Tác giả Nguyên Lạc |
Nguyên Lạc
THƠ HAY TỨ TUYỆT
(VÀI Ý NGHĨ VỀ THƠ
VÀ
BÀI THƠ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP)
Ôn cố nhi tri tân!
(Xem lại cái cũ, biết cái mới - Nhắc lại cái cũ để hiểu biết
thêm cái mới)
A. Sơ
lược về Thơ Đường luật.
1.Thi pháp của Tàu và âm luật của ta: Như chúng ta đã biết,
thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ Tàu, và âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng
Tàu, cùng là thứ tiếng đơn âm và cùng chia thành âm bằng trắc (trầm bổng). Nên thi pháp của ta tức
là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu .
2.Thơ ngũ ngôn và thơ thất ngôn: Thơ là thể văn, có thanh,
có vần, có thể ngâm vịnh được. Theo số chữ trong câu, thơ cổ có hai lối chính:
-Ngũ ngôn, mỗi câu năm chữ
-Thất ngôn, mỗi cây 7 chữ
3.Thơ cổ phong và thơ Đường luật: Theo cách làm, thơ chia
làm hai thể:
-Cổ phong là thể thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm
luật nhất định.
-Đường luật hoặc Cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường
(618-907) phải theo niêm luật nhất định.
4.Thơ Tứ tuyệt và thơ Bát cú: Theo số câu, thơ Đường luật chia làm hai lối:
-Tứ tuyệt, mỗi bài bốn câu.
-Bát cú, mỗi bài tám câu.
B.
Sơ lược về thơ Tứ Tuyệt
I. Thế nào là Tứ Tuyệt?
1. Định nghĩa.
Tứ là bốn, Tuyệt là dứt, ngắt.
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì thể thơ này ngắt bài Đường luật
tám câu ra, lấy bốn câu thôi
2. Các cách ngắt làm thành thơ Tứ Tuyệt.
Vì một bài thơ tám câu có thể ngắt nhiều cách, nên cũng có
nhiều cách làm thơ Tứ Tuyệt:
1/ Ngắt bốn câu trên, thành ra bài thơ ba vần, hai câu trên
không đối nhau, hai câu dưới đối nhau.
Thí dụ:
Con voi (Lê Thánh Tôn ?)
(so sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở dưới)
Xông pha bốn cõi bể chông gai,
Vùng vẫy mười phương bụi cát bay.
Phép nước gọi là tơ chỉ buộc, [3]
Sức này nào quản búa rìu tay.[4]
[3] và [4] đối nhau.
2/ Ngắt 4 câu giữa, thành ra bài thơ 2 vần, cả bốn câu đối
nhau.
Thí dụ:
Khóm gừng tỏi (Ôn Như Hầu)
(so sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở dưới.)
Lởm chởm vài hàng tỏi [1]
Lơ thơ mấy khóm gừng [2]
Vẻ chi là cảnh mọn, [3]
Mà cũng đến tang thương [4]
[1] và [2] đối nhau, [3] và [4] đối nhau .
3/ Ngắt 4 câu dưới, thành ra bài thơ hai vần, hai câu trên đối
nhau, hai câu dưới không đối.
Thí dụ:
Đề chùa Vô vi (Vô danh)
(So sánh với biểu Ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng ở dưới.)
Vắt vẻo sườn non Trạo [1]
Lơ thơ mấy ngọn chùa. [2]
Hỏi ai là chủ đó?
Có bán tớ xin mua
[1] và [2] đối nhau.
4/ Ngắt 2 câu đầu và 2 câu cuối, thành ra bài thơ 3 vần, cả
4 câu không đối.
Thí dụ:
Cái pháo (Nguyễn Hữu Chỉnh)
(So sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng ở dưới.)
Xác không, vốn những cậy tay người,
Bao nả công trình, tạch cái thôi!
Kêu lắm, lại càng tan tác lắm.
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.
5/ Ngắt hai câu 1-2 với hai câu 5-6 , thành ra bài thơ 3 vần
hai câu cuối đối nhau.
