Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, August 15, 2014

THƠ ĐƯỜNG CHỌN DỊCH: LÊ QUÝ ĐÔN - Phạm Đình Nhân dịch - Dịch giả Ngọc Châu giới thiệu


16. LÊ QUÝ ĐÔN
(1726 – 1784)

          Lê Quý Đôn, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thời Hậu Lê, thuở nhỏ có tên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Quê thôn Duyên Hà, huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Năm 1743 ông đỗ Giải nguyên, năm 1752 đỗ Bảng Nhãn. Được bổ là Hàn lâm thị độc, Tư nghiệp Quốc Tử giám. Năm 1760 làm Phó sứ đi Trung Quốc, sau khi về được phong tước Dĩnh Thành Bá rồi thăng Hàn lâm viện thừa chỉ, Đốc đồng Hải Dương. Sau chuyển về kinh làm Tổng tài Quốc sử quán. Năm 1773 làm Phó đô ngự sử, rồi thăng Hữu thị lang bộ Công, Bồi tụng. Năm 1776 được cử làm Tham thị Tham tán quân cơ các đạo Thuận Hoá, Quảng Nam. Sau đó về Thăng Long làm Hành Tham tụng tước Dĩnh Thành Hầu.
Ông mất ngày 2.6.1784, thọ 68 tuổi. Sau khi mất được truy tặng Thượng thư bộ Công, tước Dĩnh Thành Công. Lê Quý Đôn là một học giả uyên bác. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị về các bộ môn lịch sử, địa lý, văn học, ngôn ngữ học, triết học v.v
Các tác phẩm chính gồm : Quốc sử tục biên, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Quần thư khảo biên, Xuân thu lược luân, Bắc sử thông lục, Toàn Việt thi lục, Vân Đài loại ngữ, Quế đường văn tập, Dịch kinh phủ thuyết, Kiến văn tiểu lục, Danh thần lục, Thư kinh diễn nghĩa, Toàn Việt văn tập, Hoàng Việt văn hải, Quế Đường thi tập và một số thơ, phú bằng chữ Nôm.

71. ĐỘ XƯƠNG GIANG

Nguyên tác  :               
            
            
    绿        
            
            
            
            
            

Phiên âm :                  Độ Xương Giang[4]
Thiên cổ  quan hà hệ yếu xung,
Hành xuân bằng diểu vấn đông phong.
Yên tình lục dã tân dư trưởng,
Sương lãnh hoang viên cựu luỹ không.
Đới lệ[5] viễn tồn khai quốc liệt,
Kỳ thường[6] cận kỷ tĩnh phân công.
Thần kinh chỉ xích tần hồi vọng,
Vạn lý tường vân nhất đoá hồng

Dịch thơ :       
              Qua sông Xương Giang

                                    Phạm Đình Nhân
                             Dịch 2007

Sông, ải từ xưa vốn hiểm nguy,
Gió đông theo nhẹ bước xuân đi.
Khói tan đồng đất màu xanh thắm,
Sương lạnh, vườn hoang, luỹ cũ suy.
Dựng nước hiển vinh còn mãi mãi,
Công lao ghi dấu ấn quân kỳ.
Kinh thành trông ngóng trong gang tấc,
Rực ánh mây hồng ta bước đi

Vượt  Xương Giang

                                    Ngọc Châu
                                    Dịch 2013

Hiểm nguy sông ải xưa nay
Gió đông theo bước chân này nhẹ trôi
Khói tan, đồng xanh ngời ngời
Vườn hoang, sương lạnh, lũy thời tiêu hao
Hiển vinh dựng nước xiết bao
Công lao còn khắc đài cao quân kỳ
Kinh thành chờ tiếng ta đi
Mây hồng theo bước uy nghi đang về.

72. THÔN XÁ DẠ TOẠ

Nguyên tác :               
            
            
            
            

Phiên âm :            Thôn xá dạ toạ
Quyên quyên tân nguyệt chiếu đình giai,
Ái thử thanh tao khiếp tố hoài.
Tất bát tác thang liêu đại minh,
Đăng tiền ẩn kỷ khán Tề Hài

Dịch thơ :      

               Đêm ngồi nhà trong xóm quê

                                    Phạm Đình Nhân
                                    Dịch 2007

Đêm ở xóm quê

                                    Ngọc Châu
                                    Dịch 2013

Nguyệt tỏa sáng ngời khắp khoảng sân
Thanh tao quá khiến dạ lâng lâng
Li trà lá lốt khoan thai nhấp
Đọc sách Tề Hài chuyện thế nhân.
           (còn tiếp lần 10)



(1) Ý nói tưởng nhớ đến công lao Chương Hoàng Hồ Quý Ly năm nào cho tải đá lấp các ngả sông thông ra cửa biển Thần Phù để chống quân Minh.
[1] Thiều quang : ánh sáng đẹp của mùa xuân. Cũng có nghĩa là ngày xuân “Thiều quang chín chục” là 90 ngày xuân. Ở đây “Mười hai thiều quang” tức là đã mười hai ngày xuân. Tác giả làm bài thơ này vào đầu xuân, tức ngày 12 tháng Giêng, lúc còn rét nhưng đã sang xuân.
[2] Vì rét, khách làng say ở phố thơm (phố có giai nhân) cũng phải giục ngựa đi nhanh, không thể khề khà thưởng thức được.
[3] Tế bàn : Trang Tử có câu : “Thương tế ư thiên, hạ bàn ư địa”, nghĩa là : Trên rộng đến trời, dưới khắp cả đất. Song người ta dùng gọi bốn từ “Tế thiên bàn địa” như là một thành ngữ. Ở đây, tác giả lại lược đi hai từ, chỉ còn hai từ “tế bàn”, nhưng cần hiểu như nghĩa của cả câu “tế thiên bàn địa”.
[4]. Xương Giang tức sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Giang. Nơi đây có thành Xương Giang, năm 1427, năm vạn quân Minh cùng tướng chỉ huy là Hoàng Phúc, Thôi Tụ bị nghĩa quân của Lê Lợi đánh cho tan tác.
[5]. Đới lệ : nghĩa đen là “đai lưng, hòn đá mài”, dẫn từ lời thề phong công thần đời nhà Hán. “Sông Hoàng Hà dù có bé lại như cái đai lưng, núi Thái Sơn dù có nhỏ đi như hòn đá mài, thì đất được phong vẫn còn mãi mãi, để lại cho con cháu đời sau.
[6] Kỳ: cờ thêu giao long, có đính lục lạc. Thường: cờ thêu mặt trời, mặt trăng. Đó là các loại cờ thời xưa dùng trong đám rước, nghi trượng hoặc trong việc quân.


No comments: