Hỷ xả, một hạnh trong năm hạnh mà Huy hiệu Hoa sen của
GĐPT có một cánh tượng trưng và vị Phật biểu trưng cho hạnh đó là đức Phật Di Lặc.
Cho nên khi nói đến sự vui vẻ, hoan hỷ, xả bỏ người ta thường nghĩ đến Ngài. Do
đó chúng ta cũng cần biết về đức Phật Di Lặc. Khi nói đến đức Phật Di Lặc thì ai
cũng biết đó là vị Phật sẽ giáo hóa trong một kiếp vị lai (sau đức Phật Thích
ca) trong hội Long Hoa. Hình tướng của ngài được thể hiện với một vị Phật có một
nụ cười rất là vui vẽ, có một cái bụng thật là to, trên người của Ngài có 5 đứa
trẻ bu quanh, đứa thì móc tai, đứa thì móc miệng, đứa thị móc bụng, thế mà ngài
vẫn vui cười. Thực ra đức Di Lặc mới là một vị Bồ Tát được thọ ký vào kiếp vị
lai mới hiện thân xuống cõi Diêm Phù đề nầy để giáo hóa chúng sanh với danh hiệu
là Di Lặc, cho nên khi xưng danh hiệu đảnh lễ chúng ta thương xướng là Nam mô Đương
lai hạ sanh Di Lặc tôn Phật. (một vị Phật sẽ hạ sanh ở kiếp sau)
Trong lịch sử thì tại Trung Hoa vào thời xa xưa có một vị
Hòa Thượng có dáng người rất là phúc đức,
có một cái bụng lớn, khi đi hành hóa trên vai thường mang một cái bị rất to đựng
các thức ăn để phân phát cho mọi người nhất là trẻ em, từ đó trẻ em thường rất
thích ngài. Bởi lẽ đó ngài còn có tên là Bố đại Hòa Thượng, Ngài đi đến đâu nếu
chổ đó có mâu thuẩn tranh chấp thì liền được hóa giải, nếu chổ nào buồn lo hay
có chuyện không vui thì khi có bóng dáng của ngài hiện hữu thị trở nên vui vẻ.
Cả một đời ngài đi khắp hang cùng ngõ hẹp để thể hiện hạnh nguyện của mình. Đến
khi tịch ngài mới nói chính là Di Lặc hiện thân. Qua hành trạng đó nên người
sau có một câu tán dương ngài được dịch là “Bụng lớn năng dung, dung những thứ
khó dung trong thiên hạ. Miệng cười hỷ xả, xả những điều khó xả giữa thế gian”
Nhân ngày xuân chúng ta nói về hạnh Hỷ xả để cùng nhau
suy gẫm, và cũng để tự gạn lòng cầu mong cho mình được ít nhiều hạnh phúc trong
hạnh đó. Hiểu một cách khái quát thì Hỷ
xả là vui vẻ, là xả bỏ. Nhưng chúng ta vui như thế nào và xả như thế nào ?
Thông thường chúng ta vui khi gặp điều may mắn thuận lợi, có mấy ai vui khi gặp
chuyện buồn đau, mất mát đâu. Ai cũng mong cầu cho mình giàu sang, danh vọng, sống
đủ đầy, cho nên khi gặp những rũi ro, mất mát, thua lỗ hay những chuyện không
muốn khác mà mình gặp phải thì buồn rầu, có khi sanh bệnh, hay lại có những suy
nghĩ quẩn, cũng có lắm trường hợp không làm chủ được lý trí lại tạo chồng chất
thêm những chuyện đau buồn. Nếu chúng ta có được chút ít căn bản về giáo lý thì
chúng ta phải hiểu về luật nhân quả, cái gì đến thì phải đến, ngay như chuyện
sinh tử cũng vậy, phải biết chấp nhận thức tế . Khi đã nhận thức được rồi thì
những cái chuyện kia không còn làm ta bận tâm, khi không bận tâm thì sự buồn khổ
sẽ hết. Như vậy ta đã vui vẽ chấp nhận cái đã đến với ta đúng nghĩa.Biết vui
trong cái vui của người khác như nhà người hàng xóm có con vừa thi đậu, ta vui để
chúc mừng chớ đừng ganh tỵ. Thấy bạn bè làm ăn khá giả chớ nên ganh ghét xoi
mói, đem được niềm vui đến cho người khác thì chính ta dã được vui rồi.
