Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, April 13, 2020

KIỀU CHƠI CÂY ĐÀN GÌ? - phiếm luận của Chu Vương Miện



Viết về Kiều thi cũng nhiều, và viết về Nguyễn Du thì cũng lắm lắm. Quẩn quanh thì cũng khá tốn nhiều giấy mực. Nhưng riêng cái chuyện nàng Thúy Kiều cũng là lắm chuyện. Cái chuyện bút chiến về Kiều  cũng có. Thời tiền chiến người ta mang Kiều ra làm một cái cớ để choảng nhau [chớ chẳng ai tha thiết đến nàng Kiều cả]. Kẻ theo Tây [làm tay sai] phản bội lại dân tộc thì lại mầu mè là văn chương chuyện Kiều hay số dzách. Kẻ chống Kiều cho Kiều là con đĩ bán trôn nuôi miệng, chẳng qua cũng nhờ qua nhân vật Kiều mà chửi xéo cái bọn tay sai bồi Tây, chớ cũng chả ai chửi bới cái nàng Kiều làm cái gì?

Văn chương một đàng, thực tế  một nẻo, tuy có bàn về nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh chẳng qua cũng chỉ là một cách nói, chứ cứ thẳng mực tàu ra thời như sau:
1/Phía theo Tây là vì chữ hiếu, vì gia đình, vì cái dạ dầy.
2/ Phía chống Tây cho Kiều là thứ lưu manh, nuớc mất nhà tan, làm đầy tớ cho kẻ thù mà không biết nhục.
Gần một thế kỷ hai mươi, Kiều và Nguyễn Du, Nguyễn Du và Kiều đã được khá đông đảo học gỉa và học thật bàn quanh năm suốt tháng, địa vị thi hào Nguyễn Du là số một, có tên đường, có tên đặt cho trường Trung học. Những bài bút chiến một thời dần dần đã chìm vào quên lãng.

Tuy nhiên viết về Kiều và Nguyễn Du có một bài của một vị tiến sĩ âm nhạc bên Tây [Người Việt tốt nghiệp tiến sĩ ở bên tây] mà đến năm nay 1988 kẻ viết bài này không thể nào quên cho được [23 năm]. Chẳng là năm 1965 , tạp chí Bách Khoa có ra một số báo đặc biệt [kỷ niệm 200 năm NguyễnDu 1768-1965] Cuốn tạp chí có rất là nhiều bài viết về Tiên Điền tiên sinh. Quanh co thì ông Nguyễn Du là ông Nguyễn Du, nàng Kiều thì vẫn là nàng Kiều, chỉ có thế mà thôi, nhưng cái bài đặc sắc nhất là bài Kiều chơi cây đàn gì? Vị tiến sĩ âm nhạc căn cứ vào hai câu 29 và 30 trong Đoạn Trường Tân Thanh như sau:
Cung thương lầu bạc ngũ âm [câu 29]
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương [câu 30]
Vị tiến sĩ âm nhạc này luận đại để là Hồ Cầm là đàn của người Hồ, đàn này có khi là nhị hồ là thứ đàn hai [2] dây bà con anh em nội ngoại  na ná như đàn cò, đàn kìm, đàn gáo, đàn sến ..., sau đó vị tiến sĩ lại chụp phóng ảnh một lộ nhạc cụ hình hai dây để độc giả nhìn cho mãn nhãn [nhìn cho rõ] và kết thúc bài viết là:
Nguyễn Du chỉ là một thiên tài của thi ca mà thôi, chớ ông không rành về âm luật mà Hồ Cầm là loại đàn hai dây [ mà tiểu thư khuê các như nàng Kiều thời bấy giờ mà đàn một loại đàn hai dây cò cưa kỳ cưa thì kỳ cục lắm lắm. Đoạn dưới vị tiến sĩ lại ghi chú thêm là khi diễn tả đàn Hồ thì Nguyễn Du lại:
So dần dây vũ dây văn [404]
Bốn [4] dây to nhỏ theo vần cung thương [405]
Đàn bốn [4] dây là đàn tỳ bà chớ không phải Hồ Cầm hai [2] dây.

Ôi đàn bốn dây và đàn hai dây miễn cứ đàn là được chớ có ăn thua gi? Cái thao thức đến 23 năm, bây giờ mới có thì giờ viết lại chuyện xưa. Cũng không dám tranh luận với vị tiến sĩ âm nhạc Tây về đàn cò, đàn Hồ. Và cũng không dám khen và chê Nguyễn Du  là đúng hay sai mà chỉ mang một suy nghĩ của một tấm lòng cố dàn trải vần đề ra làm sao cho nó đúng [cho người xưa khỏi bị oan và người nay khỏi thắc mắc.]
Theo thiển ý của chúng tôi thì câu 30 có nghĩa là
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương [câu 30]
Hồ cầm một trương, một trương đây là một bản nhạc, trương hay chương hay xoang là một phiên khúc, chớ Nguyễn Du có cho Hồ cầm là một Cây đâu? mà nơi đây Hồ cầm là một bản đàn bạc mệnh, diễn tả lúc nàng Chiêu Quân cống Hồ lúc qua biên giới Nhạn Môn Quan thì nhớ nhà quá bèn mang ra đàn. Hồ cầm là bản nhạc bạc mệnh buồn [mà nàng Kiều đàn bản Hồ cầm này thì ăn đứt người khác].

