ÔI THÔI RỒI NỒI XÔI là bài thơ
của tác giả LÊ TRUNG ĐÌNH (1857-1885), một danh nhân Lịch
sử Quảng Ngãi – thời đại Triều Nguyễn, được Hòa
thượng Thích Hồng Ân, trụ trì Thiên Ấn - Tổ Đình ghi
lại vào tiết thanh minh năm Bính Ngọ – 1966.
Lê Viên Ngọc trân trọng kính
giới thiệu.
ÔI THÔI RỒI NỒI XÔI
Giận quá người Nam dại quá ôi
Làm quan với mọi chẳng nên thôi
Giữ gìn cương thổ cùng chung đó
Đoái thấy giang sơn đổ nát rồi
Cũng giống gà cồ bươi lộn bếp
Như loài chó dữ khới hư nồi
Tội đồ chẳng biết chi điều
nhục
Ngọng miệng bởi vì ngậm nắm xôi
Lê Trung Đình
Tiểu sử LÊ TRUNG
ĐÌNH (1857-1885)
Quê làng Phú Nhơn, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Lê Trung Đình là con thứ 6 trong
một gia đình gồm 10 người con của quan Án Sát Bình
Thuận Lê Trung Lượng, xuất thân trong một nhà toàn khoa
bảng, có tư chất thông minh, được giảng dạy chu đáo,
lên 15 tuổi ông đã làu thông kinh sử và nổi tiếng về
tài năng văn chương, khoa Giáp Thân 1884, Ông đỗ cử Nhân
tại trường thi hương Bình Định.
Sinh trưởng và thi đỗ trong lúc
vận nước đen tối: bên ngoài giặc Pháp xâm chiếm đất
đai, bên trong triều đình rối ren, loạn lạc ở nhiều
nơi...ông không ra làm quan mà âm thầm chuẩn bị lực
lượng ứng nghĩa. Cùng với các sĩ phu trong tỉnh, Lê
Trung Đình bí mật lập Nghĩa hội, tổ chức hai đội
quân là Đoạn Kiệt và hương binh, đồng thời ráo riết
xây dựng chiến khu ở Tuyền Tung Huyện Bình Sơn chuẩn
bị đối phó với quân Pháp xâm lược.
Sau đó, nhận lệnh Tham biện Sơn
phòng Nghĩa-Định Nguyễn Duy Cung, Lê Trung Đình cùng
Nguyễn Bá Loan ra Huế gặp người đứng đầu
phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết để nhận lệnh
phối hợp hành động, và Lê Trung Đình được cử làm
Chính quản hương binh.
Ngày 23 tháng 5 năm Ất
Dậu (5-7-1885), cuộc phản công của phe chủ chiến ở
Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết
phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ
Cần Vương (13 tháng 7 năm 1885).
Nhận được dụ, Lê Trung Đình
cùng với các cộng sự là Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá
Loan Nguyễn Tân Kỳ … kéo đến đòi các quan
lại đầu tỉnh cấp vũ khí, lương thực để chống
Pháp, nhưng quyền Bố chính Lê Duy Thụy và quyền Án sát
Nguyễn Văn Dụ từ chối.
Ngay trong đêm ấy, các ông tập
hợp khoảng ba ngàn hương binh tại khu vực bãi sông Trà
Khúc (phía tả ngạn, trước đền Văn Thánh). Sau khi
làm lễ tế cờ, cả đoàn quân nhanh chóng vượt sông,
tấn công tỉnh thành Quảng Ngãi.
Được sự hỗ trợ của quân nội
ứng, hương binh Quảng Ngãi nhanh chóng đánh chiếm tỉnh
thành, bắt giữ các quan lại, thả tù phạm, thu ấn
triện, binh khí và tiền lương...rồi phát động phong
trào Cần Vương trong toàn tỉnh.
Nghĩa quân làm chủ tỉnh thành
được một hai hôm, vào ngày 5-6-Ất Dậu (16-7-1885),
quyền Tiễu Phủ sứ Sơn phòng Nghĩa-Định bấy giờ là
Nguyễn Thân (trước theo Nghĩa hội Quảng Ngãi, sau theo
Pháp) cùng Đề đốc Đinh Hội đem khoảng 900 biền binh
tiến về tỉnh thành mở cuộc vây đánh.
Sau khi quân triều giết chết
Nguyễn Tự Tân và sáu viên chỉ huy khác, thì bắt được
Lê Trung Đình. Dụ hàng không thành, ngày 23-7-1885, Lê
Trung Đình bị phe triều đình thân Pháp đem ra xử chém
tại góc phía Bắc thành Quảng Ngãi.
Sài Thành tiết Thanh Minh năm
Đinh Dậu – 2017.
Lê Viên Ngọc cẩn chí
Lê Viên Ngọc cẩn chí
.........
* Theo Sử Liệu Bách Khoa Toàn thư Google.
* Theo Sử Liệu Bách Khoa Toàn thư Google.
No comments:
Post a Comment