Thí dụ:
Con cóc (Lê Thánh Tôn)
(So sánh với biểu Thất ngôn bát cú, luật trắc, vần bằng ở dưới.)
Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi,
Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi
Tép miệng năm ba con kiến gió [3]
Nghiến răng chuyện động bốn phương trời [4]
[3] và [4] đối nhau.
Nếu câu thơ trong bài chỉ có năm chữ, ta gọi đó là bài ngũ ngôn tứ tuyệt; bảy chữ
ta gọi thất ngôn tứ tuyệt, sáu và tám chữ
ta gọi lục bát tứ tuyệt.v.v..
II. Làm thế nào viết được một bài Tứ Tuyệt?
Để bàn về việc này, tôi xin giới thiệu thiền sư Muju (Nhật:
Japan) sẽ hướng dẫn và minh họa hầu các bạn:
Người ta hỏi một thi sĩ Nhật nổi danh rằng làm thế nào viết
được một bài thơ tứ tuyệt của Trung Hoa. Thi sĩ giảng giải: Câu đầu chứa phần
khởi nhập; câu hai là phần chuyển tiếp của câu đầu; câu ba chuyển từ đề mục và
bắt đầu một ý mới; và câu bốn gồm ba câu trước hợp lại với nhau. Một khúc dân
ca Nhật minh họa ý này:
“Hai cô con gái của một người bán lụa ở Kyoto,
Cô chị hai mươi, cô em mười tám.
Một anh lính có thể giết người với lưỡi kiếm của anh ta,
Nhưng hai cô gái này giết đàn ông với đôi mắt của các nàng.”
(1)
III. Cách làm thơ Tứ Tuyệt hay
Ngài Muju đã có một
minh họa tuyệt vời cho thể thơ Tứ Tuyệt, nhưng đó chỉ mới là thể thơ, tức là mới
chỉ có hình thức mà thôi. Sau đây chúng
ta sẽ tìm hiểu tiếp, làm thế nào để làm được một bài thơ Tứ Tuyệt cho hay.
1. Định nghĩa thế nào là thơ
Trước hết, ta cần định nghĩa thế nào là thơ:
Để giải thích rõ về việc này, tôi xin mời Phạm Đức Nhì nói hộ:
[ Theo tôi, mục đích chính của Văn là chuyển tải thông điệp.
Cũng có khi có cảm xúc, nhưng nếu không có cũng không sao. Nhưng với Thơ thì cảm
xúc là cốt yếu; nếu thiếu cảm xúc thì thơ sẽ không còn là thơ nữa, mà thành thể
loại khác.
Tôi đồng ý với Nguyễn Đình Thi khi ông viết “Làm thơ, ấy là
dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói -tức là chữ- để thể hiện một trạng
thái tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường”… " thơ không nói bằng ý
niệm thuần tuý, bởi nếu thế, thơ đã bị đánh đồng với đạo đức (luân lí), triết học...
Con đường của thơ hướng tới việc "lay động những chiều sâu của tâm hồn,
đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ.”
… (Mấy Ý Nghĩ Về Thơ)
Còn Nguyễn Hưng Quốc thì cho rằng “Thơ là cảm xúc (bằng kỹ
thuật thơ) đi tìm một đồng cảm” (mấy chữ trong ngoặc đơn là của PĐN thêm vào để
tránh hiểu lầm).
Có hai đặc tính để nhận ra một “Bài Thơ” không phải là Thơ:
1. Nó hoàn toàn là sản phẩm của lý trí.
hoặc là:
2. Tác giả đã bước vào khung cảnh của “Bài Thơ” nhưng chưa
có những câu Sinh Tình.
a. Thí dụ Minh giải
1:
- Sản Phẩm Của Lý
Trí:
Hình Vuông
Muốn tìm chu vi hình vuông
Lấy cạnh nhân bốn lệ thường nhớ ghi
Diện tích hình vuông khó gì
Lấy cạnh nhân cạnh sai đi đường nào
Môt ông thầy dạy toán nào đấy đã mượn thể thơ lục bát để diễn
tả một công thức toán cho học trò dễ nhớ. Nội dung của 4 câu lục bát hoàn toàn
là sản phẩm của lý trí, không có một chút cảm xúc nào. Đây không phải là thơ.
- Sinh Tình
Anh Yêu Khoảnh Đất Hình Vuông
Ôi! Khoảnh đất hình vuông
ở giữa là căn nhà nhỏ bé
vách đất, mái rạ
nơi anh đã gởi cả trái tim
vì trong căn nhà đó có em.
(PĐN chế để minh họa)
Ở đây tác giả đã bước vào, đã xuất hiện trong khung cảnh
thơ, tâm đã đối cảnh. Và đã có cảm xúc. Hay dở chưa bàn đến, nhưng Anh Yêu Khoảnh
Đất Hình Vuông đã có thể gọi là thơ.
b. Thí dụ Minh giải
2:
- Sản Phẩm Của Lý
Trí:
Công Cha Nghĩa Mẹ
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Một nhà Nho đã đem quan niệm về chữ hiếu của Khổng Tử dàn trải
trong 4 câu lục bát để loan truyền trong dân gian. Đây chỉ là sản phẩm của lý
trí, tâm chưa đối cảnh, không có cảm xúc, không thể gọi là thơ.
- Sinh Tình
Thôi xa rồi mẹ ới
lệ nhòa mi mắt
mong con phương trời
có lần chợt tỉnh đêm vơi
nghe giòn tiếng súng nhớ lời phân ly
mẹ ơi con mẹ tìm đi
bao giờ hết giặc con về mẹ vui.
(Nhà Tôi - Yên Thao)
Tác giả đã bước vào
khung cảnh thơ, cảm xúc đã dạt dào. Đích thị là thơ. ]
Chúng ta đã hiểu thế
nào là thơ rồi, phần kế tiếp sau đây liên hệ đến thế nào là THƠ HAY.
2. Thế nào là thơ hay:
a. Lan Man Về Cái Tôi
Trước khi bàn về THƠ HAY và cách làm thơ Tứ Tuyệt hay, xin
cho phép lại mời Ngài Phạm Đức Nhì một lần nữa thủ thỉ với các bạn về THƠ CÓ HỒN.
[... Thông thường có ba loại CÁI TÔI:
- CÁI TÔI VĂN HOÁ (Lý Trí):
tuân thủ rất nhiều nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trong xã hội. Xã hội
càng văn minh số lượng nguyên tắc càng nhiều.(Cái Tôi Phải Đạo - NL)
Lý Trí là Kẻ Thù Của Thi Sĩ Trong Lúc Làm Thơ. Thi sĩ làm
thơ trong lúc tỉnh táo quá thì những điều viết ra sẽ được cân nhắc, suy hơn,
tính thiệt kỹ càng. Đó sẽ là những vần thơ phải đạo, được “đạo diễn” bởi “cỗ
máy biết suy nghĩ” - “cái tôi văn hóa”.
Nếu thi sĩ có kỹ thuật thơ cao cường – ngôn từ trong sáng, thế trận chữ nghĩa
chặt chẽ, hiệu quả - thì thơ vẫn có cảm xúc, vẫn có thể “hay” nhưng không có Hồn.
- CÁI TÔI "TEO CHIM": Nghĩ đến chết chóc, tù đày,
gia đình bị tước đoạt mọi phương tiện, nguồn sống, ngòi bút của thi sĩ đôi lúc
phải cong lại hoặc vừa viết lại vừa phải “lách”. ["hòa quá nhiều nước lã
vào mực." (Modern poets mix too
much water with their ink - Goethe)
(Nghĩa là không chân thật, không lương thiện - NL)]
- CÁI TÔI ĐÍCH THỰC: Khi thi sĩ thật cao hứng, lên cơn điên
vì yêu, hận (giận), vui sướng, buồn bã, ghen ghét, ham muốn … cảm xúc sẽ sôi
lên phủ mờ lý trí, “cái tôi đích thực” sẽ vùng dậy đẩy “cái tôi văn hóa” (và
“cái tôi teo chim”, nếu có) vào bóng tối để dành quyền “đạo diễn” bài thơ của
mình. Thi phẩm viết ra trong tâm cảnh ấy sẽ chẳng màng đến chính kiến, lập trường,
truyền thống, đạo đức, lễ giáo, thước đo giá trị của người đời … mà chỉ là những
gì tuôn trào ra ngòi bút bởi “cơn điên” của thi sĩ đang thôi thúc trong lòng.