Đàn cầm tên thường gọi là Huyển cầm, hay cổ cầm vì nó được tạo ra từ thời thượng cổ nhạc khí tục truyền do Phục Hy chế ra bằng ba thứ gỗ độc đáo là cây ngô đồng , cây tử và cây tử đàn [Niệm Thư trang 141- MDHT]

Đàn cầm dài ba xích 6 thốn 6 phân để tượng trưng cho 366 ngày một năm trên tròn xem như bầu trời dưới vuông như mặt đất lòng rộng dưới có bốn chân nhỏ, trên mặt đàn có hai lỗ gọi là Long Trì Phượng chiếu từ là Hồ của rồng, ao của Phựơng.  

Cầm được chia ra năm [5] thứ, nhất huyền, tam huyền, ngũ huyền, thất huyền và cửu huyền. Cả năm cây đàn đều mang dương số là số lẻ. Đàn của Bá Nha phải là thứ ngũ huyền [cương cầm] 13 phím đàn tượng trưng cho ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ và cho ngũ cung [cung thương giốc chủy vũ].
[Niệm Thư trang 142-MDHT]

Ngoài đàn dương ra lại còn đàn âm như nhị huyền [đàn Hồ hay nhịhồ] tứ huyền [tức đàn Tỳbà] , luchuyền . thậplục và thạchcầm [32 miếng]
Bây giờ trở lại vấn đề là [Kiều chơi cây đàn gì?] lần thứ nhất ở nhà Kim Trọng :
-Rằng nghe nổi tiếng cầm đài [câu 396]
Nước non luống những lắng tai Chung kỳ[câu 397]
Thưa rằng tiện kỹ sá chi [ cau 398]
Đã lòng dậy đến dậy thì phải vâng [câu 399]
Hiên sau treo sẵn cầm trăng [câu 400]
Vậy thì lần này nàng Kiều chơi cầm trăng, tức nguyệt cầmđàn nguyệt.
[Theo từ điển của LM Anthony TRẦN VĂN KIỆM là đàn bốn dây có bầu tròn dẹp]. Đàn này có hai dây vũ và hai dây văn [có nghĩa là có hai dây to và hai dây nhỏ]
So dần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Nàng đàn nhiều bản [nhiều khúc] đại khái như: khúc Hán Sở, Khúc Tư Mã Tương Như, Khúc Kê Khang, Khúc Quảng Lăng....

Lần thứ hai nàng Kiều chơi đàn trong hoàn cảnh Hoạn Thư ghen, bắt cóc nàng về làm con hầu và bắt nàng phải đàn cho Thúc Sinh nghe.
Phải đêm êm ả chiều trời [ câu 1496]
Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mỗi ngày [câu 1497]
Trúc tơ hay trúc ty cũng vậy, ý nói cái ống sáo làm bằng ống trúc, lần này thì nàng Kiều thổi ồng trúc:
Nỉ non thánh thót dễ say lòng người [câu 1498]
Lần thứ ba thì Hồ Tôn Hiến bắt nàng đàn sau khi đã bắn chết Từ Hải :
Giở say lại ép cung đàn nhặt tâu [2056]
Một cung gió thảm mưa sầu [câu 257]
Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay [câu 2058]
Kỳ này thì nàng Kiều chơi loại đằn bốn dây, là loại tứ huyền không rõ nguyệt cầm hay tỳ bà.
Lần thứ tư là Kiều và Kim Trọng tái hợp, Kim Trọng đề nghị Kiều đàn cho chàng nghe:
Tình xưa lai láng khôn hàn
Thong dong hỏi lại ngón đàn ngày xưa.
Ngón đàn ngày xưa là ngón đàn Nguyệt cầm rồi.

Trước sau nàng Kiều chới đàn bốn lần, ba lần là đàn bốn dây (hai lần là đàn nguyệt [trăng], một lần là thổi sáo và một lần nữa không biết là đàn gì, chỉ biết là bốn dây).
Bây giờ trở lại từ Hồ Cầm. Hồ cầm là đàn của rợ Hồ phương bắc, Hồ cầm là danh từ chỉ chung chung các nhạc cụ của người Hồ [Hung Nô] như nhị hồ 2 dây, tỳ bà bốn dây, đàn đá 32 miếng.
Chữ Hồ cầm này na ná như rượu Bồ Đào [của người Bồ đào Nha],Tây Ban cầm [đàn của người Tây ban Nha]. Hồ cầm không xác định rõ ràng một loại nhạc cụ nào, mà chỉ là một danh từ chung chung mà thôi, cũng như Hồ mã [là ngựa Hồ] nhưng ngựa Hồ có rất nhiều loại chân cao, chân thấp có loại thiên lý mã có loại kéo xe, có loại chuyên leo núi.
Nếu ta gán cho Hồ cầm là một cây đàn hai dây thì chả khác gi cho Hồ Trường là một bãi chiến trường của ngươì Hồ [thực ra Hồ truờng chỉ là một hồ rượu lớn.] và theo thiển ý của người viết bài phiếm luận này thì Hồ cầm trong thơ Nguyễn Du chỉ là tên của một bản nhạc mà thôi .

Chu Vương Miện



No comments: