Nguyên Lạc
BÌNH THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG
THƠ TÌNH: NHỮNG CON RỆP
BÀI THƠ TÌNH THỨ BẢY NĐT
NHỮNG CON RỆP
Ngày thứ hai của tuần trăng mật
Chúng ta ngủ trong một khách sạn rẻ
tiền
Những con rệp cắn anh suốt đêm
Bây giờ đây anh nhớ chúng khôn xiết
Khi mỗi lần đi ngang mộ em
(Nguyễn Đức Tùng)
Bài thơ "ấn tượng" này đã
được một "dàn đồng ca" gắn "vương niệm" (Ghi chú dưới.)
BÌNH BÀI THƠ NHỮNG CON RỆP
I. PHẢI LÀ THƠ KHÔNG?
Trước hết phải xét xem bài này có
phải là "thơ" không?
Với thơ thì cảm xúc là cốt yếu; nếu
thiếu cảm xúc thì thơ sẽ không còn là thơ nữa, mà thành thể loại khác.
Có hai đặc tính để nhận ra một “Bài
thơ” không phải là "thơ":
-- Nó hoàn toàn là sản phẩm của lý
trí.
-- Tác giả đã bước vào khung cảnh của
“Bài Thơ” nhưng chưa có những câu Sinh Tình.
Đối với tôi, bài thơ "Những
con rệp" chỉ gồm 4 câu (NĐT có ý so sánh với Tứ tuyệt truyền thống): - Hai
câu cuối thật ra chỉ là một rồi ngắt dòng ra: "Bây giờ đây anh nhớ
chúng khôn xiết khi mỗi lần đi ngang mộ em".
Ba câu đầu không tạo một cảm xúc
nào cả. May mắn thay , chinh nhờ câu cuối mà "bài thơ" mới là THƠ, nếu
không, nó là thể loại khác. Chính câu cuối này mới mang cảm xúc cho bài (đi
ngang mộ em buồn nhớ).
Sẳn nói luôn: Cái tình này quá hời
hợt, không đậm đà. Vì sao?_ Chỉ đi ngang qua, không ghé vào cắm hoa tưởng
niệm: Thật vô tình và hời hợt quá, đâu có chí tình với người chết đâu?
Tóm lại, đây là bài THƠ, hay dở bàn
sau.
II. Ý CỦA BÀI THƠ
Mỗi lần đi ngang qua ngôi mộ của
người vợ, chàng nhớ lại (hồi ức) kỷ niệm, tâm tư đêm "trăng mật"
trong khách sạn rẻ tiền đầy rệp, ngày thứ hai của tuần trăng mật. (Ngày thứ nhất
làm lễ Tân Hôn nên đêm "Động Phòng" tại nhà cha mẹ). Hình ảnh rệp cắn
đưa đến kỷ niệm tình "tới bến" (cảm xúc về TÌNH của đời thường),
hoặc suy tư về nhân sinh (TRIẾT LÝ của những người TRÍ THỨC) tùy theo tâm trạng
hoặc "hệ quy chiếu" người đọc. Tôi chỉ căn cứ vào hai chữ THƠ
TÌNH của Nguyễn Đức Tùng nên chỉ chú trọng vào TÌNH đời thường, bình thường;
còn vấn để TRIẾT LÝ (THƠ TRIẾT LÝ) thì xin nhường cho các cao nhân khác.
III. ƯU ĐIỂM
1. Đúng với thủ pháp Show Do Not
Tell
Tác giả chỉ "hiển thị"
cảnh người nam đi ngang qua mộ người vợ' gợi nhớ những con rệp cắn trong
căn phòng khách sạn rẻ tiền đêm trăng mật. Tự độc giả khám phá, hiểu ra sự kiện
trong đêm đó: Một đêm không ngủ, một đêm tuyệt vời, một đêm đầy kỷ niệm
đáng nhớ, "ghi đậm vào ký ức".v.v... Độc giả cảm thấy thích thú vì
không chỉ đọc một cách thụ động, mà còn được tham dự một cách tích cực vào tiến
trình tìm gặp điểm đến của tứ thơ.