Lúc ấy kỹ thuật thơ vẫn mang dáng dấp đẳng cấp của thi sĩ nhưng lời thơ, tứ thơ
– không còn bị chi phối bởi cái tôi văn hóa - sẽ là tâm tình chân thật của “cái
tôi đích thực”. Nếu thi sĩ chọn được thể thơ thích hợp, tứ thơ sẽ chảy thành
dòng, cảm xúc sẽ lớn mạnh, bài thơ sẽ CÓ HỒN, thông điệp của thi sĩ sẽ đi vào
lòng độc giả một cách dễ dàng...] (PĐN)
b. THƠ HAY.
Qua trên, chúng ta thấy muốn làm THƠ HAY thì THƠ PHẢI CÓ HỒN,
nghĩa là :“CÁI TÔI ĐÍCH THỰC” sẽ vùng dậy đẩy “CÁI TÔI VĂN HOÁ ” (và CÁI TÔI
"TEO CHIM", nếu có) vào bóng tối
để dành quyền “đạo diễn” bài thơ.
THƠ HAY là thơ đọc
qua liền nghe lòng mình thổn thức, thuộc
và nhớ rất lâu! Như người nữ đẹp
(giai nhân), gặp qua một lần là suốt đời không quên!
Đọc một bài Tứ Tuyệt, muốn biết nó đáng được gọi là THƠ
HAY hay không thì phải thẩm xem câu cuối
(kết) có mang lại cho ta bất ngờ tự nhiên, sảng khoái không! Nếu không thì hỏng !
Nét độc của bài THƠ HAY là phải đảm bảo được nguyên tắc “mạch
kỵ lộ” của thi pháp thơ Đường: Nghĩa là mạch thơ tối kỵ bị để lộ ra. Nhà thơ phải
cách nào để đến câu cuối cùng, điều mình muốn nói, muốn nhắn nhủ mới lộ ra; gây
bất ngờ cho người đọc. Bất ngờ càng lớn,
ngược lại được những đoán định, thì sức lay động sẽ càng mãnh liệt. Vì
thế, câu cuối cùng thường là câu gánh vác nhiệm vụ thể hiện chủ đề của bài
thơ. Những câu đầu dù nói nhiều điều, tả
nhiều thứ vẫn chỉ là sự chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu cuối.
Có hai trường hợp:
1b. Khi làm một bài TỨ TUYỆT, quan trọng và khó khăn nhất lại
là ở… câu đầu! Thường những người làm TỨ TUYỆT thường hay bị mắc lỗi ở chỗ này:
bị ấn tượng bởi những bài thơ đã đọc, nên họ cứ nhè câu kết mà hạ trước, rồi mới
vắt óc viết mấy câu đầu! Hậu quả là bài thơ đọc lên sẽ thấy gượng ép!
Làm thơ cũng như… LÀM TÌNH, ta phải để hết tâm hồn vào cuộc
chơi. Phải tự nhiên: Dạo đầu trước, rồi từ từ đi đến cực điểm, bừng vỡ cảm xúc.
Đâu có ai vội vàng "chộp" cực điểm trước rồi mới trở lại điểm đầu
đâu, phải không các bạn?
Cũng vậy, trong khi làm thơ tứ tuyệt, các bạn hãy nhẹ nhàng,
khoan thai "tóm" lấy câu đầu
đã, khoan nghĩ đến câu kết. Khi câu đầu đã có thì tự nhiên câu thứ hai sẽ
đến; tuần tự cứ thế, rồi thì cuối cùng câu kết sẽ tự nó đến với bạn thôi. Tất cả
ý (cảm xúc) sẽ dồn vào câu cuối (cực điểm) này.
