SO SÁNH
CHẠM và NGỌN CỎ
CHẠM
Vùi vào tóc anh
Chạm
rong rêu đại dương , ẩm mục rừng
già
ngai ngái phù sa cánh đồng rơm rạ
Chạm sợi đa đoan
nhuộm màu dâu bể
Chạm sợi muộn phiền
ẩn mình lặng lẽ
Vùi vào môi anh
Chạm thềm mê man, chạm bờ mộng mị
Chạm lời chối bỏ trong lời thầm
thì
Dâng bời bời nhớ
Chạm bời bời quên
Vùi vào tay anh
Chạm đường vân quen mịt mùng lạc
lối
Chạm vết thương sâu dấu chai cằn
cỗi
Hôn ngón yêu thương
Chạm ngón lạnh lùng
Vùi sâu vào anh
Vùi vào giấc mơ
Vào đêm
Không anh.
(Đậu Thị Thương)
NGỌN CỎ
tiếng nước đái
nhỏ giọt
trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng
hổ phách
trong người tôi tuôn ra
phải rồi
tôi là đàn bà
hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ
bây giờ
được ngồi rồi trên bồn cầu chễm
chệ
tương lai không chừng tôi sẽ
to con mập phệ
tí tách như mưa
ngọn cỏ gió đùa.
(Nguyễn Thị Hoàng Bắc)
1/ Hình Thức
Chạm: Hình thức
khá mới, vượt qua thơ truyền thống, cố gắng, bằng cách xuống dòng, tạo một diện
mạo mới cho bài thơ, nhưng khi đọc lên
vẫn còn âm hưởng Thơ Mới. Thái độ của ĐTT với số chữ trong câu còn chưa thực sự
tự do.
Ngọn Cỏ: Tự do
phóng khoáng hơn, câu chữ không theo một quy luật bó buộc nào, vượt qua thơ
truyền thống và Thơ Mới. Thái độ của NTHB đối với số chữ trong câu hoàn toàn
phóng khoáng.
Bình: Ngọn Cỏ
thắng
2/ Vần
Chạm: vần chỗ có
chỗ không,thoang thoảng mà tự nhiên, tạo được nhịp điệu . Nói chung, thái độ
của ĐTT đối với vần tự do, không cố tình
loại bỏ vần nhưng hoàn toàn không bị lệ thuộc.
Ngọn Cỏ: thái độ
của NTHB đối với vần còn “cứng”, vẫn tự buộc mình vào những quy luật của vần.
Nhờ số chữ trong câu dài ngắn không chừng nên cái giọng ầu ơ đã giảm đi khá
nhiều nhưng vị ngọt thơ ca còn khá đậm,
có chỗ dư thừa.
Bình: Chạm thắng
3/ Ngôn Ngữ, Hình Ảnh Thơ
Chạm: Ngôn ngữ
“hiền”, khao khát, nồng nàn, đằm thắm. Hình ảnh mờ ảo và gợi cảm, gợi dục nhưng
“thanh”.
Ngọn Cỏ: Ngôn ngữ
mạnh dạn, ngổ ngáo, bậm trợn. Hình ảnh thực, sống động nhưng dễ bị những người
bảo thủ “chê”.
Bình: Chạm thắng
4/ Ý Tưởng
Chạm: thể hiện
quyền bày tỏ trung thực, không tránh né, úp mở về một trong những nhu cầu nhân
bản của phụ nữ.
Ngọn Cỏ: Đòi nam
nữ bình quyền, diện tích phủ sóng rộng lớn hơn.
Bình: ĐTT cắn
miếng vừa miệng nên nhai nuốt ngon lành. NTHB cắn miếng quá to, vương vãi tùm
lum. Chạm thắng
5/ Lỗi Kỹ Thuật
Chạm: không
Ngọn Cỏ: ngoài
việc dùng chữ thiếu chính xác (nhỏ giọt), vần quá đậm đà, NTHB còn có hai lỗi
kỹ thuật khác là ẩn dụ không kín kẽ và câu kết “trật bàn đạp”
Bình: Chạm thắng
6/ Tính Cách của Tác Giả và Hồn Thơ
ĐTT: hết mình
với cuộc chơi ân ái nhưng vẫn còn nét e lệ, hiền thục của phụ nữ. Sự dè dặt,
mực thước của một cô giáo chinh phục được tình thương mến của người đọc. Cái
giá phải trả là Hồn Thơ - cảm xúc ở tầng 3 - yếu.
NTHB: ngổ ngáo,
bạt mạng, bất cần thiên hạ. Người đọc bình thường nhìn NTHB bằng con mắt để ý,
dè chừng, nhưng những người Thơ thấy chị bước vào Ngọn Cỏ khi đang cao hứng,
lên cơn. Ngọn Cỏ nhờ thế, có Hồn hơn, cảm xúc ở tầng 3 nhiều hơn.
Bình: Ngọn Cỏ
thắng
KẾT LUẬN
Tôi thích thái độ của NTHB khi bước vào khung cảnh bài thơ.
Bất cần thiên hạ. Chỉ biết có thơ. Lỗi ở phép ẩn dụ thì vô phương sửa chữa vì
nó là cái Tứ chủ đạo của bài thơ. Còn những lỗi kỹ thuật khác, nếu chị đọc kỹ
lại trước khi phổ biến thì có thể sửa chữa được, và dĩ nhiên, giá trị nghệ
thuật của bài thơ sẽ được nâng cao hơn nhiều.
Trong khi đó, Chạm là bài thơ có duyên ngầm, được viết cẩn
trọng, không sơ suất. Thế trận chữ nghĩa khá chặt chẽ. Tác giả khéo léo tạo
được sự ngạc nhiên thích thú ở cuối bài nên cảm xúc ở tầng 2 khá mạnh.
Dựa vào những phân tích trên, bạn đọc có thể đã tự chọn được
Bài Thơ Thắng Cuộc.
Riêng tôi, đã nghiêng về bài thơ Chạm của Đậu Thị Thương.
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
Bạn đọc nào không đồng ý với phân tích, nhận định của tôi,
xin cho biết để trao đổi thêm.
No comments:
Post a Comment