Còn xả bỏ, khi
ta nói thì dễ nhưng làm lại rất khó, bỏ những cái mình không muốn, bỏ những thứ
không cần thiết thì quá dễ, nhưng bỏ những cái mình đang hưởng thụ, bỏ những
cái mình đang cần thì đâu dễ dàng gì. Thế gian mấy ai bỏ danh vọng của mình đang
có, bỏ giàu sang phú quý để chọn sự cơ hàn, chỉ có những bậc xuất thế như Thái
tử Tất đạt Đa mới bỏ cả ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp con xinh, hay như của Sơ Tổ
Trúc lâm mới .. “Thấy phú quý tợ phù vân, xem công danh như đôi dép bỏ ...” Khi
học đạo ta cần phải có một sự tinh tấn, một cái chi bất thối thì mới mong đạt được,
nếu ta không bỏ được những cái lớn nhưng những cái nhỏ thì có thể được, hay quyết
phải được. Một người có thói quen hút thuốc lá, hay uống rượu khi cai thì thật
là vất vã, miệng cứ lạt ra, người bần thần không làm được việc gì, nếu kiên trì
thì sẽ bỏ được, mà ta thấy bỏ thuốc lá hay bỏ rượu rất có lợi cho sức khỏe, lại
được mọi người khuyến khích, sao lắm người vẫm cứ đam mê. Khi một ai đó làm ta
phiền lòng ta cứ giữ mãi trong tâm thì nó làm cho ta suy nghĩ, giận hờn, cả đêm
không ngủ được. Nếu ta xem đó là chuyện không đáng quan tâm không nghĩ dến thì
tâm ta an lạc biết bao. Gặp một người chưởi ta mà ta không chưởi lại, cũng
không giận người đó, cho là chính tại mình lỗi nên họ mới chưởi, làm được như
thế thì ta đã học được chữ nhẫn rồi, làm được như vậy mới là xả bỏ. Một đoạn
kinh đức Phật dạy có ý nghĩ trong lãnh vực nầy
như sau : “Hãy tập cho tâm ta như đất, vì đất dù cho người ta có đổ lên
trăm thứ dù dơ, dù sạch, đất vẫn trơ trơ không giận, không hờn”. Còn hạnh phúc
nào lớn lao hơn khi ta làm đượcđiều xả bỏ.
Theo truyền thống của dân tộc thì ngày Tết là ngày
hoan hỷ, mọi giận hờn hiềm khích gì đến ngày đầu năm đều được bỏ qua, gặp nhau
câu đầu tiên chúc cho nhau một năm sức khỏe, làm ăn phát đạt, đến thăm viếng từng
nhà để chúc phúc mong cầu cho nhau điều lành đem tới điều dữ tránh xa. Ngày đầu
năm là chiếc cầu nối cho tình người thắt lại, cho hạnh phúc vươn cao. Ngày bắt đầu
cho một năm mới để con người sống trong niềm vui mới. Còn chúng ta những người
Phật tử thì ngày đầu năm cũng là ngày Khánh đản của đức Từ Thị Di Lặc, một hiện
thân của lòng hỷ xả bao dung, không chỉ chúc cho nhau cát tường như ý, thân tâm
an lạc mà ta phải làm thế nào cho hạnh hỷ xã ươm mầm trong chính chúng ta, để
cho tình thương có đất sống, cho hoa hạnh phúc rộ nở thắm tươi. Thực hiện đúng
như hành nguyện của ngài là “ dung những thứ khó dung trong thiên hạ, và xả những
điều khó xã giữa thế gian”.
Xuân
Mậu Tý
Tú Yên
No comments:
Post a Comment