Đây là ý kiến của Laiquangnam Lai:
[...Trong thơ Tứ Tuyệt, câu cuối cực kỳ quan trọng bởi nó là
câu mà trước khi người thưởng ngoạn rời bài thơ họ rất dể nhớ nhũng gì còn đọng
.Ba câu đầu là nước trên mặt phễu (câu 1), vào miệng phễu và thân phễu (câu 2
,3) rồi thoát ra với độ xoắn tâm tư là câu cuối (câu 4)...
Đánh giá xếp hạng cao thủ về giòng Tứ Tuyệt là câu cuối: Có
chút mình trong ấy. Có chút đại chung, dân tộc và nhân loại trong ấy...]
2b. Nếu gặp trường hợp
bạn định làm một bài Tứ Tuyệt mà lại nẩy ra câu kết trước thì phải làm thế nào?
Bạn cho rằng đó là một câu kết tuyệt cú, "đắc địa" cho bài thơ của
mình, bạn thích nó quá đi và không muốn giữ nó .
Theo tôi, trường hợp nầy dành cho những người "cao thủ"quá
rành về việc làm thơ, "ngữ lực"
cao. Giống như trong LÀM TÌNH , họ đã đạt được nhiều "cực điểm", họ
tìm hiểu nguyên do đưa đến "điểm", rồi đem kinh nghiệm này trở ngược
lại chỉ cách dạo đầu.
Vậy nếu bạn nẩy ra câu kết trước thì sao bạn không tận dụng,
dùng luôn câu đấy mà làm câu khởi? Khi ấy, chẳng phải bài thơ của bạn sẽ vọt
lên một tầm cao mới sao? Nhưng nhớ phải là người có kinh nghiệm.
Đây là ý kiến của Laiquangnam Lai:
[...Theo tôi (LQN) cao thủ luôn làm cầu kết trước , hoặc dốc
sức vào câu kết Từ bài Lương Châu Từ. của
Vương Hàn đến bài Bạc vãn túy quy của Cao Bá Quát, v.v . Người Việt ít làm thơ
tứ tuyệt. Đại cao thủ Nguyễn Du không có bài nào (Hay chỉ mỗi một bài duy nhất?) Tàu thì nhiều lắm ... Nhân đây, bàn thêm về
bài Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du.
Nguyễn Du đã làm hai câu cuối trước. Nhưng khi ráp 6 câu đầu
vào thì trật chìa (do đời sau ghép )
Hai câu cuối làm trước.
BẤT TRI TAM BÁCH DƯ NIÊN HẬU
THIÊN HẠ HÀ NHÂN KHẮP TỐ NHƯ
Ráp 6 câu đầu không khớp (do mấy nguoi đời sau ráng lắp
ghép, một cách cuõng bức, bởi Nguyễn Du là kẻ sĩ sao lại tự so đời mình với một
“cô làm bé cho một ĐẠI GIA (Phùng Sinh)"?, và họ đã để Nguyễn Du mang tiếng
làm thơ thất niêm. ...]
3. Thử phân tích một bài thơ
Nào! ta hãy thử phân tích bài thơ sau đây dựa theo hướng dẫn
của thiền sư Muju.
Con sông Vàm Cỏ Tây trong vắt [1]
Trong vắt như đôi mắt lá răm
[2]
Chiến trường trăm trận chưa hề bại [3]
Mà chết vì em tuổi nguyệt rằm. [4]
(thơ Phạm Hồng Ân)
Ta thấy:
[1] là khởi nhập,
[2] là chuyển tiếp của [1]
[3] chuyển từ đề mục và bắt đầu ý mới
[4] gồm ba câu trước lại với nhau đưa tới chủ ý
Rõ ràng quá phải không các bạn! Các bạn làm thử đi, chắc phải
tuyệt thôi!
