TIÊN ĐIỀN
Làng nghèo như bao làng quê khác.
Sóng Cửa Hội vẫn vỗ vào đất liền âm ba của thơ. Tôi qua Tiên Điền không phải
bất ngờ. Chữ “ Tâm” kia lâu rồi, Nguyễn nói.
Khu di tích: “ Nhà Tư Văn” các
danh sĩ từng ngồi. Chuyện thơ văn đâu chỉ việc xếp bằng tròn. Còn lớn hơn luận
về kinh bang tế thế. Danh gia vọng tộc như Nguyễn, có thể kể thêm làng bên có
Uy Viễn tướng công.
Tôi cảm phục trước văn bia Nguyễn
Nghiễm ngợi ca công đức thân phụ Nguyễn Quỳnh. Và đền thờ Nguyễn, mộ Nguyễn.
Người đời sau ghi nhớ tài danh “ Bất tri tam bách dư niên hậu “, chưa đủ ba
trăm năm sau, tôi đã đến và mừng Nguyễn mãi sống.
Tế Hanh có “ Bài học nhỏ về nhà
thơ lớn”, chuyện hôm nay có khác hơn. Trẻ em ở đầu làng đã đọc thuộc Kiều,
đương nhiên, còn chỉ tận tường cho tôi đường về mộ Nguyễn.
Tiên Điền tôi qua, chỉ mới lần
đầu thôi. Nhưng người giảng Kiều lâu năm trong tôi sẽ nhập thần hơn từ buổi sớm
mai này.
ẤN TƯỢNG PRENN
Giữa thiên nhiên xanh, chen những
màu áo len đủ kiểu
Prenn là phong cầm réo gọi tình yêu !
Làm người yêu phải sững sờ đến
ngọn nguồn trời đất.
Prenn trong tôi cháy bỏng đến muôn chiều.
8/1996
LÀNG MỸ NHÂN
Trước mặt là dòng Ô Lâu xanh
trong
Tôi thảng thốt đi trong chiều
nắng quái
Lần giở cảo thơm xưa, ai đó phải
lòng,
Nên dừng ngựa, một chiều biên
tái.
Làng Mỹ nhân * xưa mãi vọng câu truyền
Dải yếm vườn đào còn hồng sắc nhớ
Ai “ tựa mạn thuyền rồng “ có
quay về quê cũ
Tôi đi tìm người, người xưa đâu ?
Tôi đi tìm người, người xưa đâu ?
Nơi “ Hợp Phố châu về “, nơi tình
xưa đã trọn.
Người cung nữ có cất lời oán khúc
Bến sông nào man mác dòng thương.
Làng Mỹ nhân giờ tụ hội muôn
phương
Những gái trai làng sắc tài ngõ
hạnh
Tôi đi giữa hoa vườn sóng sánh
Như tìm về ký ức thuở xa xưa.
10/1996
* (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng,
Quảng Trị có làng Mỹ Chánh và Hội Kỳ, có nhiều người đẹp từ xưa đến nay, chính
sử có ghi. Hiện còn di tích một bà vợ
vua Quang Trung và một của vua Thành Thái)
No comments:
Post a Comment