VNQT vô cùng thương tiếc được tin nhà văn trạch an-trần hữu hội vừa qua đời. để tưởng nhớ anh, chúng tôi xin phép được đăng lại những bài bạn bè của anh viết vê anh.
Quảng Trị yêu thương
Hôm qua một ngày chủ nhật vui, ghé thăm nhà anh Hoàng Ân cùng gặp gỡ Eng Tam Quê Quảng Trị. Những món ẩm thực dân dã mà sao ngon đến lạ, miếng thịt heo mang từ An Giạ, Triệu Độ vô, nước mắm Mỹ Thuỷ cùng bánh ướt, đưa vào miệng nhai nó ngon không thể tả. Miếng thịt tận ngoài quê mang vào và chia cùng Eng Tam Quê người một miếng. Ông Lộc nói: " Bà vợ về thăm quê, biết chồng cùng con thích ăn thịt heo của chính ngoài quê nuôi, phải đi chọn heo nhà mô nuôi không có bột tăng trọng, chỉ nuôi bằng rau lang, rau muống, cám, chuối ... thì mới mua, vì như thế thịt mới ngon. "
Căn nhà đẹp, gió thổi mát hơn máy điều hoà. Những tiếng chạm ly vang lên cùng lời chúc nhau vui sống khỏe, men nồng lại thấm đượm ... Lúc này tiếng đàn lời ca lại vang lên, Nhà văn Trần Hữu Hội chia sẽ: ngày xưa Eng biết đàn hát khá sớm, chiều chiều Eng tam ra bờ song ngồi đàn hát, lúc ni Hoàng Ân ưng Eng đàn lắm. Eng Hội xin gửi đến bà con bài hát Em Tôi của nhạc sĩ Lê Thạch Lựu: "
Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng / Đêm đêm u tối về đây thắp sao ... / Dư âm tiếng hát vương buồn mắt nhung, / Tôi xin gió biếc ca ngợi mầu suối tóc...
"
Lúc đầu nghe bà con nói có Hội nhà văn tới, Nó nghĩ trong đầu: "úi chầu chầu, có cả hội nhà văn đến cơ à". Nó cứ nghĩ là những người trong hội nhà văn chi đó, chơ mô biết là eng ấy tên Hội. Tôi có chọc eng Hội: Tui nói thiệt mỗi khi eng đi mô là người ta nghĩ nguyên cả nhóm nhà văn đi.
Nhà Văn Trần Hữu Hội (Trạch An)
Mà công nhận hai ba con eng Trần Hữu Hội cùng con gái Trần Đoàn Vĩnh Thụy hát rất hay, con gái eng Hội chia sẽ: "Cháu không có tập hát chi hết, cứ nghe ba cháu đàn hát rồi sau đó cháu hát theo, cháu hát được nhiều bài nhạc xưa lắm ạ"
Nói chuyện tiếng Quảng Trị rất vui, nhưng tội cho Lê Quang cháu của eng Nguyễn Giỏ, nhiều khi nói nhanh quá và từ địa phương nên Quang ngớ người ra mà không hiểu. Quang là cháu ngoại của miền quê Hải Lăng, Quảng Trị, sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt. Quang kể câu chuyện về quê lúc tang bà ngoại: " Tui xuống sân bay Phú Bài Huế, đón xe ôm nói họ chở về Hải Lăng, lúc nớ họ nói 40 ngàn. Xe chạy qua những bãi cát trắng với những cây dương, đường vắng người qua lại, ngồi sau xe mà lo sợ, cứ đinh ninh rằng nếu họ dừng xe lại là tui đánh trước kẻo sợ họ hại. " .... Có lẽ Quang gặp gỡ Eng tam quê chúng tôi nhiều lần nữa thì sẽ hiểu nhiều từ Quảng Trị: Đau trôốc, bể troọ, trầy trục cúi, O mi ơi bụ to đại chang ... Và đặc biệt là những tù nói lái.