IV. Vài bài Tứ Tuyệt tiêu biểu
Sau đây là ít bài trong số tứ tuyệt mà tôi chỉ đọc qua một lần
là tạc dạ, nhớ mãi:
Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Trương Kế)
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Quạ kêu sương đậm trăng tà
Đèn thuyền phong rủ đối qua giấc hồ
Hàn San tầm thấy Cô Tô
Nửa khuya chuông gióng bước vô khách thuyền
(Laiquangnam Lai dịch)
Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền mình nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng mình nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Lý Bạch)
Đầu giường trăng sáng đứng soi
Nhởm mình ngỡ đất bời bời sương rơi
Ngẫng đầu trăng vãi trắng trời*
Cúi đầu đối bóng bồi hồi nhớ quê
(Laiquangnam Lai dịch)
----------------
[*-- trăng quê nhà sáng hơn trăng quê người.
-- vãi ? tại sao Vãi – bởi ánh trăng vắt trên cành lá như những
hạt gạo lốm đốm trên sân.]
-----------------
Đó ba bài Tứ Tuyệt của người Trung Hoa, sau đây là vài bài của
người Việt Nam mình.
NAM QUỐC SƠN HÀ (Bài Thơ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP) (2)
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Lý Thường Kiệt)
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
Nước non Nam Đế Nam hùng cứ!
Phân định sách trời xưa tỏ nay,
Lỗ mãng! cớ sao sang lấn phạm,
Ngữ bây thất bại chắc trong tay !
(Laiquangnam dịch)
Thuật hoài
Hoành sóc giang san cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng hổ át sao Ngưu.
Công danh nếu để còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Tỏ lòng – Phan Kế Bính dịch)
Bạc vãn túy quy
Minh đính quy lai bất dụng phù
Nhất giang yên trúc chính mô hồ
Nam nam tự dữ liên hoa thuyết
Khả đắc hồng như tửu diện vô ?
(Bạc vãn túy quy -Cao Bá Quát)
Say quá! đường về... cứ mặc ta .
Một sông khói trúc án lòa nhòa
Càm ràm cô độc bên sen đỏ
Rượu đỏ mặt này Sen kém Qua!
(Laiquangnam - Dịch thơ quốc âm)
Một trà, một rượu, một đàn bà,
Ba thức lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được thức nào hay thức nấy:
- Họa chăng chừa rượu với chừa trà!
(Chừa ruợu - Trần Tế Xương)
Thân em như quả mít trên cây,
Da nó xù xì, múi nó dầy.
Quân tử có thương thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
(Quả mít - Hồ Xuân Hương)
Tứ tuyệt của vài ông thi sĩ hiện đại:
- Của thi sĩ Luân Hoán (LH)
em nằm, phơi rốn, với chân
chiều đờ dẫn trải một sân nắng vàng
đúng vừa lúc tôi về ngang
hai con mắt níu hai bàn chân đi
(Đi Ngang - Luân Hoán)
- Của thi sĩ
Nguyễn Hàn Chung (NHC)
Đàn bà giống như bọt bia trào xuống tay mình
Không một thằng bợm nào bỏ qua không chấm mút
Nhưng chớ dại nốc cạn cùng đáy cốc
Đời chú mày không liệt cũng run run!
(Nguyễn Hàn Chung)
- Của thi sĩ
Hồ Chí Bửu (HCB)
Nửa đêm thức dậy làm thơ
Tặng người tri kỷ bên bờ đại dương
Hỗn man thiên địa vô thường
Sáng ra mới thấy trên giường. Vắng em
(Thiên Lương 1 - Hồ Chí Bửu)
- Của thi sĩ
Linh Phương (LP)
Bùa yêu rớt xuống sân đời
Ai đem dán giữa ngực người trăm năm
Để anh tìm lại khuyết-rằm
Vầng trăng thành phố Sài Gòn và em
(Bùa Yêu - Linh Phương)
- Của thi sĩ
DƯ MỸ (DM)
Ân nghĩa thầy trò - ân nghĩa nặng
Nợ tình bạn hữu - nợ tình vương
Nhìn lại đầu xanh , nay đã bạc
Buồn vui rồi cũng chỉ vô thường .
