MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC
Nguyên Lạc
BÀI
THƠ L' ADIEU
Trong bài thơ nổi tiếng L’Adieu của thi sĩ người Pháp: Guillaume
Apollinaire L’Adieu:
L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Bùi Giáng dịch:
Ta đã
hái nhành lá cây thạch
thảo
Em nhớ cho Mùa
Thu đã chết rồi
Chúng
ta sẽ chẳng tương phùng
được nữa
Mộng trùng
lai không có ở trên
đời
Hương thời gian,
mùi
thạch thảo bốc hơi
Và
nhớ nhé,
ta vẫn chờ em đó…
Phạm Duy phổ nhạc:
Mùa
thu chết
Ta ngắt đi một cụm
hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa
thu đã chết rồi …
Đôi
chúng ta sẽ chẳng còn
nhìn nhau nữa
Trên
cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau …
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng
ta vẫn chờ em.[1]
Nhà văn Đỗ Quý Dân (nhóm Diartlogue - Văn đàn) có phê bình thi sĩ Bùi Giáng và nhạc sĩ Phạm Duy trong bài viết "Buổi
Chớm Thu Nói Chuyện Mùa Thu Chết" của ông về cách chuyến ngữ:
Quan trọng nhất là câu thơ:
J’ai
cueilli ce brin de bruyère
(I have plucked this sprig of heather - Đỗ Quý Dân)
Đây là lời phê bình của ông Đỗ Quý Dân:
"Khi Phạm Duy dịch bài
thơ này (trước khi phổ nhạc),
ông
phải gò
chữ theo âm
điệu của bài
nhạc ông
viết ra, đồng thời muốn
dùng
những từ ngữ có
tính chất lãng
mạn nên
lời nhạc đôi
khi hơi gượng ép
và làm đổi ý
nghĩa câu thơ. Người
nghe nhạc bị lôi cuốn theo dòng nhạc nên thường không để ý. Động từ “cueillir” (j’ai cueilli) có
nghĩa là “hái” chứ không
phải là
“ngắt”. Bùi
Giáng hái hoa, còn Phạm
Duy táo bạo
hơn, ngắt hoa chứ không hái. Cái táo bạo này rất lãng mạn nhưng làm mất đi nét buồn của sự chia ly. Bùi Giáng thì hái một “nhành lá cây”, còn Phạm Duy lại ngắt một “cụm”. Chữ “brin” dịch đúng
nghĩa là “cọng” hoặc “nhánh”,
dịch ra “nhành
lá cây” như Bùi Giáng không đúng hẳn, còn dịch thành “cụm” như ông Duy cũng không được. Người đọc có bao giờ tự hỏi nhạc sĩ phải dùng
bao nhiêu sức lực mới ngắt
được một “cụm” hoa không? Ngắt một cụm đòi hỏi nhiều sức mạnh, phá
đi cái nhẹ nhàng
của bài
thơ. Hoa mà ngắt cả cụm thì
sẽ ... đau hoa lắm." [2]
Tôi có vài lời góp ý với ông Đỗ:
CUEILLIR: NGẮT HAY HÁI?
1. Về động từ "Hái":
Động từ "Hái": - Dùng
tay làm cho hoa, quả, lá,
cành đứt lìa
khỏi cây
để lấy về
- Hoa thơm hái cả cụm
- Con vượn bồng con lên
non hái trái.
Anh cảm thương nàng phận gái mồ côi
- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
2. Về động từ "Ngắt":
Động từ "Ngắt": - Bấm cành,
hoa, lá cho đứt lìa
ra bằng móng
tay hoặc đầu ngón
tay
- Ngắt một bông hoa
- Thò tay anh ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.
- Thò tay anh ngắt cọng ngò
Thấy em còn nhỏ giữ bò, anh thương
Thò tay ngắt cọng rau mương
Bò em, em giữ anh thương nỗi gì?
@.THỬ SO SÁNH NGẮT VÀ HÁI
Qua định nghĩa và những thí dụ trên ta thấy:
1.
- Ngắt ít dùng sức hơn: Ngắt một cọng ngò, ngắt một cọng cỏ, ngắt một bông hoa - thường các vật này ở vị trí thấp hoặc bằng tầm tay- nên ta ít dùng sức. Chỉ cần bấm móng tay, ngón tay.. là ta
có thể làm dược điều này và bụi ngò, bụi cỏ, bụi hoa vẫn xem như không chuyển động.
- Hái ta phải dùng nhiều sức hơn: Hái trái, hái bông hoa -
thường những vật này
cao hơn hoặc ngoài
tầm tay ta - nên
ta phải dùng
nhiều sức, ta phải vói
tới. Lúc
này các cành cây, bụi cây
phải chuyển động
2.