Ông Đinh Bá Lộc cầm đàn vào dạo những nốt nhạc, bà con ngạc nhiên: Ui chầu chầu, răng mà tiếng đàn hay chi lạ. Ông Đinh Bá Lộc dạo hát những bản nhạc trữ tình, trầm tưu và sâu lắng, lúc nhẹ nhàng lúc vút cao: " Em tan trường vè, đường mưa nho nhỏ, Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay ". Trong chúng ta ai cũng trải qua một thời học trò, lứa tuổi đẹp và trong trắng, với những kỷ niệm thật khó quên, đôi khi yêu mà không dám nói, để rồi thậm trộm thầm thương ... và vấn vương đi ngang nhà em nhỏ, hay bám them em về sau những buổi học tan: " Em tan trường về, anh theo Ngọ về, Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở, Mai vào lớp học anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ ... "
Còn gì vui hơn khi ngồi những bữa tiệc như vậy, thoải mái nhẹ nhàng vô cùng. Hình như sau khi ra về ta đã bỏ lại nơi ấy toàn bộ những nỗi buồn, những khó khăn, những lo toan của cuộc đời cơm áo.
Không gian lại vang lên tiếng ca cao và hay của chủ nhà mến khách, anh Hoàng Ân ôm đàn và hát tặng bàn bè bài Tôi đi giữa hoàng hôn. "
Dù cho mưa gió, bên mái tranh nghèo / Dù cho nắng, dù cho sương khói mịt mù / Niềm thương yêu hằng xin mãi maĩ không hề phai / Nhớ, nhớ, nhớ đêm nào, trên bến tìm sao / Hai đứa nhìn nhau, không nói một câu /Như thầm mơ ước, ước mơ dạt dào / Như thầm hẹn nhau mùa sau ".
Căn nhà của người thầy giáo Hoàng Ân là một địa chỉ cho những thầy cô, bạn bè học trường Nguyễn Hoàng Quảng TRị xưa gặp gỡ. Một căn nhà đẹp vừa rộng không gian vừa rộng bụng người gia chủ.
Người Quảng Trị xa quê tìm vào tận Sài Gòn lập nghiệp, mỗi khi gặp nhau là vui như tết vậy đó. Vâng, đời vui vì tình đồng hương, chia xớt nhau những chuyện vui buồn. Có câu vui: "Quảng Trị chúng bạn quý thương nhau, một thằng vợ nạt 4 thằng lo".
Eng tam gặp nhau tại nhà eng Giỏ, chị Thể
Xong ở nhà eng Hoàng Ân, Eng Nguyễn Giỏ mời bà con về nhà mình. Hôm nay có eng Phương Hoan ở quê đưa con gái vô Sài Gòn nhập học, eng Phương Hoan là nhà báo, nhà nhiếp ảnh của quê. "Eng Phương nói: Ôi giữa Sài Gòn mà răng nghe toàn giọng Quảng Trị như ri, bui hung "
Nhìn thôi đã thèm muốn ăn.
Ta nói ghé thăm nhà được thưởng thưởng Bánh Lọc O Thể ngon thôi rồi, chị Thể mần liền mấy dĩa bánh bột lọc, bánh nậm để mời bà con. Ui chao ui ta nói ăn đến mức bụng no căng bụng mà mắt nhìn vẫn thèm. Nghe tin là chị Thể sẽ mở quán bán bánh canh, bột lọc, nậm bèo tại nhà, ai cũng chúc anh chị mần ăn buôn bán tốt, là địa chỉ cho người Quảng Trị nói riêng và người Sài Gòn nói chung đến thưởng thức, một địa chỉ tuyệt vời về ẩm thực Quảng Trị giữa thành phố phồn hoa đô hội này.
Sài Gòn 13/09/2015
Kts. Đinh Thanh Hải
..........
No comments:
Post a Comment