(Sáu mươi lăm năm nhớ lại trường xưa - DƯ MỸ)
- Của Nguyên Lạc
chợ đời . gom nhặt sân si
quảy lên chùa đổi . từ bi . nắng vàng
trở về . rơi rắc dọc đàng
mẹ già đứng đợi . tôi bàng hoàng tôi !
(VÔ ĐỀ 1 - Nguyên Lạc)
- Của ông thi sĩ Nguyễn
Đức Sơn (NĐS)
Đời sau người có thương ta
Từ lâu xuống lỗ làm ma mất rồi!
Đường xa...
Thôi,
miễn bồi hồi
Mả hoang nhảy đại lên ngồi đi cha!
(Nhắn - Nguyễn Đức Sơn)
KẾT
Bạn hiền! Mọi việc đều phải biến đổi để tồn tại! Ta phải
cách tân để làm đẹp thêm, như các ông LH, NHC, NĐS, LP, HCB, DM đã làm đó.
Xin hiểu, những phần bàn trên chỉ là căn bản thôi, nó chỉ
như "giàn phóng" để "phi thuyền tâm hồn" bạn bay vút!
Phải không thi nhân?
Phụ Bản
Biểu Ngũ ngôn - Thất ngôn bát cú: luật bằng (B) trắc (T)
Nguyên Lạc 2017
----------------
Nguồn: Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm, Đỗ Đình Đồng,
Laiquangnam Lai, LeVinhHuy, Phạm Đức Nhì , Nguyễn Thị Tịnh Thy, Facebook...
Ghi chú:
(1) Thạch sa tập – Thiền sư Muju (bản dịch của Đỗ Đình Đồng – Góp nhặt cát đá)
(2) Nói thêm về bài thơ Tứ Tuyệt thần: NAM QUỐC SƠN HÀ
- 6a. Nguồn Phạm Đức Nhì:
Năm 1076, hơn 30 vạn quân nhà Tống (Trung Quốc) do Quách Quỳ
chỉ huy xâm lược Đại Việt (tên nước Việt Nam thời đó). Lý Thường Kiệt lập phòng
tuyến tại sông Như Nguyệt (sông Cầu) để chặn địch. Quân của Quách Quỳ đánh đến
sông Như Nguyệt thì bị chặn. Nhiều trận quyết chiến ác liệt đã xảy ra tại đây
nhưng quân Tống không sao vượt được phòng tuyến Như Nguyệt, đành đóng trại chờ
viện binh. Đang đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương
Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ trên. Nhờ thế
tinh thần binh sĩ lên rất cao. Lý Thường Kiệt liền cho quân vượt sông, tổ chức
một trận quyết chiến, đánh thẳng vào trại giặc. Phần vì bất ngờ, phần vì sĩ khí
quân Đại Việt đang lên, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã hơn
quá nửa. Lý Thường Kiệt liền cho người sang nghị hòa, mở đường cho quân Tống
rút quân về nước, giữ vững bờ cõi nước Đại Việt. Ý và tứ của bài thơ giống nhau
và rất rõ ràng, một người dân bình thường cũng có thể hiểu được, không cần giải
thích. Lúc ấy ý niệm về Luật Quốc Tế (International Law) còn rất xa lạ. Tác giả
đã khéo léo lồng ý tứ bài thơ – quan niệm về chủ quyền quốc gia - vào thuyết
thiên mệnh, một học thuyết gần gũi với suy nghĩ của người dân. Ý thơ hay và đầy
sức thuyết phục nên binh sĩ đã hết lòng chiến đấu và đã đánh thắng quân Tống,
giữ vững cõi bờ Đại Việt. Nhờ ý tứ mới lạ và độc đáo đó bài thơ đã được xem là
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nuớc. Hơn một ngàn năm trôi qua nó được tôn
xưng là bài thơ có ý tưởng hay nhất của văn học Việt Nam và tôi tin rằng ngày
nào nước Việt còn tồn tại bài thơ Nam Quốc Sơn Hà sẽ không bao giờ đi vào quên
lãng.
