cứu, học giả, học thật, họa sư, họa sĩ, nhà thơ, nhà dịch
sách... họ không bao giờ đặt chân đến
vùng Cô Tô này, và chùa Hàn San này, cứ ở nhà ăn ốc nói mò, tuy nhiên từ xưa tới
bây giờ, con người muốn là trời muốn, giữa hai con lạch nối vào Đại Vận Hà thì
có hai cây cầu, một cây là Phong Kiều, một cây là Giang Kiều, bên kia Giang Kiều
có một thôn làng nhỏ gọi là Giang Thôn, từ xưa đến giờ tên vẫn như vậy không
thay đổi, tuy nhiên muốn thay tên thôn dã này cũng không có gì làm khó, ai chủ
trương là thôn Ô Đề thì cùng nhau góp tiền, xây một cái cổng mới trên đề là Ô Đề
thôn, và văn phòng thôn cũng thay tên luôn, còn cho Ô Đề là Sơn Thôn "xóm
trên núi" thì góp tiền xây một quả núi, rồi dời dân chúng Giang Thôn lên, chuyện dễ ợt, tiếp đến là
vùng này không có một ngọn núi nào cả? chuyện Núi Sầu Miên chỉ là tưởng tượng,
và chuyện chùa Hàn San hiện giờ tọa lạc trên đất bằng phẳng giữa hai con lạch,
mà cứ vẽ và cho rằng trên một ngọn núi lạnh, thì cũng chả chết thằng Tây nào cả,
các vị góp tiền để đắp một trái núi có
hai đỉnh, đỉnh về phía Đông ghi là "Sầu Miên sơn" đỉnh về phía Tây,
thì có hai cách, một là chúng ta khiêng cái chùa Hàn San từ đất bằng lên đỉnh
núi, hoặc là có điều kiện thì chùa cũ để y như vậy (trên đất liền) và trên ngọn
núi phía Tây xây thêm một cảnh chùa nữa có tên là Hàn San (Sơn), và chùa Hàn
San cũ là Hàn San (Địa) với khoa học kỹ thuật hiện đại thì cái chuyện san bằng
một trái núi để lấy đá trải đường, hay đắp thêm một trái giả sơn "núi giả"
thì cũng không lấy gì làm khó, còn "Chùa trên Núi lạnh" thì chúng ta
làm một hệ thống dẫn hơi lạnh từ Thiên Sơn bên Thanh Tạng cho thổi cả ngày, cả
đêm, cả năm trên nóc chùa Hàn San (Sơn) là lạnh ngay tức thì, thiện nam tín nữ
và các du khách mặc áo choàng dạ ngay chứ khó gì?
Vấn đề đặt ra là vấn đề kinh phí
"nói nôm na là tiền" vậy cái nị về Việt Nam phổ biến ngay cái đề tài
này phong phú rộng rãi này trên web,
trên net, trên báo chợ, báo bán, để cho những thiên tài, những địa tài, những
nhân tài chủ trương Hàn San Tự là "Chùa Trên Núi Lạnh". Sầu Miên Sơn
là Ngọn Núi Sầu Miên thì gửi tiền cấp kỳ về cho ủy ban xây dựng thị trấn Phong
Kiều, khi nào hội đủ các điều kiện, chúng tôi sẵn sàng thi công tức thì, có
nghĩa là có núi Sầu Miên ngay tút xuỵt.
CHU VƯƠNG MIỆN
Nguồn: Hội Quán Trầm Hương
CHU VƯƠNG MIỆN
Nguồn: Hội Quán Trầm Hương
No comments:
Post a Comment