Thêm nữa, trên một cọng,
một cuống, một đọt nhánh đầu cành ... hoa
cũng có
thể mọc tập trung thành chùm,
thành cụm, nên "ngắt"
cũng dễ dàng và không làm cho cây chuyển động. Nên nhớ "cụm"
chứ không phải là "bụi", và "nhành" cây khác với
nhánh/ cành cây: branch. Còn "hái" - chữ hái này cũng là nông cụ: Lưỡi hái - sẽ làm cây chuyển động. Thí dụ hái lúa/ gặt lúa.
Cho nên tôi thấy bạn Đỗ Quý Dân nên xem lại câu nói này của bạn: "Hoa mà ngắt cả cụm thì sẽ ... đau hoa lắm."
VÀI
Ý NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ
DỊCH THƠ, NHẠC
1. Xin được ghi ra đây vài ý nghĩ của tôi vấn đề dịch/ chuyển
ngữ thơ, nhạc:
-- Một bài
thơ hay khi ta cảm thấy hình
như thơ ấy viết riêng
cho mình, thấy có
cuộc đời riêng
của mình
trong đó. Thơ mở rộng cánh
cửa để ta đặt cuộc đời riêng
mình vào;
nó bây giờ không phải của riêng tác giả nữa, mà là của chung, hoặc nói theo cách khác, của riêng người đọc, người đồng cảm. Cùng cái HỒN THƠ đồng cảm này, người đọc có quyền nghĩ theo, (dịch theo – nếu thơ tiền nhân)
kinh nghiệm đặc thù
riêng mình – có quyền diễn đạt theo
ngôn
ngữ, chữ nghĩa hiện đại riêng
mình.
Bài thơ tác giả nói về mùa
Xuân buồn, người đọc, người
dịch thoát
có thể đổi sáng
mùa Thu vì họ đã
có những khinh nghiệm “đứt ruột” trong
khoảng đời riêng. Hoặc
người xưa uống rượu “xưa”, bây giờ người đọc, người dịch thoát cũng có quyền đổi thành Beer, rượu Champagne, Hennessy, Whisky .v.v...
-- Theo tôi, học giả dịch chính xác nguyên tác nhưng
bài thơ dịch cứng nhắc. Đó
là bài thơ “mộc” (gỗ), không
có "hồn". Nó giống như bức tranh, bức tượng của giai nhân
toàn bích đặt trong Khảo cổ viện,
Nhà
trưng bày hoặc trong nhà
của thiểu số “đại gia”; quần chúng
chỉ ngắm, không
được sờ mó.
Ngược lại, các thi nhân (không phải nghệ nhân) dịch ít chính xác hơn về từ nguyên; nhưng thoát hơn, hiểu rõ “cái hồn” bài thơ hơn, nên thường bản dịch của họ dễ đi vào lòng người. Cũng giống như những giai nhân
đời thường, không
quá toàn bích, nhưng ta có thể ôm
ấp, mân mê.
2. Thử nghe xem bài Torna a Surriento (E. Curtiss) và lời Việt bài này, bạn cảm bài nào hơn?
Original lyrics Torna a Surriento (E. Curtiss) :
Vir 'o mare
quant'è
bello,
Ispira tantu sentimento,
Comme tu a chi tiene a' mente,
Ca scetato 'o faie sunnà.
Ma nun me lassà,
Nun darme stu turmiento!
Torna a Surriento,
famme campà!
Đây là trích đoạn vài lời Việt của Phạm Duy [3]
Về đây
khi mái tóc còn xanh xanh
Về đây
với mầu gió
ngày lang thang
Về đây
với xác
hiu hắt lạnh lùng
Ôi lãng du quay về điêu tàn
...
Thôi nhé đừng hoài âm xưa
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà
Người ngồi im bóng
Lắng nghe tháng ngày qua
(Trở về mái nhà xưa - Phạm Duy)
Nguyên Lạc
..................
Ghi Chú:
[1] Mùa Thu Chết - Julie:
[2] Link bài viết của ông Đỗ Quý Dân:
[3] Mời nghe nhạc: Trở Về Mái Nhà Xưa "Come back to
Sorrento"
Lời Việt: Phạm Duy - Ca sĩ Họa Mi
Andrea Bocelli -Torna A Surriento (Come back to Sorrento)
*
@. Phụ Lục về hoa
Thạch thảo
Xin giới thiệu bài viết rất lý thú về hoa Thạch Thảo của nhà nghiên cứu La Thụy:
MÙA THU – APOLLINAIRE – BÙI GIÁNG – PHẠM DUY - HOA THẠCH THẢO - La Thụy
No comments:
Post a Comment