(BÀI THƠ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP- Phạm Đức Nhì)
http://vannghequangtri.blogspot.com/2016/06/loi-binh-ngan-tap-3-pham-uc-nhi.html
- 6b. Nguồn Laiquangnam Lai:
Năm 1076, (tức đời Tống Hy Ninh năm thứ 9). Mùa xuân, tháng
3, nhà Tống sai Quách Quỳ, tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Nam này là địa danh,
là đất của Tàu trùng tên với tỉnh Quảng Nam của Việt nam có sau năm 1475 là đất
của Chiêm thành ) làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hợp
với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Ba mặt giáp công. Trong lần
đánh phục hận này, Quách Quỳ nhận sứ mệnh phải đánh " chết bỏ " hầu rửa
nhục cho Đại Tống. , Quách Quỳ vào trận với sự ủy thác "đánh phải thắng bằng
mọi giá ", "đánh phục thù ", "đánh vuốt mặt" cho Tống
Triều và "đánh làm quà cho tể tướng Vương an Thạch ", chứng minh đường
lối cải cách theo Tân pháp của tể tướng Vương an Thạch đã thành công,
"đánh tan giao châu của Đại Việt " nhằm thị uy với các nước phương bắc
láng giềng của Tống. Thế nên khí thế tấn công của quân Tống rất mạnh. Không bao
lâu sau họ đã đến bờ bắc của sông Như Nguyệt, cách kinh thành Thăng Long chừng
vài chục dặm, khoảng chừng 60 km về phía bắc. Quân ta vất vả giữ vững trận địa.
Quân Tống dùng súng bắn đá bắn xối xả vào bờ nam làm thuyền bè ta bị vỡ nát
không ít. Hai hoàng tử đã hy sinh và vài tướng cũng bị tử thương. Thương vong
cao. Lý tướng quân đã dùng diệu kế là cho đọc bản thơHịch lời thơ ngắn gọn, thời
điểm công bố là trong một đêm trăng dưới làn mưa đá xối xả được bắn ra từ bên
kia bờ bắc của sông Như Nguyệt, từ quân của viên tướng sừng sỏ Quách Quỳ. Khí
thế địch thật hùng hổ. Tại chiến trường sôi động ấy Lý tướng quân thấy rằng bài
hịch không thể viết dài, khó nhớ, không thể đọc trước hàng quân như thông lệ
năm xưa qua đánh Tống , mà phải khéo chọn. Ông kỷ lưỡng chọn điểm phát ngôn là
từ một ngôi miếu vốn nổi tiếng linh thiêng, "đền thờ thần sông " nằm ở
phía nam sông Như Nguyệt, đền thờ hai vị anh hùng Trương Hát &Trương Hống,
vốn là hai võ tướng dưới thời Triệu Quang Phục. Thật là một diệu kế của một
danh tướng. Trong thế trận tưởng đã nghiêng về phía quân Tống, bổng đảo chiều
khi binh sĩ nghe bài thơ phát ra từ miếu thần.
"Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền của Trương tướng
quân là thần sông Như nguyệt, có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Khí thế quân Nam trở nên bừng bừng như có thần nhân hổ trợ
và quân Tống lấp tức bị chận lại. Tống quân bị tổn thất nặng nề. Quân Tống tiến
thoái lưỡng nan từ dạo ấy. Lý tướng quân đề nghị giảng hòa nhằm giảm sự khổ đau
cho nhân dân. Quách Quỳ thấy kéo dài là thua chắc nên thuận lui binh."
Nam quốc sơn hà là bài thơ thần. Chính bài thơ làm khí thế
quân Nam tăng lên như một phép thần !
["Nam quốc sơn hà" - Bản hùng văn của danh tướng
Lý Thường Kiệt - Laiquangnam Lai]
http://chimviet.free.fr/vanhoc/laiquangnam/lqnt071_namquocsonha.htm
No comments:
Post a Comment