2. Đúng theo nguyên tắc “mạch kỵ lộ"
Nhà thơ để đến câu cuối cùng,
điều mình muốn nói, muốn nhắn nhủ mới lộ ra gây bất ngờ cho người đọc.
Chinh câu cuối này (Bây giờ đây anh nhớ chúng khôn xiết khi mỗi lần đi ngang mộ
em) mới nói ra cái quan trọng của "rệp cắn": Rệp cắn người gây cảm
giác khó chịu, đặc biệt là mất ngủ vào ban đêm. Chính nhờ mất ngủ nên trong đêm
"trăng mật" anh đã thức cho cuộc tình "tới bến", để
"Giấc ngủ mồ côi" (24 Giờ Phép - nhạc Trúc Phuơng) bàn ở phần
phụ chú dưới. Đêm kỷ niệm này khắc sâu vào não bộ, hình ảnh " đêm trăng mật"
sẽ không bao giờ phôi phai.
Xin nhắc lại, tôi chỉ bình THƠ
TÌNH, thơ đời thường cho NGƯỜI BÌNH THƯỜNG, "viễn nhi" THƠ TRIẾT
LÝ
3. Ngôn ngữ dễ hiểu
Trong bài thơ này dùng chữ bình dị,
dễ hiểu không "hàn lâm" rắc rối. Thơ cũng "nén" ý. CON RỆP
nhiều nghĩa, gợi đến nghèo khổ, bần hàn, dơ bẩn...và không may mắn (Số con rệp)
IV. KHUYẾT ĐIỂM
1. Ngôn ngữ thô ráp
Theo tôi, trong văn chương, bài thơ
bài viết sẽ hỏng nếu dùng từ hoa mỹ mà vô nghĩa, sáo rỗng. Đâu bằng dùng từ
bình thường, binh dị mà đủ nghĩa. Tuyệt nhất là dùng từ rất bình thường mà tạo
được nghĩa dị thường.
[...Theo Nguyễn Anh Khiêm (Ký Ức Sơ
Sài) thi tiến trình ngôn ngữ như sau: Đủ từ / đủ ý (thoại) –> đủ từ /
nhiều ý (văn) –> it từ / nhiều ý (thơ). Do vậy trong thơ càng ít từ mà
càng nhiều nghĩa (NÉN) thì thơ càng hay; không cần phải ầu ơ ví dầu ,”hoa lá
cành” cho dài ra, làm bài thơ loãng, dễ chán.](1)
Đừng dùng từ thô ráp, ý nghĩa bình
thường quá.
Dùng từ "rệp cắn" để dẫn
đến "đêm tình" đầy kỷ niệm thì cũng được; tuy nhiên đôi khi nó cũng tạo
nghĩa tiêu cực: Rệp là loài côn trùng đốt hút máu, gây phiền hà cho con người
trong sinh hoạt hàng ngày. Vai trò truyền bệnh của rệp, cũng như muỗi, qua đốt
hút máu đã được các nhà khoa học xác định. Nên khi gặp tử "rệp", người
ta cảm thấy "ơn ớn", khiến cảm nhận bài thơ giảm xuống.
Sao không dùng những từ khác để đưa
đến cuộc tình? Ví dụ như "ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay",
hoặc "giấc ngủ mồ côi" hay "anh cho em tất cả, ta đưa nhau đến
vùng tuyệt vời" như Trúc Phương trong lời nhạc"24 Giờ Phép".
2. Ngôn từ diễn tả sự thương nhớ
quá hời hợt, không đậm đà:
Câu "Khi mỗi lần đi ngang mộ
em": Chỉ đi ngang qua, không ghé vào cắm hoa tưởng niệm... Thật vô tình và
hời hợt quá, đâu có chí tình với người chết đâu?
3. Câu thơ chưa diễn tả sự đau khổ
đến tột cùng:
Sự đau khổ về tử biệt, sinh ly nhiều
đấy, nhưng niềm khổ đau càng tăng thêm khi mình đang đau khổ mà thấy người mình
thương đang vui cười hạnh phúc, đang sống xa hoa sang trọng bên người giàu có
khác, nhất là người mà mình đánh giá thấp.
Nếu ai cũng nghèo khổ như mình thì
cái khổ đó cảm thấy bình thường. Nhưng rất đau khổ trong khi mình nghèo khổ mà
thấy người khác đang sung sướng trong xa hoa phung phí.
Câu cuối cùng của bài thơ NĐT diễn
tả sự đau khổ mà mọi người "hít hà khen thưởng" theo tôi, nó cũng
bình thường thôi. Nó sẽ tuyệt nếu không phải đi ngang qua mộ, mà đứng thấy người
vợ xưa thân thương của mình đang tươi cười hạnh phúc, đang trong vòng tay ôm
trong xe sang trọng của tên đàn ông giàu có mà mình đánh giá thấp, mình ghét.
4. Câu thơ không có vần, nhạc và họa
Theo tôi, thơ hay là phải có vần điệu,
nhạc diệu và hình ảnh (họa). Nhờ những điều này thơ mới dễ đi vào hồn người.
Đọc (cảm nhận) thơ như LÀM TÌNH, gặp được GIAI
NHÂN (thơ hay) sẽ đạt tới thống khoái. THƠ không có vần, nhạc và họa cũng giống
như BỘ XƯƠNG (thịt da đã mất hết). Ai có thể ôm ấp, LÀM TÌNH với BỘ XƯƠNG?
Đọc bốn câu thơ, tôi không tìm thấy
được vần, cũng như bóng dáng của nhạc và hoạ!
Ngôi mộ ít nhất phải có hương đốt,
cỏ phủ, lá lẻ loi rơi hay ánh chiều tà.v.v...và .v.v... Căn phòng lặng vẳng tiếng
gió lay hoặc tiếng rên tinh.v.v... Chỉ thô ráp thì thơ sao vào được hồn người.
Xin nói lại lần nữa tôi chỉ bàn về
THƠ TÌNH như đã xác định ở tựa bài.
5. Hơi vụng về trong bố cục.
Chú ý của tác giả ở đây là muốn
dùng tân hình thức, hậu hiện đại để thay thế cho tứ tuyệt truyền thống. Nhưng
theo thôi thì là điêu chưa thể.
Nếu tác giả đừng dùng tân hình thức,
đừng hậu hiện đại mà dùng ngay dạng tuyệt cú, tứ tuyệt hình thức quy ước, rồi đục
kết đau thương vào câu cuối thì bài thơ này người đọc dễ cảm hơn.
Thể thơ tân hình thức có những sức
mạnh riêng nó, nhưng có lẽ "nó sẽ khác với giòng "thơ nén" trong
văn cổ . (Thơ nén tôi có bàn trong bài viết THƠ HAY TỨ TUYỆT -xem phụ chú1 )
Tôi xin được dẫn một trích đoạn
"Thơ Hay Tứ Tuyệt" để so sánh "bố cục" giữa bài thơ mẫu với
bài thơ "Những Con Rệp" của NĐT.
[...Làm thế nào viết được một bài Tứ
Tuyệt?
Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi
danh rằng làm thế nào viết được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng
giải: Câu đầu chứa phần khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu
ba chuyển từ đề mục và bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với
nhau. Một khúc dân ca Nhật minh họa ý này:
“Hai cô con gái của một người bán lụa
ở Kyoto,
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một anh lính có thể giết người với
lưỡi kiếm của anh ta,
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với
đôi mắt của các nàng.”
Thử ví dụ phân tích một bài thơ:
Nào! ta hãy thử phân tích bài thơ
sau đây dựa theo hướng dẫn của thiền sư Muju.
Con sông Vàm Cỏ Tây trong vắt [1]
Trong vắt như đôi mắt lá răm
[2]
Chiến trường trăm trận chưa hề bại
[3]
Mà chết vì em tuổi nguyệt rằm.
[4]
(thơ Phạm Hồng Ân)
Ta thấy:
[1] là khởi nhập,
[2] là chuyển tiếp của [1]
[3] chuyển từ đề mục và bắt đầu ý mới
[4] gồm ba câu trước lại với nhau
đưa tới chủ ý...]
(THƠ HAY TỨ TUYỆT - Nguyên Lạc)(2)
......
Ta nhận xét bố cục mạch lạc từ trên
chạy xuống dưới như dòng thác.
Bài thơ 'Những con rệp"
thì ngược lại, từ dưới lên: " Mỗi lần đi ngang qua ngôi mộ của người vợ,
chàng nhớ lại (hồi ức) kỷ niệm, tâm tư thông qua hình ảnh đêm "trăng mật"
trong khách sạn rẻ tiền đầy rệp, ngày thứ hai".
Dòng nước ngược làm sao mà không trắc
trở? Làm sao chạy thấm xuôi nhanh vào hồn người được?
PHÁ BỎ KỶ CƯƠNG CŨ
Riêng về chuyện phá bỏ những kỷ
cương cổ hủ, những rào cản .v.v..tôi có ý kiến này.
Sự phá bỏ một căn nhà cũ, u ám là
việc phải làm. Nhưng một điều cũng rất quan trọng, cần phải quan tâm là phải có
phuơng hướng xây dựng một căn nhà mới tốt đẹp hơn. Nếu căn nhà mới mà tệ
hơn nhà cũ thì đừng nên đập phá. Hoặc đập phá căn nhà cũ rồi bỏ đi, không xây dựng
nhà mới, lúc đó con người phải gom góp lại những mảnh vụn để cất một cái
"nhà chòi" tồi tàn, hoặc homeless (không nhà ở) thì tội quá.
Đập phá (hay đốt bộ) căn nhà cũ ta
nên nhớ giữ lại những bức tượng, tranh quý... chứ đừng phá (đốt) bỏ hết thì uổng
lắm. Con người quý là có TÍNH KẾ THỪA như tui đã nói. Đừng bỏ phí thời gian vô
ích để phát minh, phát kiến lại những gì người xưa đã. Cái hay, cái đẹp là tài
sản chung của nhân loại, không thuộc riêng nước nào, người nào. Con người khác
hơn ở con vật là TÍNH THỪA KẾ, thiếu nó chúng ta cũng giống CON VẬT thôi.
Căn nhà mới nầy sao tôi thấy hình
như trống trải quá, vì bao nhiêu vật quí báu đã mất bóng, vì "tính kế thừa"
đã bị bỏ quên, bị khinh miệt. Đâu rồi vần điệu, nhạc, họa... trong căn
nhà văn chương gọi là mới này!
Căn nhà mới tồn tại lâu không theo
luật đào thải?
Nguyên Lạc
-----------------------------------
Phụ chú:
1.
[...THƠ NÉN:
Thử phân tích tiếp hai câu THƠ NÉN
này:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi (ca
dao)
Độc giả sẽ suy nghĩ và nhớ đến các
câu thơ khác:
Thuyền ai thấp thoáng sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay !
(Thất ngôn của Hàn Mặc Tử )
Hoặc hai câu cuối của bài thơ “Xuân
giang hoa nguyệt dạ”
(Đêm trăng hoa trên sông xuân
– Trương Nhược Hư) (1)
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui,
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ...]
..........
2.
Để làm giảm bớt sự nghiêm túc, ý
nghĩ hơn thua, tôi xin thêm phụ chú này. Mong các bạn tìm thấy nơi đây một nụ
cười nhờ đó tâm hồn thoải mái thêm chút
GIẤC NGỦ MỒ CÔI - 24 GIỜ PHÉP -nhạc
sĩ Trúc Phuơng.
Để giải thích rõ câu này, Nguyên Lạc
tui xin phép giải thích cụm từ " Đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi" trong
bài nhạc tuyệt vời cửa cố nhạc sĩ Trúc Phuơng: "24 Giờ Phép"
Trước hết xin nói về hai chữ MỒ
CÔI:
- “mồ côi” là “(trẻ) đã mất mẹ,
đã mất cha” (orphan -orphelin)
- “mồ côi” (từ mới) chữ “mồ” vô
nghĩa và chữ “côi” là cô đơn.(An Chi).
Vậy mồ côi là cô đơn, một mình dùng
trong bài nhạc .
"Giấc ngủ mồ côi" một
mình chẳng ai chú ý tới, vi "người ta" còn bạn phải lo "mần việc
quan trọng " khác phải không?
Đây này nhé:
Từ xa về,"lòng đầy yêu
thương", đâu cần "gụ", mồi lòng cũng thấy phừng phừng rồi!
Em thân yêu đang đợi từ ngõ, anh liền
xông vào: " Anh cho em chết!" rồi... "ngôn ngữ tình làm bằng
dấu đôi tay" Thấy chưa, đâu cần phải "ný nẻ" chỉ cho rối việc.
Rồi anh và em trở về thời
"nguyên thuỷ loài người" (thì không có quần áo í mà), xong...
"ta đưa nhau đến vùng tuyệt vời" nguyên đêm luôn phải không? Thì rõ
ràng đó "giấc ngủ mổ côi", giấc ngủ mày ngủ đi con, còn chúng tao thức
để đi đến "vùng tuyệt vời"!
- "Bao nhiêu thương nhớ anh
dành cho em" " anh (xả) cho em tất cả em ơi"
Bái phục ông thần nhạc sĩ
Trúc Phuơng!
Chưa hết nhé, đi đường và "mần
việc" quá sức,chàng thiếp ngủ... Rồi nàng nhẹ nhàng đánh thức chàng!
"Anh ơi thức dậy chúng ta gầy sòng" cú chót, trước khi trời
sáng anh phải ra đi ("người đi chưa đợi sáng")
Vâng, chàng phải "xả" hết
yêu thương cho em, kẻo khi trở về "đơn vị"chàng sẽ không "an giấc"
được vì nhớ em thân "iu"! (Xạo,nhớ Thần Bà thì có!, và không ngủ
được là vì tức .. !)
........
Đúng là bài nhạc "tới bến"
của người nhạc sĩ tài hoa (nhưng bị tai họa) Trúc Phuơng phải không các bạn.Ôi,"Chữ
tài liền với chữ tại một vần" (Nguyễn Du)
Về cái chuyện RỆP CẮN trong đêm
trăng mật khiến hai người phải thức suốt đêm và... Khỏi cần giải thích các bạn
cũng biết SUỐT ĐÊM và nó sẽ là KỶ NIỆM không bao giờ quên. Đơn giản vậy mà cũng
ghép TRIẾT LÝ , nầy nầy nọ nọ vào, vô tình làm giảm cái đẹp TUYỆT VỜI của TỈNH.
Tỏ vẻ mình TRÍ THỨC tót vời chi vậy?
------------------------
Lời nhạc: 24 GIỜ PHÉP - Trúc Phuơng
Từ xa tôi về phép hai mươi bốn giờ
tìm người thương trong người thương,
chân nghe quen từng viên sỏi đường
nhà,
chiều nghiêng nghiêng nắng đổ và
người yêu đứng chờ ngoài đầu ngõ bao giờ.
Cửa tâm tư là mắt nên khi đối mặt
chuyện buồn dương gian lẩn mất
đưa ta đi về nguyên thủy loài người
mùa yêu khi muốn ngỏ vụng về ngôn
ngữ tình làm bằng dấu đôi tay
Bốn giờ đi, dài thêm bốn giờ về thời
gian còn lại anh cho em tất cả em ơi ta đưa ta đến vùng tuyệt vời.
Đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi.
Người đi chưa đợi sáng đưa nhau cuối
đường sợ là đêm vui rũ xuống.
Thương quê hương và bé nhỏ tình
này.
Ngẩng trông đôi mắt đỏ vì mình mười
sáu giờ bỏ trời đất bơ vơ
----------------------------------
Ghi chú:
(1) Nguyên Lạc: BÀN VỀ THỦ PHÁP
SHOW, DO NOT TELL
(2)Nguyên Lạc: THƠ HAY TỨ TUYỆT
No comments:
Post a Comment