Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, May 29, 2014

CÀNH TRÚC TRĂNG TÀ - phiếm luận Chu Vương Miện

Chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây (Hình từ trang diachiso.vn)

Mỗi một dân tộc có những sản phẩm văn hoá văn nghệ đặc trưng riêng biệt.  Dân tộc nào ở miền thảo nguyên đồng cỏ sa mạc thì có những nhạc cụ nhạc khí và những bản dân ca, dã ca miền thảo nguyên; những dân tộc nào thuộc miền sông nước thì có những điệu hò điệu lý mượt mà mìền sông nước. Đất nước chúng ta gắn liền vơí sông ngoì, cứ vài chục cây số ngàn là có một con sông hay một nhánh sông chẩy qua; đồng nước ròng lại có thuyền to cùng thuyền nhỏ, thuyền lớn to chở hàng hoá; thuyền nhỏ chở ngươì qua sông hoặc hành nghề đánh cá.  Ca dao, hát ví, hát dậm cứ theo bước chân con ngươì Đại Việt mà đi.  Ngươì đi thì điệu hát câu hò cùng đàn sáo cũng đi theo, thành ra có những câu ca dao tục ngữ xuất thân từ vùng đồng bằng Vĩnh Phú, Đại La, Cổ Loa, Sơn Tây, Kinh Bắc cũng di cư di dân vào miền Trung đất Chămpa rồi miền Nam đất Thuỷ Chân Lạp Phù Nam. Ca dao của đất nước chúng ta thì rất là phong phú, đa dạng, từ một tự động biến thành hai, hai biến cải thành bốn ..., chả hạn:

 -Đêm qua tát nước đầu đình
 Bỏ quên cái nón trên cành hoa sen.

 Rồi:

-Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Qua khúc ca dao khác:

-Ai về chợ huyện Thanh Vân
Hỏi thăm cô Tú đánh vần được chưa ?

Rồi:

-Ai lên phố Cát Đại Đồng
hỏi thăm cố Tú có chồng hay chưa ?

-Ai về cầu ngoí Thanh Toàn
Cho em về vơí một đoàn cho vui

Hoặc:

-Hơĩ anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời

-Hỡi cô tát nưóc bên đàng
Cớ sao múc ánh trăng vàng đổ đi

Hoặc:

-Gió muà thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài thức đủ năm canh

Hoặc:

-Gió đưa buị chuối sau nhà
-Gió đưa buị chuối sau hè
-Gió đưa cây cải về trời
-Gió đưa cành trúc trăng tà

*
Đây là những câu ca dao theo tiền nhân từ Bắc vào Trung vào Nam theo bước đuờng Nam tiến lập nghiệp dựng nước, đầu thế kỷ thứ 16, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng cùng quân bản bộ được vua Lê cùng chuá Trịnh ô kê cho vào miền Trung đóng quân cho khuất mắt, mơí đầu lập nghiệp cơ ngơi ở xã Ái Tử thuộc tỉnh Quảng Trị, sau đó thì dần dần cường thịnh lên dơì đô về đất Thuận Hoá [Thừa Thiên bây giờ], dân tình phát triển, kinh tế thịnh vượng. Ngoài những điệu hò câu hát Hò Mái Nhì Mái Đẩy của ngươì Chăm sáng tác thêm ra điệu Nam Ai và Nam Bình cuả ngươì mình, thì cũng đã vang lên câu hò tiếng hát của ngươì Việt, khi đó thì ngươì cũng đôỉ và ca dao cũng chuyển mình. Câu cũ mang theo là: Gió đưa cành trúc là là
bây giờ chuyển thành:

Gió Đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Cương.

Chuà Thiên Mụ cũng do nhà Nguyễn đặt, điạ danh thôn Thọ Cương vốn là nơi sản xuất đá vôi vùng Long Thọ, sau vua Minh Mạng cho đổi lại là thôn Thọ Xương  cho giống cưụ đô Thăng Long cũ  [Hà Nội] .

Vào đầu thế kỷ thứ 18, triều đình tại Huế [Thừa Thiên] thì các quan lại từ Nam cho tơí Bắc đều tề tưụ chốn này để hầu việc nhà vua, sau đó thì có hai vị đại quan gốc miền Bắc vốn là hai anh em ruột [Vân Đình Dương Khuê là anh và Dương Lâm là em]. Ngươì anh là bạn cố cưụ rất thân thiết với cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, khi được triều đình bổ nhậm điều ra ngoài Bắc làm tổng đốc, thì ngoài đồ gia dụng tôi tớ tiện nghi cùng gia đình phần vật chất, ngài còn mang theo hai câu ca dao về tinh thần trên sưả chưã chút đỉnh ra ngoài miềng và thêm thắt hai câu nưã của chính mình :

-Gió đưa ngọn trúc trăng tà
Hồi chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Dịp chầy An Thái mặt gương Tây Hồ

Qua phiên bản của Trần Trung Viên từ tiếng Nôm qua Quốc ngữ thì là: -Gió đưa cành trúc la đà. Viết cho đúng chính tả là nhịp chầy.
Mô tả lại cho rõ nghiã đây là bai thơ tả cảnh tứ bình cuả thành Hà Nội, đủ bốn phiá nào chùa Trấn Võ [tức chốn thờ phượng của Đạo giáo thần Chân Võ, đối diện vơí làng Thọ Xương mà cứ cuối canh năm vào khoảng năm sáu giờ sáng mặt trơì vưà nhú lên từ phương đông là gà gáy liền, và thôn làm giấy Yên Thái [gần đê Yên Phụ], ngày đêm luôn luôn có tiếng chầy giã giấy vụn trong cối đá và đối diện làng Yên Thái là Hồ Tây rộng thênh thang ngút ngàn [gần hồ Bẩy Mẫu].

Đến năm 1932 chủ nhiệm báo Nam Phong tạp chí  là nhà văn hoá Phạm Quỳnh [tức Phạm Thượng Chi] đi tham quan ở Huế và có viết một tiểu tác phẩm phóng sự mang tên "10 ngày ở Huế" có ghi lại bài thơ bốn câu trên đây:

-Gío đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
...

Pho phóng sự này bị thi sĩ giáo sư Phan văn Dật nguyên ngươì gốc làng Đạo Đầu Quảng Trị [lúc đó đang dậy học ở Huế] phản đối kịch liệt. Gíao sư cho rằng không thể nào đầu thì ở Huế [chùa Thiên Mụ] mà đuôi lại ở Hà Nội [làng Thọ Xương] và hai nơi đối xứng vơí hai điạ danh này là làng làm giấy Yên Thái và Hồ Tây. Nhà văn hoá Phạm Quỳnh cũng không hề thanh minh thanh nga gì trong thơì gian đó? Trước hoặc sau thì Phạm quân cũng nghĩ rằng Phan thi sĩ biết mình là sai, không theo dõi sát nút tình hình biến chuyển từng ngày từng giờ cuả ca dao tục ngữ nước nhà.

*

Câu chuyện này đến đây có thể tạm dừng được, nhưng chúng tôi muốn bàn thêm chút đinh, quý vị độc giả nào bận quá không hưỡn, không có thì giờ đọc thì đọc đến đây  thôi không cần đọc nữa cũng chả sao. Tuy nhiên, đọc tiếp cũng không có ai cấm.


Chợ Đồng Xuân ngày xưa (Ảnh từ trang dulichvietnam360.vn)


Ba mươi sáu phố ở Hà Nội

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay
Mã Vĩ, hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn
Phố Mơí, Phúc Kiến, hàng Ngang
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng
Hàng Muôí, Hàng Nón, cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem thành phố thật là cũng xinh
Phố hoa thứ nhất Long thành
Phố dăng mắc cửi đàng quanh bàn cờ
Ngươì về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Chú thích:
Long thành tức là Thăng Long thành tên của thành Hà Nội đặt từ năm 1010 về đơì Lý Thái Tổ. 

Trích Việt Nam thi văn hợp tuyển của giáo sư Dương Quảng Hàm trang 8 và 9. 

Đọc ba mươi sáu phố phường cuả Thăng Long thành tức thành phố Hà Nội bây giờ, mỗi phố bán một thứ hàng hoá đặc trưng, không bao giờ sợ mua lộn thứ này sang thứ kia, thứ kia sang thứ nọ. Còn những làng ven thủ đô Hà Nội như làng Yên Thái thì làm giấy; làng Cổ Nhuế thì đi thu lượm phân thú vật trâu bò, phân xanh;  làng Nhật Tân chuyên trồng hoa Đào; làng Quảng Bá chuyên trồng cây Quất [tức Tắc] bán trưng Tết; làng Nghi Tàm chuyên trồng hoa mai vàng hoa mai trắng cùng làm cây cảnh [tức bônsai] bán vào dịp Tết nhất và làng Thọ Xương chuyên về nuôi gà, để sáng sáng gáy cho bà con lôí xóm nghe chơi, để thức giấc rồi đi làm, chớ không có gà làng Thọ Xương gáy cuôí canh năm thì chắc bàn dân thiên hạ chốn này tha hồ mà ngủ say như chết. Chả lẽ dân Thọ Xương toàn là dân đại gia nhà giầu, ở không nuôi gà trống để cho nó gáy chơi ? tức là khoảng ba đến bốn giờ  là canh chót [trống đánh đủ năm tiếng rôi thôi], nhường quyền lại cho những con gà đực, muốn gáy bao nhiêu thì cứ tự do mà gáy. Sau đó thì chính quyền địa phương thấy dân làng huỡn quá chỉ ở không thả diều giấy diều bươm bướm bèn khuyến khích (cả một làng hoành tráng như thế mà chỉ nuôi gà để gáy buôỉ sáng thì phí cuả giời quá), cho phép dân bản làng được tự do kinh doanh buôn bán, mở trại chăn nuôi gà, trại ấp trứng gà và trại sản xuất gà con, rồi hãng xưởng làm thịt gà đông lạnh cuả thực dân lù lù kéo tới đóng hộp vào bao ..., lần lần triển khai mở thêm quán xá, nào quán gà quay tức gà rôti, quán phở gà mềm cho các quan khách rụng hết răng hay quan khách toàn răng giả, quán phở gà đi bộ, quán phở gà dai. Có quán phở gà thì sẽ có tức thì quán canh miến gà, canh miến lòng gà, quán cháo gà trứng non.

Chả lẽ học hành đậu đạt tơí học vị Tiến Sĩ Ngữ Học giáo sư đại Học mà lại viết sai? noí sai? Vậy yêu cầu làng Thọ Xương mở cấp kỳ tiệm bán canh gà ngay tút xuỵt [tiếng Hoa Kỳ tức là chicken soup], mở dùm cho cái một, không thì tội nghiệp quá đi thôi.



                                                                  Chu Vương Miện

No comments: